Làm gì khi trẻ bị nôn - trớ sau khi ăn ? Nguyên nhân và cách xử lý Khi bú quá no hoặc nuốt nhiều không khí do chỉ ngậm núm vú mà không ngậm sâu vào quầng vú của mẹ, trẻ có thể bị trớ. Khi đó, hãy kiêm trì vỗ nhẹ cho bé ợ hết không khí sau mỗi lần bú. Trước tiên, cần phân biệt hiện tượng nôn và trớ ở trẻ. Nôn là khi nhiều sữa bị đẩy ra ngoài miệng, trong khi trớ là chỉ một lượng sữa nhỏ chảy ra mép một cách tự nhiên. Trớ sữa là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân khiến sữa dễ dàng chảy ngược từ dạ dày ra thực quản và tới miệng được chia làm 3 nhóm: - Dạ dày của bé lúc này còn nằm ngang, dung lượng nhỏ, cơ và thần kinh chưa trưởng thành. - Cơ co thắt ở thượng vị (chỗ nối thực quản và dạ dày) chưa phát triển. - Bú quá no. - Nuốt nhiều không khí: do khi bú mẹ, trẻ chỉ ngậm núm vú mà không ngậm sâu vào quầng vú, hoặc khi bú bình, đầu vú không đầy sữa. - Sau khi ăn, trẻ vô tình bị đột ngột thay đổi tư thế. Để khắc phục hiện tượng trên, cần thực hiện một số động tác sau: - Khi cho trẻ bú, cần để bé ngậm sâu vào quầng vú. - Vỗ cho bé ợ hết không khí sau mỗi lần bú bằng cách bế trẻ thẳng đứng, bụng ép vào ngực mẹ, đầu kề vai mẹ. Sau đó, vỗ vào lưng trẻ cho tới nghe thấy tiếng ợ lớn. Cần kiên trì vỗ cho tới khi con ợ được một tiếng, nhiều khi phải mất tới 5-7 phút. Lúc ợ, bé có thể trớ ra một chút sữa, vì vậy đừng quên lót sẵn ở vai mình một chiếc khăn nhỏ để khỏi ướt áo. - Giữ bé ở tư thế thẳng đứng hoặc nằm đầu cao trong khoảng 15-20 phút, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Trên thực tế, không ít trẻ cần được bế tới 30 phút sau khi ăn để không bị nôn, trớ. Nếu các biện pháp trên không có kết quả, cần cho bé đi khám để xác định bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể cho bé uống thuốc để cải thiện. Ngoài ra cần theo dõi cân nặng của bé hằng tuần. Nếu bé lên cân đều thì không có gì đáng ngại. Còn nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường như sút cân, sốt, đi ngoài phân lỏng thì đưa trẻ đi khám ngay. Cách xử trí khi trẻ bị nôn (Trớ) Nếu bé (dưới 6 tháng tuối) thường bị trớ sau khi bú mẹ (hoặc bú bình), bạn nên chia nhỏ các cữ bú trong ngày cho bé. Sau khi bé bú, bạn không nên đặt bé nằm ngay. Thay vào đó, bạn nên bế bé với tư thế thẳng người; tiếp đến, bạn dùng tay vuốt nhẹ lưng bé. Nếu bé xuất hiện dấu hiệu ợ hơi thì việc bé bị trớ sẽ giảm hẳn sau đó. Bạn tuyệt đối không nên cho bé bú nằm; bởi vì, khi bú nằm, sữa sẽ không xuống được phía dạ dày mà thường trào ngược lên thực quản, khiến bé bị trớ. Lưu ý: Nếu hiện tượng nôn trớ của bé không đi kèm với những dấu hiệu khác như bé bị ốm, sốt, kém bú… thì bạn không nên quá lo lắng. Sau 6 tháng tuổi, dấu hiệu nôn trớ ở bé sẽ có xu hướng giảm dần. - Bổ sung nước cho bé: Khi bị nôn trớ, cơ thể bé thường dễ bị mất nước; vì vậy, bạn nên tăng cường chất lỏng cho bé. Ngay khi bé ngừng nôn, bạn nên cho bé bú một lượng sữa nhỏ. Với bé bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho bé dùng một chút nước đun sôi để nguội. Tiếp đến, bạn có thể cho bé ăn uống như bình thường nhưng bạn nên dùng thức ăn mềm, lỏng để bé không bị khó chịu. - Thay đổi chế độ ăn của mẹ: Với bé bú mẹ hoàn toàn mà thường xuyên bị trớ, bạn thử kiểm tra xem, chế độ dinh dưỡng của mẹ có gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé không. - Đổi sữa ngoài: Một số bé bị trớ liên tục do dị ứng với sữa ngoài. Trường hợp này, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc thay đổi nhãn sữa cho bé. Một số bé không thể dung nạp sữa bò cũng sẽ xuất hiện dấu hiệu bị nôn trớ. Trường hợp này, bạn có thể thay thế sữa bò bằng sữa chua, sữa đậu nành cho bé. - Nếu cho bé bú bình, bạn nên đặt đầu vú cao su ở tư thế nghiêng, sao cho sữa ngập vào cổ bình, tránh cho bé nuốt phải nhiều không khí khi bú bình, tránh bị nôn (trớ). Bạn nên pha sữa đúng công thức. Nếu bé tiếp tục bị nôn, bạn có thể đổi cho bé ăn sữa bằng thìa. - Đưa bé đi khám: Nếu trong vòng 1 tháng sau khi chào đời, bé xuất hiện dấu hiệu bị trớ liên tục (cứ ăn xong là trớ) thì bạn nên đưa bé đi khám. Trường hợp này có thể là do bé đang mắc phải chứng hẹp môn vị. Bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc tiểu phẫu để giải quyết vấn đề này ở bé. Các dấu hiệu khác, bạn nên đưa bé đi khám bao gồm: + Bé mọc nanh sữa: Dấu hiệu thường thấy là ở lợi bé xuất hiện những nốt trắng, trông giống như trứng cá; bé bị chảy nhiều dãi; bé khó chịu khi bú; bé quấy khóc trong lúc ngủ… Trường hợp này, bác sĩ có thể dùng dụng cụ chuyên dụng để chọc (trích) nanh sữa cho bé. + Bé bị đau bụng, trướng bụng. + Bé bị co giật, xuất hiện dấu hiệu mất nước như môi bé bị khô, bé ít đi tiểu (thay dưới 6 chiếc tã do bé đi tiểu mỗi ngày). + Bé trớ ra máu hoặc đờm màu xanh. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng thuốc chống nôn trớ dành cho bé. Thông thường, hiện tượng nôn trớ ở bé sẽ giảm dần và mất hẳn khi bé lớn hơn (ít khi để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bé). . Làm gì khi trẻ bị nôn - trớ sau khi ăn ? Nguyên nhân và cách xử lý Khi bú quá no hoặc nuốt nhiều không khí do chỉ ngậm núm vú mà không ngậm sâu vào quầng vú của mẹ, trẻ có thể bị trớ. Khi. tượng nôn và trớ ở trẻ. Nôn là khi nhiều sữa bị đẩy ra ngoài miệng, trong khi trớ là chỉ một lượng sữa nhỏ chảy ra mép một cách tự nhiên. Trớ sữa là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ. no. - Nuốt nhiều không khí: do khi bú mẹ, trẻ chỉ ngậm núm vú mà không ngậm sâu vào quầng vú, hoặc khi bú bình, đầu vú không đầy sữa. - Sau khi ăn, trẻ vô tình bị đột ngột thay đổi tư thế. Để