Tiết 26 Địa lí 9

4 393 0
Tiết 26 Địa lí 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Tiết CT: 26 Bài 24: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (tiếp theo) Tuần dạy: 13 Ngày dạy: 08/11/2011 I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : • Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu: trồng rừng và cây công nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ; khai thác khoáng sản ; dịch vụ du lịch. • Nêu được các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của từng trung tâm. • Biết được một số loại tài nguyên của vùng, quan trọng nhất là rừng ; chương trình trồng rừng, xây dựng hệ thống hồ chứa nước đã góp phần giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường. 2. Kĩ năng : • Sử dụng bản đồ kinh tế để phân tích và trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của một số ngành sản xuất. • Sử dụng bản đồ tự nhiên để phân tích tiềm năng tự nhiên của Bắc Trung Bộ. 3. Thái độ : • Ý thức bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. • Ý thức khai thác, sử dụng khoáng sản tiết kiệm, hợp lí ; phát triển bền vững. II. TRỌNG T Â M : Nông nghiệp và công nghiệp. III. CHUẨN BỊ : - Giáo viên: Sách giáo khoa, bản đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 9. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh. 2. Kiểm tra miệng : 2.1. Dựa vào bản đồ tự nhiên, xác định vị tri và giới hạn của vùng Bắc Trung Bộ và cho biết ý nghĩa ? 2.2. Vùng Bắc Trung Bộ có di sản văn hoá và thiên nhiên được UNESCO công nhận, đó là: a. Cố đô Huế, động Hương Tích. b. Các lăng tẩm ở Huế, động Phong Nha – Kẻ Bàng. c. Cố đô Huế, động Phong Nha – Kẻ Bàng. d. Đại Nội Huế, Núi Bạch Mã. 2.1. (8 điểm). - Vị trí và giới hạn. - Ý nghĩa. 2.2. (2 điểm). - c. 3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Với những điều kiện về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên và dân cư – xã hội, vùng Bắc Trung Bộ phát triển kinh tế đạt được những thành tựu cơ bản nào ? Nguyễn Phúc Tánh Trang 1 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Hoạt động 2: • Quan sát hình 24.1, hãy cho nhận xét mức độ đảm bảo lương thực ở Bắc Trung Bộ? So với cả nước từ 1995 – 2002 ? Đến năm 2002 tự túc đủ ăn ? • Nêu một số khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng ? (khí hậu, đất, hạ tầng cơ sở, dân số…) • Quan sát hình 24.3, xác định các vùng nông – lâm kết hợp ? • Dựa vào sách giáo khoa và kiến thức đã học, cho biết các thế mạnh và thành tựu trong phát triển nông nghiệp ? • Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ ? (phòng chống thiên tai: lũ quét ; hạn chế cát bay, cát lấn, tác hại của gió phơn, bão, lũ…). • Giáo viên mở rộng: Công trình trọng điểm ở vùng là trồng rừng kết hợp với phát triển hệ thống thuỷ lợi. Một số hệ thống thuỷ lợi trọng điểm: o Bắc Đèo Ngang: Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), đập Bái Thượng (Thanh Hoá), Đô Lương, Nam Đàn (Nghệ An). o Nam Đèo Ngang: Nam thạch Hãn, đập Cẩm Lệ… • Dựa vào hình 24.2, nhận xét sự tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ ? • Quan sát hình 24.3, xác định các cơ sở khai thác khoáng sản: thiếc, crôm, titan, đá vôi ? Ngành công nghiệp nào có thế mạnh ở Bắc Trung Bộ dựa vào nguồn khoáng sản nào trong vùng ? • GD TKNL: Để công nghiệp phát triển bền vững, vùng cần phải làm gì ? • Cho biết những khó khăn của công nghiệp ở Bắc Trung Bộ chưa phát triển tương xứng với tiếm năng tự nhiên và kinh tế ? Do hạ tầng cơ sở yếu kém. Hậu quả chiến tranh kéo dài. • Dựa vào hình 24.3, em có nhận xét gì về hoạt động vận tải của vùng ? Vị trí trên trục giao thông xuyên Việt và hành lang Đông – Tây. IV. Tình hình phát triển kinh tế: 1. Nông nghiệp: Sản xuất lương thực kém phát triển, hiện đang tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất. Có thế mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò ; nuôi trồng và khai thác thuỷ sản ; cây công nghiệp ngắn ngày (lạc) ; phát triển rừng (theo hướng nông – lâm kết hợp) giảm thiểu thiên tai. 2. Công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp từ 1995 – 2004 tăng rõ rệt. Công nghiệp khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng là ngành có thế mạnh. Chú ý khai thác và sử dụng khoáng sản hợp lí ; bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp. 3. Dịch vụ: Hệ thống giao thông vận tải có ý nghĩa kinh tế và quốc phòng đối với toàn vùng và cả nước. Nguyễn Phúc Tánh Trang 2 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Tầm quan trọng của các tuyến quốc lộ 7, 8, 9 nối liền các cửa khẩu biên giới Lào – Việt với cảng biển nước ta. • Giáo viên mở rộng: Đường số 9 được chọn là một trong những tuyến đường ASEAN và Lao Bảo trở thành khu vực trọng điểm phát triển kinh tế, thương mại. Việc quan hệ về mọi mặt với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới thông qua hệ thống đường biển mở ra nhiều khả năng to lớn hơn nhiều đối với vùng Bắc Trung Bộ. • Kể tên một số điểm du lịch ở Bắc Trung Bộ ? Tại sao du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ ? (đủ các loại hình dịch vụ) Du lịch sinh thái (Phong Nha – Kẻ Bàng). Nghỉ dưỡng (nhiều bãi tắm nổi tiếng từ Sầm Sơn đến Lăng Cô). Du lịch văn hoá, lịch sử (quê Bác, cố đô Huế). Hoạt động 3: • Xác định trên hình 24.3 những ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố trung tâm kinh tế quan trọng ? Có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch. V. Các trung tâm kinh tế: Thanh Hoá, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng. 4. Củng cố và luyện tập : 4.1. Nêu một số khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng kinh tế Bắc Trung Bộ: a. Về đất đai, chỉ có châu thổ 3 sông Mã, Cả, Chu khá lớn, còn hầu hết những cánh đồng ven biển nhỏ bé, phía đông là cồn cát, phía tây là gò đồi nên sản lượng lương thực thấp so với cả nước. b. Về khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp. Mùa hè gió nóng làm khô hạn, nước mặn xâm nhập, cát biển lấn đất trồng trọt, cuối hè có bão, kèm theo mưa lớn, gây lũ lụt tàn hại mùa màng. c. Cả 2 câu đều sai. 4.2. vì sao có thể nói Bắc Trung Bộ nay mai sẽ là địa bàn trung chuyển khối lượng hàng hoá quan trọng ? a. Có nhiều cửa khẩu giữa Việt Nam và Lào. b. Hàng hoá Đông Bắc Thái muốn vận chuyển ra biển chỉ có đường qua Lào, Việt Nam đến cảng biển Việt Nam là thuận lợi nhất. c. Nhà nước đang triển khai một số dự án quan trọng tạo sự thông thoáng hàng hoá các vùng và ra nước ngoài. d. Tất cả đều đúng.  Đáp án: 4.1 (a + b + c), 4.2 ( d ). 5. Hướng dẫn học sinh tự học : • Học bài và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trang 89 sách giáo khoa. • Làm bài tập 1, 2, 3 trang 33 và 34 - Tập bản đồ Địa lí 9. • Chuẩn bị bài 25: “Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”: - Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vai trò quan trọng như thế nào ? - Kể tên các tỉnh thành của Duyên hải Nam Trung Bộ từ Bắc vào Nam ? Nguyễn Phúc Tánh Trang 3 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 - Giới hạn lãnh thổ của vùng ? - So sánh địa hình 2 vùng : Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ ? - Kể tên các khoáng sản có trữ lượng lớn đã tìm thấy ? - Sự khác biệt giữa hoạt động kinh tế miền đồng bằng phía đông và miền gò đồi phía tây ? - Nhân dân ở vùng đã sử dụng tài nguyên đất đai như thế nào ? - Các phức tạp về khí hậu mà nhân dân vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gặp phải là gì ? V. RÚT KINH NGHIỆM : Nguyễn Phúc Tánh Trang 4 . Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Tiết CT: 26 Bài 24: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (tiếp theo) Tuần dạy: 13 Ngày dạy: 08/11/2011 I về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên và dân cư – xã hội, vùng Bắc Trung Bộ phát triển kinh tế đạt được những thành tựu cơ bản nào ? Nguyễn Phúc Tánh Trang 1 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011. 2 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Tầm quan trọng của các tuyến quốc lộ 7, 8, 9 nối liền các cửa khẩu biên giới Lào – Việt với cảng biển nước ta. • Giáo viên mở rộng: Đường số 9 được chọn

Ngày đăng: 29/10/2014, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan