THAM KHẢO 2 ĐỀ KT 45’ HOÁ 9-TIẾT 20 (2011-2012) Đề 1: I.Trắc nghiệm ( 4 điểm ) : Hãy khoanh tròn trước các phương án đúng. Câu 1: Dung dịch được tạo thành từ lưu huỳnh dioxit với nước có A . pH = 7 B. pH > 7 C. pH < 7 D. pH = 8 Câu 2: Dung dịch NaOH tác dụng với nhóm chất nào sau đây đều tạo thành muối và nước: A . Ca(OH) 2 , CO 2 , CuCl 2 B. P 2 O 5 , H 2 SO 4 , SO 3 C. CO 2 ; Na 2 CO 3 , HNO 3 D. Na 2 O ; Fe(OH) 3 , FeCl 3 Câu 3: Có 3 lọ không nhãn ,mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: NaOH , Ba(OH) 2 , NaCl . Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là A . quỳ tím và dung dịch HCl B. phenolphtalein và dung dịch BaCl 2 C. quỳ tím và dung dịch K 2 Cl 3 D. quỳ tím và dung dịch NaCl Câu 4: Thành phần phần trăm của Na trong hợp chất NaOH là : A . 50% B. 52,0% C. 54,1% D. 57,5% Câu 5: Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm: A . KCl B. Ca 3 (PO 4 ) 2 C. K 2 SO 4 D. (NH 2 ) 2 CO Câu 6: Khi cho từ từ dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch hỗn hợp gồm HCl và một ít phenolphtalein .Hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là: A . Màu hồng mất dần B. Màu hồng từ từ xuất hiện C. Không có sự thay đổi màu D. Màu xanh từ từ xuất hiện Câu 7: Khi điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn,sản phẩm thu được là : A . NaOH , H 2 và Cl 2 B. NaCl , NaClO , H 2 và Cl 2 C. NaClO ,NaCl , Cl 2 D. NaClO , H 2 , Cl 2 Câu 8: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối kết tủa: A . Natri oxit và axit sunfuric B. Natri hidroxit và axit sunfuric C. Natri sunfat và dung dịch bari clorua D. Natri hidroxit và magie clorua Câu 9: Để khử chua đất trồng trọt ta bón A . CO(NH 2 ) 2 B. Ca(OH) 2 C. (NH 4 ) 2 SO 4 D. KNO 3 Câu 10: Cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch : A . NaCl và KClO 3 B. Na 2 SO 4 và HCl C. BaCl 2 và HNO 3 D. AgNO 3 và BaCl 2 Câu 11:Chất nào sau đây còn có tên gọi là ‘ xút ăn da’ : A . Ca(OH) 2 B. Cu(OH) 2 C. Zn(OH) 2 D. NaOH Câu 12: Dãy các ba zơ làm phenolphtalein hoá hồng: A . NaOH ; Ca(OH) 2 ;KOH B. NaOH ; Ca(OH) 2 ; Zn(OH) 2 C. Ba(OH) 2 ; KOH ; Al(OH) 3 D.Ba(OH) 2 ; Ca(OH) 2 ; Fe(OH) 3 Câu 13: Dung dịch có độ ba zơ mạnh nhất trong các dung dịch có giá trị pH sau: A . pH =8 B. pH = 12 C. pH = 14 D. pH = 10 Câu 14: NaOH rắn có khả năng hút nước rất mạnh nên có thể dung làm khô một số chất. NaOH làm khô khí ẩm nào sau đây: A . H 2 S B. H 2 C. CO 2 D.SO 2 Câu 15:Trong các loại phân bón sau , phân bón hoá học kép là : A . (NH 4 ) 2 SO 4 B. Ca (H 2 SO 4 ) 2 C.KCl D. KNO 3 Câu 16:Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi: A . SO 2 + H 2 O → H 2 SO 3 B. MgCl 2 + 2NaOH → Mg(OH) 2 + 2NaCl C. Fe + H 2 SO 4 → FeSO 4 + H 2 D. 2K + 2H 2 O →2KOH + H 2 II. Tự luận ( 6 điểm) Câu 17: Cho các chất sau: BaCl 2 ,Cu ,Fe(OH) 3 , Zn , K 2 CO 3 , NaOH .Chất nào tác dụng được với dung dịch axit1 sunfuric loãng sinh ra: a. Chất khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí. b. Chất kết tủa màu trắng. c. Dung dịch có màu nâu đỏ. d. Chất khí nặng hơn không khí,không cháy được trong không khí và làm đục nước vôi trong. Viết các phương trình phản ứng xảy ra Câu 18: Khi nào xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch? Lấy ví dụ ( bằng PTHH) minh hoạ. Câu 19: Cho từ từ 50 ml dung dịch NaOH 2M (vừa đủ) vào dung dịch CuSO 4 20% lắc đều. (3đ) a.Viết PTHH b.Tính khối lượng dung dịch CuSO 4 đủ dùng. c.Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng. d.Kết thúc phản ứng,lọc kết tủa,rửa sạch,đem đun nóng đến khối lượng không đổi được chất rắn ( màu đen) .Tính khối lượng chất rắn. Đề số 2: A.Trắc nghiệm : ( 4 điểm) Hãy khoanh tròn trước các phương án đúng. Câu 1: Nhóm các dung dịch có pH > 7 là : A.HCl , HNO 3 B.NaCl,KNO 3 C. NaOH, Ba(OH) 2 D.Nước cất,nước muối. Càu 2: Dung dịch Ca(OH) 2 không phản ứng được với: A.dung dịch Na 2 CO 3 B.dung dịch MgSO 4 C. dung dịch CuCl 2 D. dung dịch KNO 3 Câu 3: Có ba lọ không nhãn,mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: CuCl 2 , Ba(OH) 2 , K 2 SO 4 . Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là: A.H 2 O B. dung dịch Ba(NO 3 ) 2 C.dung dịch KNO 3 D. dung dịch NaCl Câu 4: Thành phần phần trăm của Na và Ca trong hợp chất NaOH và Ca(OH) 2 lần lượt là : A.54,0% B. 56,0% C. 57,5% D. 54,1% Câu 5: Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học: A.Ca 3 (PO 4 ) 2 B. CaCO 3 C. Ca(OH) 2 D. CaCl 2 Câu 6: Khi cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl 3 ,hiện tượng thí nghiệm quan sát được là A.có kết tủa màu trắng xanh B. có kết tủa màu đỏ nâu C.có khí thoát ra D. không có hiện tượng gì. Câu 7: Cho phương trình hoá học : aNaCl ( dd) + bH 2 O → dpcmnx cNaOH (dd) + dCl 2(k) + eH 2(k) .Các hệ số a,b,c,d lần lượt là : A.1,1,2,1,2 B. 1,2,2,1,1 C. 2,2,2,1,1 D. 2,2,1,1,1 Câu 8: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm khí : A.Bari oxit và axit sunfuric B. Bari hidroxit và axit sunfuric C.Bari cacbonat và axit sunfuric D. Bari clorua và axit sunfuric Câu 9: Để khử chua đất nông nghiệp , người ta sử dụng hoá chất : A.CaO B. Ca(OH) 2 dạng bột C. dung dịch CaOH 2 D. dung dịch NaOH Câu 10 : Cặp chất tác dụng được với nhau là A.Na 2 CO 3 + KCl B. NaCl + AgNO 3 C. ZnSO 4 + CuCl 2 D. Na 2 SO 4 + AlCl 3 Câu 11 : Chất nào sau đây còn có tên gọi là ‘ nước vôi trong’ ? A.Ca(OH) 2 B. Cu(OH) 2 C. Zn(OH) 2 D. NaOH Câu 12: Dãy các ba zơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng với nước : A.Cu(OH) 2 ; Zn(OH) 2 ; Al(OH) 3 ; Mg(OH) 2 B. Cu(OH) 2 ; Zn(OH) 2 ; Al(OH) 3 ; NaOH C. Fe(OH) 3 ; Cu(OH) 2 ; KOH; Mg(OH) 2 D. Fe(OH) 3 ; Cu(OH) 2 ; Ba(OH) 2 ; Mg(OH) 2 Câu 13: Dung dịch Ca(OH) 2 và dung dịch NaOH có những tính chất hoá học của bazơ tan vì : A.làm đổi màu chất chỉ thị,tác dụng với oxit axit B. làm đổi màu chất chỉ thị,tác dụng với axit C.làm đổi màu chất chỉ thị,tác dụng với oxit axit và axit D. tác dụng với oxit axit và axit Câu 14: Sau khi làm thí nghiệm ,có những chất khí thải độc hại : HCl , H 2 S , CO 2 , SO 2 .Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất : A.Muối NaCl B. Nước vôi trong C. Dung dịch HCl D. Dung dịch NaNO 3 Câu 15: Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là A.KNO 3 , NH 4 NO 3 ,(NH 2 ) 2 CO B. KCl , NH 4 H 2 PO 4 , Ca(H 2 PO 4 ) 2 C. (NH 4 ) 2 SO 4 ,KCl , Ca(H 2 PO 4 ) 2 D. (NH 4 ) 2 SO 4 , KNO 3 , NH 4 Cl Câu 16: Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ? A.BaCl 2 + H 2 SO 4 → BaSO 4 + 2HCl B. BaO + H 2 O → Ba(OH) 2 C. Zn + H 2 SO 4 → ZnSO 4 + H 2 D. 2Na + 2H 2 O → 2NaOH + H 2 B. Tự luận : ( 6 điểm) Câu 17: Cho các chất sau : AgNO 3 , Ag , Cu(OH) 2 , Fe , Na 2 CO 3 , KOH . Chất nào tác dụng được với dung dịch axit Clohidric sinh ra : a)Chất khí nh5 hơn không khí và cháy được trong không khí b) Chất kết tủa màu trắng c) Dung dịch có màu xanh lam d) Chất khí nặng hơn không khí,không cháy được trong không khí và làm đục nước vôi trong. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 18: Khí nào xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch ? Lấy ví dụ bằng PTHH minh hoạ. Câu 19: Cho từ từ 150 ml dung dịch NaOH 2M (vừa đủ) vào dung dịch CuCl 2 20% lắc đều . (3đ) a)Viết phương trình hoá học. b) Tính khối lượng dung dịch CuCl 2 đủ dùng c) Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng d) Kết thúc phản ứng, lọc kết tủa,rửa sạch,đem nung nóng đến khối lượng không đổi được chất rắn ( màu nâu đỏ ) .Tính khối lượng chất rắn. ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM TIẾT 20 – ĐỀ 1 I.Trắc nghiệm: ( 4 điểm) Mỗi phương án đúng được 0,25 điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 C B B D D B A C B D D A C B D B II. Tự luận: ( 6 điểm) Câu 17: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm a) PTHH : Zn + H 2 SO 4 → ZnSO 4 + H 2 b) PTHH : BaCl 2 + H 2 SO 4 → BaSO 4 ↓ + HCl c) PTHH : 2Fe(OH) 3 + 3H 2 SO 4 → Fe 2 (SO 4 ) 3 + 6H 2 O d) PTHH : K 2 CO 3 + H 2 SO 4 → K 2 SO 4 + H 2 O + CO 2 Câu 18: ( 1 điểm) - Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất khí xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí. (0,5đ) - Ví dụ: Mg(NO 3 ) 2 + Ba(OH) 2 → Ba(NO 3 ) 2 + Mg(OH) 2 ↓ (0,25 đ) Na 2 CO 3 + 2HCl → 2NaCl + H 2 O + CO 2 (0,25 đ) Câu 19: ( 3 điểm) a) PTHH: 2NaOH + CuSO 4 → Cu(OH) 2 ↓ + Na 2 SO 4 (1) (0,5 đ) 2 mol 1 mol 1 mol 1 mol 0,1 mol 0,05 mol b) Số mol của NaOH là : n NaOH = V . C M = 2 . 0,05 = 0,1 (mol) (0,25đ) Theo phương trình ta có số mol của CuSO 4 là: n(CuSO 4 ) = ½ n NaOH = 0,1/2 = 0,05 (mol) (0,25 đ) Khối lượng CuSO 4 tham gia phản ứng : m = n . M = 0,05 .160 = 8 (gam) (0,25đ) Khối lượng dung dịch CuSO 4 đủ dùng : m dd = m ct / C% .100% = 8 /20 .100 = 40 (gam) (0,25đ) c) Số mol của Cu(OH) 2 là : n ‘Cu(OH) 2 ’ = ½ n NaOH = ½ . 0,1 = 0,05 (mol) (0,25đ) Khối lượng Cu(OH) 2 là : m = n . M = 0,05 . 98 = 4,9 (gam) ( 0,5đ) d) Cu(OH) 2 CuO + H 2 O (2) (0,25đ) 1 mol 1 mol 0,05mol 0,05 mol Số mol của CuO là : n CuO = n ‘Cu(OH) 2 ’ = 0,05 (mol) (0,25đ) Khối lượng CuO là : m = n . M = 0,05 . 80 = 4 (gam) (0,25đ) TIẾT 20 – ĐỀ 2 I.Trắc nghiệm: ( 4 điểm) Mỗi phương án đúng được 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 C D B D A B C C B B A A C B C A II. Tự luận: ( 6 điểm) Câu 17: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm a) PTHH : Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 b) PTHH : AgNO 3 + HCl → AgCl ↓ + HNO 3 c) PTHH : Cu(OH) 2 + 2HCl → CuCl 2 + 2H 2 O d) PTHH : Na 2 CO 3 + 2HCl → 2NaCl + H 2 O + CO 2 Câu 18: ( 1 điểm) - Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất khí xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí. (0,5đ) - Ví dụ: Mg(NO 3 ) 2 + Ba(OH) 2 → Ba(NO 3 ) 2 + Mg(OH) 2 ↓ (0,25 đ) K 2 CO 3 + 2HCl → 2KCl + H 2 O + CO 2 (0,25đ) MA TRẬN THAM KHẢO NỘI DUNG KIẾN THỨC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC TỔNG NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VD THẤP VD Ở MĐ CAO TNK Q TL TNKQ TL TNK Q TL TNKQ TL 1.Tính chất hoá học của bazơ . Một số bazơ quan trọng -Phương pháp sản xuất NaOH bằng cách điện phân dung dịch NaCl trong công nghiệp. -Tên gọi thông thường của bazơ -Tính chất của NaOH (hiện tượng tự nhiên) -Hiểu được tính chất của các hợp chất để xác định giá trị pH của chúng. -Những ứng dụng quan trọng của Ca(OH) 2 trong đời sống ,sản xuất. -Tính thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất. Số câu 3 1 1 9 Số điểm 0,75 0,25 0,25 2,25 22,5% 2.Tính chất hoá học của muối.Một số muối quan trọng.Phân bón hoá học. -Biết phản ứng trao đổi và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi. -Một số phân bón đơn và phân bón kép thường dung và công thức hoá học của mỗi loại phân bón. -Căn cứ điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi lựa chọn cặp chất phản ứng. Số câu 3 1 2 6 Số điểm 0,75 1,0 0,5 2,25 22,5% 3.Mối quan hệ giữa các loại hợp chất. -Biết viết phương trình hoá học. -Dựa vào mối quan hệ để loại bỏ tạp chất ,nhận biết chất ,làm khô chất. Số câu 1(ý a) 2 3 Số điểm 0,5 0,5 1,0 10% 4.Tính toán hoá học. -Tính toán liên quan đến phương trình hoá học (thể tích chất khí,nồng độ mol ,khối lượng dung dịch ). -Căn cứ tính chất hoá học của bazơ ,vận dụng công thức để giải bài tập. Số câu 1(ý b,c) 1 (ý d ) 2 Số điểm 1,75 0,75 2,5 25% 5.Tổng hợp -Hiểu được mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. Số câu 1 1 Số điểm 2,0 2,0 20% Tổng số câu Tổng số điểm Tổng phần trăm 6 1,5 15% 2 1,5 15% 7 1,75 17,5% 2 2,0 20% 3 0,75 7,5% 1 1,75 17,5% 1 0,75 7,5% 19 10 100% . Mg(NO 3 ) 2 + Ba(OH) 2 → Ba(NO 3 ) 2 + Mg(OH) 2 ↓ (0 ,25 đ) Na 2 CO 3 + 2HCl → 2NaCl + H 2 O + CO 2 (0 ,25 đ) Câu 19: ( 3 điểm) a) PTHH: 2NaOH + CuSO 4 → Cu(OH) 2 ↓ + Na 2 SO 4 (1) (0,5 đ) 2. H 2 SO 4 → ZnSO 4 + H 2 b) PTHH : BaCl 2 + H 2 SO 4 → BaSO 4 ↓ + HCl c) PTHH : 2Fe(OH) 3 + 3H 2 SO 4 → Fe 2 (SO 4 ) 3 + 6H 2 O d) PTHH : K 2 CO 3 + H 2 SO 4 → K 2 SO 4 + H 2 O + CO 2 Câu. THAM KHẢO 2 ĐỀ KT 45’ HOÁ 9- TIẾT 20 (20 11 -20 12) Đề 1: I.Trắc nghiệm ( 4 điểm ) : Hãy khoanh tròn trước các phương án đúng. Câu