1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiết 21 Địa lí 9

3 488 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 85,05 KB

Nội dung

Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Tiết CT: 21 Tuần dạy: 11 Ngày dạy: 24/10/2011 Bài 19: Thực hành: ĐỌC BẢN ĐỒ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: • Nắm được kĩ năng đọc các bản đồ. • Phân tích và đánh giá được tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 2. Kĩ năng: Biết vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản. KNS: Tư duy, giao tiếp và làm chủ bản thân. 3. Thái độ: Ý thức bảo vệ tài nguyên khoáng sản. II. TRỌNG TÂM: Ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp. III.CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Sách giáo viên, thước kẻ, bản đồ tự nhiên và kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 9. IV. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn đ ịnh tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh. 2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra trong quá trình thực hành. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu yêu cầu của bài thực hành. Hoạt động 2: Hoạt động theo cặp: Dựa vào bản đồ tự nhiên hoặc hình 17.1, xác định các mỏ khoáng sản ? Đọc tên các địa phương có khoáng sản chủ yếu: Than, thiếc, apatít, bôxít, chì. kẽm. Gọi học sinh lên bảng xác định chúng. Giáo viên giới thiệu bảng sau: 1. Xác định vị trí của các mỏ khoáng sản: Khoáng sản Dơn vị Trữ lượng công nghiệp % so với cả nước Địa điểm Than gầy Tỉ tấn 3,5 90 Quảng Ninh Than mỡ Triệu tấn 7,1 56 Phấn Mễ, Làng Cẩm, Thái Nguyên. Than lửa đèn Triệu tấn 100 Na Dương (Lạng Sơn) Sắt Triệu tấn 136 16,9 Làng Lếch, Quay Xá (Yên Bái), Tùng Bá (Hà Giang) Nguyễn Phúc Tánh Trang 1 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Thiếc Triệu tấn 10 Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang) Apatít Tỉ tấn 2,1 Lào Cai Titan Nghìn tấn 390,9 64 Nằm trong quặng sắt núi Chùa (Thái Nguyên) Mangan Triệu tấn 1,4 Tốc Tất (Cao Bằng) Hoạt động 3: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận: Nhóm 1: Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển ? Vì sao ? Ví dụ: o Than gầy - Quảng Ninh có chất lượng tốt (khai thác từ thời Pháp) là nhiên liệu cho nhu cầu trong nước và ngoài nước. o Apatít – Lào Cai (vùng duy nhất ở nước ta có trữ lượng lớn và tập trung) đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất phân lân phục vụ nông nghiệp và một phần để xuất khẩu. Nhóm 2: Chứng minh ngành luyện kim đen ở Thái Nguyên Chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ. (Các mỏ sắt, than trên hình 17.1 ; mỏ sắt Trại Cau cách trung tâm công nghiệp Thái Nguyên 7 Km ; mỏ than Khánh Hoà 10 Km ; mỏ than mỡ Phấn Mễ 17 Km). Nhóm 3: Trên hình 18.1, xác định: o Vị trí của vùng mỏ than Quảng Ninh ? o Nhà máy nhiệt điện Uông Bí ? o Cảng xuất khẩu than Cửa Ông ? Nhóm 4: Dựa vào hình 18.1 và sự hiểu biết, hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo mục đích làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 2. Ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới phát triển công nghiệp: Ngành công nghiệp khai thác: Than, sắt, apatít. Điều kiện phát triển: o Trữ lượng khá, chất lượng quặng khá tốt, cho phép đầu tư công nghiệp. o Điều kiện khai thác tương đối thuận lợi. o Đó là những khoáng sản quan trọng đối với quốc gia để phát triển công nghiệp khai khoáng và nhiều ngành công nghiệp khác. 4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 4.1. Vùng than Quảng Ninh có vai trò lớn về kinh tế: a. Cung cấp nhiên liệu cho công nghiệp nhiệt điện. b. Đáp ứng nhu cầu than trong nước. c. Khoáng sản cho xuất khẩu, giải quyết việc làm. d. Tất cả các đáp án trên. 4.2. Cơ sở cho việc hình thành và phát triển khu công nghiệp liên hợp luyện kim đen Thái Nguyên là: a. Vị trí nằm gần nhau của các mỏ than, sắt và mangan Nguyễn Phúc Tánh Trang 2 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 b. Nhu cầu sắt thép lớn. c. Sự giúp đỡ của một số nước và tổ chức quốc tế. d. Giải quyết việc làm cho nhiều lao động.  Đáp án: 4.1 ( d ), 4.2 ( a ). 5. Hướng dẫn học sinh tự học: Học bài, làm bài tập 1, 2 trang 25 và 26 - Tập bản đồ Địa lí 9. Chuẩn bị bài 20: “Vùng Đồng bằng sông Hồng”: - Ý nghĩa của vị trí địa lí và giới hạn vùng Đồng bằng sông Hồng ? - Ý nghĩa của vùng Đồng bằng sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư ? - Kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ? - Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng ? - Mật độ dân số cao có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng ? V. RÚT KINH NGHIỆM: Nguyễn Phúc Tánh Trang 3 . Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Tiết CT: 21 Tuần dạy: 11 Ngày dạy: 24/10/2011 Bài 19: Thực hành: ĐỌC BẢN ĐỒ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA. Phúc Tánh Trang 1 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Thiếc Triệu tấn 10 Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang) Apatít Tỉ tấn 2,1 Lào Cai Titan Nghìn tấn 390 ,9 64 Nằm trong quặng sắt núi. học: Học bài, làm bài tập 1, 2 trang 25 và 26 - Tập bản đồ Địa lí 9. Chuẩn bị bài 20: “Vùng Đồng bằng sông Hồng”: - Ý nghĩa của vị trí địa lí và giới hạn vùng Đồng bằng sông Hồng ? - Ý nghĩa của

Ngày đăng: 27/10/2014, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w