1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

MT6(Bài 1,2,3)

11 204 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 4 MB

Nội dung

Mục tiêu: 1.Kiến thức: -Hs nắm được đặc điểm của các hoạ tiết trang trí dân tộc.. Học sinh: -Sưu tầm mẫu hoạ tiết trang trí dân tộc ở các đồ vật.. Giảng bài mới:  1 phút -Gv dẫn dắt vào

Trang 1

Tuần 1 Ngày

soạn:20/8/2011

Bài 1: Vẽ trang trí

CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC

I Mục tiêu:

1.Kiến thức: -Hs nắm được đặc điểm của các hoạ tiết trang trí dân tộc

-Nhận ra vẻ đẹp của các hoạ tiết dân tộc miền xuôi,miền núi…

2.Kỹ năng: -Nắm được phương pháp vẽ hoạ tiết dân tộc

-Hs vẽ được 1 hoạ tiết dân tộc gần đúng với mẫu

3.Thái độ: -Nâng cao khả năng cảm thụ thẩm mĩ.

II Chuẩn bị:

1 Giáo viên:

-Một số hoạ tiết dân tộc

-Hình minh hoạ cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc

-Các hoạ tiết dân tộc ở trang phục,đồ vật

2 Học sinh:

-Sưu tầm mẫu hoạ tiết trang trí dân tộc ở các đồ vật

-Đồ dùng học tập

III Phương pháp:

-Trực quan-luyện tập

-Đàm thoạ-giải thích

IV Tiến trình dạy học:

1 Ổn định tổ chức (1 phút)

-Ổn định tổ chức,kiểm tra sĩ số,đồ dùng

2 Giảng bài mới:  (1 phút)

-Gv dẫn dắt vào bài mới:

Bài 1:Vẽ trang trí CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC

Hoạt động 1: Quan sát,nhận xét  (09 phút)

-Gv giới thiệu 1 vài hoạ tiết được trang trí ở

các công trình kiến trúc,trang phục để học

sinh thấy được sự đa dạng,phong phú của

các hoạ tiết dân tộc Việt Nam

-Gv treo tranh,ảnh các hoạ tiết dân tộc

?Tranh vẽ hoạ tiết gì?

I Quan sát,nhận xét:

-Hoạ tiết trang trí của các dân tộc Việt Nam rất đa dạng và phong phú

1 Nội dung:

-Hoạ tiết thường là hình hoa lá,

Trang 2

-Hs:Hoa lá,mây,sóng nước,chim muông…

?Hoạ tiết có hình gì?

-Hs:Hình tròn,vuông,

?Cách sử dụng đường nét?

-Hs:Uyển chuyển,mềm mại,nhẹ nhàng…

?Bố cục hoạ tiết?

-Hs:Cân đối,chặt chẽ,hài hoà

?Màu sắc của hoạ tiết?

-Hs:Màu hài hoà,sử dụng màu tương phản

-Gv tóm tắt,củng cố kiến thức:Hoạ tiêt trang

trí dân tộc biểu hiện cho nét văn hoá riêng

của vùng,miền đó,hoạ tiết thường mang tính

trang trí cao,rõ ràng về hình và về nét,màu

sắc đẹp

-Gv giới thiệu 1 vài đồ dùng trong gia đình

có trang trí bằng các hoạ tiết dân tộc,để học

sinh thấy được ứng dụng rộng rãi của các

hoạ tiết trong cuộc sống

Mây,sóng nước…được khắc trên đá,gỗ,xi măng…

2 Đường nét:

-Nét vẽ mềm mại,uyển chuyển,đơn giản, chắc khoẻ…

3 Bố cục:

-Hoạ tiết được sắp xếp cân đối,hài hoà

4 Màu sắc:

-Màu sắc rực rỡ hoặc sử dụng màu tương phản

Hoạt động 2: Cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc:  (9 phút)

-Gv treo hình minh hoạ cách chép hoạ tiết

trang trí dân tộc

?Muốn chép hoạ tiết trang trí dân tộc ta phải

làm như thế nào?

-Hs nêu tên các bước dựa trên hình minh

hoạ

+Bước 1: Quan sát,tìm ra đặc điểm của học

tiết (hình dáng,màu sắc )

+Bước 2: Phác khung hình chung của hoạ

tiết và kẻ trục đối xứng

+ Bước 3: Vẽ,phác hình hoạ tiết bằng các

I Cách chép hoạ tiết dân tộc:

1 Quan sát,nhận ra đặc điểm của hoạ tiết

2 Phác khung hình và đưòng trục

3 Vẽ,phác hình bằng các nét thẳng

Trang 3

nét thẳng,chú ý đặc điểm của hoạ tiết.

+ Bước 4:Chỉnh lại nét hình cho giống với

mẫu,nét vẽ có đậm nhạt rõ ràng.vẽ màu

giống màu của mẫu

-Gv giới thiệu bài vẽ của học sinh lớp

trước,phân tích để học sinh cảm nhận được

vẻ đẹp của từng bài

4 Hoàn thiện hình và vẽ màu

Hoạt động 3: Thực hành  (20 phút)

-Gv bao quát học sinh làm bài,gợi ý cho học

sinh cách chọn hoạ tiết

-Hs chọn hoạ tiết

-Gv nhắc nhở học sinh chép hoạ tiết theo

thứ tự từng bước

-Hs chú ý chép hoạ tiết trang trí theo thứ tự

từng bước

-Gv động viên khích lệ học sinh làm bài

Hướng dẫn giúp đỡ học sinh yếu kém hoàn

thành bài

-Hs hoàn thành bài vẽ

* Câu hỏi và bài tập:

Chép 1 hoạ tiết trang trí dân tộc,vẽ màu theo ý thích

Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá  (4 phút)

-Gv hướng dẫn học sinh trưng bày bài vẽ

theo nhóm

-Hs trưng bày bài theo nhóm

-Gv gợi ý học sinh nhận xét về các nội dung

sau:

+Nội dung hoạ tiết?

+Sự thể hiện có giống với mẫu không?

-Hs nhận xét theo cảm nhận riêng

-Gv nhận xét chung.Nêu bài học đạo đức

-Đánh giá thái độ học tập của học sinh

4 Dặn dò,kết thúc:  (1 phút)

Trang 4

-Gv nhắc nhở học sinh về nhà hoàn thành bài nếu ở lớp chưa xong.

-Chuẩn bị cho bài học sau:

Bài 2: Thường thức mĩ thuật

SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ CỔ ĐẠI

27/08/2011

Bài 2: Thường thức mĩ thuật

SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ CỔ ĐẠI

I Mục tiêu:

1 Kiến thức:-Hs nắm được một số nét về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.

2 Kĩ năng: -Hiểu biết thêm về những giá trị văn hoá của nền mĩ thuật Việt Nam thời kì

cổ đại

-Biết so sánh,phân tích,tổng hợp vấn đề

3 Thái độ: -Trân trọng nghệ thuật đặc sắc của cha ông ta để lại.

II Chuẩn bị:

1 Giáo viên:

-Tranh,ảnh về các công trình mĩ thuật VN thời kì cổ đại

2 Học sinh:

-Sưu tầm tranh,ảnh các công trình mĩ thuật VN thời kì cổ đại

III Phương pháp:

-Trực quan-đàm thọai,giải thích.Thảo luận nhóm

IV Tiến trình dạy học:

1 Ổn định tổ chức:  (1 phút)

-Ổn định tổ chức,kiểm tra sĩ số đồ dùng

2 Kiểm tra bài cũ:  (3 phút)

?Cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc?

-Nhận xét bài vẽ

3 Giảng bài mới:  (1 phút)

-Gv dẫn dắt vào bài mới:

Bài 2:Thường thức mĩ thuật

SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ CỔ ĐẠI

Hoạt động 1: Vài nét về bối cảnh lịch sử  (8 phút)

Trang 5

?Em biết gì về thời kì đồ đá trong lịch sử Việt

Nam?

-Hs:Thời kì đồ đá chia thành 2 thời kì:

Đồ đá cũ,đồ đá mới

+Các hiện vật thuộc thời kì đồ đá cũ được phát

hiện ở di chỉ núi Đọ (Thanh Hoá)

+Các hiện vật thuộc thời kì đồ đá mới phát

hiện ở nền văn hoá Bắc Sơn và Quỳnh Văn

?Em biết gì về thời kì đồ đồng?

-Hs:Thời kì đồ đồng cách đây 4000 ->5000

năm gồm 4 giai đoạn Phùng Nguyên,

Đồng Đậu,Gò Mun,Đông Sơn

-Gv nhấn mạnh:Việt nam là một trong những

cái nôi của loài người,có sự phát triển liên tục

qua nhiều thé kỉ và đạt được những đỉnh cao

trong sự sáng tạo

I Vài nét về bối cảnh lịch sử:

-Việt nam được xác định là một trong những cái nôi của loài người,có sự phát triển liên tục qua nhiều thế kỉ

-Nền văn minh lúa nước đã phản ánh sự phát triển của đất nước

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hình vẽ mặt người  (12 phút)

-Gv treo hình vẽ mặt người,yêu cầu học sinh

thảo luận theo nhóm tìm hiểu về các nội dung

sau:

?Thời gian xuất hiện của hình vẽ?

-Hs:Khoảng 1 vạn năm

?Vị trí của hình vẽ?

-Hs:Hình vẽ được khắc vào đá,gần cửa hang

?Nghệ thuật diễn tả?

-Hs:đường nét đứt khoát,hình rõ ràng,bố cục

cân xứng,hợp lí tạo cảm giác hài hoà

-Gv nhận xét,tóm tắt kiến thức:Nói tới Nghệ

thuật thời kì đồ đá còn phải nói tới những viên

đá cuội có khắc hình mặt người được tìm thấy

ở NaCa.Công cụ sản xuất như dìu đá,chày và

bàn nghiền được tìm thấy ở Phú Thọ,Hoà

Bình…

II Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời

kì Cổ đại:

1 Tìm hiểu hình vẽ mặt người trên vách hang Đồng Nội:

-Hình vẽ được vẽ cách đây khoảng 1 vạn năm là dấu ấn đầu tiên của thời kì

đồ đá

-Hình vẽ được khắc vào đá,gần cửa hang

-Hình mặt người khắc vào vách đá sâu tới 2 cm,được diễn tả với góc nhìn chính diện,đường nét đứt khoát,hình rõ ràng,bố cục cân xứng,hợp lí tạo cảm giác hài hoà

Trang 6

Hoạt động 3: Vài nét về mĩ thuật đồ đồng  (15 phút)

-Gv nhấn mạnh:Sự xuất hiện của kim loại đã

làm thay đổi cơ bản XHVN (từ xã hội Nguyên

thuỷ sang xã hội văn minh.Vùng Trung du và

Bắc bộ có 3 giai đoạn văn hía phát triển kế tiếp

nhau:Phùng Nguyên,Đồng Đậu và Gò

Mun.Tiếp theo nền văn hoá Tiền Đông Sơn đó

là nền văn hoá Đông Sơn

?Thời kì đồ đồng có các công cụ nào?

-Hs:Các công cụ:Tạp,rìu…

?Đặc điểm chung của thời kì đồ đồng?

-Hs:đồ đồng được trang trí đẹp

-Gv tóm tắt ý chính

-Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu về trống

đông Đông Sơn qua tranh ảnh.Đưa ra câu hỏi

thảo luận nhóm

?Em biết gì về trống đồng Đông Sơn?

?Trống gồm những phần nào?

-Hs:Trống gồm nặt trống,thân,tang,chân

trống…

?Bố cục trống như thế nào?

-Hs:Bố cục trống là những vòng tròn đồng

tâm

?Trống được trang trí bằng những hình vẽ gì?

-Hs:Cảnh sinh hoạt:Giã gạo,múa hát,các chiến

binh trên thuyền…

-Gv kết luận:Đặc điểm quan trọng của nhệ

thuật Đông Sơn là hình ảnh con người chiếm

vị trí chủ đạo.Các nhà khảo cổ học đã chứng

minh:Việt Nam có 1 nền nghệ thuật đặc

sắc,liên tục phát triển mà đỉnh cao là nghệ

thuật Đông Sơn

II Vài nét về mĩ thuật đồ đồng:

-Các công cụ,đồ dùng sinh hoạt và vũ khí như:Tạp,rìu,dao găm được làm bằng đồng

-Đồ đồng được trang trí đẹp và tinh tế bằng nhiều hình hoa văn

* Trống đồng Đông Sơn:

-Trống gồm mặt trống,thân,tang,chân trống…

-Bố cục mặt trống là những vòng tròn đồng tâm bao lấy ngôi sao nhiều cánh -Trống được trang trí tinh xảo là sự kết hợp giữa hoa văn hình học và chữ s với hình dáng của con người:cảnh dã gạo,chèo thuyền,trai gái chơi đùa…hình ảnh của chim,thú rất sinh động

Trang 7

Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá:  (4 phút)

-Gv?Thời kì đồ đá để lại những dấu tích lịch

sử nào?

?Vì sao nói trống đồng ĐS không chỉ là nhạc

cụ mà còn là tác phẩm mĩ thuật tuyệt đẹp của

MTVN thời kì cổ đại?

-Hs liên hệ bài học và trả lời các câu hỏi

-Gv nhận xét,kết luận:MTVN có sự phát triển

nối tiếp,liên tục.MTVN là mĩ thuật mở,không

ngừng giao lưu với các nền mĩ thuật khác

-Gv nêu bài học đạo đức,nhận xét chung tiết

học

4 Dặn dò,kết thúc:  (1 phút)

-Gv nhắc nhở học sinh về nhà học bài và chuẩn bị cho bài học sau:

Bài 3: Vẽ theo mẫu

SƠ LƯỢC VỀ LUẬT XA GẦN

03/09/2011

Bài 3: Vẽ theo mẫu

S L Ơ ƯỢ C V LU T XA G N Ề Ậ Ầ

I Mục tiêu:

1 Kiến thức: -Hs hiểu được những điểm cơ bản của luật xa gần.

2 Kĩ năng -Biết vận dụng luật xa gần để quan sát,nhận xét mọi vật trong bài vẽ theo

mẫu,vẽ tranh

-Phát triển năng lực tư duy,so sánh,tổng hợp vấn đề

3 Thái độ: -Hs có thái độ tích cực trong học tập

II Chuẩn bị:

1 Giáo viên:

-Tranh,ảnh giới thiệu về luật xa gần

-Đồ vật (hình hộp,hình trụ)

-Hình minh hoạ về luật xa gần

2 Học sinh:

Trang 8

-Sưu tầm tranh ảnh minh hoạ về luật xa gần.

-Đồ dùng học tập

III Phương pháp:

-Trực quan,luyện tập

-Đàm thoại-giải thích

IV Tiến trình dạy học:

1 Ổn định tổ chức:  (1 phút)

-Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số,đồ dùng

2 Kiểm tra bài cũ:  (3 phút)

?Sơ lược về mĩ thuật Việt nam thời kì cổ đại?

?Kể tên 1 số hiện vật của mĩ thuật VN thời cổ đại?

3 Giảng bài mới:  (1 phút)

-Gv dẫn dắt vào bài mới:

Bài 3: vẽ theo mẫu

SƠ LƯỢC VỀ LUẬT XA GẦN

Hoạt động 1: Quan sát,nhận xét:  (13 phút)

-Gv giới thiệu tranh,ảnh minh hoạ về luật xa

gần

?Vì sao hình này lại rõ hơn hình kia?

?Vì sao con đường ở chỗ này lại to,chỗ kia lại

nhỏ dần?

-Hs quan sát tranh và trả lời:Những vật nhìn ở

gần mắt ta sẽ to hơn những vật ở xa ta

-Gv lấy 1 vài ví dụ:Hình lập phương,cái bát để

ở vị trí khác nhau

?Ví sao hình mặt hộp khi là hình vuông khi là

hình bình hành?

?Vì sao miệng cốc lúc là hình tròn,lúc lại là

hình bầu dục,khi là đường cong,thẳng?

-Hs quan sát và nhận thấy sự thay đổi về hình

dáng của mọi vật khi nhjìn ở khoảng cách

xa,gần

-Gv tóm tắt kiến thức,hướng dẫn học sinh quan

sát hình minh hoạ trong SGK

?Em có nhận xét gì về hàng cột,đường ray xe

lửa?

?Hình của các bức tượng ở gần khác các bức

I Tìm hiểu về luật xa gần:

-Vật cùng loại có cùng kích thước khi

Trang 9

tượng ở xa như thế nào?

-Hs quan sát và nhận xét:Càng về phía xa hàng

cột càng thấp và mờ dần,càng xa khoảng cách

2 đường ray của đường tàu hoả càng thu hẹp

dần

Hình các bức tượng ở gần to,cao hơn hình các

bức tượng ở xa

-Gv kết luận:Vật cùng loại có cùng kích thước

khi nhìn theo luật xa gần sẽ thấy:

+Ở gần:Hình to,cao,rộng và rõ

+Ở xa:Hình nhỏ,thấp,hẹp và mờ dần

+Vật ở trước che vật ở phía sau

-Mọi vật thay đổi hình dáng khi nhìn ở các góc

độ khác nhau,trừ hình cầu nhìn ở góc độ nào

cũng luôn tròn

nhìn theo luật xa gần sẽ thấy:

+Ở gần:Hình to,cao,rộng và rõ +Ở xa:Hình nhỏ,thấp,hẹp và mờ dần +Vật ở trước che vật ở phía sau

-Mọi vật thay đổi hình dáng khi nhìn ở các góc độ khác nhau,trừ hình cầu nhìn

ở góc độ nào cũng luôn tròn

Hoạt động 2: Tìm hiểu những điểm cơ bản của luật xa gần  (21 phút)

-Gv giới thiệu tranh ảnh có áp dụng đường tầm

mắt

?Các hình này có đường nằm ngang không?Vị

trí của các đường nằm ngang như thế nào?

-Hs quan sát và tìm ra vị trí của các đường

nằm ngang trong tranh

-Gv kết luận:Khi đứng trước biển,cánh đồng ta

cảm thấy có đường nằm ngang ngăn cách giữa

trời và đất,giữa nước và trời.Đường nằm ngang

này chính là đường chân trời.Đường nằm

ngang với tầm mắt người nhìn nên gọi đó là

đường tầm mắt

Viết tắt là:TM

?Em hiểu thế nào là đường tầm mắt?

-Hs nhận ra:-Đường tầm mắt là 1 đường thẳng

nằm ngang với tầm mắt người nhìn,phân chia

mặt đất với bầu trời,hay mặt nước với bầu trời

nên gọi là đường chân trời

-Gv giới thiệu hình 4 trong SGK và đặt hình

hộp,hình trụ ở vài vị trí nhìn khác nhau,gợi ý

học sinh tìm ra

II Đường tầm mắt và điểm tụ

1 Đường tầm mắt:

-Đường tầm mắt là 1 đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn,phân chia mặt đất với bầu trời,hay mặt nước với bầu trời nên gọi là đường chân trời -Kí hiệu:TM

-Vị trí của đường tầm mắt có thể thay đổi phụ thuộc vào vị trí của người nhìn

Trang 10

?Vị trí của đường tầm mắt?

?Sự thay đổi hình dáng của hình vuông, hình

tròn?

-Hs tìm ra vị trí của đường tầm mắt trên hình

hộp,hình trụ (vẽ lên bảng)

Nhận xét về hình dáng của các cạnh hình hộp

trong không gian

-Gv nhận xét,tóm tắt:Khi vẽ theo mẫu ta phải

xác định được đường tầm mắt để vẽ hình cho

đúng

-Gv giới thiệu thêm:Cách xác định đường chân

trời:Ta dùng 1 tấm bìa cứng đặt ngang tầm mắt

và điều chỉnh khi thấy 2 cạnh của tấm bìa chập

lại thành 1,cắt cảnh vật ở đâu thì đó chính là vị

trí của đường chân trời

-Gv treo hình vẽ hình hộp,hình trụ,đường tàu

hoả,nha,gợi ý học sinh tìm ra các đường thẳng

song song với mặt đất

?Em có nhận xét gì về hướng đi của các đường

thẳng đó?

-Hs quan sát và nhận ra:

+Các đường song song với mặt đất như các

cạnh hình hộp,tường nhà,đường tàu hoả,hình

trụ càng hướng về chiều sâu,càng xa càng thu

hẹp lại và cuối cùng tụ lại 1 điểm tại đường

tầm mắt điểm đó chính là

điểm tụ

Viết tắt là:ĐT

+Các đường thẳng ở dưới thì chạy hướng

Lên đường tầm mắt.Các đường ở trên thì chạy

hướng xuống đường tầm mắt

-Gv củng cố:Điểm gặp nhau của các đường

thẳng song song hướng về phía cuối đường

tầm mắt gọi là điểm tụ.Vẽ hình hộp,nhà ở vị trí

nhìn nghiêng ta sẽ có nhiều điểm tụ

a) Đường tầm mắt ngang thân hộp

b) Đường tầm mắt ở dưới hộp

2 Điểm tụ:

-Các đường song song với mặt đất như các cạnh hình hộp,tường nhà,đường tàu hoả,hình trụ càng hướng về chiều sâu,càng xa càng thu hẹp lại và cuối cùng tụ lại 1 điểm tại đường tầm mắt điểm đó chính là

điểm tụ

Viết tắt là:ĐT

Hoạt động 3: Nhận xét,đánh giá  (3 phút)

-Gv vẽ 1 số hình trụ,nhà lên bảng,yêu cầu học

sinh lên bảng tìm ra đường tầm mắt,điểm tụ

Trang 11

của mỗi hình.

-Hs lên bảng làm bài tập

-Gv yêu cầu học sinh dưới lớp nhận xét,

sửa sai

-Gv nhận xét,sửa sai cho học sinh

-Gv nhận xét chung tiết học

4 Dặn dò,kết thúc:  (1 phút)

-Gv nhắc nhở học sinh về nhà học bài và chuẩn bị cho bài sau

Bài 4: Vẽ theo mẫu CÁCH VẼ THEO MẪU

Ngày đăng: 29/10/2014, 17:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w