những định chế và lễ nghi trong quá khứ nhằm đặt ra một hệ thống chính trị mới của riêng mình: sự khôi phục một vương quốc thống nhất mà những vị vua phải được lựa chọn theo đạo đức, khô
Trang 1Thành viên Nhiệm vụ
Nguyễn Thị Kiều Trang Tổng quan phong thủy
Lê Anh Văn
Khổng tử, lão tử, phật tử
Lê Quang Tuấn
Lê Minh Thành
Tiên thiên đồ, hậu thiên đồ Nguyễn Văn Trung Thành
Nguyễn Đình Vinh Phong thủy gia đình
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
PHẦN 1: TỔNG QUAN PHONG THỦY
PHONG THỦY LÀ GÌ?
KHÍ CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG TRONG PHONG THỦY
PHẦN 2: KHỔNG TỬ, LÃO TỬ, PHẬT TỬ
PHẦN 3: ÂM DƯƠNG
PHẦN 4: TIÊN THIÊN ĐỒ, HẬU THIÊN ĐỒ
PHẦN 5: PHONG THỦY GIA ĐÌNH
CHƯƠNG I: LUẬN VỀ HƯỚNG DƯƠNG TRẠCH
XEM HƯỚNG NHÀ TRÊN BÁC QUÁI
KHÍ CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG TRONG PHONG THỦY
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHƯỢC ĐIỂM CỦA NHÀ VÀ ĐẤT CHƯƠNG III: HÌNH DÁNG CỦA LÔ ĐẤT
CHƯƠNG IV: MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH DƯƠNG TRẠCH
Trang 2PHẦN 1: TỔNG QUAN PHONG THỦY
Phong Thuỷ là gì ? Trước hết ta hãy xem giải thích:
" Từ Hải" viết: "Phong Thuỷ, còn gọi là Kham D Một loại mê tín ở nước Trung Quốc cổ Cho rằng hình thể, hướng gió, dòng chảy xung quanh nhà ở hoặc mồ mả, có thể đem đơn hoạ, phúc cho người ở hoặc cho người chôn Công chỉ cách xem nhà ở, phần mộ "
"Từ Nguyên" viết: "Phong Thuỷ, chỉ địa thế, phương hướng đất nhà ở hoặc đất phần mộ Thời xa, mê tín căn cứ vào đó để xem lành giữ, tốt xấu và nhân sự"
"Tri thức Văn Sử" số tháng 3 năm 1988 viết: "Cái gọi là Phong thuỷ, là tên thường gọi của thuật xem đất Theo tập tục truyền thống của Trung Quốc, mỗi khi xây cất điều phải xem địa hình có được Phong Thuỷ hay không, sau đó mới chọn địa điểm thích hợp, tránh đất dữ"
Người nghiên cứu về Phong Thuỷ, ở Trung Quốc cũng như ở nước ngoài rất ít Các tài liệu đã dẫn ở trên có thể đại diện cho các quan điểm chủ yếu ở Trung quốc và nước ngoài Ðại để có ba phái, người thì cho là mê tín, người thì bảo đó là học vấn, người thì nói đó là hệ thống đánh giá cảnh quan
Nhưng Phong Thuỷ là một hiện tượng văn hoá, một loại thuật số chọn lành tránh dữ, một dân tộc lưu truyền rộng rãi, một loại học vấn về hoàn cảnh và liên quan đến con người, một tổng hợp về lý luận và thực tiễn Phong Thuỷ có thể chia làm hai phần lớn: âm trạch
và dương trạch Dương trạch là nơi người sống hoạt động, âm trạch là mộ huyệt của người chêt Lí luận về phong Thuỷ các trường phái hình thể và trường phái lí khí Phái hình thể nặng về hình thể sông núi mà luận lành dữ Phái lí khí lại nặng về âm dương, quái lí để luận lành dữ, hạt nhân của Phong Thuỷ là "sinh khí" Khái niệm của nó vô cùng phức tạp, đề cập đến long mạch, minh đường, huyệt vị, dòng chảy, phương hướng v.v Phong Thuỷ mà nguời ta thường gọi trên thực tế bao gồm hai ý Có khi chỉ địa hình tốt, phong cảnh tốt Khi đi chơi trên sông Ly, người ta thường buột miệng khen : "Phong thuỷ đẹp" Có khi, phong thuỷ là để chỉ thuật phong thuỷ, tức là lí luận và thực tiễn Phong Thuỷ Ví dụ, người ta nói ông này ông nọ giỏi Phong Thuỷ, ông Mỗ nghiên cứu Phong Thuỷ, ông Mỗ kiếm cơm bằng Phong Thuỷ
Nghiêm túc mà nói, Phong Thuỷ khác với thuật phong thuỷ Phong Thuỷ tồn tại khách quan Thuật phong thuỷ là hoạt động chủ quan đối với khách quan Bản thể của Phong Thuỷ là thiên nhiên, bản thể của thuật phong thuỷ là con người
Phong Thuỷ là một thuật ngữ đã được xác định Quách Phác đời Tấn là người đầu tiên giải thích Quách Phác trong "Táng kinh", viết: "Táng(chôn) là đón sinh khí Khi gặp phong (gió) tất tán, gặp nước ngăn lại tất dữơng, vì vậy gọi là Phong Thuỷ "Vậy đón là đón thế nào? Tụ như thế nào? Thế nào là Phong Thế nào là Thuỷ?" Quách Phác không bàn tiếp
Phong là hiện tượng không khí chuyển động Thuỷ, là dòng nước Khí, tức là nơi địa khí (khí đất) Sinh khí, tức là địa khí có sinh cư (sức sống) Ðón sinh khí, là tìm kiếm hoặc lợi
dụng địa khí có sinh cư (sức sống) Phong Thuỷ là môn thuật số đón nhận sinh khí
Trang 3KHÍ CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG TRONG PHONG THỦY
Khí được dịch là hơi thở hay năng lượng là ý niệm quan trọng nhất trong thuật phong thuỷ Khí là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến đời sống loài người Khí là năng lượng hay lực tạo nên núi, điều hướng sông suối, màu sắc, hình dạng cây cỏ Năng lượng này người
ta gọi là “long điểm” Trong thuật Phong thuỷ, các chuyên gia thăm dò mạch tốt hay
“dưỡng” khí và rồi khơi hướng, thanh lọc khí để bồi dưỡng sự sống và người ngụ cư
Từ xa xưa, người Hoa cho rằng khí ảnh hưởng đến vận mạng và các liên hệ xã hội của một người Dù sao cũng có giới hạn của nó Tuy nhiên, dưỡng khí làm vận may khá hơn; khác với người có sẵn dịp may mà không luyện khí Làm thế nào để cân bằng khí vận hành trong môi trường giúp tăng và hài hoà với năng lượng chúng ta Khí của người và cả ngôi nhà giống nhau, cả hai phải vận chuyển điều hoà Khí của một ngôi nhà ảnh hưởng đến bầu không khí và người ở nơi ấy Có một vài nơi chúng ta cảm thấy thích thú dễ chịu,
có nơi ta cảm thấy bứt rứt khó chịu: Có chỗ thì sinh động sáng sủa, có chỗ lại lạnh lẽo,
âm u, nặng nề
Điều hoà và tăng vận khí là mục đích căn bản của phong thủy Vượng khí vào nhà làm vượng khí cho người ngụ cư Ý niệm về khí là điều cốt tủy trong việc đánh giá nhà cửa, văn phòng, đất đai cũng như các yếu tố bên trong và bên ngoài
"Confucius" Tư tưởng của ông còn được xem là một tôn giáo lớn của loài người, nhất là dân tộc Trung Hoa
Các bài giảng của Khổng Tử được nghiên cứu chủ yếu qua cuốn Luận Ngữ, một tập hợp những "mẩu chuyện cách ngôn ngắn", được biên soạn nhiều năm sau khi ông qua đời Trong gần 2.000 năm ông được cho là người biện soạn hoặc tác giả của Ngũ Kinh, chẳng hạn như Kinh Lễ (soạn giả), và Biên niên sử Xuân Thu (tác giả)
Tiểu sử
Tam thập nhi lập; ( )
Tứ thập nhi bất hoặc; ( )
Trang 4Ngũ thập nhi tri thiên mệnh; ( )
vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học Học trò gọi ông
là Khổng Phu Tử , hay gọi gọn hơn là Khổng Tử 'Tử' ngoài ý nghĩa là 'con'
ra còn có nghĩa là "Thầy" Do vậy Khổng Tử là Thầy Khổng
Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ và được giao coi thành Trung Đô, năm sau được thăng chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tướng Sau ba tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị Nhưng rồi bị ly gián, gièm pha, ông bèn từ chức và lại ra đi một lần nữa
Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách Trong những năm cuối cùng này ông đã soạn ra bộ Luận Ngữ Ông mất tháng 4 năm 479 TCN, thọ 73 tuổi
Dạy học
Trong cuốn Luận Ngữ, Khổng Tử tự coi mình là một "người truyền đạt lại cái đã có mà không phát minh ra thứ gì khác" Ông rất nhấn mạnh trên tầm quan trọng của sự học, và chương mở đầu Luận Ngữ cũng đề cập tới việc học Vì thế, ông được người Trung Quốc coi là vị Đại Sư Thay vì tìm cách xây dựng một lý thuyết mang tính hệ thống về cuộc sống và xã hội, ông muốn các môn đồ của mình phải suy nghĩ sâu sắc cho chính mình và lặng lẽ nghiên cứu thế giới bên ngoài, chủ yếu thông qua các cuốn kinh cũ và qua các sự kiện quá khứ có liên quan (như Kinh Xuân Thu) hay những tình cảm của nhân dân trong quá khứ (như Kinh Thi)
Ở thời đại của sự phân chia, hỗn loạn và những cuộc chiến tranh không dứt giữa các nước chư hầu, ông muốn tái lập Thiên Mệnh để có thể thống nhất "thiên hạ" ( , mọi thứ dưới gầm trời, ở đây nghĩa là Trung Quốc) và mang lại hòa bình, thịnh vượng cho nhân dân Vì thế Khổng Tử thường được coi là người đã đề xướng chủ nghĩa bảo thủ, nhưng khi xem xét kỹ những đề xuất của ông ta thấy ông đã sử dụng (và có thể cố ý bóp méo)
Trang 5những định chế và lễ nghi trong quá khứ nhằm đặt ra một hệ thống chính trị mới của riêng mình: sự khôi phục một vương quốc thống nhất mà những vị vua phải được lựa chọn theo đạo đức, không phải theo dòng họ, những người cai trị phải hành động vì nhân dân, và họ phải đạt tới mức hoàn thiện Một vị vua như vậy có thể dùng đạo đức của mình giáo hóa nhân dân thay vì áp đặt mọi người bằng pháp luật và quy định
Một trong những giáo lý sâu sắc nhất của Khổng Tử, một trong những điều khó hiểu nhất
từ quan điểm phương Tây, có thể là việc ông sử dụng những câu chuyện cách ngôn chứ không giảng giải trực tiếp cách cư xử cho các môn đồ Đạo đức của ông có thể được coi
là một trong những kiểu đạo đức cao nhất Cách dạy "gián tiếp" này được sử dụng rất nhiều trong các bài giảng của ông thông qua những lời ám chỉ, nói bóng gió, và thậm chí
là sự lặp thừa Điều này giải thích tại sao khi nghiên cứu cần đặt các bài giảng của ông vào đúng ngữ cảnh Một ví dụ là câu chuyện sau:
Từ triều về nhà, nghe tin chuồng ngựa cháy, Khổng Tử nói, "Có ai bị thương không?" Ông không hề hỏi về Ngựa
Có lẽ bài giảng nổi tiếng nhất của ông là Quy tắc vàng:
Tử Cống hỏi: "Có một chữ nào có thể dẫn dắt hành xử trọn đời không?"
Thầy đáp: "Có lẽ là chữ Thứ ( )chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác?"
Luận Ngữ
(Điều mình không muốn đừng bắt người phải chịu thì gọi là Thứ )
Khổng Tử cũng nhấn mạnh trên cái mà ông gọi là "lễ và nhạc," coi hai thứ đó là những trụ cột của sự cân bằng cho trật tự và sự hài hoà Lễ là để thể hiện thứ bậc xã hội, còn âm nhạc là để thống nhất mọi con tim cùng chung vui Ông nói thêm rằng lễ không chỉ là cúng tế, và âm nhạc không chỉ là âm thanh của dùi đánh vào chuông Cả hai còn là cách truyền đạt giữa lòng nhân của một người và hoàn cảnh xã hội của anh ta; cả hai yếu tố đó đều tăng cường các mối quan hệ xã hội, như ngũ luân (năm mối quan hệ chủ yếu): quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu thê (vợ chồng), huynh đệ (anh em) và bằng hữu (bạn bè) Các trách nhiệm luôn được cân bằng, và nếu một thần dân phải tuân lệnh vua, thì thần dân cũng phải nói ra khi nhà vua sai lầm
Những bài giảng của Khổng Tử sau này được các môn đồ của ông biến thành một bộ văn bản tỉ mỉ về những quy định và cách thức thực hiện nghi lễ Nhiều thế kỷ sau khi ông đã qua đời, cả Mạnh Tử và Tuân Tử đều viết những cuốn sách quan trọng, và lúc ấy, một triết lí đã được tạo dựng đầy đủ, gọi là Khổng giáo Sau hơn một ngàn năm, học giả Chu
Trang 6Hi đã diễn giải ý tưởng Khổng giáo theo một cách hoàn toàn mới, được gọi là Tân Khổng giáo, để phân biệt với những ý tưởng trong cuốn Luận Ngữ Tân Khổng giáo có ảnh hưởng rộng ở Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam cho tới thế kỷ 19
Tên gọi
Khổng Phu Tử, minh hoạ trong cuốn Thần thoại và Truyền thuyết Trung Hoa, 1922, của
E.T.C Werner
Khi dịch sách Trung Quốc sang các ngôn ngữ phương Tây, các thầy tu dòng Tên đã dịch
thành Confucius Cách Latinh hóa tên Khổng Tử này từ đó đã được sử dụng rộng
rãi ở các nước phương Tây
Theo Latinh hoá:
Kǒng Fūzǐ (hay Kǒng fū zǐ) trong bính âm
K'ung fu-tze trong Wade-Giles (hay, kém chính xác hơn, Kung fu-tze)
Fūzǐ (Phu Tử) có nghĩa là nhà giáo Bởi vì theo văn hóa Trung Quốc việc gọi thầy bằng tên là bất kính, ông chỉ được gọi là "Thày Khổng", thậm chí cho tới tận ngày nay
Từ 'fu' (Phu) không bắt buộc, vì thế ông cũng thường được gọi là
Khổng Tử
Tên thật của ông là , Khổng Khâu Khổng là một họ phổ biến ở Trung Quốc
Tên hiệu của ông là , Trọng Ni
Năm thứ 1 sau Công Nguyên (năm đầu thời Nguyên Thuỷ Nhà Hán), ông được trao thụy hiệu đầu tiên: , Bao Thành Tuyên Ni Công, có nghĩa "Ngài
Ni (Khổng Tử) Công Đức Đáng Ca Ngợi."
Các thụy hiệu nổi tiếng nhất của ông là
o , Chí Thánh Tiên Sư, nghĩa "Bậc Thầy Đời Trước Đã Đạt Tới Bậc Thánh" (từ năm Gia Tĩnh thứ 9, Nhà Minh (năm 1530));
o , Chí Thánh, "Bậc Thánh";
o , Tiên Sư, "Bậc Thầy Đầu Tiên"
Tại Đài Loan, ông cũng thường được gọi là , Vạn Thế Sư Biểu, "Bậc Thầy Của Muôn Đời"
Triết học
Dù Khổng giáo thường được người Trung Quốc tin theo như một tôn giáo, vẫn tồn tại những cuộc tranh luận về việc liệu đó có phải là một tôn giáo không, bởi Khổng giáo ít
đề cập tới các vấn đề thần học hay duy linh (quỷ thần, kiếp sau, vân vân)
Các môn đồ Khổng Tử được chấp nhận chủ yếu bởi họ dựa trên nền tảng quan điểm phổ thông Trung Quốc Khổng Tử đề cao mối quan hệ gia đình, thờ cúng tổ tiên, trẻ kính trọng già, vợ tôn trọng chồng, và gia đình là căn bản cho một chính phủ lý tưởng Ông đã tuyên bố rõ nguyên tắc nổi tiếng, "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân" (cái gì mình không muốn
Trang 7thì đừng làm cho người khác) Ông cũng luôn mơ về thời quá khứ, và thúc giục người Trung Quốc, đặc biệt là tầng lớp chính trị, tự đổi mới mình dựa trên những hình mẫu quá khứ
Đạo đức
Lý thuyết đạo đức của Khổng tử dựa trên ba quan niệm chính:
Khi Khổng tử trưởng thành, lễ được xem là ba khía cạnh sau trong cuộc đời: hiến tế cho
thần thánh, thiết chế chính trị và xã hội, và hành vi hàng ngày Lễ được xem là xuất phát
từ trời Đối với Khổng tử, nghĩa ( [ ]) là nguồn gốc của lễ Nghĩa chính là cách hành
xử đúng đắn Trong khi làm việc vì lễ, vị kỷ cá nhân chưa hẳn đã là xấu và người cư xử theo lễ một cách đúng đắn là người mà cả cuộc đời dựa trên trí Tức là thay vì theo đuổi quyền lợi của cá nhân mình, người đó cần phải làm những gì là hợp lẽ và đạo đức Trí là
làm đúng việc vì một lý do đúng đắn Nghĩa dựa trên quan hệ qua lại Một ví dụ sống theo nghĩa là tại sao phải để tang cha mẹ ba năm sau khi chết Lý do là vì cha mẹ đã phải
nuôi dưỡng chăm sóc đưa trẻ toàn bộ trong suốt ba năm đầu đời, và là người có trí phải đền đáp lại bằng cách để tang ba năm
Cũng như lễ xuất phát từ nghĩa, thì nghĩa cũng xuất phát từ nhân ( ) Nhân là cách cư
xử tốt với mọi người Hệ thống đạo đức của ông dựa trên lòng vị tha và hiểu những người khác thay vì là việc cai trị dựa trên luật pháp có được như một quyền lực thần thánh Để
sống mà được cai trị bằng nhân thì thậm chí còn tốt hơn là sống trong luật pháp của nghĩa Để sống có nhân thì ta theo nguyên tắc vàng của Khổng tử: ông đã tranh luận rằng
người ta phải luôn đối xử với người khác đúng như những gì họ muốn người khác đối xử với họ Đức hạnh theo Khổng tử là dựa trên việc sống hài hòa với mọi người
Ông áp dụng nguyên tắc trên như sau: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Cái gì mà ta không muốn thì đừng làm cho người khác"
Chính trị
Tư tưởng chính trị Khổng Tử dựa trên tư tưởng đạo đức của ông Ông cho rằng chính phủ tốt nhất là chính phủ cai trị bằng "lễ nghĩa" và đạo đức tự nhiên của con người, chứ không phải bằng vũ lực và mua chuộc Ông đã giải thích điều đó tại một trong những đoạn quan trọng nhất ở cuốn Luận Ngữ: 1 "Dùng mệnh lệnh, pháp luật để dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vây tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc
từ mặt tư tưởng." (Tứ Thư - Luận Ngữ, NXB Quân đội Nhân dân 2003) Sự "biết sỉ nhục"
là sự mở rộng của trách nhiệm, nơi mà hành động trừng phạt đi trước hành động xấu xa, chứ không phải đi sau nó như trong hình thức luật pháp của Pháp gia
Trong khi ủng hộ ý tưởng về một vị Hoàng đế đầy quyền lực, có lẽ vì tình trạng hỗn loạn
ở Trung Quốc thời kỳ đó, các triết lý của Khổng Tử chứa đựng một số yếu tố hạn chế quyền lực của những nhà cai trị Ông cho rằng lời lẽ phải luôn ngay thật; vì thế tính trung
Trang 8thực có tầm quan trọng hàng đầu Thậm chí trên nét mặt, phải luôn thể hiện sự trung thực Khi bàn luận về mối quan hệ giữa thần dân và nhà vua (hay giữa con và cha), ông nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự tôn trọng của người dưới với người trên Điều này đòi hỏi người dưới phài đưa ra lời khuyên cho người trên nếu người trên có hành động sai lầm
Tư tưởng này được học trò của ông là Mạnh Tử phát triển thêm khi nói rằng nếu vua không ra vua, ông ta sẽ mất Thiên mệnh và sẽ phải bị lật đổ Vì thế hành động giết bạo chúa là đúng đắn bởi vì kẻ bạo chúa giống một tên trộm hơn là một vị vua
Trang 9Môn đồ
Hình ảnh phổ biến của Khổng Tử là một người được kính trọng
Môn đồ và là người cháu duy nhất của ông, Tử Tư, tiếp tục duy trì trường phái triết học Khổng Tử sau khi ông qua đời Trong khi vẫn dựa chủ yếu vào hệ thống đức trị của Khổng Tử, hai trong số những môn đồ nổi tiếng nhất của ông nhấn mạnh trên những khía cạnh khác biệt trong giáo lý của ông Mạnh Tử tin vào tính thiện vốn có của con người, trong khi Tuân Tử đề cao sự thực tế và những khía cạnh vật chất trong tư tưởng Khổng
Tử
Ở thời Nhà Tống, học giả Chu Hi đã thêm các ý tưởng từ Đạo giáo và Phật giáo vào Khổng giáo Trong suốt cuộc đời mình, Chu Hi không được mọi người biết tới, nhưng không lâu sau khi ông mất, những ý tưởng đó trở thành một quan điểm chính thống mới
về những ý nghĩa thực sự của tư tưởng Khổng Tử Các nhà sử học hiện đại coi Chu Hi là người đã tạo ra một thứ gì đó khác biệt và gọi tư tưởng của ông là Tân Khổng giáo Ở thời hiện đại, vẫn có một số học giả nho giáo (xem Tân Khổng giáo) nhưng trong thời Cách mạng Văn hoá, Khổng giáo thường bị những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lên án
Quê hương
Ngay sau khi Khổng Tử mất, Khúc Phụ ( ) quê hương ông đã trở thành nơi hành hương bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ ông Hiện đây vẫn là một địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng, nhiều người Trung Quốc thường xuyên viếng thăm mộ và những ngôi đền xung quanh Tại Trung Quốc, có nhiều ngôi đền nơi Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo cùng hiện diện Cũng có nhiều ngôi đền thờ riêng Khổng Tử, chúng thường là nơi tổ chức những buổi lễ tưởng nhớ ông
Hậu duệ
Con cháu Khổng Tử luôn được các vị vua chúa các triều đại phong kiến sau này kính trọng và được phong tước quý tộc cũng như giữ một số chức vụ quan lại triều đình Đầu tiên, hoàng đế Hán Cao tổ đã phong cho cháu đời thứ 9 của Khổng Tử là Khổng Đằng chức “Phụng Tự quân”, trông coi việc tế giỗ Khổng Tử Đến đời Hán Nguyên đế đã phong cho Khổng Bá, cháu đời thứ 13 tước “Bao Thành hầu” Họ Khổng được phong tước Hầu cả thảy 35 lần kể từ thời nhà Hán Đến đời Đường, hoàng đế Đường Huyền Tông đã phong tước "Văn Tuyên công" cho Khổng Chi, cháu đời thứ 35 Đến năm 1055, hoàng đế Tống Chân Tông cải phong thành tước "Diễn Thánh công" ( - Yǎnshèng gōng) cho Khổng Thánh Hữu, cháu đời thứ 46 Tính tổng cộng, họ Khổng tiếp tục được gia phong tước Công 42 lần từ đời Nhà Đường tới thời Nhà Thanh Dù trong lịch sử Trung Quốc luôn xảy ra những cuộc thay đổi triều đại, danh hiệu Diễn Thánh công luôn được trao cho các thế hệ con cháu của Khổng Tử Người cuối cùng được phong tước hiệu này là Khổng Đức Thành (1919-2008), cháu đời thứ 77 của Khổng Tử Mãi cho đến năm
1935, chính phủ Trung Hoa Dân quốc bãi bỏ tước vị này, nhưng vẫn chỉ định ông Khổng Đức Thành làm người trông coi việc cúng giỗ Khổng Tử
Trang 10Trải qua nhiều thời đại, các thành viên họ Khổng thường có quan hệ hôn nhân với một số gia đình Nho giáo có ảnh hưởng ở Trung Quốc Một vị anh hùng dân tộc thời Nhà Tống
là Văn Thiên Tường cũng có mối quan hệ thông gia với gia tộc họ Khổng.Hoàng đế Càn Long đã cưới một người cháu gái của Khổng Hiến Bồi, cháu đời thứ 72 của Khổng Tử, khiến họ Ái Tân Giác La và họ Khổng có quan hệ với nhau Một người cháu khác là Khổng Tường Hy, cháu đời thứ 75, từng giữ chức Viện trưởng Hành chính, kiêm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ Tưởng Giới Thạch, lập gia đình với Tống Ái Linh, trở thành anh em cột chèo với cả 2 vị tổng thống của Trung Hoa Dân quốc là Tôn Trung Sơn
và Tưởng Giới Thạch
Ngày nay có hơn năm mươi vạn người họ Khổng sinh sống ở Khúc Phụ đều nhận là con cháu của Khổng Tử Như nghìn năm trước, hậu duệ của Khổng Tử vẫn tiếp tục gìn giữ việc tế tự tại Khổng Phủ
Dòng dõi chính của ông đã chạy từ quê hương Khúc Phụ tới Đài Loan trong thời Nội chiến Trung Quốc Người trưởng tộc là Khổng Đức Thành, một giáo sư tại Đại học Quốc gia Đài Loan Ông từng phục vụ cho chính phủ Trung Hoa Dân quốc với tư cách Chủ tịch Viện Khảo thí Ông cưới Tôn Kỳ Phương, chắt của một vị học giả, quan chức Nhà Thanh
và cũng là chủ tịch đầu tiên của Đại học Bắc Kinh Tôn Gia Nại, gia đình ông này đã lập
ra tổ hợp kinh doanh đầu tiên ở Trung Quốc hiện đại ngày nay, gồm nhà máy bột mì lớn nhất Châu Á, Công ty Bột mì Fou Foong Con trai trưởng của ông là Khổng Duy Ích, cháu đời thứ 78 của Khổng Tử đã qua đời vào năm 1989 Cháu nội của ông, Khổng Thụy Trường, sinh năm 1975, là cháu đời thứ 79 Năm 2008, Khổng Đức Thành qua đời ở tuổi
90, nhưng cũng đã kịp chứng kiến sự ra đời của người cháu đời thứ 80 của Khổng Tử, Khổng Hựu Nhân, được sinh hạ vào ngày 1 tháng 1 năm 2006 tại Đài Bắc Hiện tại, ông Khổng Thụy Trường giữ chức vụ danh dự “Đại thành chí thánh tiên sư phụng tự quan” ( ) của chính phủ Đài Loan, chịu trách nhiệm tế tự cho Khổng Tử
LÃO TỬ
Lão Tử (Tiếng Trung: , cũng được chuyển tự thành Lao Tzu, Lao Tse, Laotze, Laotsu, và một số cách khác) là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc, sự tồn tại của ông trong lịch sử hiện vẫn đang còn được tranh cãi Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống ở thế kỉ 6 TCN Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỉ 4 TCN, thời Bách gia chư tử và thời Chiến Quốc Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh ( ) - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo (Đạo tổ ) Mặc dù triết lí của ông chủ trương vô thần nhưng về sau này bị biến đổi thành một tôn giáo phù phiếm, thờ cúng tiên thần, luyện thuật trường sinh, những người theo tôn giáo này tôn ông làm Thái Thượng Lão Quân với rất nhiều phép thuật
Cuộc đời
Người ta biết được rất ít về cuộc đời Lão Tử Sự hiện diện của ông trong lịch sử cũng như việc ông viết cuốn "Đạo Đức Kinh" đang bị tranh cãi rất nhiều Lão Tử đã trở thành một anh hùng văn hóa quan trọng đối với các thế hệ người Trung Quốc tiếp sau Truyền
Trang 11thuyết cho rằng ông sinh ra ở huyện Khổ ( ) nước Sở ( ), hiện nay là Lộc Ấp ( ) thuộc tỉnh Hà Nam, trong những năm cuối thời Xuân Thu Một số truyền thuyết nói rằng khi sinh ra tóc ông đã bạc trắng, vì ông đã nằm trong bụng mẹ 8 hay 80 năm, điều này giải thích cho cái tên của ông, có thể được dịch thành "bậc thầy già cả" và "đứa trẻ
già".Lão Tử dị tướng ngay từ khi mới sinh ra
Theo truyền thống, và một tiểu sử gồm cả trong cuốn sử của Tư Mã Thiên, Lão Tử là người cùng thời nhưng lớn tuổi hơn Khổng Tử và làm quan giữ sách trong thư viện triều đình nhà Chu Khổng Tử đã có ý định hay đã tình cờ gặp ông ở nước Chu, gần nơi hiện nay là Lạc Dương, nơi Khổng Tử định đọc các cuốn sách trong thư viện Theo những câu chuyện đó, trong nhiều tháng sau đó, Khổng Tử và Lão Tử đã tranh luận về lễ nghi và phép tắc, vốn là những nền tảng của Khổng giáo Lão Tử phản đối mạnh mẽ những nghi thức mà ông cho là rỗng tuếch Truyền thuyết Đạo giáo kể rằng những cuộc tranh luận đó
có ích cho Khổng Tử nhiều hơn so với những gì có trong thư viện
Sau này, Lão Tử nhận thấy rằng chính sự của đất nước đang tan rã và quyết định ra đi Ông đi về phía Tây trên lưng một con trâu qua nước Tần và từ đó biến mất vào sa mạc rộng lớn Truyền thuyết kể rằng có một người gác cửa tên Doãn Hỉ ở cửa phía tây của ải Hàm Cốc thuyết phục Lão Tử viết lại những hiểu biết của mình trước khi đi vào sa mạc Cho tới lúc ấy, Lão Tử mới chỉ nói ra các triết thuyết của ông mà thôi, và giống như trường hợp của Chúa Giêsu, Phật, và Khổng Tử (những cuốn văn tuyển của họ hầu như được hoàn thành bởi các đệ tử) Theo yêu cầu của người lính đó, Lão Tử đã viết để lại cuốn "Đạo Đức Kinh" Nhiều cuốn ghi chép và bức tranh về Lão Tử còn lại đến ngày nay, thường thể hiện ông là một người già hói đầu với một chòm râu trắng hay đen và rất dài; ông thường cưỡi trên lưng một con trâu
Một số vấn đề vẫn còn được tranh luận về cuộc đời Lão Tử gồm:
Cuộc tranh luận với Khổng Tử có thể do những người Đạo giáo tạo ra nhằm nâng cao vị thế triết học của họ so với Khổng giáo
Tác giả đích thực của cuốn "Đạo Đức Kinh" có thể đã tạo ra những đặc tính hư cấu để nguồn gốc cuốn sách mang nhiều vẻ huyền bí hơn, và nhờ thế sẽ dễ dàng đưa nó vào cuộc sống hơn
Những tranh cãi đã nổ ra về việc "Lão Tử" là một bút danh của Đam, Thái sử Đam
( ); hay một ông già từ Lai, một quận thuộc nước Tề ( ); hay một nhân vật lịch sử nào đó
Cũng có người tin rằng "Đạo Đức Kinh" được viết như một cuốn sách hướng dẫn dành cho các vị vua về việc họ phải cai trị đất nước như thế nào theo một cách thức tự nhiên hơn: "Cai trị bằng cách không cai trị" Điều này có thể thấy trong nhiều đoạn trong "Đạo Đức Kinh", khi nói rằng: "Không tán dương người quyền quý thì người dân không tranh tụng" và "Không đề cao giá trị đồ quý thì người dân không tranh cướp" và "Dân chúng đói khổ là kết quả của thuế nặng Vì thế, không có nạn đói"
Đạo giáo
Trang 12Tác phẩm của Lão Tử, cuốn Đạo Đức Kinh, là một trong những cuốn chuyên luận đáng chú ý nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc Nó là kiệt tác được cho là của ông, đụng chạm tới nhiều vấn đề của triết học từ tính chất duy linh của cá nhân và động lực giữa các
cá nhân cho đến các kĩ thuật chính trị
Lão Tử đã phát triển khái niệm "Đạo", với nghĩa là "Con Đường", và mở rộng nghĩa của
nó thành một trật tự vốn có hay tính chất của vũ trụ: "đạo là cách thức của thiên nhiên" Ông nhấn mạnh khái niệm vô vi, hay "hành động thông qua không hành động", "hành động thuận theo tự nhiên không có mục đích phi tự nhiên" Điều này không có nghĩa là người ta chỉ nên ngồi một chỗ và không làm gì cả, mà có nghĩa là ta phải tránh các mục đích rõ rệt, các ý chí mạnh, hay thế chủ động; ta chỉ có thể đạt tới hiệu quả thực sự bằng cách đi theo con đường của mọi vật, tự động tăng và tự động giảm Những hành động được thực hành theo Đạo rất dễ dàng và có hiệu quả hơn mọi cố gắng để chống lại nó Lão Tử tin rằng cần phải tránh bạo lực khi có thể, và rằng một chiến thắng quân sự nên là dịp để đau buồn thay vì ăn mừng chiến thắng
Giống với những lí lẽ phản đối do Plato đưa ra trong cuốn Cộng hòa về nhiều hình thái chính phủ, Lão Tử chỉ ra rằng các luật lệ để chuẩn hóa và cai trị chỉ dẫn tới một xã hội khó kiểm soát hơn
Tương tự như nhiều nhà tư tưởng Trung Quốc khác, cách giải thích tư tưởng của ông luôn sử dụng sự nghịch biện, loại suy, sử dụng các câu nói từ trước, lặp lại, đối xứng, vần
và chuỗi sự kiện lặp lại Những đoạn văn được cho là của ông rất giống thơ và khó hiểu Chúng được coi là những điểm khởi đầu cho sự suy xét về vũ trụ học hay quan sát nội tâm Nhiều lí thuyết mĩ học trong nghệ thuật Trung Quốc bắt nguồn từ những ý tưởng của ông và người kế tục nổi tiếng nhất của ông là Trang Tử
Một số người nghĩ rằng trường phái triết học Tây phương có tính chất tương tự nhất với Đạo giáo là Trường phái truyền thống, đặc biệt là các tác phẩm của Ananda
Coomaraswamy và Rene Guenon
Những ảnh hưởng
Tác phẩm Đạo Đức Kinh của Lão Tử là một tác phẩm triết học kinh điển
Trang Tử, người kế tục nổi tiếng nhất của Lão Tử, đã viết một cuốn sách có ảnh hưởng lớn tới giới trí thức Trung Quốc với các tư tưởng về chủ nghĩa cá nhân, tự do, sự thảnh thơi, và nghệ thuật, cuốn sách này có thể chính là nền tảng của Mỹ học Trung Quốc tuy tác giả không nói gì về điều đó
Tên gọi
Cái tên "Lão Tử" là danh xưng kính trọng Lão ( ) có nghĩa "đáng tôn kính" hay "già"
Tử ( ) dịch theo nghĩa đen là "chú bé", nhưng nó cũng là một thuật ngữ chỉ một đẳng cấp quý tộc tương đương với Tử tước, cũng như là một thuật ngữ tỏ ý tôn kính được gắn
Trang 13với những cái tên của những bậc thầy đáng kính trọng Vì thế, "Lão Tử" có thể được dịch tạm thành "bậc thầy cao tuổi"
Tên riêng của Lão Tử có thể là Lý Nhĩ ( ), tên tự của ông có thể là Bá Dương ( ),
và tên thụy của ông là Đam, ( ) có nghĩa là "Bí ẩn"
Lão Tử cũng được gọi là:
Lão Đam ( )
Lão Quân ( )
o Lý Lão Quân ( )
o Thái Thượng Lão Quân ( )
Thái Thượng Đạo Tổ
Lão Tử Đạo Quân ( )
Huyền Đô đại lão gia
Dưới thời nhà Đường họ Lý, để tạo mối liên hệ với Lão Tử, coi ông là tổ tiên của Hoàng gia, truy phong làm hoàng đế Đời Đường Cao Tông tôn là Thái Thượng Huyền Nguyên
hoàng đế, đến đời Đường Huyền Tông lại gia phong là Đại Thánh tổ Cao thượng Đại đạo Kim khuyết Huyền nguyên Thiên hoàng Đại đế
Danh ngôn
Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam vạn vật
Người tri túc, không bao giờ nhục(tri túc bất nhục)
Lưới trời lồng lộng, cao mà khó lọt'"Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất"
Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghị tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật
Tự biết mình là người sáng suốt Thắng được người là có sức mạnh Thắng được mình là kiên cường
Đạo khả Đạo phi thường Đạo Danh khả danh phi thường danh
PHẦN3: ÂM DƯƠNG
Thuyết âm dương là cốt lõi của nền triết học cổ Đông phương Nó là động lực của mọi hiện tượng, mọi vận động trong vũ trụ Theo cách nói của triết học Tây phương thì thái cực chính là mâu thuẫn, nó là sự hợp nhất của hai mặt đối lập: dương và âm Sự đấu tranh của hai mặt dương âm này làm cho vũ trụ phát triển không ngừng
Hai mặt này không bao giờ tồn tại riêng rẽ: dương mà không có âm thì không còn là dương, âm mà không có dương cũng không còn là âm Dương phát triển đến cực thịnh thì chuyển thành âm, âm phát triển đến cực thịnh thì chuyển thành dương Ví dụ, tốt quá hoá xấu, xấu quá cũng chuyển thành tốt Khi dương thịnh thì âm, mặt đối lập của nó, đóng vai trò một cái phanh kìm hãm không cho dương phát triển quá lố, đến mức cực đoan Ngược
Trang 14lại cũng vậy, khi âm thịnh thì dương là cái phanh kìm hãm không cho nó phát triển quá mức
- Người xưa nhận thấy " thái cực sinh lưỡng nghi < âm - dương > , lưỡng nghi sinh tứ tượng
< thái âm - thái dương , thiếu âm - thiếu dương > tứ tượng sinh bát quái :
- bát quái tiên thiên : - bát quái hậu thiên :
- Xét thấy cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là : ức chế lẫn nhau , giúp đỡ lẫn nhau ,
nương tựa lẫn nhau , thúc đẩy lẫn nhau
- Vận dụng thuyết âm dương trong cuộc sống :
- Con người muốn đề phòng bệnh tật giữ gìn sức khoẻ , phải nắm vững quy luật biến hoá của giới tự nhiên và ứng với sự biến hoá đó cần giữ gìn nhịp điệu thăng bằng giữa cơ thể
và môi trường sống
" Mùa xuân , mùa hạ thì dưỡng dương khí
Mùa thu , mùa đông thì dưỡng âm khí "
" Mùa xuân , mùa hạ ngủ muộn dậy sớm
Mùa thu , mùa đông ngủ sớm dậy muộn "
Học thuyết Âm Dương cho rằng mọi vật tồn tại và phát triển được đều do hai khí Âm Dương vận động mà tạo thành Âm Dương là hai mặt thống nhất đối lập của cùng một sự vật hiện tượng, mâu thuẫn nhau và chuyển hoá lẫn nhau không thể tách rời
Đặc tính của Âm Dương luôn đối lập nhau, như của Dương là cứng, mạnh, quả quyết, màu sáng, hướng lên Đặc tính của Âm là nhu thuận, mềm yếu, màu tối, hướng xuống Trong tự nhiên, mọi vật đều tồn tại ở hai trạng thái đối lập nhau, đó là hai mặt Âm và Dương như nóng với lạnh, đen với trắng, ngày với đêm, hoạ với phúc Tuy mâu thuẫn nhưng lại có sự thống nhất từ đầu đến cuối, dựa vào nhau để tồn tại Âm và Dương, cái này dùng cái kia làm tiền đề để tồn tại cho mình
Âm Dương luôn vận động, cái này yếu thì cái kia mạnh lên Âm suy thì Dương mạnh lên, đến cực điểm thì Dương lại suy và Âm lại mạnh lên Hết ngày rồi đến đêm và ngược lại
Âm Dương cân bằng là thế tối ưu của sự vật, giúp cho sự vật phát triển ở mức độ tốt nhất
Âm Dương chuuyển hoá lẫn nhau Trong Âm có Dương và ngược lại Không có Âm Dương tuyệt đối Vì vậy, trong mọi sự vật không có gì tồn tại tuyệt đối Ngay cả trong lĩnh vực cuộc sống, Hoạ là đầu mối của phúc, phúc lại ẩn chứa họa là như thế
Nguyên lý Âm Dương được người xưa diễn tả qua đồ hình mang tính triết học và khái quát sâu sắc.Trong hình vẽ Âm Dương ta thấy : Vòng tròn thể hiện Thái Cực, tức vũ trụ,
vũ trụ chia làm hai phần Âm và Dương hoà quyện vào nhau không thể tách rời Âm màu đen nặng hướng xuống, Dương màu sáng nhẹ nổi lên trên Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm thể hiện tính biện chứng của triết học Âm - Dương
ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG VÀO CUỘC SỐNG
Việc nắm vững học thuyết Âm Dương, đem ứng dụng vào thực tế mang lại những nghĩa hết sức lớn lao Học thuyết Âm Dương cho rằng sự vật đạt đến trạng thái cân bằng động
lý tưởng khi Âm Dương cân bằng Thực tế trong cuộc sống, tất cả mọi điều không hay
Trang 15xảy đến đều do mất cân bằng Âm Dương mà ra Nếu biết khéo léo áp dụng học thuyết
Âm Dương, rèn luyện thế cân bằng sẽ dễ thành công trong mọi việc
Có thể kể ra đây rất nhiều tác dụng của nguyên lý cân bằng Âm Dương, chẳng hạn : Trong tính cách, nếu Dương tính quá nhiều dễ sinh ra manh động, liều lĩnh, nóng vội và thường khó thành công trong mọi việc Nếu Âm tính quá nhiều sẽ uỷ mị, không quyết đoán làm lỡ mất thời cơ Cần rèn luyện để đạt đến trạng thái cân bằng, bình tĩnh, khoan hoà để giải quyết mọi việc, khi thời cơ đến cần quyết đoán để không bỏ lỡ thời cơ Trong sức khoẻ nhất là vấn đề ăn uống cần giữ cân bằng Âm Dương, tránh ăn quá nhiều thức ăn Âm tính sẽ làm yếu mềm cá tính, hại cho nội quan Tránh ăn quá nhiều thức ăn Dương tính sẽ làm hại tỳ vị, sinh ra nhiều bệnh tật Cần ăn cân bằng cả chất rau, hoa quả
và các chất đạm, chất béo
Trong việc dùng người, những việc cần nhanh nhạy, quả quyết, tận dụng thời cơ cần sức mạnh nên dùng nam giới Những việc cần bền bỉ, khéo léo, cẩn thận, nhỏ nhặt thì nên dùng phụ nữ Trong một tổ chức nên có số nam nữ cân bằng nhau
Trong tình yêu, đời sống hạnh phúc gia đình cũng rất cần quán triệt nguyên lý này Người chồng phải quyết đoán, tiêu biểu cho sức mạnh của cả gia đình Người vợ nên nhu thuận, lấy đức làm đầu Tránh quan điểm quá gia trưởng, tất cả đều do người chồng quyết định hoặc tất cả đều do người vợ quyết định Cần tôn trọng ý kiến của nhau trên cơ sở người chồng đưa ra quyết định và được người vợ tán thành Có như thế, đời sống hạnh phúc gia đình mới bền chặt, tránh được nhiều hậu quả đáng tiếc
Trong sức khoẻ, cơn nóng giận, bực tức nổi lên là Dương, không nên dùng thêm Dương như lửa cháy đổ thêm dầu, càng bực tức sẽ sinh nóng giận, bực tức khác Cần dùng Âm
để điều hoà Dương bằng những suy nghĩ và hành động Âm như nghĩ đến những sự yên tĩnh, hoà bình, những kỷ niệm đẹp, dùng những lời nói êm dịu, nhẹ nhàng, đi đến những nơi thanh tĩnh, yên bình
Nếu gặp sự chán nản, buồn phiền tức là Âm thì không nên bổ sung thêm Âm lại càng buồn phiền hơn, sẽ dẫn đến chán nản, buồn phiền khác Cần bổ sung thêm Dương bằng những suy nghĩ và hành động Dương như đến chỗ đông người, vui vẻ, nhộn nhịp, hoạt động tích cực, hăng say, dùng những lời nói quyết đoán, vui vẻ, hài hước
Bất kể một việc gì cũng đều có tốt có xấu, thể hiện nguyên lý trong Âm có Dương và trong Dương có Âm Một việc khi đã thành công tuyệt đối tức đã đạt đến trạng thái khí Nguyên Dương hoặc Nguyên Âm tuyệt đối thì tất sẽ trong tương lai sẽ suy bại và phá vỡ
Vì vậy, khi thành công một việc gì, nhất là khi đã đạt đến đỉnh vinh quang cần lường trước sự suy thoái Ngược lại, khi sự việc đã đến mức cùng cực tồi tệ tất sẽ xuất hiện điều sáng sủa ở tương lai Đó là nguyên lý "cùng tắc biến, biến tắc thông" trong thuyết Âm Dương, hoặc như chúng ta vẫn thường nói "hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai"
Còn rất nhiều ứng dụng nữa trong cuộc sống mà không thể kể hết ra đây, quý vị sau khi hiểu được học thuyết Âm Dương, sẽ tự tìm cho mình những bài học bổ ích, ứng dụng nó trong cuốc sống thiết nghĩ sẽ mang lại nhiều tốt lành cho bản thân và gia đình
PHẦN4: TIÊN THIÊN ĐỒ, HẬU TIÊN ĐỒ ( CHƯA CÓ TÀI LIỆU)
PHẦN5: PHONG THỦY GIA ĐÌNH
I LUẬN VỀ HƯỚNG DƯƠNG TRẠCH
Trang 16Theo quan niệm thời xưa để xác định hướng dương trạch thì người ta vận dụng theo nguyên lý “ dĩ môn luận hướng” ( lấy cửa để luận hướng) Nhưng mang nguyên lý ấy áp dụng vào nhà cửa hiện đại thì sai lầm vì thời xưa mỗi cửa tòa nhà nhất định đều hướng ra đường, trước cửa thường có sân vườn, cho nên cửa nhất định là mở hướng ra ngoài đường phố vì vậy dùng cửa luận hướng là tuyệt đối chính xác Đối với dương trạch hiện đại, kiến trúc của ngôi nhà đủ kiểu, chúng ra không dùng phương thức này để luận
hướng, mà cần có cách xác định khác Vậy xác định ra sao?
+ Đối với những ngôi nhà theo lối kiến trức xưa ( như trên) dùng nguyên lý” dĩ môn luận hướng” thì tuyệt đối chính xác
+ Đối với những ngôi nhà theo kiểu dáng hiện đại thì dựa vào nguyên lý xét động rồi đến tĩnh hoặc nơi tiếp thu ánh sáng của ngôi nhà để luận hướng
Nguyên lý xét động rồi tới tĩnh: ví dụ ngôi nhà nằm trên hai đường, 1 đường lớn, 1 đường nhỏ thì hướng của ngôi nhà là phần bên đường lớn Nếu kích thước hai đường như nhau thì xét tiếp sân nhà, bên mặt đường nào có sân nhà rộng hơn thì đó là hướng nhà Nếu không có sân nhà xem xét mặt nào của nhà có nơi tiếp nhận lượng ánh sáng lớn nhất
để luận hướng
XEM HƯỚNG TRÊN BÁT QUÁI
CÀN (dương cung) - KHÔN (âm cung)
Trang 17CẤN (dương cung) - TỐN (âm cung)
CHẤN (dương cung) -LY (âm cung)
KHẢM (dương cung) -ĐOÁI (âm cung)
SANH KHÍ: thuộc THAM lang tinh, Dương Mộc, Thượng kiết.
Phàm cung mạng hiệp được phương Sanh Khí này lợi cho việc làm quan, làm
ăn mau giàu, nhân khẩu tăng thêm, khách khứa tới đông, đến năm, tháng Hợi,
Trang 18Mẹo, Mùi thì được đại phát tài
THIÊN Y: thuộc CỰ môn tinh, Dương Thổ, Thượng kiết.
Nếu vợ chồng hiệp mạng được cung Thiên y và tạo tác nhà cửa, đường ra vào được Phương này thì giàu có ngàn vàng, không tật bịnh, nhơn khẩu, ruộng vườn, súc vật được đại vượng, khoảng một năm có của Đến năm, tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì phát tài
DIÊN NIÊN (PHƯỚC ĐỨC): thuộc VÕ khúc tinh, Dương Kim, Thứ kiết.
Vợ chồng hiệp mạng được cung này, đường ra vào, phòng, nhà miệng lò bếp xoay vế phương Diên niên chủ về việc: trung phú, sống lâu, của cải, vợ chồng vui vẽ, nhơn khẩu, lục súc được đại vượng Ứng vào năm, tháng Tỵ, Dậu, Sửu
PHỤC VÌ (QUI HỒN): thuộc BỒ chúc tinh, Âm Thủy, Thứ kiết.
Phàm vợ chồng hiệp được cung Phục vì được Tiểu phú, Trung thọ, sanh con gái nhiều, con trai ít Cửa lò bếp, trạch chủ nhà được phương Phục vì gặp năm
có Thiên Ất Quy Nhơn đến Phục vì ắt sanh con quý, dễ nuôi (Muốn cầu con nên đặt lò bếp day miệng về hướng này)
TUYỆT MẠNG: thuộc PHÁ quân tinh, Âm Kim, Đại hung.
Bổn mạng phạm cung Tuyệt mạng có thể bị tuyệt tự, tổn hại con cái, không sống lâu, bịnh tật, thối tài, ruộng vườn súc vật bị hao mòn, bị người mưu hại (người hà bị mưu hại: thương nhơn khẩu) Ứng vào năm, tháng Tỵ, Dậu, Sửu
NGŨ QUỶ (GIAO CHIẾN):LIÊM trinh tinh, Âm Hỏa, Đại hung.
bị hỏa hoạn, bịnh tật, khẩu thiệt, hao mòn ruộng vườn, gia súc, thôi tài, tổn nhơn khẩu Lâm nạn vào năm, tháng: Dần, Ngọ, Tuất
LỤC SÁT (DU HỒN): thuộc VĂN khúc tinh, Dương Thủy, Thứ hung
Nếu phương hướng nhà cửa phạm nhằm thì bị: mất của, cãi vã, hao mòn gia súc vườn ruộng, thương tổn người nhà Ứng vào năm, tháng: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi
HỌA HẠI (TUYỆT THẾ): thuộc LỘC tồn tinh, Âm Thổ, Thứ hung.
Phương hướng nhà cửa, cưới gả vân vân phạm vào thì bị quan phi, khẩu thiệt, bịnh tật, của cải suy sụp, thương nhơn khẩu Ứng hại vào năm, tháng: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi
CÁCH KHẮC CHẾ NHÀ CÓ HƯỚNG XẤU
Sanh khí giáng Ngũ quỷ Thiên y chế Tuyệt mạng Diên niên yểm Lục sát Chế phục an bài đinh
Ví dụ: nhà có phướng phạm vào ngũ quỷ, xoay hướng bếp sang hướng sanh khí sẽ trừ được tà khí
Trang 19II GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHƯỢC ĐIỂM CỦA NHÀ VÀ ĐẤT CƠ BẢN
Trong cuộc sống, phong thủy có vai trò quan trọng, mọi người ai cũng muốn sở hữu một căn nhà hợp phong thủy Tuy nhiên mọi thứ không bao giờ hoàn hảo hoàn toàn, trong phong thủy cũng vậy Vì vậy chúng ta cần nắm một số kĩ năng căn bản trong việc hóa giải chúng
§ Sơ đồ về hướng giải quyết
nó gây nhức đầu và giáng khí người nhà, nếu cao quá nó làm mọi người khó chịu Ở nơi chật hẹp, gương giúp dễ vận khí, tạo cảm giác rộng và sáng
Quả cầu thủy tinh(có nhiều góc cạnh nhỏ): Được dùng để điều chỉnh khí trong nhà và trong văn phòng, giải trừ thiết kế lệch lạc, làm tốt hơn các cung trong Bát quái Làm tán hung khí trong nội thất vá ngoại biên Thủy tinh cầu dùng tăng vượng khí vận trong nhà để giúp người cư ngụ cải thiện cuộc đời