Các hệ thống thiết bị trên giàn khoan Các loại giàn khoan và phạm vi ứng dụng của chúng Các hệ thống thiết bị chính trên giàn khoan dầu khí và chức năng Các thành phần của bộ khoan
Trang 1Giới thiệu
THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ KHOAN
Bộ môn Khoan – Khai thác Dầu khí Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí Đại học Bách Khoa TP HCM
GEOPET
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Nội dung khối kiến thức tổng quan về công nghệ khoan dầu khí.
1 Giới thiệu cơ sở khoan dầu khí: khái niệm, lịch sử, cơ sở khoan, các nguyên lý cơ bản
2 Thiết kế và cấu trúc giếng khoan, công nghệ khoan
3 Thiết bị và dụng cụ khoan
4 Sự cố trong công tác khoan và các phương pháp xử lý
5 Đo đạc trong quá trình khoan và lấy mẫu
6 Hoàn tất giếng – Gọi dòng
7 Dung dịch khoan và Xi măng
Trang 2GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
NỘI DUNG BUỔI HỌC
1 Các loại giàn khoan
2 Các hệ thống thiết bị trên giàn khoan
Các loại giàn khoan và phạm vi ứng dụng của chúng
Các hệ thống thiết bị chính trên giàn khoan dầu khí và chức năng
Các thành phần của bộ khoan cụ
Choòng khoan
Trang 3GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
1 CÁC LOẠI GIÀN KHOAN
CÁC LOẠI GIÀN KHOAN
Giàn khoan được chia thành hai loại:
Giàn khoan đất liền
Ngoài ra, giàn khoan còn được phân loại theo:
Chiều sâu khoan được: nhẹ, trung bình, sâu và siêu sâu
• Thiết bị khoan nhẹ: dưới 650 mã lực, khoan tối đa 2000 m.
• Thiết bị khoan trung bình: 650 - 1300 mã lực, khoan tối đa 4000 m.
• Thiết bị khoan sâu: 1300 - 2000 mã lực, khoan tối đa 7000 m.
• Thiết bị khoan siêu sâu: khoảng 3000 mã lực, khoan tối đa 9000 m.
Tải trọng nâng: công suất tời khoan
Tính cơ động: cố định, tự hành, bán tự hành
Trang 4GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
GIÀN KHOAN TRÊN ĐẤT LIỀN
Các giàn khoan nhẹ (khoan tối đa 2000m) được gắn trực tiếp trên xe tải cỡ lớn và dễ dàng di chuyển từ nơi này đến nơi khác
Các giàn khoan trung bình và sâu thường gắn trên rơ móc chuyên dụng hoặc xe lăn khổng lồ Các thiết bị
khoan này có thể di chuyển nguyên bộ
ở cự ly ngắn Khi cần di chuyển xa,
thiết bị được tháo rời từng phần
GIÀN KHOAN TRÊN ĐẤT LIỀN
Trang 5GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
CÁC LOẠI GIÀN KHOAN BIỂN
Ở biển, tùy thuộc độ sâu mực nước mà người ta sử dụng các loại giàn khoan khác nhau:
Giàn tự nâng (jack-up)
Giàn bán tiềm thủy (semi-submersible)
Tàu khoan (drill-ship)
Trên giàn khoan biển di động, thiết bị đầu giếng và thiết bị chống phun được lắp ngay dưới sàn khoan (nếu mực nước biển nhỏ hơn 60 m) hoặc dưới đáy biển (nếu mực nước biển lớn hơn 60 m)
Đối với mực nước biển dưới 100 m, người ta có thể dùng các giàn khoan biển cố định
CÁC LOẠI GIÀN KHOAN BIỂN DI ĐỘNG
Trang 6 Xà lan được làm ngập và nằm trực tiếp lên đáy.
Giếng khoan được thực hiện từ sàn xà lan.
GIÀN TỰ NÂNG
các chân thép khổng lồ Giàn có thể
khoan ở vùng nước sâu 20 – 120 m
Tại vị trí khoan, các chân thép được hạ
xuống đáy biển Nước được bơm vào
các boong xà lan làm cắm sâu các
chân thép vào đáy biển, giúp ổn định
giàn khoan trong quá trình làm việc
Các thiết bị đặt trên giàn thường nhô ra
bên ngoài và trượt được để có thể tiến
hành khoan ngoài phạm vi của sàn
khoan
Trang 7GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
GIÀN BÁN TIỀM THỦY
nước dưới các chân đế, giúp giàn nổi lưng
chừng, tạo thế ổn định giàn tốt nhất
Nhờ hệ thống máy tính điện tử, hệ thống
kiểm soát dằn được tự động giữ độ cao
nhúng chìm giàn thích hợp và ổn định giàn
Các giàn khoan bán tiềm thủy có thể được
sử dụng để khoan thăm dò và khai thác
trong vùng biển có mực nước sâu từ 60
-1200 m
TÀU KHOAN
được sử dụng cho các giếng khoan
tìm kiếm, thăm dò xa đất liền
Có thể vận hành trong vùng biển có
chiều sâu mức nước từ 30 - 2000 m
đôi khi đến 2800 m
Hệ thống định vị động học có khả
năng hiệu chỉnh tự động vị trí thiết bị
khoan nhờ các động cơ đẩy dọc
(propellers) và đẩy ngang (thrusters)
gắn dưới tàu Các động cơ này được
kích hoạt và điều khiển bằng máy tính
Trang 8GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
GIÀN KHOAN BIỂN CỐ ĐỊNH
Giàn khoan và khai thác cố định chế tạo lần đầu tiên vào năm 1937
Đa số giàn khoan cố định có cấu trúc chân đế bằng thép, một số giàn khoan thế hệ mới có chân đế bằng bê tông cốt thép
Từ một giàn khoan cố định có thể khoan 16 - 32 giếng, hoặc 40 giếng đối với một số giàn đặc biệt
CÁC LOẠI GIÀN KHOAN BIỂN KHÁC
Công nghệ hiện nay cho phép khoan
và khai thác ở vùng biển sâu hơn 300
m với các thiết bị sau đây:
khung thép nhẹ với các cáp neo xuyên tâm giữ cho tháp đứng thẳng
Giàn nổi có chân đế căng (Tension Leg
Platforms), nối với đáy biển bằng các
chân thép ở trạng thái căng
Trang 9GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
2 CÁC HỆ THỐNG THIẾT BỊ
TRÊN GIÀN KHOAN
CÁC HỆ THỐNG THIẾT BỊ TRÊN GIÀN KHOAN
Các hệ thống thiết bị chính của giàn khoan bao gồm:
1 Tháp khoan và cấu trúc dưới tháp
2 Hệ thống cung cấp năng lượng
3 Hệ thống nâng thả
4 Hệ thống xoay
5 Hệ thống tuần hoàn dung dịch
6 Hệ thống kiểm soát giếng
7 Hệ thống đo
Trang 10 Trong tháp khoan có hệ thống palăng, nơi dựng cần khoan và các thiết
bị khoan Giếng khoan càng sâu cần sử dụng tháp càng cao
Có hai loại tháp khoan chủ yếu là tháp tiêu chuẩn (tháp 4 chân) và tháp chữ A (tự hành, tháp gập, tháp lồng)
THÁP KHOAN
1 Giá xếp cần – Pipe Racks
2 Dốc tiếp khoan – Ramp
3 Tháp khoan – Derrick
4 Chuồng khỉ – Monkey board
5 Ròng rọc đỉnh – Crown block
6 Cáp khoan – Drill line
7 Khối ròng rọc động & móc treo –
Block & hook
8 Quang treo /đầu nâng – Links &
3 4
5 6
7 8
9 10
11
Trang 11 Cấu trúc dưới tháp có thể độc lập với tháp.
HỆ THỐNG CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG
Động cơ diezel hoặc tuabin khí
Được trang bị nhiều động cơ tuỳ thuộc vào kích thước và chiều sâu tối
đa khoan được
Truyền tải cơ năng và truyền tải điện năng
Trang 12GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
HỆ THỐNG CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG
Năng lượng yêu cầu cho giàn khoan là tổng công suất các thiết bị chính sau:
1 Tời khoan (Drawworks),
2 Các máy bơm dung dịch (Mud pumps),
3 Hệ thống rôto (Rotary system),
4 Năng lượng cho thắp sáng,… (Auxiliary power
requirements for lighting etc),
5 Sử dụng cho sinh hoạt (Life support system).
HỆ THỐNG CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG
Trang 14GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
HỆ THỐNG NÂNG THẢ
Hệ thống ròng rọc: biến đổi chuyển động quay của tang tời thành
chuyển động tịnh tiến của móc nâng và đồng thời giảm tải cho dây cáp
Ròng rọc động Ròng rọc tĩnh
HỆ THỐNG NÂNG THẢ
Sơ đồ móc cáp trong hệ thống ròng rọc
Trang 17Đầu xoay thủy lực
Bộ phận nối giữa hệ thống palăng và
cột cần khoan
dung dịch khoan trong bộ khoan cụ
Trang 18HỆ THỐNG XOAY
Bàn rôto
Tên gọi bàn rôto xuất phát từ phương pháp khoan rôto
Bàn rôto gồm nhiều chi tiết và vận hành nhờ động cơ điện riêng
Trang 19thiết bị khoan hiện
đại, đặc biệt khi
cần thi công giếng
sâu.
HỆ THỐNG TUẦN HOÀN DUNG DỊCH
Trang 20GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
HỆ THỐNG TUẦN HOÀN DUNG DỊCH
Máy bơm hút dung dịch từ bể chứa dung dịch và đẩy chúng theo đường ống cao áp đến ống đứng Ống đứng là một ống bằng thép lắp thẳng đứng trên một chân của tháp khoan Dung dịch qua ống đứng vào tuyô cao áp đến đầu xoay thủy lực
HỆ THỐNG TUẦN HOÀN DUNG DỊCH
Dung dịch tiếp tục chảy vào cần chủ đạo, cần khoan, cần nặng rồi thoát ra các vòi phun thủy lực ở choòng khoan
Sau đó dung dịch đi ngược lên bề mặt theo khoảng không vành xuyến giữa thành giếng và bộ khoan cụ.
Cuối cùng dung dịch rời khỏi giếng theo đường hồi dung dịch và chảy vào bể chứa dung dịch sau khi dẫn qua các thiết bị xử lý dung dịch như sàn rung, thiết bị tách cát, thiết
bị lắng bùn, thiết bị tách khí
Dung dịch hồi về các bể chứa dung dịch và được gia công lại rồi bơm tiếp tục vào giếng.
Trang 21GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
HỆ THỐNG TUẦN HOÀN DUNG DỊCH
HỆ THỐNG TUẦN HOÀN DUNG DỊCH
Trang 22GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT GIẾNG
Hệ thống kiểm soát giếng
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT GIẾNG
Hệ thống kiểm soát giếng
Trang 23GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
BỘ ĐỐI ÁP (BOP)
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT GIẾNG
Sơ đồ kiểm soát giếng trong
trường hợp phun trào
Trang 25GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT GIẾNG
Thiết bị hướng dòng và đối áp trong cần
HỆ THỐNG ĐO
Đồng hồ đo tải trọng: mặt đồng hồ có hai kim, một kim chỉ tải trọng treo
ở móc nâng và kim kia chỉ tải trọng lên choòng (WOB)
Đồng hồ hiển thị tổng thể tích dung dịch
Đồng hồ hiển thị mức thay đổi thể tích dung dịch
Đồng hồ hiển thị thể tích bể chứa đang vận hành
Đồng hồ hiển thị lưu lượng dung dịch hồi về bể chứa
Đồng hồ hiển thị số hành trình của bơm
Trang 26 Đồng hồ hiển thị chu kỳ bơm tính bằng số lần đập/phút.
Đồng hồ hiển thị vận tốc quay của bàn rôto
Bộ phận tiếp nhận tín hiệu: hoạt động bằng cơ khí hoặc khí nén
Nguyên lý hoạt động: khi các thông số khoan thay đổi làm cho hệ thống
tiếp nhận tín hiệu thay đổi theo Sự thay đổi này làm kim dao động theo phương ngang và vẽ lên cuộn băng giấy đang quay đều
Trang 28GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
3 BỘ KHOAN CỤ
CHỨC NĂNG CỦA BỘ KHOAN CỤ
mômen của động cơ đáy trong quá trình phá hủy đất đá ở đáy giếng
Cho phép thiết lập tuần hoàn dung dịch khoan từ bề mặt đến đáy giếng và ngược lại
Tạo tải trọng cho choòng
(đặc biệt trong khoan định hướng và khoan ngang)
rung động và lắc lư của choòng
thành giếng, thử vỉa bằng cần, khảo sát giếng, khắc phục các sự cố
Trang 29GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
CHỨC NĂNG CỦA BỘ KHOAN CỤ
Tổ hợp lực tác dụng lên bộ khoan cụ
Lực kéo do trọng lượng bản thân của bộ khoan cụ
Lực nén do tác dụng của tải trọng lên choòng
Mômen xoắn do tác dụng quay của bộ khoan cụ
Mômen uốn
Áp suất dư của dung dịch khoan trong và ngoài cần
Các tải trọng động
THÀNH PHẦN CỦA BỘ KHOAN CỤ
Chuỗi cần khoan (drillpipe): gồm các cần đơn nối
trực tiếp với nhau bằng chính các đầu nối cần
Bộ dụng cụ đáy BHA bao gồm:
Trang 30Phân loại dựa vào mức độ mòn
Cần mới: không mòn (đánh dấu bằng một vòng sơn màu trắng).
Cần loại 1 (premium): cần bị mòn đều, chiều dày thành ống còn lại 85
% (đánh dấu bằng hai vòng sơn màu trắng)
Cần loại 2: một cạnh mòn với chiều dày thành ống còn lại là 65%,
những phần khác bị mòn với chiều dày thành ống còn lại 80% (đánh dấu bằng một vòng sơn màu vàng)
Cần loại 3: chiều dày thành ống chỉ còn lại 55% ở một cạnh (đánh dấu
bằng một vòng sơn màu xanh da trời)
Trang 31GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
CẦN KHOAN
nối (tool joint) Đầu nối có loại ren ngoài (đầu đực) và ren trong (đầu
cái) Đầu nối có chiều dày lớn hơn phần thân cần khoan để tăng độ bền của mối nối Phần dày hơn này gọi là phần chồn
Kiểu chồn hỗn hợp IEU: đường kính ngoài của đầu nối lớn hơn
đường kính ngoài của thân cần khoan nhưng đường kính trong của đầu nối thì nhỏ hơn đường kính trong của cần khoan
Kiểu chồn trong IU: đường kính trong của đầu nối nhỏ hơn đường
kính trong của thân cần và đường kính ngoài của đầu nối bằng đường kính ngoài của cần khoan
Kiểu chồn ngoài EU: đường kính ngoài của đầu nối lớn hơn đường
kính ngoài của thân cần khoan còn đường kính trong đầu nối bằng đường kính trong của cần khoan
CẦN KHOAN
Trang 32GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
CẦN KHOAN
CẦN KHOAN THÀNH DÀY
nhằm tăng độ cứng và giảm hiện tượng
mỏi do chênh lệch độ cứng giữa cần
khoan và cần nặng
Cung cấp tải trọng cho choòng để phá hủy
đất đá
khoan qua những đoạn giếng bị gập
khoan
Trang 33 Giảm nguy cơ gây sự cố.
Dựa theo kiểu cánh và nguyên lý hoạt động của dụng cụ ổn định,
người ta phân biệt: cánh quay và cánh cố định
Trang 34GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
BÚA ĐẬP THỦY LỰC (JARS)
hướng xuống lớn gấp nhiều lần lực tác dụng để giải phóng bộ khoan
cụ trong trường hợp bị kẹt
Búa hoạt động theo nguyên lý cơ học hoặc thủy lực hoặc phối hợp giữa cơ học - thủy lực
ỐNG GIẢM XÓC (SHOCK SUB)
Ống giảm xóc được lắp phía trên choòng khoan nhằm
mục đích hấp thụ toàn bộ hoặc làm giảm bớt những dao động dọc trục do choòng gây ra khi khoan trong đá cứng.
Thành phần chính của ống giảm xóc là lò xo thép cứng hoặc các đệm cao su.
Trang 35 Kiểm tra các điều kiện bền tĩnh và độ bền mỏi
Điều kiện khoan thực tế khác với những dữ liệu thiết kế
Bộ khoan cụ thiết kế bị thay đổi trong quá trình thi công
Phân tích sự cố.
THIẾT KẾ BỘ KHOAN CỤ
Kiểm toán về độ bền, cần xác định các thông số sau:
Tải trọng dọc trục do lực kéo của ống
Ứng suất pháp và ứng suất tiếp tương ứng với tải trọng làm việc
Trang 36 Choòng liền khối
Choòng lấy mẫu
Choòng doa
Trang 37GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
PHÂN LOẠI CHUNG
Phân loại theo tiêu chí:
Cấu tạo: cánh dẹt (đuôi cá), chóp xoay, liền khối.
Đặc tính phá hủy đất đá: cắt, đập, thủy lực.
Công dụng: phá mẫu, lấy mẫu, đặc biệt (doa, phá, cứu sự cố).
Vật liệu chế tạo răng hoặc hạt cắt: răng phay, răng đính, kim cương.
Theo đặc tính phá hủy đất đá, choòng khoan được phân loại theo 03 nhóm:
Nguyên lý cắt - tách
Nguyên lý đập - tách
Nguyên lý cắt - mài
CÁC LOẠI CHOÒNG KHOAN
Trang 38 1924, choòng chóp xoay tự rửa sạch ra đời và
năm 1930 choòng ba chóp xoay răng phay được
sử dụng
1949, các hạt cắt bằng cacbit vônfram được chế
tạo và choòng răng đính bằng cacbít vônfram bắt
đầu được chế tạo
CẤU TẠO
Thân choòng: bằng thép đặc biệt, chịu được tải trọng, lực va đập và
mômen xoắn
Chóp xoay: chóp nhọn bằng thép.
Răng choòng: răng phay hoặc răng đính
Đảm nhận vai trò cắt, nạo hoặc đục đất đá
Răng đính có các hình dạng chính:
• Quả trứng, đầu đạn
• Hình chóp; lưỡi đục kiểu: super scoop, scoop, hai mép vát
Trang 39GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
CẤU TẠO
Ổ trục: có rãnh để lắp các ổ bi (bi cầu, bi đũa)
Ổ đỡ hở: bôi trơn bằng dung dịch khoan
Ổ đỡ kín: bôi trơn bằng dầu
Ổ ma sát: một ổ đỡ khớp với mặt doa trong của chóp.
Vòi phun thủy lực: được chế tạo bằng thép hay gốm đặc biệt
Răng đầu nối choòng: dạng hình tam giác hoặc hình thang
CẤU TẠO
Trang 41GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
PHÂN LOẠI CHOÒNG KHOAN
Theo IADC (1987), mã hiệu là một dãy bốn ký tự gồm ba chữ số và
A: choòng có ổ đỡ trơn, thích hợp cho khoan thổi khí
C: Choòng thủy lực với vòi phun ở tâm
E: Choòng thủy lực với vòi phun kéo dài
J: Choòng thủy lực có vòi phun nghiêng
trong điều kiện va đập
S: Choòng răng thép tiêu chuẩn
X: Choòng gắn răng dạng lưỡi cắt
Z: Choòng gắn răng có dạng khác với lưỡi cắt và hình côn
Trang 42GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
PHÂN LOẠI CHOÒNG KHOAN
Ví dụ
637Y Thành hệ cứng trung bình; răng đính; ổ ma sát
có bảo vệ; răng dạng hình côn
135M Thành hệ mềm
Răng phay;
Đĩa bảo vệ chóp xoay
447X Thành hệ mềm; răng đính;
ổ ma sát có bảo vệ; răng dạng lưỡi cắt
T1: mòn 1/8 chiều cao răng
T2: mòn 1/4 chiều cao răng
T3: mòn 3/8 chiều cao răng
T4: mòn 1/2 chiều cao răng
T5: mòn 5/8 chiều cao răng
T6: mòn 3/4 chiều cao răng
T7: mòn 7/8 chiều cao răng
Trang 43 I (in gauge): choòng mới (G1)
Trang 44GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
CHOÒNG LIỀN KHỐI
Lịch sử phát triển
đất đá
1990, các choòng khoan kim cương đa tinh thể thế hệ mới ra đời Sau
đó xuất hiện choòng hai tâm (bi-center) để khoan giếng ngang
CHOÒNG KIM CƯƠNG
Là choòng liền khối (không có các chóp xoay) với răng cắt là các hạt kim cương (tự nhiên hoặc nhân tạo) gắn cố định vào thân và các mặt bên thân choòng được chế tạo bằng các hợp kim cứng
Mặt cắt dọc theo thân choòng có ba dạng: dạng tròn, dạnh hình côn ngắn và dạng hình côn dài
Có ba loại chủ yếu:
Choòng kim cương đa tinh thể PDC (ổn định nhiệt ở 750 0C)
Choòng kim cương đa tinh thể bền nhiệt TSP (ổn định nhiệt ở
1200 0C)
Cơ chế phá hủy đất đá là mài nạo và đập – nghiền
Trang 45GEOPET Thiết bị và dụng cụ khoan
MỘT SỐ LOẠI CHOÒNG KHOAN KIM CƯƠNG
Choòng kim cương
tự nhiên
Choòng kim cương nhân tạo
Choòng TSP
PHÂN LOẠI CHOÒNG KIM CƯƠNG
Theo IADC, choòng kim cương cũng được ký hiệu bằng bốn ký tự.
Ký tự đầu tiên qui định loại răng (hạt) cắt và vật liệu thân choòng:
• D: kim cương tự nhiên, thân hợp kim
• M: PDC, thân hợp kim
• S: PDC, thân thép
• T: TSP, thân hợp kim
• O: loại khác
Ký tự thứ hai qui định loại và hình dạng chung của choòng (số 1-9)
Ký hiệu thứ ba qui định về chế độ thủy lực của choòng
Ký hiệu thứ tư (số 1-9) xác định kích thước các lưỡi cắt và mật độ
của chúng trên choòng