Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Nêu được định nghĩa về chuỗi thức ăn và bậc dinh dưỡng, lưới thức ăn, tháp sinh thái - Phân biệt được các loại chuỗi thức ăn và cho ví dụ minh hoạ.. 3 - Thái đ
Trang 1Sinh viên: Phan Hồ Anh Phương GIÁO ÁN DỰ THI
Bài 57: MỐI QUAN HỆ DINH DƯỠNG
A Mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa về chuỗi thức ăn và bậc dinh dưỡng, lưới thức ăn, tháp sinh thái
- Phân biệt được các loại chuỗi thức ăn và cho ví dụ minh hoạ
- Xác định và phân biệt được chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
- Giải thích được vì sao mối quan hệ “vật ăn thịt- con mồi” là mối quan hệ sinh học quan trọng và bao trùm nhất
2 - Kĩ năng:
- Quan sát và phân tích tranh, phim
- Thiết lập sơ đồ
- Hoạt động nhóm
3 - Thái độ:
- Ý thức được vai trò của các loài sinh vật trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn từ
đó có biện pháp bảo vệ độ đa dạng của quần xã cũng như bảo vệ môi trường
B Phương pháp dạy học:
- Hỏi đáp - tìm tòi
- Biểu diễn tranh, phim - tìm tòi
C Phương tiện dạy học:
- Giáo án điện tử
- Máy vi tính, máy chiếu
D Tiến trình:
1 Kiểm tra bài cũ: (3 phút) (slide 1)
- Em hãy nêu các mối quan hệ trong quần xã sinh vật?
- Theo em, mối quan hệ nào là quan trọng nhất? Tại sao?
2 Bài mới: (40 phút).
Đặt vấn đề: Mối quan hệ "con mồi - vật ăn thịt" trong quần xã là một trong những mối quan hệ sinh học quan trọng và bao trùm nhất Để hiểu được vì sao thì chúng ta cùng đi vào “bài 57: Mối quan hệ dinh dưỡng” (slide 2)
Trang 2Nội dung trình chiếu Hoạt động của GV Hđ của HS
Slide3
Slide 3
Slide 4
Slide 5
Hoạt động 1: Định ng chuỗi thức ăn
- Giới thiệu bài học gồm 3 phần:
chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng
- Vào mục I/ Chuỗi thức ăn và bậc
dinh dưỡng: Mối quan hệ dinh
dưỡng được thể hiện trước hết qua chuỗi thức ăn.
- Chiếu tranh 4 sinh vật: cây xanh, sâu, chim ăn sâu và đại bàng Hỏi
gợi ý: “ Trong tự nhiên thì 4 sinh
vật này có mối quan hệ với nhau như thế nào?”.
- Tiếp: “Trong tự nhiên, sâu ăn thực vật và bị chim ăn sâu ăn thịt, còn chim ăn sâu thì ăn sâu và bị đại bàng ăn thịt.NHư vậy, tất cả 4 sinh vật này đã tạo nên một chuỗi thức
ăn mà chúng là các mắc xích Vậy
chuỗi thức ăn là gì?”
- Gọi HS trả lời
- Hoàn thiện định nghĩa chuỗi thức
ăn để HS ghi vào vở Đọc chậm
- Đưa ví dụ về chuỗi thức ăn Lưu ý HS:
+ Hướng mũi tên từ trái qua phải
+ Vật mồi đứng trước vật ăn nó
Hoạt động 2: Phân loại chuỗi th.ăn.
- Yêu cầu HS quan sát 2 chuỗi thức
ăn sau
- Chiếu 2 chuỗi thức ăn bắt đầu bằng
- Quan sát tranh, suy nghĩ câu hỏi của GV
- Lắng nghe
- Suy nghĩ
- Trả lời
- Ghi bài
- Lắng nghe
- Chú ý
- Quan sát
Trang 3Slide 6
Slide 7
Slide 8
Slide 9
sinh vật tự dưỡng và mùn bã sinh
vật Yêu cầu HS cho nhận xét về 2 chuỗi thức ăn này.
- Gọi HS trả lời
- Lấy ý trả lời của HS về sự khác
nhau để tiếp:“Dựa vào nguồn thức
ăn khởi đầu của chuỗi thức ăn mà người ta chia chuỗi thức ăn làm 2 loại trong tự nhiên:… ”
- Đưa ví dụ về đồng cỏ Mộc Châu
để thấy rõ tùy thời điểm mà chuỗi thức ăn nào chiếm ưu thế
-“ Các em hãy quan sát tiếp”.
Hoạt động 3: Bậc dinh dưỡng.
- Vào phần: Giới thiệu các mắc xích cấu tạo nên chuỗi thức ăn được gọi
là các bậc dinh dưỡng
- “Bậc dinh dưỡng được định nghĩa như thế nào?” Tiếp: “Chúng ta cùng đi vào phần 3) Bậc dinh dưỡng.”
- Đọc chậm cho HS ghi bài
- Yêu cầu HS điền tên các bậc dinh dưỡng tương ứng của chuỗi thức ăn
đã được biết ở đầu bài (củng cố bậc dinh dưỡng)
- Bâc dinh dưỡng được đánh số từ 1 đến 4 bắt đầu từ thực vật.
- Đưa ra các sinh vật trong một quần
- Nhận xét
- Ghi bài
- Lắng nghe
- Suy nghĩ
- Nghe và ghi chép
- Trả lời
- Quan sát,
Trang 4Slide 10
Slide 11
Slide 12
xã ở cạn và yêu cầu HS thành lập các chuỗi thức ăn có thể có trong
quần xã (củng cố chuỗi thức ăn)
Cho HS thảo luận và làm trong 1 phút
- Gọi 2 HS ở 2 dãy lên bảng ghi ra mỗi bạn 5 chuỗi thức ăn
- Nhận xét phần trình bày của 2 HS
và hoàn chỉnh
Hoạt động 4: Định nghĩa lưới thức
ăn
- Dựa vào các chuỗi thức ăn mà HS
đã trình bày để vào phần: “ Các em
thấy các chuỗi thức ăn này có các mắc xích giống nhau.Vì vậy, cô sẽ viết gọn lại các chuỗi này như thế này”
- Chiếu lưới thức ăn “ Đây được
gọi là lưới thức ăn Vậy lưới thức
ăn là gì?”
- Gọi 1 HS trả lời
- Nhận xét câu trả lời và hoàn chỉnh
- Đọc chậm
- Yêu cầu HS quan sát 2 lưới thức
thảo luận và làm bài tập
- Lên bảng trình bày
- Quan sát
- Suy nghĩ
- Trả lời
- Ghi bài
- Suy nghĩ,
Trang 5Slide 13
Slide 14
ăn của 2 quần xã và cho biết “ quần
xã nào phức tạp hơn? Tại sao?”
- Hoàn chỉnh và đọc cho HS ghi bài
- “Từ nãy giờ cả lớp mình đã được
quan sát các tranh về chuỗi và lưới thức ăn Bây giờ, cô sẽ cho các em xem một đoạn phim về mối quan hệ dinh dưỡng trong tự nhiên”.
Hoạt động 5: Ý nghĩa của lưới thức
ăn
- Giới thiệu đây là đoạn phim về hoạt động săn mồi của Rắn sa mạc
- Yêu cầu HS quan sát để đưa ra
“nhận xét về hoạt động bắt mồi của rắn và hoạt động của con mồi?”
- Chiếu phim
- Nhắc lại yêu cầu đã đặt ra
- Hoàn chỉnh, gợi ý để đưa đến ý là“
Con mồi có sự lẩn trốn kẻ thù, song vật ăn thịt còn có hoạt động tinh vi, khôn khéo hơn Đó chính là ý nghĩa đầu tiên của lưới thức ăn hay là của mối quan hệ dinh dưỡng”.
- Đọc cho HS ghi ý nghĩa thứ nhất
trả lời
- Ghi bài
- Chú ý
- Chú ý, xác định mục đích xem
- Quan sát
và suy nghĩ
- Trả lời
- Ghi bài
Trang 6Slide 15
Slide 16
Slide 17
- “ Một vấn đề nữa chúng ta cần
quan tâm đó là: Trong lưới thức ăn
này, nếu quần thể chim ăn sâu bị tiêu diệt thì sẽ có những hậu quả như thế nào?”
- Nhận xét câu trả lời
- Hoàn chỉnh:
+ “Chim sâu giảm -> sâu tăng
-> cây xanh và đồng cỏ bị sâu ăn sạch Ngoài ra, đồng cỏ ko còn thì thỏ và ngựa vằn cũng dần dần bị tiêu diệt, lại dẫn đến sử tử bị chết dần do thiếu nguồn thức ăn Như vậy, một quần thể nào đó trong chuỗi thức ăn bị tiêu diệt thì sẽ làm ảnh hưởng đến không những chuỗi thức ăn có nó mà còn đến toàn bộ lươi thức ăn trong quần xã, gây mất cân bằng sinh học”.
+ “ Mặt khác, cây xanh và đồng
cỏ không có thì cũng làm lượng Oxi trong không khí giảm, ô nhiễm môi trường, ko có cây giữ đất gây xói mòn, lũ lụt…v…v…ảnh hưởng lên đời sống của con người chúng ta”
Vậy để bảo vệ môi trường, chúng ta phải làm gì? => Chúng ta phải bảo
vệ các sinh vật, không nên săn bắn bừa bãi, gây tuyệt chủng”
- Suy nghĩ, trả lời
- Lắng nghe
- Suy nghĩ
Trang 7Slide 18
Slide 19
Slide 21
- “Vậy ý nghĩa tiếp theo của lưới
thức ăn đó là:….”
- Đọc chậm
Hoạt động 6: Tháp sinh thái
- Chiếu slide, giảng giải rồi hỏi “Độ
lớn các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn này liệu có bằng nhau ko?”
- “Giả sử xét về số lượng cá thể thì
1 người không thể ăn hết 1 con bò, hay 1 con bò không thể chỉ ăn 1 cây linh lăng Vì vậy, độ lớn các bậc dinh dưỡng : cây linh lăng, bò và người nói chung và của các sinh vật nói riêng đều khác nhau.
Do có sự khác nhau về mức độ dinh dưỡng như vậy nên người ta đã lập ra các hình tháp sinh thái
Chúng ta sẽ cùng đi vào mục III/
Hình tháp sinh thái để biết rõ hơn.”
- Đọc chậm
Slide 20
- Ghi bài
- Quan sát, suy nghĩ
- Lắng nghe
- Chú ý
- Ghi bài
- Quan sát, thảo luận và
Trang 8Slide 22
Slide 23
- “Quan sát các dạng tháp sinh
thái sau và xác định tên của từng tháp”.
- Trình bày các tháp đều có dạng đáy to, trên thu nhỏ dần
- Lưu ý là độ dài 3 hình chữ nhật thể hiện độ lớn của bậc dinh dưỡng cây linh lăng ở 3tháp là bằng nhau Tuy nhiên ở 3 tháp thì độ dài các hình chữ nhật thể hiện độ lớn của bậc dinh dưỡng bò và người thì khác nhau
- “ Tháp năng lượng là dạng tháp
chuẩn nhất, hoàn thiện nhất Tại sao?”
- Tiếp: “ Có khi nào chúng ta ăn cả lông, móng của bò hay không? Như vậy, tất cả năng lượng của bò không được người hấp thu hết Hay bò cũng vậy, ko thể tiêu thụ hết các chất bã của cỏ mà phải thải chất bã
ra ngoài Nghĩa là năng lượng ở bậc dinh dưỡng cao bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng củabậc dinh dưỡng thấp hơn nó Vì vậy, tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn”.
- Giải thích rõ thêm tại sao tháp số lượng và tháp sinh khối đôi khi ko
có dạng chuẩn:
+Tháp số lượng vật chủ-vật kí sinh
+ Tháp sinh khối của quần xã SV nổi trong nước
trả lời
- Chú ý, suy nghĩ
- Lắng nghe
- Quan sát, trả lời
Trang 9- “ Một câu hỏi nhỏ dành cho cả
lớp”
- Đưa ra câu trả lời cho HS
E Bài tập về nhà: (2 phút)
- Học thuộc bài cũ
- Trả lời câu hỏi ở SGK 12 NC trang 239
- Đọc trước bài 58: “Diễn thế sinh thái”
=> Nhận xét lớp học về tinh thần xây dựng bài