CHƯƠNG IV: LÁ Tiết 21: Ngày soạn:02/11/2011. Bài 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được các đặc điểm bên ngoài gồm: cuống, bẹ lá, phiến lá. - Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân lá trên phiến lá. 2. Kĩ năng: - Thu thập các dạng và kiểu phân bố lá - Nhận biết, phân biệt các loại: loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân lá trên phiến lá. - Kĩ năng làm việc theo nhóm 3. Thái độ: - Nghiêm túc, chính xác, lao động và học tập an toàn - Giáo dục hành vi bảo vệ thực vật B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát đặc điểm bên ngoài của lá, các kiểu xếp lá trên thân và cành. - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm. - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY/KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Dạy học nhóm nhỏ. - Trực quan. - Vấn đáp - tìm tòi. - Đóng vai - Trình bày 1 phút D. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: 1. GV: - Sưu tầm cành của một hoặc hai cây có lá mọc vòng; - Sưu tầm một cành có lá đơn và một cành có lá kép - Bảng phụ, phiếu học tập - Máy tính cá nhân và Projecter 2. HS: - Chuẩn bị theo nhóm: + Lá đơn(rau cải, bàng, lội ), lá kép(hoa hồng, me, xấu hổ) + Lá mọc cách(mồng tơi, dâm bụt ), lá mọc đối(cỏ lào, rau dệu, ), lá mọc vòng(hoa sửa, trúc anh đào, ) + Lá có gân song song hay hình cung (tre, nứa, trúc nhật, ), + 1 lá đơn và một lá kép + 3 kiểu xếp lá trên cành - Nghiên cứu bài mới, kẻ phiếu học tập. - Các nhóm phân công chuẩn bị mẫu vật, tranh vẽ E. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số:(1’) II. Kiểm tra bài cũ:(0’) III. Nội dung bài mới:(35’) 1. Đặt vấn đề: (1’) Lá là một cơ quan sinh dưỡng của cây. Vậy lá có những đặc điểm gì? Trước hết ta cùng nhắc lại kiến thức ở Tiểu học đã được biết về lá. 2. Triển khai bài dạy: Để hiểu rỏ thân gồm các bộ phận nào ta nghiên cứu mục 1 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: ( 05’) GV: Trình chiếu H 19.1 GV: Yêu cầu HS xác định các bộ phận của lá HS: cuống lá, gân lá và phiến lá GV: Sử dụng một lá đủ lớn vừa chỉ vừa chốt kiến thức. - Chức năng quan trọng nhất của lá là gì? HS: thực hiện chức năng quang hợp GV: Lá có nhận được as mới thực hiện được chức năng này. Vậy những đặc điểm nào giúp lá nhận được nhiều ánh sáng? Ta cùng n/c mục 1 * Ôn tập kiến thức về lá Lá gồm cuống lá, gân lá và phiến lá. Hoạt động 2: (16’) GV: Chiếu H 19.2 cho HS quan sát GV: Yêu cầu HS quan sát H 19.2 và kết hợp với mẫu vật mang tới lớp. Thảo luận: (03’) - Tìm những điểm giống nhau và khác nhau của phần phiến lá các loại lá - Những điểm giống nhau đó có tác dụng gì đối với việc thu nhận được ánh sáng của lá HS: Thảo luận trình bày, nhận xét, bổ sung lẫn nhau GV: Chốt kiến thức. 1. Đặc điểm bên ngoài của lá a. Phiến lá - Phiến lá có mùa lục, dạng bản dẹt, hình dạng và kích thước khác nhau, diện tích bề mặt của phiến lá lớn hơn so với cuống lá. - Những điển giống nhau của phiến các loại lá: dạng bản dẹt, màu lục và là phần to nhất của lá. - Những đặc điểm đó giúp phiến lá có thể thu nhận được nhiều as để chế tạo chất hữu cơ cho cây. GV: Yêu cầu HS lật mặt dưới của lá để nhìn rõ gân lá GV: Chiếu các kiểu gân lá HS: Quan sát H 19.3 để xác định được 3 loại gân lá: gân hình mạng, gân song song và gân hình cung GV: Chốt kiến thức HS: Thực hiện phần lệnh cuối mục b b. Gân lá - Gân hình mạng, ví dụ: lá gai, lá bàng - Gân song song, ví dụ: lá rẻ quạt, tre - Gân hình cung, ví dụ: lá địa liên, GV: Yêu cầu HS quan sát H 19.4 để phân biệt được lá đơn và lá kép c. Lá đơn và lá kép - Lá đơn, ví dụ lá mùng tơi: có cuống nằm HS: Quan sát hình để phân biệt lá đơn và lá kép GV: Chốt kiến thức HS: Thực hiện phần lệnh cuối mục c Chuyển tiếp: Các lá cùng xếp trên cành có nhu cầu as như nhau, vậy nó được sắp xếp thế nào? Ta cùng nghiên cứu tiếp mục 2 ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến lá, cả cuống lá và phiến lá rụng cùng một lúc. - Lá kép, ví dụ lá hoa hồng: có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một phiến(gọi là lá chét), chồi nách chỉ có ở trên cuống chính, không có ở cuống con, thường thì lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau. Hoạt động 2: (13’) GV: Chiếu hình các cách sắp xếp lá trên thân và cành GV: Yêu cầu HS quan sát ở màn hình và H 19.5 và kết hợp với mẫu vật mang tới lớp. Thảo luận: (05’) Hãy điền vào bảng dưới đây những thông tin mà em biết HS: Thảo luận, trình bày, nhận xét GV: Chiếu đáp án bảng: 2. Các kiểu xếp lá trên thân và cành ST T Tên cây Kiểu xếp lá trên cây Có mấy lá mọc từ một mấu thân Kiểu xếp lá 1 Lá cây dâu 1 Mọc cách 2 Lá cây dừa cạn 2 Mọc đối 3 Lá cây dây huỳnh 4 Mọc vòng 4 Lá cây phù dung 1 Mọc cách 5 Lá cây mò trắng 2 Mọc đối 6 Lá cây trúc đào 4 Mọc vòng HS: Tìm hiểu ý nghĩa sinh học của các kiểu xếp lá trên cây GV: Hướng dẫn để HS thấy được vị trí của các lá ở các mấu trên so với các lá ở mấu dưới trong cả 3 kiểu xếp lá. Tiếp đó, HS thảo luận để trả lời câu hỏi cuối mục 2: (02’) - Có mấy kiểu xếp lá trên thân, cành? Đó là những kiểu nào? - Cách bố trí của các lá ở các mấu thân có lợi gì cho việc nhận as của các lá trên cây? GV: sửa chữa và chốt lại kiến thức - Có 3 kiểu xếp lá trên cây: mọc cách, mọc đối và mọc vòng - Lá ở 2 mấu liền nhau mọc so le nhau, đặc điểm này giúp cho tất cả các lá trên cành có thể nhận được nhiều as chiếu vào cây. IV. Củng cố:(5’) - Qua bài học này, em biết được những điều gì? - Trò chơi ô chử: + Câu 1: (8 chử cái)Lá tre, nứa thường có dạng gân lá này? Đáp án: SONG SONG + Câu 2: (4 chử cái)Phiến lá thường có màu gì? Đáp án: XANH + Câu 3: (7 chử cái)Đây là phần lớn nhất của lá? Đáp án: PHIẾN LÁ + Từ khóa: OXI - GV: Trình chiếu các hoạt động sử dụng oxi và nhả khí cacbonic như: sự cháy, sự hô hấp Và so sánh với 1 quá trình là quang hợp để cung cấp oxi cho mọi hoạt động đó. Từ đó giáo dục ý thức, hành vi bảo vệ cây xanh cho HS. - Đọc phần kết luận chung và “em có biết” V. Dặn dò: (1’) - Hướng dẫn làm mẫu ép lá - Học bài củ và chuẩn bị bài mới. . CHƯƠNG IV: LÁ Tiết 21: Ngày soạn:02/11/2011. Bài 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được