1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tiết 37- nói quá

27 3,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,68 MB

Nội dung

NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ1.. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần Ca dao Đêm tháng năm rất ngắn Ngày tháng mười rất ngắn Mồ hôi đổ rất nhiều Nói quá sự thật

Trang 1

Kiểm tra bài cũ

1/ Trong các câu sau câu nào không sử dụng tình thái từ?

A Những tên khổng lồ nào cơ?

B Tôi đã chẳng bảo ngài phải cẩn thận đấy ư!

C Giúp tôi với, lạy chúa!

D Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao.

D

2/ Đặt một câu có sử dụng tình thái từ?

Trang 2

Tiết 37

Trang 3

I NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ

1 Khái niệm

Tiết 37:

Ví dụ:

a/ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

(Tục ngữ)

b/ Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

(Ca dao)

Đêm tháng năm rất ngắn Ngày tháng mười rất ngắn

Mồ hôi đổ rất nhiều

Nói quá sự thật Cách nói đúng sự thật

Trang 4

I NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ

Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức

độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.

Trang 5

I NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ

So sánh hai cách nói

a/ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

b/ Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Mồ hôi đổ rất nhiều

Đêm tháng năm rất ngắn Ngày tháng mười rất ngắn

Cách nói của quá hay hơn và gây

gây ấn tượng mạnh cho người

đọc (người nghe).

2 Tác dụng:

Tiết 37

Trang 6

I NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ

b Mồ hôi đổ nhiều như thế cho thấy được nỗi vất vả của người nông dân như thế nào khi làm ra lúa gạo.

a Đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn( do độ chiếu áng của mặt trời vào trái đất), ngắn đến mức độ chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối Nó nhấn mạnh đặc điểm của đêm tháng năm và ngày tháng mười giúp người nông dân biết về thời gian mà điều chỉnh công việc cho hợp lí.

Tác dụng của nói quá? Nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng,

tăng sức biểu cảmTiết 37:

Trang 7

I NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ

Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả

Nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

1 Khái niệm:

2 Tác dụng:

* Ghi nhớ: SGK (Tr 102)

Tiết 37:

Trang 8

Tiết 37:

Ví dụ: - Đêm nằm lưng chẳng tới giường

Mong trời mau sáng ra đường gặp em.

- Cười vỡ cả bụng.

- Đau lòng kẻ ở người đi

Lệ rơi thấm đá, chia tơ rũ tằm.

Anh chàng nọ có tính hay nói phóng đại một hôm, đi rừng về, bảo vợ:

- Hôm nay, tôi vào rừng hái củi, trông thấy một con rắn to ơi là to! Bề ngang hai mươi thước, bề dài một trăm hai mươi thước!

Chị vợ bĩu môi nói:

- Làm gì có con rắn dài như thế bao giờ.

- Không tin à? Chẳng một trăm hai mươi thước, cũng một trăm thước!

- Cũng không thể dài đến một trăm thước.

- Thật mà Không đúng một trăm thước cũng đến tám mươi thước

Chị vợ vẫn lắc đầu Anh chồng thì gân cổ cãi, và muốn cho vợ tin, cứ rút xuống dần Cuối cùng nói:

- Tôi nói thật đấy nhé! Quả tôi có trông thấy con rắn dài đúng hai mươi thước, không kém một tấc, một phân nào!

Lúc ấy chị vợ bò lăn ra cười:

- Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước, thế thì là con rắng vuông rồi!

Trang 9

1 Nói quá còn có tên gọi khác là khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu

2 Để nhận ra biện pháp nói quá cần đối chiếu nội dung lời nói với thực tế. Phải nắm được cái ý nghĩa hàm ẩn của lời nói (tức là hiểu

theo nghĩa bóng chứ không hiểu theo nghĩa đen)

* Lưu ý:

Tiết 37:

3 Cần phân biệt nói quá với nói khoác: Nói quá là phép tu từ nhằm tăng giá trị biểu cảm của lời nói còn nói khoác là nói sai sự thật không mang giá trị tích cực

Trang 10

Bài tập

Hãy tìm biện pháp nói quá và chỉ ra tác dụng của chúng trong câu sau?

- Cậu nhớ lời mình dặn chưa?

Người nói phóng đại mức độ hứa lên, đến chết vẫn

còn nhớ để thể hiện đó là lời hứa chắc chắn.

Tiết 37:

Trang 11

b/ Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi Từ giờ đến sáng

c/ […] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước

Bài 1: Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng

a/ Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Niềm tin vào lao động và thành quả lao động của con người.

Trang 12

TIẾT 37

II.LUYỆN TẬP

Bài 2: Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống / / để tạo

thành biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà

ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.

thể hiện rất vui sướng

thể hiện sự hời hợt, nông cạn.

sự sợ hãi, khiếp sợ.

Trang 13

Bài 2: Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ

trống / / để tạo thành biện pháp tu từ nói quá:

bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng

khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.

a Ở nơi thế này, cỏ không mọc

nổi nữa là trồng rau trồng cà.

b Nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng …

chó ăn đá gà ăn sỏi

bầm gan tím ruột

II LUYỆN TẬP

Tiết 37:

Trang 14

c Cô Nam tính tình xởi lởi

d Lời khen của cô giáo làm cho nó

e Bọn giặc hoảng hồn mà chạy.

ruột để ngoài da.

nở từng khúc ruột.

vắt chân lên cổ

II LUYỆN TẬP

Tiết 37

Trang 15

Bài 3: Đặt câu với các thành ngữ sau đây: nghiêng nước

nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.

• Thúy Kiều trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Du là người phụ nữ đẹp nghiêng nước nghiêng thành

TIẾT 37

II.LUYỆN TẬP

non lấp biển.

Trang 16

• Nếu anh em trong nhà mà biết yêu thương, giúp đỡ nhau thì dù lấp biển vá trời cũng có thể làm xong.

Trang 17

II LUYỆN TẬP

XEM HÌNH ĐOÁN CHỮ

Tiết 37:

Trang 18

II LUYỆN TẬP

1

Tiết 37:

Trang 19

II LUYỆN TẬP

2

Tiết 37

Trang 20

II LUYỆN TẬP

3

Tiết 37

Trang 21

II LUYỆN TẬP

4

Tiết 37:

Trang 22

II LUYỆN TẬP

5

Tiết 37:

Trang 23

II LUYỆN TẬP

6

Tiết 37

Trang 24

Ném tiền qua cửa sổ

Tiết 37

Trang 25

• Viết một đoạn văn ngắn hoặc làm một bài

thơ có sử dụng biện pháp nói quá

TIẾT 37

II.LUYỆN TẬP

Bài 5:

Trang 26

Hướng dẫn học ở nhà

Nắm chắc phép tu từ nói quá và tác dụng của nó Vận dụng trong quá

trình tạo lập các văn bản và giao tiếp hằng ngày cho đúng mục đích giao tiếp.

Soạn bài: Ôn tập truyện kí Việt Nam

-Lập bảng thống kê theo mẫu trong SGK/ 104.

- Chú ý so sánh điểm giống và khác nhau về nội dung và nghệ thuật của ba

văn bản: “ Lão Hạc”, “ Tức nước vỡ bờ” và “Trong lòng mẹ” của Nam Cao, Ngô Tất Tố và Nguyên Hồng.

Tiết 37

Trang 27

Chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ

Các em học sinh chăm ngoan học giỏi

Ngày đăng: 28/10/2014, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w