Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12 ( VÒNG II ) Năm học 1998 - 1999 MÔN THI : HOÁ HỌC Ngày thi: 26-12-1998 Thời gian làm bài: 180 phút Câu I : ( 2 điểm ) Phân mức năng lượng cao nhất của nguyên tử hai nguyên tố X’, Y’ lần lượt là 3d X và 3p Y . Cho biết x + y = 10; hạt nhân nguyên tử X’ có số notron nhiều hơn số proton 4 hạt, hạt nhân nguyên tử Y’ có số notron đúng bằng số proton. a) Viết cấu hình electron của nguyên tử X’, Y’ và xác định X’, Y’ là nguyên tố nào trong những nguyên tố cho ở cuối bài. b) Hợp chất A tạo bởi X’ và Y’ có tổng số hạt proton trong phân tử là 58. Viết phương trình ion biểu diễn quá trình hòa tan A bằng HNO 3 , biết rằng trong phản ứng Y’ bị oxi hóa tới mức cao nhất và chỉ làm thoát ra khí NO duy nhất. Câu II : ( 2 điểm ) a) Độ điện li α là gì? Độ điện li α phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu thí dụ. b) Ở 25 0 C hằng số điện li của một dung dịch CH 3 COOH trong nước là 1,76.10 -3 . Hãy xác định nồng độ mol/l của dung dịch này, biết rằng độ điện li của axit axetic trong dung dịch nói trên là 0,125. Câu III : ( 2 điểm ) Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch không màu sau mà chỉ cần dùng thêm phenoltalein làm thuốc thử ( viết các phương trình phản ứng minh họa ) Ba(NO 3 ) 2 , NaNO 3 , (NH 4 ) 2 SO 4 , K 2 CO 3 , NH 4 HCO 3 . Câu IV : ( 4 điểm ) Tiến hành nung nóng hỗn hợp A gồm nhôm và một oxit sắt ( giả thiết chỉ xảy ra phản ứng khử oxit này thành kim loại, được m 1 gam hỗn hợp B. Cho 0,5m 1 vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 gam B tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được 1,26 lít khí và 3,63 gam chất rắn. Mặt khác khi hòa toàn hoàn 0,5m 1 gam B bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl, phản ứng làm tạo thành 2,016 lít khí và dung dịch C. Chia C thành 2 phần đều nhau : • Cho phần I tác dụng với lượng dư dung dịch NH 3 được m 2 gam kết tủa D. Cho D tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH. Phản ứng xong lọc tách kết tủa tạo thành đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 2,25 gam chất rắn. • Cho 18 gam bột đồng vào phần II, phản ứng xong lọc tách được m 3 gam chất rắn. a) Xác định công thức của oxit sắt, biết rằng các thể tích khí đều đo ở đktc. b) Tính m 1 , m 2 , m 3 . Câu V : ( 5 điểm ) Ankađien A có công thức phân tử là C 8 H 14 : 1. Khi A tác dụng với HBr theo tỉ lệ 1:1 tạo ra hợp chất B, mạch hở. 2. Khi đun nóng A với KMnO 4 trong H 2 SO 4 loãng tạo ra 3 hợp chất hữu cơ D, E, F. Cho biết : • Tổng số nguyên tử cacbon và hiđro trong phân tử 3 chất D, E, F chỉ bằng số nguyên tử cacbon và hiđro trong phân tử A. • D là hợp chất đơn chức. D và F có số nguyên tử hiđro bằng nhau và bằng 2/3 lần số nguyên tử hiđro trong E. • Số nguyên tử oxi của D bằng 1/2 số nguyên tử oxi của F và gấp 2 lần số nguyên tử oxi của E. • Số nguyên tử cacbon của E và F bằng nhau và đều hơn D một nguyên tử. • D và F có phản ứng với Na 2 CO 3 ; E không có phản ứng tráng gương. Hãy xác định công thức cấu tạo của A, B, D, E, F và viết công thức đồng phân cis-trans của A ( nếu có ). Câu VI : ( 5 điểm ) Từ than đá, đá vôi, muối ăn, không khí và nước ( các chất xúc tác và điều kiện cần thiết coi như có đủ ), hãy viết các phương trình phản ứng điều chế : a) Andehit axetic b) Butanal-3-ol, c) 3-metylpropenal d) Andehit benzoic e) Anilin vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 Cho : H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, Si = 28, S = 32, Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ba = 137. Ghi chú : Thí sinh được sử dụng máy tính cá nhân khi làm bài. vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns . có đủ ), hãy viết các phương trình phản ứng điều chế : a) Andehit axetic b) Butanal-3-ol, c) 3-metylpropenal d) Andehit benzoic e) Anilin vukhacngoc@gmail.com http://360.yahoo.com/vkngoc49cns. 2/3 lần số nguyên tử hiđro trong E. • Số nguyên tử oxi của D bằng 1/2 số nguyên tử oxi của F và gấp 2 lần số nguyên tử oxi của E. • Số nguyên tử cacbon của E và F bằng nhau và đều hơn D một. của axit axetic trong dung dịch nói trên là 0,125. Câu III : ( 2 điểm ) Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch không màu sau mà chỉ cần dùng thêm phenoltalein làm thuốc