Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 48 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
48
Dung lượng
1,1 MB
Nội dung
1 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trái đất - hành tinh xinh đẹp của chúng ta, được bao phủ bởi ¼ diện tích bề mặt là mầu xanh của cỏ cây. Nhưng hơn thế nữa khoảng ¾ còn lại chính là mầu xanh của nước. Các nhà khoa học đã chứng minh nhờ có sự khác biệt này so với các hành tinh khác mà trái đất của chúng ta có thể đem lại sự sống cho khoảng 6.987.495.000 dân số thế giới. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi: “Cuộc sống này sẽ ra sao?”. Câu trả lời thật đơn giản: Sự sống sẽ không tồn tại ! Con người là một thực thể luôn luôn vận động và không ngừng phát triển. Tất cả các hoạt động của cuộc sống sinh tồn đó từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí hay môi trường đều cần đến nước. Mặc dù nước là tài nguyên có thể tái tạo được, nhưng mặt khác nó là tài nguyên hữu hạn. Sự thật cho thấy dân số thế giới bùng nổ, công nghiệp dịch vụ tăng nhanh, kéo theo gia tăng nhu cầu sử dụng nước đẩy nguy cơ và mức độ ô nhiễm nước lên một mức đáng cảnh báo. Trong khi nguồn nước ngọt trên thế giới đang dần khan hiếm. Ngoảnh nhìn lại con số 1386 triệu km 3 của tổng lượng nước tại lớp vỏ địa lí, tại đó nước ngọt chỉ chiếm 2,5% bao gồm: 1.7% tồn tại dưới dạng băng tuyết tạị hai cực địa lí, 0.17% là số lượng nước ngọt trong tất ca sông hồ. Đã vậy nguồn nước này phân bố không đều theo không gian và thời gian, điều đó khiến nguồn nước ngọt trở thành một trong những tâm điểm của sự tranh cãi, thậm chí xung đột chính trị tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Quay trở lại với thực trạng nguồn nước ngọt ở Việt Nam, với sự ban tặng khá ưu đãi của tạo hóa, cả nước có khoảng 3260 con sông, trung bình 0,5- 1km sông/km, cùng với mạng lưới suối hồ ao đầm gần như dày đặc. Cùng với khả năng tái tạo nước ngọt lên tới 900 tỉ m 3 . Nhưng phân bố không đều trong năm và tại các vùng, địa phương khác nhau. Hoạt động sống và sản xuất của nhân dân gắn liền với nước ngọt, đặc biệt là nền sản xuất nông nghiệp chủ đạo của quốc gia hiện nay. Thực trang cho thấy chất lượng cuộc sống được nâng lên đồng thời nhu cầu sử dụng nước tăng theo. Song con người đã sử dụng nước ngọt như thế nào, tác động ra sao? Tại sao lại có 2 những vụ việc đình đám như: sản xuất phân bón NPK Phú Thọ, Vedan….Và trước tình hinh đó thái độ của các cá nhân và tổ chức ra sao? Chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nước cho sản xuất và đời sống, việc nghiên cứu đầy đủ và kĩ lưỡng về tài nguyên nước của quốc gia là việc cần cấp thiết. Đồng thời nhận rõ, đối diện và tìm phương pháp khắc phục là vấn đề thời sự. Chúng tôi sẽ cố gắng đưa những thông tin, số liệu và mạnh dạn đề xuất một số phương pháp trong đề tài tiểu luận của nhóm: “Vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngọt ở Việt Nam”. 2. Mục đích và nhiệm vụ 2.1 Mục tiêu. - Thống kê, nghiên cứu các thông tin về tài nguyên nước ngọt ở Việt Nam (đặc điểm, phân bố, mức độ ô nhiễm, phân loại, giải pháp). Nhằm đưa ra ý kiến tham khảo về phương pháp, cách thức cải tạo làm giảm bớt mức độ và quá trình ô nhiễm - Tạo cơ hội tìm hiểu lí thuyết, hiểu rõ vấn dề phục vụ trực tiếp qúa trình học Địa lý tự nhiên 2, phần thủy quyển.đồng thời phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và kiến thức giảng dạy sau này. 2.2 Nhiệm vụ. - Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên nước ngọt Việt Nam, điều kiện hình thành, phân bố. - Thực trạng sự xuống cấp, ô nhiễm nước (phân loại, mức độ ). - Làm rõ nguyên nhân. - Đề xuất giải pháp. 3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 3.1 Quan điểm nghiên cứu. 3.1.1 Quan điểm lãnh thổ: Việt Nam là quốc gia có đặc điểm riêng biệt về tự nhiên, kinh tế - xã hội. Việc sử dụng quan điểm này nhằm đánh giá và phân hóa các đối tượng trên lãnh thổ để thây được mức độ tập trung hay phân tán của nguồn nước. 3.1.2 Quan điểm hệ thống: Nhằm lắp ráp mối lien hệ tài nguyên này với điều liện tự nhiên và các tài nguyên khác đồng thời thể hiện sự kết hợp thống kê với các kiến thức lí thuyết theo một trình tự, hệ thống. 3.1.3 Quan điểm tổng hợp: 3 Quan điểm này tạo cơ sở đánh giá tổng hợp và dự báo tài nguyên nước của quốc gia. 3.2 Phương pháp nghiên cứu. 3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu phân tích và xử lí dữ liệu. Phương pháp này yêu cầu khi nghiên cứu đề tài cần thu thập tim hiểu tài liệu (văn liệu, số liệu thống kê.…) từ các nguồn thực tế sách báo, web. Tiến tới xử lí rồi đưa ra kết luận cần thiết làm cơ sở cho ý tưởng cốt lõi của bài tiểu luận. 3.2.2 Phương pháp dung hình ảnh trực quan, sinh động. Với việc đưa các hình ảnh minh chứng bảng biểu…giúp bài tiểu luận có cơ sở và thêm phần hấp dẫn. 3.2.3 Các phương pháp khác. Bài có sử dụng kết hợp các phương pháp: so sánh, phân tích, tổng hợp… để đưa ra kết luận. Phương pháp dự báo, phương pháp phân loại hệ thống hóa. Chúng em đã vận dụng các phương pháp nêu trên trong bài tiểu luận nhằm làm sang tỏ đề tài đã chọn. 4 II. NỘI DUNG 1. Khái niệm Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều sấu đi các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của nước với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng,rắn làm cho nguồn nước chở nên độc hại với con người và sinh vật làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. 2. Sự phân bố nước ngọt ở Việt Nam Sự phân bố ngọt ở Việt Nam khá phức tạp bao gồm: Lượng nước ngọt ở trên bề mặt và lượng nước ngọt trong lòng đất. 2.1. Lượng nước ngọt trên bề mặt đất Nước trên bề mặt là lượng nước trên các con song, hồ, biển đại dương. Lượng nước này phụ thuộc vào chế độ nước sảy ra vào dòng chảy vào từ mưa dòng chảy chàn trên mặt đất, lượng nước ngấm xuống đất và lượng nước ra nhập các nhánh. Ở Việt Nam lượng nước trên mặt tồn tại trên các con sông, rạch, ao, hồ, đầm lầy nước ngọt, lượng nước mưa rơi xuống. Vì nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa trung bình là 1800mm/năm nên nguồn nước ngọt trên bề mặt khá dồi dào và tập trung ở một số con sông và một số hồ nước lớn. Theo số liệu: Việt Nam có hệ thống sông dày đặc gồm 2360 sông suối lớn nhỏ. Ngoài ra còn có 13 hệ thống sông lớn, chiều dai mỗi con sông trên 10km, diện tích lưu vực trên 300km 2 . Trong đó sông Mê Kong và sông Hồng là quan trọng nhất. Tất cả các dòng sông trên đất nước ta cung cấp một lượng nước dồi dào khoảng 255 tỉ m 3 /năm. Trong đó 8 vùng kinh tế lớn là: Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng Bằng Sông Hồng,Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Cửu Long đều nằm trong lưu vực của các sông chính. Trong đó Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đồng Bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc đây là một ưu điểm về phát triển kinh tế vì chúng không những cung cấp lượng nước ngọt khá lớn cho nền tế nước nhà mà còn giúp tăng cường hệ thống giao thông đường thủy. Lượng nước ngọt ở nước ta phân bố chủ yếu ở các sông lớn như: Sông Cửu Long, sông Đồng Nai, sông Mã, sông Cả, sông Thái Bình, sông Thu Bồn, sông Ba…Sông Hồng có chiều dài 1149km lưu vưc 143700km 2 . Lưu 5 lượng tại cửa sông trung bình là 2640m 3 /s. Sông Cửu Long có lưu lương rất lớn khoảng 6000m 3 /s vào mùa khô, mùa mưa có thể lên đến 120.000m 3 /s. Sông Đồng Nai có chiều dài 437km với lưu vực là 38.600km 2 . Lượng nước có thể sử dụng là 325 x 109m 3 /ngày. Tài nguyên nước trên mặt ở thành phố Hồ Chí Minh khá lớn với hệ thống kênh rạch dài khoảng 7880km, tổng diện tích mặt nước là 35.500 ha. Ngoài ra còn có 460 hồ vừa và lớn. Hằng năm Việt Nam có lượng mưa trung bình là 2050mm/năm cao nhất là 2640mm thấp nhất là 1600mm tập trung chủ yếu vào tháng 7-8-9 chiếm 90% lượng mưa cả năm đây là nguồn nước ngọt dồi dào, cung cấp nước cho sông rạch và dước đất. Tuy nhiên lượng dòng chảy ngay cả chế độ nước cũng luôn thay đổi sự thay đổi này là do sự tác động của các điều kiện địa lí tự nhiên và xã hội nhất là khí hậu. Dọc theo chiều dài sông có sự thay đổi rõ rệt, càng về hạ lưu lượng nước càng tăng, lượng nước ở đồng bằng nhiều hơn ở đồi núi. Ví du: như sông Lô ở Hà Giang là 165m 3 /s, ở Phù Ninh (Phú Thọ) là 970m 3 /s. Ngoài các con sông ra lượng nước ngọt trên mặt ở nước ta còn phân bố ở một số các hồ, đầm như hồ Ba Bể, Hồ Tây…Hồ Ba Bể không những là hồ lớn nhất nước ta mà nó còn là một trong 100 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Hồ có độ cao khoảng 450m so với mặt nước biển có diện tích mặt nước là 650 ha, chiều dài gần 8km, độ sâu trung bình 20 - 25m. Một lượng nước ngọt khá lớn còn tập trung ở một số hồ nhân tạo như: Hồ Dầu Tiếng và một số hồ chứa trên các con sông để phuc vụ cho thủy điện như hồ Hòa Bình, Thác Bà, Đa Nhim, Yaly… 2.2. Lượng nước ngọt trong lòng đất (nước ngầm) Nước ngầm là một bộ phận quan trọng nhất của nước dưới đất. Nước này là nước trọng lực ở trạng thái tự do, hoàn toàn bão hòa và tồn tại thường xuyên trong lớp chứa nước đầu tiên tính từ mặt đất xuống Trữ lượng nước dưới đất ở Việt Nam khá dồi dào nằm trong các tầng chứa nước. Theo tài liệu thăm dò vào khoảng 1,2 x 109m 3 /ngày thăm dò sơ bộ là 15 x 109m 3 /ngày. Theo số liệu thống kê năm 2005 cho thấy nhiều tỉnh thành trong cả nước đang khai thác nước dưới đất với lưu lượng nước khá lớn sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, dịch vụ…Hà Nội là 750.000m 3 /ngày, thành phố Hồ Chí Minh 1.600.000m 3 /ngày, Tây Nguyên 500.000m 3 /ngày. Riêng thành phố Hồ Chí Minh trữ lượng tiêm năng nước dưới đất tại các tầng chứa nước là 2.501.059m 3 /ngày. Trên địa 6 bàn thành phố có 100.000 giếng khoan khai thác nước ngầm đa số ở tầng chứa nước pleistocen và plicen chiếm 56,61% Tuy nhiên với các hoạt động sản xuất của con người tài nguyên nước nói chung và nguồn nước ngọt ở nước ta nói riêng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo kết quả gần đây của trung tâm quan trăc và dự báo tài nguyên nước Bộ Tài Nguyên và Môi Trường thì trong 10 năm nước ngầm tại một số nơi ở Hà Nội giảm 6m, tại thành phố Hồ Chí Minh giảm 10m. Đào giếng khoan không có nước, đôi khi lại vô ý không lấp đất lại nước bẩn tràn vào và ngấm xuống đó làm cho nước bị ô nhiễm. 3. Sự ô nhiễm nguồn nước 3.1. Các loại ô nhiễm nguồn nước Nước tham gia vào tất cả các hoạt đông sống của con người và động thực vật. Nếu không có nước sẽ không có sự sống, bởi vậy nước đóng vai trò rất quan trọng. Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có thể gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước ngọt ở Việt Nam bao gồm các chất thải ở dạng khí ( khí thải ), rắn ( chất thải rắn ) chứa hóa chất hoặc các tác nhân vật lý, sinh học và các năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Ta có thể phân ra thành các loại ô nhiễm như sau: 3.2. Ô nhiễm sinh học của nước Sinh vật có mặt trong môi trường nước dưới nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh những sinh vật có ích thì có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho con người và sinh vật. Trong số này đáng chú ý là các loài vi khuẩn, siêu vi khuẩn và kí sinh trùng gây bệnh như các loại kí sinh trùng gây bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn gây viêm não Nhật Bản… Con người qua sử dụng nước bị nhiễm vi khuẩn qua một thời gian sẽ bị một số bệnh như đã nêu trên tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm nặng hay nhẹ của nguồn nước. 7 3.3. Ô nhiễm do các chất vô cơ Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong công nghiệp như một số nhà máy hóa chất, và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như kẽm (Zn), magan (Mn), đồng (Cu) là những chất độc hại cho thủy sinh vật. Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp như việc sử dụng phun thuốc trừ cỏ và trừ sâu. Nhiễm độc do chì (Pb) đó là chì được sử dụng làm chất phụ gia trong xăng và các chất kim loại khác như đồng (Cu), kẽm (Zn), chrom; rất độc đối với sự sống và phát triển của sinh vật thủy sinh. Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc với sinh vật và con người. Là chất có ít trong tự nhiên nhưng ô nhiễm thủy ngân rất đáng sợ. Thủy ngân ít bị phân hủy sinh học nên có khuynh hướng tích tụ trong sinh vật thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân hóa học cũng đáng lo ngại. Phân bón làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm. Nhưng các cây trồng chir sử dụng được khoảng 30% - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hóa sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới 3.4. Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp Ngoài ra hợp chất hữu cơ tổng hợp cũng có nhiều tính độc hại. Nhiều chất thải độc hại có chứa hợp chất hữu cơ như phenol thải vào nước làm chết vi khuẩn, cá và các động vật khác, làm giảm O 2 tăng hoạt động của vi khuẩn yếm khí tạo ra các sản phẩm độc và có mùi khó chịu như: metan ( CH 4 ), amoniac (NH 3 ), axit sunfuro (H 2 S) a. Hydrocacbon (C x H y ) 8 Hydrocacbon là hợp chất của các nguyên tố của cacbon và hydrogen chúng ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dầu và trong dung môi hữu cơ. Chúng là một trong những nguồn ô nhiễm của nền văn minh hiện đại. Việc đánh bắt cá trên những sông ngòi có thể không ăn được do cá có mùi dầu. Việc thải các chất thải của các nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu vô ý làm rơi vãi xăng dầu làm ô nhiễm nguồn nước nhưng cũng tồn tại nhiều thực tế là việc sử lý nước thải chưa đúng kỹ thuật của một số nhà máy xí nghiệp làm một phần nước thải vẫn chảy qua cống rãnh và thải ra các sông ngòi. Mà như chúng ta cũng biết, tốc độ thấm của xăng dầu gấp 7 lần của nước sẽ làm các lớp nước ngầm bị nhiễm, đấy là một điều rất nguy hiểm đến đời sống của con người. Việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và gây ra một số loại bệnh tật. Ảnh: Nước thải công nghiệp 9 b. Chất tẩy rửa, bột giặt tổng hợp và xà bông Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, việc phát triển và mở rộng các ngành công nghiệp là hướng phát triển đúng đắn. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực của nó thì việc mở rộng các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt là các xí nghiệp chế biến túi nilong, công nghiệp dệt may, giày da… Trong quá trình sản xuất sử dụng các chất tẩy rửa rồi thải ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước. c. Nông dược (pesticides) Người ta dựa trên những đặc tính lý hóa mà phân ra thành những các nông dược như sau: - Thuốc sát trùng (insecticides): Việc sử dụng thuốc sát trùng quanh những khu vực chăn nuôi nó cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước vì quá trình sử dụng thuốc sát trùng do tác động của nước sẽ bị phân hủy và theo dòng nước phân hóa rộng ra môi trường. - Thuốc diệt nấm ( fongicides ) - Thuốc diệt cỏ (herbicides ) - Thuốc diệt chuột ( diệt gặm nhấm – rodenticides ) - Thuốc diệt tuyến trùng ( nematocides ) - Các nông dược tạo nên một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc do việc sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm. Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp, nhưng hậu quả cho môi trường và sinh thái cũng rất đáng kể. 10 Ảnh: Phun thuốc trừ sâu cho rau xanh 3.5. Ô nhiễm vật lý Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể dược vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng tốc độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng. Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ. Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hóa học như muối sắt, mangan, gốc clo tự do, hidrosunfur, phenol… làm cho nước có vị không bình thường. Các chất amoniac, sunfur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm cho nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm cho nước có mùi tanh của cá. [...]... cùng, cũng do chênh lệch nhiệt giữa biển và lục địa nên cũng sinh ra chênh lệch áp suất và tạo nên các gió địa phương (gió mùa, gió đất, gió biển) Về phương diện địa mạo, nước cũng có tác dụng xâm thực cơ học và hóa học vận chuyển hay bồi tụ để tạo nên các dạng địa hình cơ bản trên bề mặt Trái đất: địa hình xâm thực do nước chảy, địa hình băng hà…Đối với địa chất, nước tạo thành đá trầm tích: đá vôi,... trường, chua qua sử lý gì cả như: Tình trạng ô nhiễm nước ở cá đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận như: Sông, hồ, kênh, mương Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn ở các bệnh viện và cơ sở Y tế lớn chưa có hệ thống xử lý 19 nước thải,... tới gần 4.000 tấn/ngày, chỉ có 24/142 cơ sở Y tế lớn là có xử lý nước thải, khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời 20 Nước thải bệnh viện chua qua xử lý Không chỉ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mà còn rất nhiều các đô thị khác như Hải Phòng, Hếu, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương…nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá... nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước Nguyên nhân tự nhiên: Nguồn nước ngọt có thể bị ô nhiễm bởi các quá trình tự nhiên... thành phố lớn là rất nặng Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.00 - 400.000 m3/ngày, hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% luộng nước thải bệnh viện, 36/400 cơ sở sản xuất chưa có xử lý nước thải, lượng rác thải sinh hoạt chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất vên hồ, kênh, mương trong nội thành, chỉ số BOD, Oxy hòa tan,... con người và gia súc không được sử lý nên nguồn nước mặt hữu cơ và sinh vật ngày càng cao Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500 - 3.500MNP/100ml ở các vùng ven 17 sông Tiền và sông Hậu,tăng lên tới 3.800 - 12.500MNP/100ml ở các kênh tưới tiêu Chất thải của con người và gia súc không được xử lý Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm...Ảnh: Nước thải của nhà máy vedan 3.6 Ô nhiễm nhiệt Nhiệt độ của nước thải là một trong những thông số quan trọng, bởi vì phần lớn các sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đều ứng dụng các quy trình xử lý sinh học mà các quá trình đó thường bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ Nhiệt độ của nước thải ảnh hưởng tới đời sống thủy sinh vật, đến sự hòa tan của ôxi trong nước Nhiệt độ còn là một... nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước Nguyên nhân tự nhiên: Nguồn nước ngọt có thể bị ô nhiễm bởi các quá trình tự nhiên như: núi lửa phun, tai biến bão, lũ lụt, sự cố rò rỉ dầu tự nhiên, tuyết tan… Hoặc ô nhiễm tự nhiên do quá trình phát triển và chết đi của các loài thực vật, động vật có trong nguồn nước hoặc là do nước mưa rửa trôi các chất gây ô nhiễm chảo nguồn nước Do nằm trong khu vực có... viện tư nhân mọc ra rất nhiều và các giác thải này thải ra không thể kiểm xoát được, đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt ở Việt Nam 27 4.2.3 Hệ thống xử lý nước thải chưa được bảo đảm Hệ thống xử lý nước thải chưa được bảo đảm cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngọt ở Viêt Nam trở nên trầm trọng hơn Theo một vài thống kê hiện nay thì... ở những vùng vên biển: Sông Hồng, Sông Thái Bình, Sông Cửu Long, Ven biển Miền Trung Trên đây là nguồn nước và nguồn gây ra ô nhiễm nguồn nước ngọt ở nước ta Qua đó chung ta cần có những biện pháp xử lý và khắc phục kịp thời để tránh tình trạng thiếu nguồn nước ngọt trầm trọng trong tương lai 4 Nguyên nhân 4.1 Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt ở Việt nam Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu . học vận chuyển hay bồi tụ để tạo nên các dạng địa hình cơ bản trên bề mặt Trái đất: địa hình xâm thực do nước chảy, địa hình băng hà…Đối với địa chất, nước tạo thành đá trầm tích: đá vôi,. do chênh lệch nhiệt giữa biển và lục địa nên cũng sinh ra chênh lệch áp suất và tạo nên các gió địa phương (gió mùa, gió đất, gió biển). Về phương diện địa mạo, nước cũng có tác dụng xâm thực. trình ô nhiễm - Tạo cơ hội tìm hiểu lí thuyết, hiểu rõ vấn dề phục vụ trực tiếp qúa trình học Địa lý tự nhiên 2, phần thủy quyển.đồng thời phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và kiến thức