1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và mỡ máu của môt số hợp chất tự nhiên từ dịch chiết dây mặt quỷ (morinda umbellata l ) ở việt nam

91 857 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 14,51 MB

Nội dung

Trang 1

BQ GIÁO DUC VA ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRAN HUU TUYEN

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ DUONG HUYET VA MO MAU CUA MOT SO HOP CHAT TU NHIEN TU DICH CHIET

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRAN HỮU TUYẾN

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYÉT VÀ MỠ MÁU CUA MOT SO HOP CHAT TU NHIEN TU DICH CHIET DAY

MAT QUY (MORINDA UMBELLATA L.) O VIET NAM

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 60.42.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Ngọc Liên

HÀ NỘI, 2010

Trang 3

Bang tim long biết on sâu sắc, tôi xin châu thành cảm on GS.FS D6 Ngoc Litn — nường (Đại học Khoa học tự thiên — Dai hoe Qube gia Fa W6i, da giao dé tai, tan tình giúp đố, chi bao tôi trong suốt qua trinh thue

hién dé tai

Foi xin bay té loag kinh trong va biét on t6i_ cae cán bộ Cruag tâm aghién cứu “Khoa học sự sống, thoa Sinh hoe, trudng Dai hoe Khoa hoe tu ahién — Dai học Quốc gia 26à tội đã giúp đỡ oà tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực liện đề tài

nay

Foi cing xin bay té long biét t6i Ban gidm liệu, phòng sau đại lọc oà Khoa sinh Grudug Dai hoe Su pham Wa (đội 2, la avi t6i được đào tạo vé kitn thie co ban, phuong phap trong chuyén méa sinh hoc thue ughiétm va dé tao moi diéu kién dé téi duve hoe tap, thue hién dé tai ludn van nay

Ohén déy t6i cing xin bay t6 ling biét on dén 86 gido due va Dao tao tinh Bae Giang eing nhu Grudug 2022 Sou Doug 2, trường FHPTF ân Yen 2 da tao diéu kiện thuận lợi cho tôi được học tap nang cao trinh d6 chuyén mou dé thuc hién ludn van nay

Quối cùng tôi xửu bày tó lòng biếf ơn sâu sắe tối gia đình, bạn bè pà nhưng aguoi da gitp téi hoan thanh luda van nay

Din chan thanh cam oa!

Fa W6i, ngay 10 thang 10 nam 2010 Foe vién

Trang 4

Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu được trình bày trong

luận văn là do tôi thực hiện và không trùng lặp với bắt cứ tác giả nào khác Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm đối với những nội dung duoc đề

cập trong bản luận văn này

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2010

Học viên

Trang 5

MUC LUC Trang Loi cam on Muc luc Danh mục các bảng, hình, biểu đỗ Danh mục chữ viết tắt MỞ ĐẦU - S225 212212212127121121121121121111221211112112121 2121 Hye 1 NỘI DUNG 2-22-5521 2122111112715 1121121211112 211 2111112111210 ee 5 CHƯƠNG 1 TONG QUAN TAI LIBU . 5 5 <<: 5 1.1 MỘT SỐ HỢP CHÁT TỰ NHIÊN Ở THỰC VẬTT vee 5 1.1.1 Hợp chất phenolic +: 2s + +E+EE+EEtSEESEEE2EEEEAESEESEEerrkrrke set 5 1.1.2 Flavonoid thực vVật - +5 - 2c 122111112311 115521 111531 1111821111522 56 xxx 7 Đình ga < 15

1.2.2 Bệnh đái tháo đường, 2-55: +2+22E2EE221221E21121211271 21.1 oe 22

1.3 VÀI NÉT VỀ LOÀI MORINDA UMBELLATA L -. - s¿ 28

CHƯƠNG 2 DOI TUQNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU -2- 2+ ©22+SE£+x+EEt£Et2EEerkecree se 30 2.1.1 Mẫu thực vật 22-2222 232122121121211212112121121112121121211 212112 xe 30 2.1.2 Mẫu động vật - ¿2-5222 SE11221211212112122121211212112122111221 21.112 Xe 30

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.2.1 Quy trinh chiét xudt oo ecceccccccccccesesecssessssessecssssessessesseseessesseseesecee eee 31

Trang 6

2.2.7 Nghiên cứu các chỉ số sinh lý của chuột béo phì và đái tháo đường 39

CHƯƠNG 3 KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41 3.1 TACH CHIET, ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG CÁC HỢP CHÁT

TỰ NHIÊN TỪ THÂN LÁ CỦA MORINDA UMBELLATA L 4I

3.1.1 Kết quả tách chiết các phân đoạn -2 2-52 +E+2E+EEcrxererk xeở 4I

3.1.2 Định tính các hợp chất tự nhiên từ các phân đoạn dịch chiết 43

3.1.3 Phân tích các thành phần hợp chất tự nhiên từ dây Mặt quỷ bằng sắc kí

Du

3.1.4 Định lượng polyphenol tống số các phân đoạn dịch chiết

3.1.5 Thử độc tính cấp,xác định LDag .2-5¿©2Se+2SSe2vecerxeerreerree

3.2 THỬ NGHIỆM TRÊN MƠ HÌNH CHUỘT

GÂY BÉO PHÌ THỰC NGHIỆM .c -ccccccerrkrrerrrerree 48

3.2.1 Tạo mô hình chuột béo phì thực nghiệm 5+5 «<< <+x£ s++ 48

3.2.2 Tác dụng của một số phân đoạn dịch chiết loài

Mặt quỷ lên chuột gây béo phì thực nghiệm . -<<+< sex 52

3.3 THU NGHIEM TREN MO HINH CHUOT

GÂY ĐTĐ THỰC NGHIỆM -ccSccxvererrkererrrrkrrerrrkee 63 3.3.1 Tạo mô hình chuột đái tháo đường mô phỏng theo type 2 63

3.3.2 Tác dụng giảm nồng độ đường huyết của các phân đoạn dịch chiết .64

3.3.3 Tác dụng của các phân đoạn địch chiết đến các chỉ số hóa sinh

khÁC 2+ 22s 22122215 2711122111221112711122T11.1120.11201200112020 E1 eeere 69

Trang 7

DANH MUC CAC BANG

Trang

Bang I.1.Tiêu chí của tô chức y tế thế giới WHO về chấn đoán ĐTĐ 23

Bảng 2.1 Thành phần thức ăn vỗ béo 2-2 2£ ©+z+2+zt2ExvExerrrscee 31 Bảng 3.1 Khối lượng khô của các phân đoạn dịch chiết (g) 42

Bang 3.2 Hiệu suất điều chế các phân đoạn từ dây Mặt quỷ - 42

Bảng 3.3 Kết quả thử định tính một số hợp chất tự nhiên trong các

phân đoạn dịch chiết từ lồi Morinda umbellata L e©ceccc+c+rvresres 43 Bảng 3.4: Đặc điểm các băng vạch của các phân đoạn dịch chiết

từ dây Mặt quỷ

Bảng 3.5 Định lượng polyphenol tổng số các phân đoạn dịch

chiết từ loài Mặt quý -2+22<+2E22EE221122122152212211211111211 211211 re 47

Bảng 3.6: Kết quá thử độc tính cấp theo đường uống cao phân đoạn EtOH 48 Bảng 3.7: Kết quả trong lượng chuột trước và sau 4 tuần vỗ béo 49 Bảng 3.8: Kết quá xét nghiệm các chỉ số giữa lô béo và lô gầy 51 Bảng 3.9: Kết trọng lượng co thể chuột trước và sau 3 tuần điều trị 53 Bảng 3.10: Kết nồng độ glucose các lô chuột trước và sau 3 tuần điều trị 55

Bảng 3.11: Nong độ các chỉ số hóa sinh của các lô chuột trước và

sau 3 tuần điều tric eccececccccccecessscsecsesecseceesecseseesececsucseceesucsesecsesaesecsesecsecersecaees 57

Bang 3.12: Nong độ glucose huyết của các lô chuột thí nghiệm

C200108519:()ì0 01 65 Bảng 3.13: Nồng độ glucose huyết của các lô chuột thí nghiệm

sau 21 ngày điỀu trị -. ©2s+2sc2x+Ex221321121122112711211111211111 21211 ee 67 Bảng 3.14: Nồng độ các chỉ số hóa sinh của các lô chuột sau

Trang 8

DANH MỤC HÌNH, BIÊU ĐÒ

Trang Hình 1.1 Khung cacbon của fÏaVOniOId -.- ¿5+5 S++++*+eE++sxersereerseeersee 7 Hình 1.2 Cấu trúc của Rutin và Saponin -s sc©2cecczxcczkeerreerrreervee 8 Hình 1.3 Cấu trúc cia flavonoid (A), isoflavonoid (B) va neoflavonoid (C).8 Hình 1.4 Cấu triic cla cafein va micOtine c.ccceesesssesessesssseesessesessessessesseeees 13 Hình 2.0 Mẫu thực vật Hình 2.1 Mô hình chiết rút các phân đoạn hợp chất tự nhiên 0ì: 0 L0 0111 32 Hình 2.2 Kết quả xây dựng đường chuẩn acid gallic Hình 3.1: Mô hình chiết rút các phân đoạn hợp chất tự nhiên 8: N0) 0 31-2 41

Hình 3.2:Ảnh chạy sắc ký đồ dịch chiết đây Mặt quỷ . -: 45

Hình 3.3: Biêu đồ trọng lượng trung bình của các lô chuột . 49

Hình 3.4: Chuột nuôi ở chế độ ăn bình thường (A) và vỗ béo (B) 50

Hình 3.5: Biêu đồ chỉ số hóa sinh trong máu chuột đối chứng và vỗ béo 51

Hinh 3.6: Biéu dé chỉ số lipase trong máu chuột đối chứng và vỗ béo 52

Hinh 3.7 Biéu dé trọng lượng cơ thể chuột trước và sau 3 tuần điều trị 54

Hình 3.8 Biểu dé so sánh chỉ số glucose giữa các lô chuột thí nghiệm 56

Hinh 3.9: Biéu dé so sánh chỉ số cholesterol giữa các lô chuột thí nghiệm 58

Hình 3.10: Biểu đồ so sánh chỉ số tryglycerid giữa các lô chuột thí nghiệm 59

Hình 3.11: Biểu đồ so sánh chỉ số HDL giữa các lô chuột thí nghiém 60

Trang 9

Hình 3.13: Biểu đồ so sánh chỉ số lipase giữa các lô chuột thí nghiệm 62 Hình 3.14: Biểu đồ so sánh sự thay đối nồng độ glucose huyét

của các lô chuột thí nghiệm sau 10 giờ điều trị ¿©cccce+cvEtsEsrxsrxerxsex 66

Hình 3.15: Biểu đồ so sánh sự thay đối nồng độ glucose huyết

của các lô chuột thí nghiệm sau 21 ngày điều trị ¿- 2 sec: 68

Hình 3.16: Biểu đồ so sánh nồng độ triglycerid của các lô chuột ĐTĐ

sau 21 ngày điều trị -+-©-sc++<+EE112E122211211127112111 211.111 T11 1E 1e 70

Hình 3.17: Biểu đồ so sánh nồng độ cholesterol của các lô chuột ĐTĐ

sau 21 ngày điều trị -2- +<+-k2E2E1222122112111215221121121.211211 11.21 E1 xe 71

Hình 3.18: Biểu đồ so sánh nồng độ HDLc của các lô chuột ĐTĐÐ

sau 2l ngày điỀu trị 2sc+22++ 22 1 22211271111221122112222 2.120 cee 72

Hình 3.19: Biểu đồ so sánh nồng độ LDLc của các lô chuột ĐTĐ

Trang 10

DANH MUC CHU VIET TAT BP Béo phi Chi Chloroform Cho Cholesterol DTD Dai thao duong EtOAc Ethylacetat EtOH Ethanol Glu Glucose

HDL Lipoprotein ty trong cao (High-density lipoprotein) LDL Lipoprotein tỷ trọng thap (Low-density lipoprotein)

Trang 11

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Một thực tế là sự phat triển của nền kinh tế xã hội thời hiện đại đã làm

cho đời sống con người được nâng cao rõ rệt thì bệnh đái tháo đường(ĐTĐ) cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ Tí lệ tử vong do ĐTĐ gây ra đứng thứ ba thế giới sau bệnh tim mạch và ung thư Theo báo cáo của Hiệp hội tiểu đường quốc tế IDF(International Diabetes Federation ) dự báo đến năm 2010 số người mắc bệnh sẽ là 221 triệu người gấp đôi so với năm năm 1994 là 110 triệu người Theo WHO thông báo trong năm 2006 thì con số đó sẽ là 330 —

360 triệu người vào năm 2025 Ở Việt Nam số người mắc bệnh ĐTĐÐ năm

2007 khoảng trên 2 triệu người và cho đến nay vào khoáng 4,5 triệu người

Như vậy bệnh ĐTĐ đã thực sự trở thành gánh nặng kinh tế, tinh thần và mối

lo ngại lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới [3,5,10]

Do tốc độ phát triển của bệnh ĐTĐ ngày càng nhanh, nên nhu cầu về thuốc điều trị ĐTĐ cũng ngày càng cả về chủng loại và số lượng Từ năm 1921 Best và Banting đã phát hiện ra Insulin để hạn chế sự phát triển của

bệnh và cải thiện cuộc sống cho người bệnh, cho đến nay đã có hàng loạt

thuốc điều trị ĐTĐ có nguồn gốc tống hợp như: sunfonylurea, các biguanid, nhóm thiazolidinedion Tuy nhiên theo Uỷ ban chuyên gia của WHO về

ĐTĐ đã khuyến nghị nên phát triển và sản xuất các thuốc điều trị DTD cé

nguồn gốc thảo dược với tính năng sắn có, đễ sử dụng, ít độc tính, ít tác dụng

phụ, giá thành rẻ phù hợp với cộng đồng nhất là những nước nghèo và được

biệt rất thân thiện với môi trường tự nhiên [4,9,10]

Mặt khác Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên thực vật vô cùng

Trang 12

lại là đất nước có nền Y dược học dân tộc cổ truyền lâu đời Từ xa xưa, ông

cha ta đã biết sử dụng cây cỏ có sẵn trong tự nhiên để trị bệnh Ngày nay,

cùng với nhiệm vụ cơng nghiệp hố và hiện đại hoá đất nước, thì một trong

những nhiệm vụ cơ bản là phải đảm bảo sự phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên đất nước, tận dụng những lợi thế về tài nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có của quốc gia vào phục vụ cho đời sống con người Trong đó được đặc

biệt quan tâm là việc sử dụng các hợp chất tự nhiên từ thực vật trong lĩnh vực Y - Dược học

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, các hợp chất polyphenol (một

nhóm các hợp chất tự nhiên từ thực vật) đang được ngày càng ứng dụng rộng

rãi trong điều trị nhiều loại bệnh trong đó có cả bệnh đái tháo đường - một căn

bệnh phổ biến và nguy hiểm ngày nay [4,9,10,12]

Chính vì vậy, việc nghiên cứu, khảo sát về thành phần hoá học và đặc tính sinh dược học của các cây thuốc có giá trị tại Việt Nam nhằm đặt cơ sở cho việc sử dụng chúng vào điều trị ĐTĐ một cách hợp lí, hiệu quả có tầm

quan trọng đặc biệt Cây Mặt quỷ hay còn gọi là Đơn mặt quỷ hoặc Nhàu tán (Morinda umbellafa L.), họ cà phê (Rubiaceae) là một trong số đó Bộ phận dùng là rễ, lá và toàn cây đã được giới khoa học Việt Nam và Thế giới quan tâm

Thành phần hoá học: Rễ chứa glucosid và các dẫn xuất anthraquinone

Tính vị, tác dụng: VỊ cay, ngọt, tính hơi nóng; có tác dụng thanh nhiệt, tả hoả,

giải độc, ích thân, cường cân cốt Công dụng, chỉ định và phối hợp: Được dùng trị mụn nhọt, ly, mân ngứa, ghẻ lở ngoài da Còn dùng tây giun sán [9]

Ở Hoa Kỳ, rễ được đùng như một chất xổ mạnh Ở Án Độ, lá phối hợp

với một số chất thơm sắc nước uống dùng trị ia chảy và ly Ở Trung Quốc,

theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, tri dau da dày,

Trang 13

Inđônêxia dùng chữa đau bụng, ia chảy, bệnh về cơ quan tiết niệu, bệnh đái đường, bệnh tê phù, bệnh lao phối, đau ngực, ho, đau gan, chữa các vết cắn, vết đứt và các vết thương khác Nhưng tác dụng hạ đường huyết, trị bệnh ĐTĐ của thân lá và quả của cây Mặt quỷ chưa thấy được nghiên cứu trong các tài liệu nghiên cứu sinh dược học [9]

Từ những thực tế trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Nghiên cứu

tác dụng hạ đường huyết và mỡ máu của một số hợp chất tự nhiên từ dịch

chiết day Mat quy (Morinda umbellata L.) 6 Viét Nam”

2 Mục dich nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu đặc tính sinh, được học của một số hợp

chất ty nhién tir dich chiét day Mat quy (Morinda umbllata L.) với tác động chính là hạ glueose huyết và mỡ máu nhằm tạo cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực tìm kiếm các phương thuốc mới, cũng như giải thích tác dụng điều trị bệnh của cây thuốc cô truyền này Cụ thể:

1 Nghiên cứu đặc tính hoá sinh, định tính, định lượng của một số hợp

chất tự nhiên từ dịch chiết dây Mặt quỷ

2 Đánh giá khả năng hạ đường huyết và mỡ máu của các phân đoạn dịch chiết dây Mặt quỷ trên mô hình chuột béo phì và ĐTĐ type 2

3 Xác định độc tính cấp LDz:ạ

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích thành phần định tính, định lượng của dịch chiết từ loài

Morinda umbellata L Thử tác dụng của một số phân đoạn dịch chiết đối với bệnh béo phi và DTD type 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trên đối tuong mau thyc vat Morinda umbellataL.,

Trang 14

Thử khả năng điều trị béo phì và tiểu đường type 2 với các phân đoạn dịch chiết EtOH, EtOAc và n - hex ctia loai Morinda umbellata L

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên các phương pháp hóa sinh và trên

mô hình chuột gây bệnh thực nghiệm

6 Những đóng góp mới của đề tài

Trang 15

NỘI DUNG

CHUONG 1 TONG QUAN TAI LIEU 1.1 MOT SO HOP CHAT TU NHIEN O THUC VAT

1.1.1 Hop chat phenolic

1.1.1.1 Giới thiệu chung

Các hợp chất phenolic có đặc điểm chung là cấu trúc hóa học có chứa nhóm chức hydroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với vòng hydrocacbon thơm

Phenolic thường là những hợp chất có hoạt tính sinh học mạnh, một 86

có tác dụng dược lý và được ứng dụng rộng rãi trong y dược [14]

1.1.1.2 Phân loại

Dựa vào thành phần cấu trúc, người ta chia hợp chất phenolic thành 3

nhóm: hợp chất phenolic đơn giản, hợp chất phenolic phức tạp và hợp chất phenolic da vòng [14].[3 I]

- Nhóm hợp chất phenolic đơn giản: Trong phân tử chỉ có một vòng benzen và một vài nhóm hydroxyl Tùy thuộc và số lượng nhóm hydroxyl mà chúng được gọi là monophenol (phenol), diphenol (pyrocatechin, hydroquinol ), triphenol (pyrogalol, oxyhidroquinol )

- Nhóm hợp chất phenolic phức tạp: Trong thành phần cấu trúc phân tử của chúng ngoai vòng benzen chúng còn có dị vòng, mạch nhánh Đại diện

nhóm này là axid cinamic, acid cumarIc

- Nhóm hợp chất phenolic đa vòng: Là nhóm đa dạng nhất trong các hợp chất phenol, có cấu trúc phức tạp do sự liên kết hoặc trùng hợp các đơn

phân Ngoài gốc phenol còn có các nhóm phụ dị vòng mạch nhánh hoặc đa

vong

Trang 16

Hợp chất phenolic có ở hầu hết các bộ phận của cây đặc biệt là tế bào thực vật quang hợp Chúng được hình thành từ những sản phẩm của quá trình đường phân pentose qua acid cynamic hay theo con đường acetat malonat qua Acetyl-CoA [14],[62] Nhóm hợp chất này có các chức năng như sau:

- Các hợp chất phenolic tham gia vào quá trình hô hấp với vai trò như là một chất vận chuyển hydro

- Các polyphenol có thê hình thành liên kết hydro với các protein và các enzyme làm thay đối hoạt động của emzyme, thường làm tăng hoạt động của emzyme

- Hợp chất phenolic có tác dụng mạnh lên quá trình sinh trưởng của thực vật Trong đó phenol đóng vai trò là chất hoat hoa enzyme IAA-oxydase, ngoài ra nó còn tham gia vào sự sinh tổng hợp enzyme này Phenol cũng được

xem như chất điều khiển các chất điều hòa sinh trưởng ở thực vật

- Hợp chất phenolic thường có tính kháng khuẩn Nó được hình thành

dé chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, đặc biệt là ở các vết thương do tác

dụng cơ học hoặc vi khuẩn tạo nên Phản ứng này giống phản ứng kháng nguyên — kháng thể ở động vật Các hợp chất phenolic có vai trò quan trọng

trong việc liền sẹo, nó có tác dụng làm nhanh quá trình tái sinh, chống lại bức xạ, chống lại các tác nhân gây đột biến và các tác nhân oxy hóa Nguyên nhân

dé hop chat phenolic cé tác dụng chống oxi hóa là do chúng có khả năng kết hợp với các gốc tự đo trong cơ thể để dọn đẹp các gốc đó Chúng có vai trò như là các “bẫy” của các gốc tự do, ức chế sự oxy hóa của ơ-tocopherol trong

cholesterol “xấu”, tái chế ơ-tocopherol đã bị oxy hóa và loại bỏ các ion kim loại

Trang 17

điều kiện lạnh, cây tích lũy nhiều antoxyan xanh và tím, các flavonoid như

flavonol và antoxyan có vai trò điều chỉnh sự phân bố năng lượng ánh sáng ở

lá cây, làm tăng hiệu quả quang hop [14] 1.1.2 Flavonoid thực vật

1.1.2.1 Giới thiệu chung

Các flavonoid là các chất phô biến trong cơ thể thực vật Chúng là các

hợp chất được tạo thành từ 2 vòng benzen A, B được kết nối bởi một dị vòng

C với khung cacbon C¿-C:-C¿ [32]

Các flavonoid là dẫn xuất của 2-phenyl chroman (flavan)

8

; 20 EN As

A || Cc ° SÀN 10 3

Hình 1.1 Khung cacbon của flavonoid

Các flavonoid có trong tất cả các bộ phận của cây Một số có hoạt tính sinh học thể hiện ở khả năng chống oxy hóa

Trang 18

OH OH X) O -Rhamnose-glucose Glucose “CO O OH O Rutin Saponin

Hình 1.2 Cấu trúc của Rutin và Saponin Ví dụ: Rutin -> Quecetin + Glucose + Rhamnose

1.1.2.2 Phân loại

Hiện nay người ta đã tìm ra khoảng 4000 hợp chất flavonoid Dựa vào

vị trí liên kết của vòng thơm với khung chroman, nhóm hợp chất này có thể

được chia thành 3 lớp: Flavonoid (2-phenylbanzopyral) (A), isoflavonoid (3- banzopyran) (B) va neoflavonoid (4-benzopyran) (C) [45]

A B C

Hình 1.3 Cấu trúc của flavonoid (A), isoflavonoid (B) và neoflavonoid (C) Ngoài ra, tùy theo mức độ oxy hóa của vòng pyran, sự có mặt hay

Trang 19

phân biệt flavonoid thành các nhóm phụ: flavan, flavon, flavonol, flavanol, chalcon và auron, antoxyanidin, catechin, isoflavonoid, rotenoid, neoflavonoid Trong đó nhóm có độ oxy hóa cao nhất là flavonol, nhóm có độ

oxy hóa thấp nhất là catechin

Các flavonoid có thể được phân lớp theo nguồn gốc sinh tổng hợp Một vài flavonoid là các dạng trung gian trong quá trình sinh tổng hợp, một số khác được biết đến như những sản phẩm cuối cùng Các flavonoid trung gian được tích lũy trong các mô thực vật, những chất dạng này gồm chalcon (được hình thành sớm nhất với cấu trúc cacbon C;; từ malonyl CoA và P-coumanyl CoA), flavanon, flavan-3,4-diol, ngoài ra còn có một số chất khác được biết đến như sản phẩm cuối cùng của quá trình sinh tổng hợp

Bên cạnh đó, flavonoid cũng có thể được phân lớp theo khối lượng phân tử của chúng Flavonoid được sắp xếp theo khối lượng phân tử tăng dần từ monomer, dimer, oligomer [45],[62]

1.1.2.3 Tính chất hóa học

Flavonoid có các nhóm chức hydroxyl, cacbonyl, vòng thơm nên chúng

hoạt động hóa học mạnh và có khả năng phản ứng rất lớn

- Phản ứng của nhóm hydroxyl (-OH): phản ứng với các chất oxy hóa như persunfat, ferixianit, các gốc tự do tạo thành gốc phenoxyl ArO* là gốc tự do bén trong cơ thể

- Flavonoid có tính acid nên dễ dàng phản ứng với dung địch kiềm (Ví

dụ dung dịch amoniac) tạo thành các loại muối có màu đặc trưng như vàng, da cam, đỏ, xanh tím

Trang 20

- Phản ứng của nhóm cacbonyl: Phản ứng Shinoda tạo phức kim loại Đây là phản ứng khử, có sự tham gia của các kim loại nhu Fe, Zn, Mg, va HCI cho san pham màu da cam

Phản ứng này đặc trưng cho chất có nhóm cacbonyl (C=O) ở vị tri Cy

và có nối đôi giữa Cạ và C;, điển hình là flavon, flavanol-3 Flavon không có

nhóm OH nên phản ứng khó hơn, cho màu nhạt hơn và do đó khó phát hiện khi làm phản ứng định tính [45]

1.1.2.4 Tác dụng sinh học

- Tác dụng chống oxy hóa (antioxydant) [39]: Flavonoid có khả năng làm kim hãm các quá trình oxy hóa dây chuyền sinh ra bởi gốc tự do hoạt động Những flavonoid có các nhóm hydroxyl sắp xếp ở vị trí ortho dễ đàng bị oxy hóa bởi các tác dụng của enzyme polyphenoloxydase và peroxydase tạo thành dạng semiquinon hoặc quinon

Flavonoid (dạng ,

O;+_ khử) Poliphenoloxydase Flavonoid (dạng oxy hóa)

(dạng hydroquinon) (semiquinon hoặc quinon)

Flavonoid (dạng khử Flavonoid (dạng oxy

H;O;+ (dạng mm

le “

a (semiquinon hoac

hydroquinon) quinon)

Semiquinon hoặc quinon là những gốc tự do bền vững, chúng có thể

nhận điện tử và hydro từ chất cho khác nhau để trở lại đạng hydroquinon Các

Trang 21

- Flavonoid có khả năng điều hòa hoạt độ enzyme do khả năng liên kết với nhóm amin trong phân tử protein, làm thay đôi cấu hình không gian của

enzyme do đó tạo hiệu ứng điều hòa dị lập thể

- Flavonoid có tính kháng khuẩn, kháng virus, tăng khả năng đề kháng

của cơ thể do kích thích Iympho bào, tăng sản xuất interferon, ức chế hiện tượng thoát bọng (digramilation)

- Flavonoid có hoạt tính của vitamin P, làm tăng tính bền và đàn hồi của thành mạch, giảm sức thấm của mao mạch

- Flavonoid có tác dụng chống ung thư do kìm hãm các enzyme oxy hóa khử, quá trình đường phân, hô hấp, kìm hãm phân bào phá vỡ cân bằng trong quá trình trao đối chất của tế bào ung thư [45]

- Flavonoid có hoạt tính chống DTD

1.1.3 Tannin

1.1.3.1 Giới thiệu chung

Tannin là hợp chất phenolic có khối lượng phân tử cao, có chứa các nhóm chức hydroxyl, cacboxyl có khả năng tạo phức với protein và các

phân tử khác trong điều kiện môi trường đặc biệt Tannin được cấu tạo dựa

trén acid gallic va acid tanic [14],[46]

1.1.3.2 Phân loại

Tannin được phân loại thành hai nhóm chính là tannin thủy phân và tannin ngưng tụ

Trang 22

- Tannin ngwng tu: \a cac oligomer hay polymer của các đơn vi

flavonoid (flavan-3-ol) nối với các dây nối C-C không bị cắt khi thủy phân

như catechin, epicatechin hoặc các chất tương tự

1.1.3.3 Tính chất hóa học

- Tannin đễ bị oxy hóa khi đun nóng hay đề ngoài ánh sáng Khi bị oxy

hóa, tannin biễn thành chất màu đỏ, màu nâu hoặc màu đen xám

- Tannin phản ứng với FeC];, tạo kết tủa với muối kim loại nặng và

gelatin Nhờ phán ứng này người ta có thê tach tannin

- Tannin cé thé tao phức với protein, tính bột, cellulose

- Tannin dễ bị thủy phân trong môi trường acid nhẹ, kiềm nhẹ, nước

nóng hay enzyme Tannin pyrocatechin cho kết tủa màu xanh đậm với muối

Fe” và cho kết tủa bông với nước brom [33] 1.1.3.4 Tác dụng sinh học

- Tannin là chất cầm rửa do có tác dụng giảm sự bài tiết trong ống tiêu hóa, kết tủa protein tạo thành một màng che niêm mạc

- Tannin dùng để chữa ngộ độc kim loại và ankaloid do tạo kết tủa với

chúng

- Tannin có khả năng kết hợp với những chất gây ung thư nên có khả năng chống ung thư

- Ở nồng độ cao, tannin ức chế hoạt động của các enzyme nhưng với nồng độ thấp chúng lại thường kích hoạt enzyme

- Tannin thường có tác dụng ức chế vi khuẩn, tác dụng cầm máu do làm

se hệ thống mao mạch hay tác dụng làm giảm đau tại chỗ do làm giảm tác dụng của đầu dây thần kinh trung ương

Trang 23

1.1.4.1 Giới thiệu chung

Alkaloid là các hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số nhân có chứa nitơ

di vòng, có tính kiềm, thường gặp ở thực vật và đôi khi ở cả động vật

Alkaloid thuong có hoạt tính sinh học mạnh và cho phản ứng hóa học với một số thuốc thử đặc hiệu rer re ⁄ À2 Í ÀN oO N N N I CH, N CH, Cafein Nicotin Hình 1.4 Cấu trúc của cafein va nicotin 1.1.4.2 Phân loại Dựa vào cấu tạo vòng hydrocacbon và vị trí của nhóm nitơ, người ta chia ankaloid thực vật thành 12 nhóm [32,33]:

- Nhóm 1: Gồm các alkaloid là dẫn xuất của pyrolindine và pyperdine,

đại diện là cacpain

- Nhóm 2: Gồm các alkaloid là dẫn xuất của pyridine và pyperdine, đại diện là nicotine có trong cây thuốc lá, thuốc lào

- Nhóm 3: Gồm các alkaloid là dẫn xuất của quinolin

- Nhóm 4: Gồm các alkaloid là dẫn xuất của acridin, các ankaloid thuộc

nhóm này Ít gặp

- Nhóm 5: Gồm các alkaloid là dẫn xuất của isoquilolin

- Nhóm 6: Gồm các alkaloid là dẫn xuất của indol, đại điện là

Trang 24

- Nhóm 7: Gồm các alkaloid là dẫn xuất của imodazol, đại diện là febrifugin va pegannin

- Nhóm 8: Gồm các alkaloid là dẫn xuất của quinazolin, đại diện là febrifugin va pegannin

- Nhóm 9: Gồm các alkaloid là dẫn xuất của purin, đại diện là cafein,

theobromin có trong cây chè, cà phê, ca cao

- Nhóm 10: Gồm các alkaloid là dẫn xuất của steroid, đại điện là solacodin - Nhóm I1: Gồm các alkaloid là dẫn xuất của ditecpen, ít gặp ở thực vật - Nhóm 12: Gồm các alkaloid có chứa nitơ ngoài vòng (N nằm trong mạch nhánh) 1.1.4.2 Tính chất hóa học

- Tính chất quan trọng nhất của alkaloid là tính kiềm, tính chất này do nguyên tử nitơ trong phân tử ankaloid quyết định Nếu nguyên tử nitơ nằm trong mạch cacbon thắng hoặc nằm trong vòng no thì tính base mạnh hơn so với khi nguyên tử nitơ nằm trong nhân thơm

- Alkaloid có tính kiềm yếu nên có thể giải phóng ankaloid ra khỏi muối của nó bằng kiềm mạnh hay trung bình Khi tác dụng với acid, ankaloid tạo muối tương ứng

- Alkaloid kết hợp với kim loại nặng (Hg, Bi, Pb ) tạo ra muối phức - Alkaloid phản ứng với một số loại thuốc thử đặc hiệu:

+ Phản ứng tạo kết tủa với thuốc thử Vans-Mayer, thuốc thử

Bouchardat, acid picric bao hoa

Trang 25

1.1.4.3 Tác dụng sinh học

Alkaloid được hình thành từ các sản phẩm của quá trình trao đôi chất như trao đổi protein.Trong cây, ankaloid được coi như là chất dự trữ cho tổng hợp protein, các chất bảo vệ cây, tham gia vào sự chuyên hóa hydro ở các mức độ khác nhau

Ngày nay, alkaloid được sử dụng nhiều trong công nghiệp dược, chế tạo các loại thuốc chữa bệnh trong y học, tiêu biểu là atrophin, morphin, cocain

1.2 BỆNH BÉO PHÌ VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1.2.1 Bệnh béo phì

1.2.1.1 Giới thiệu chung về bệnh béo phì

Bệnh béo phì (obesity) được tô chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa là

tình trạng tích luỹ mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân tới mức ảnh hưởng tới sức khoẻ Béo phì là tình trạng không bình thường của sức khoẻ có nguyên nhân dinh dưỡng Thông thường người khoẻ mạnh, dinh đưỡng hợp lý thì cân nặng dao động trong một giới hạn nhất định

Hiện nay tình trạng thừa cân béo phì đang tăng lên với tốc độ báo động, không những ở các quốc gia phát triển mà còn ở các quốc gia đang phát triền Số người béo phì trên thế giới đã đạt con số trên 1,5 tỷ người Đây thực sự là

mối de doa tiềm ân trong tương lai [11]

* Chỉ số BMI

Hiện nay, WHO thường dùng chỉ số sinh khối cơ thể (BMI - Body

Trang 26

BMI= _ W: Trọng lượng cơ thể (kg)

A

H: Chiéu cao (m)

Người ta coi chỉ số bình thường nên có trong giới hạn 20 - 25, trên 25 là thừa cân và trên 30 là béo phì Tuy nhiên chỉ số đó chỉ được dùng đối với

người Châu Âu, còn với người Châu Á, BMI bình thường có giới hạn từ 18,5

- 23 Vượt quá 27,8 với nam và 27,3 với nữ được xác định là béo phì

Người Trung Quốc chỉ số BMI bình thường ở mức 18,5 - 24,9 Mức thừa cân là trên 25 và dưới 30, mức béo phì cấp I là đưới 35, béo phì cấp II là dưới 40 và béo phì cấp III là trên 40 [11]

Một điều cần chú ý nữa là vùng mỡ tập trung Mỡ tập trung nhiều

quanh vùng eo - lưng thường được gọi là béo kiểu “trung tâm” Ở một số

người, mỡ tập trung nhiều ở phần ngực, cổ hoặc tập trung ở phần mông tạo nên những kiểu béo khác Vì vậy bên cạnh theo dõi chỉ số BMI nên theo dõi thêm tỷ số vòng bụng/vòng mông, khi tỉ số này vượt quá 0,9 ở nam giới và 0,8 ở nữ giới thì các nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh DTD déu tăng lên rõ rệt

1.2.1.2 Phân loại bệnh béo phì

Dựa vào nguyên nhân béo phì người ta chia làm 2 loại:

+ Béo phì đơn thuần (simple obesity): Nguyén nhan chu yéu la do nang lượng hấp thu vào cơ thể vượt quá cần thiết dẫn đến tích luỹ mỡ

+ Béo phì bệnh lý: Nguyên nhân là do bệnh lý như một số bệnh nội tiết

như hội chứng Cushing, bệnh suy tuyến giáp trạng, bệnh trứng đa nang

[20].[37]

Ngoài ra người ta còn chia béo phì thành các dạng: Béo phì thể chất

(constitutional obesity) có nguyên nhân di truyền và béo phì mắc phải

Trang 27

1.2.1.3 Nguyên nhân của bệnh béo phì

Cơ thể con người giữ được cân nặng ồn định là nhờ trạng thái cân bằng giữa năng lượng do thức ăn cung cấp và năng lượng tiêu hao do lao động và

các hoạt động khác của cơ thể Cân nặng cơ thé tăng lên có thể do chế độ ăn

dư thừa vượt quá nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao năng lượng Khi vào cơ thể, các chất protein, lipid, glucid đều có thể chuyên thành chất béo dự trữ Vì vậy, không chỉ ăn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gây béo phì mà ăn quá thừa chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo Có thê chia nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì như sau:

- Khẩu phần ăn và thói quen ăn uống: Năng lượng (calore) đưa vào cơ thể qua thức ăn thức uống được hấp thu và được oxy hoá để tạo thành nhiệt

lượng Năng lượng ăn quá nhu cầu sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ Chế độ ăn

giàu chất béo (Iipiđ) hoặc đường, tinh bột (glucid) có liên quan chặt chẽ với gia tăng tỉ lệ béo phì Vì vậy, khẩu phần nhiều mỡ, dù số lượng nhỏ cũng có

thể gây thừa calo và tăng cân Không chỉ ăn nhiều mỡ, thịt mà ăn nhiều chất

bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo

Việc thích ăn nhiều đường, ăn nhiều món xào, rán, những thức ăn

nhanh nấu sẵn và miễn cưỡng ăn rau quả là một đặc trưng của trẻ béo phì Thói quen ăn nhiều vào bữa tối cũng là một điểm khác nhau giữa người béo và không béo

- Hoạt động thể lực kém: Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỉ lệ béo phì đi song song với sự giảm hoạt động thể lực trong một lối sống tĩnh tại

hơn, thời gian dành cho xem tivi, đọc báo, làm việc bằng máy tính, nói

Trang 28

tuổi trung niên, hiện tượng béo phì ở các vận động viên sau khi giải nghệ và công nhân lao động chân tay có xu hướng béo phì khi về hưu

- Yếu tô di truyền: Đáp ứng sinh nhiệt kém có thể do yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với những trẻ béo phì thường có cha

mẹ béo, tuy vậy nhìn trên đa số cộng đồng yếu tô này không lớn

Người ta đã biết vai trò của gen ob mã hoá cho hormonlepitin được tiết

ra từ mô tế bào mỡ có vai trò trong bệnh béo phì Nếu gen ob kém hoạt động

thì khả năng mắc bệnh béo phì tăng lên Ngoài ra gần đây nhiều gen liên quan

đến bệnh béo phì ở người dưới ảnh hưởng của tác nhân lối sống và môi trường cũng đã được nghiên cứu [28]

- Yếu tô kinh tế xã hội: Ö các nước đang phát triển, tỉ lệ người béo phì ở tầng lớp nghèo thường thấp (thiếu ăn, lao động chân tay nặng, phương tiện đi lại khó khăn) và béo phì thường được coi là một đặc điểm của giàu có Ở các nước đã phát triển khi thiếu ăn không còn phổ biến nữa thì ti lệ béo phì lại thường cao ở tầng lớp nghèo, ít học so với ở các tầng lớp trên Ở nhiều nước,

tỷ lệ người béo lên tới 30-40%, nhất là ở độ tuổi trung niên và chống béo phì

trở thành một mục tiêu sức khoẻ cộng đồng quan trọng Ở Việt Nam, tỷ lệ người béo còn thấp nhưng có khuynh hướng gia tăng nhanh nhất là ở các đô

thị Đó là điều cần được chú ý để có các can thiệp kịp thời [5],[11]

1.2.1.4 Các tác hại của bệnh béo phì

Béo phì thường không tốt đối với sức khoẻ, người càng béo nguy cơ càng nhiều Trước hết, người béo phì đễ mắc các bệnh tăng huyết áp, bệnh

tim mạch do mạch vành, ĐTĐ, hay bị các rối loại đạ dày, ruột, sỏi mật Béo

phì có các tác hại và nguy cơ cụ thể là:

Trang 29

thân, hay nhức đầu tê buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái, chất

lượng cuộc sống giảm sút

- Giảm hiệu suất lao động: Người béo phì làm việc chóng mệt nhất là ở

môi trường nóng Mặt khác do khối lượng cơ thể quá nặng nề nên để hoàn

thành một động tác, một công việc trong lao động, người béo phì mất nhiều thì giờ hơn và mắt nhiều công sức hơn Hậu quả là hiệu suất lao động giảm rõ rệt so với người thường

- Kém lanh lợi: Người béo phì thường phản ứng chậm chạp hơn người

bình thường trong sinh hoạt cũng như trong lao động Hậu quả là rat dé bi tai

nan xe cộ cũng như tai nạn lao động [5] - Hai nguy cơ rõ rệt ở người béo phì:

+ Tỷ lệ bệnh tật cao: Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ chính của

các bệnh mãn tính không lây như: Bệnh mạch vành, ĐTĐ không phụ thuộc

insulin, sỏi mật Ở phụ nữ mãn kinh, các nguy cơ ung thư túi mật, ung thư vú và tử cung tăng lên ở những người béo phì, còn ở nam giới béo phì, bệnh ung thư thận và tuyến tiền liệt hay gặp hơn

+ Tỷ lệ tử vong cũng cao hơn: nhất là trong các bệnh kể trên Thừa cân

và béo phì còn làm giảm vẻ đẹp của mọi người

1.2.1.5 Một số chỉ số hóa sinh liên quan đến rối loạn trao đổi chat lipid va

glucid[25]

- Cholesterol: Cholesterol là một chất béo steroid, có ở màng tế bào trong cơ thể động vật và được vận chuyên trong huyết tương Hầu hết cholesterol không có nguồn gốc từ thức ăn mà nó được tông hợp bên trong cơ

thể Cholesterol hiện điện với nồng độ cao ở các mô tổng hợp nó hoặc có mật

Trang 30

được biết đến nhiều nhất do liên hệ đến bệnh tim mạch gây ra bởi nồng độ cholesterol trong máu tăng

Cholesterol được tổng hợp chủ yếu từ acetyl-CoA theo đường HMG-

CoA reducfase ở nhiều tế bào/mô Khoảng 20-25% lượng cholesterol tổng

hợp mỗi ngày (khoảng 1 g/ngày) xảy ra ở gan, các vị trí khác có tỉ lệ tống hợp cao gồm ruột, tuyến thượng thận và cơ quan sinh sản Với một người khoảng 70 kg, tổng lượng cholesterol trung bình trong cơ thể khoảng 3.500 mg, trong một ngày lượng nội sinh trung bình khoảng 1000 mg và từ thức ăn trung bình khoảng 200 đến 300 mg Trong số 1.200 đến 1.300 mg lượng cholesterol đến

ruột (từ mật hoặc dịch tụy), khoảng 50% được tái hấp thu vào máu [25]

Cholesterol kém tan trong nước Nó không thể tan và di chuyên ở dạng tự do trong máu Thay vào đó, nó được vận chuyên trong máu bởi các lipoprotein, đó là các “va-li phân tử” tan trong nước và bên trong mang theo

cholesterol và mỡ Các protein tham gia cấu tạo bề mặt của mỗi loại hạt

lipoprotein quyết định cholesterol sẽ được lấy khỏi tế bào nào và sẽ được

cung cấp cho nơi đâu

Cholesterol là thành phần quan trọng của màng tế bảo, nó giúp tính lỏng của màng én định trong khoảng dao động nhiệt độ rộng hơn Nhóm hydroxyl trén phan ti tuong tac voi dau phosphate cua mang con géc steroid và chuỗi hydrocarbon gắn sâu vào màng Nó là tiền chất chính dé tổng hợp

vitamin D, nhiều loại hormone steroid, bao gồm cortisol, cortisone, va

aldosterone ở tuyến thượng thận, và các hormone sinh duc progesterone, estrogen, và testosterone Các nghiên cứu gần đây cho thấy cholesterol có vai trò quan trọng đối với các synapse ở não cũng như hệ miễn dịch, bao gồm việc chống ung thư

Trang 31

phan cấu tạo chính của hầu hết sỏi mật, bên cạnh sỏi lecitin và bilirubin ít gặp

hơn

Cholesterol khơng thể hồ tan trong máu được Nó phải được vận chuyến bằng một chất vận chuyên goi 1a lipoprotein LDL¢ cholesterol (Low-

density lipoprotein) hay còn gọi là một loại cholesterol “xấu” (cholesterol

“bad”) HDLc cholesterol (High-density lipoprotein) hay còn gọi là một cholesterol “tốt” (cholesterol “good”) Cả hai loại cholesterol này cùng với triglycerid và Lp(a) cholesterol tạo nên cholesterol toàn phần Tắt cả được xác định bằng cách xét nghiệm máu

- LDL cholesterol (LDLc) : LDLc là một cholesterol “xấu” Khi có

quá nhiều loại này lưu thông trong máu, nó có thể gây tắc động mạch, làm

tăng nguy cơ bệnh mạch vành và đột qụy LDLc được sản xuất tự nhiên bởi

cơ thể Sự sản xuất quá nhiều cholesterol này có thể do di truyền từ cha mẹ Ăn chế độ ăn nhiều mỡ, cholesterol cũng làm cho nồng độ LDL¿ tăng cao Nếu gia trong đình có người có LDLc máu cao thì những thành viên còn lại sẽ có nhiều nguy cơ tăng nồng độ LDLc

- HDL cholesterol (HDL¿): Khoảng 1⁄4 đến 1/3 cholesterol máu được vận chuyên bởi một lipoprotein ty trong cao (high-density lipoprotein - HDL) HDL cholesterol là một cholesterol “tốt” boi vi néng 46 cao cla HDL¢ được xem như tác nhân bảo vệ chống lại cơn đau tim cấp Nồng độ thấp của HDLc (thấp hơn 40 mg/dl) sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim Các chuyên gia y khoa nghĩ rằng HDLc sẽ vận chuyển cholesterol ra khỏi mạch máu và trở về gan Một vài chuyên gia tin rằng HDLc sẽ di chuyển cholesterol dư thừa khỏi

thành động mạch một cách từ từ [25]

- Triglycerid: Triglycerid là một dạng chất béo góp phần tạo hình cơ

Trang 32

60% calo của khẩu phần ăn) Người có nồng độ triglycerid trong máu cao thì

thường có nồng độ cholesterol toàn phần cao, trong đó có nồng độ LDL

cholesterol cao và HDL cholesterol thấp Nhiều bệnh nhân tim mạch và tiểu

đường cũng có nồng độ triglycerid trong máu cao

Triglycerid có nguồn gốc ngoại sinh và nội sinh Triglycerid trong chế độ ăn được thủy phân ở ruột nhờ enzyme lipase tạo thành acid béo và monoacylglycerol Khoảng 90% triglycerid trong huyết tương có nguồn gốc từ các bữa ăn giàu lipid Triglycerid trong cơ thê được tông hợp từ gan và mô mỡ, đây là nguồn năng lượng dự trữ quan trọng trong cơ thé

1.2.2 Bệnh đái tháo đường

1.2.2.1 Giới thiệu chung

Bệnh ĐTĐ (Diabetes mellitus) là một trong số những bệnh mãn tính

phố biến nhất và đang ngày càng phát triển trên toàn thế giới Hàng năm số

lượng người mắc bệnh liên tục gia tăng Biểu hiện bệnh lý là sự tăng đường

huyết, không dung nạp glucose dẫn tới ĐTĐ

Danh từ bệnh ĐTĐ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (diabetes: nước chảy trong ống syphon) và tiếng la tinh (mellitus: ngọt) Tăng đường huyết cũng là nguyên nhân gây nên các biến chứng như: mù mất, suy gan, thần kinh, tim

Trang 33

Bang 1.1.Tiéu chi của tô chức y tế thế giới WHO về nồng độ glucose

trong máu chan doan DTD [5]

Nồng độ đường huyết Nông độ đường huyết 2

lúc đói giờ sau khi làm nghiệm Kết luận

ue dor pháp tăng đường huyệt

Cu < 5,6 mmol/l Cự < 7,8 mmol/l Bình thường

Rối loạn dung

5,6mmol/I < Cụ < 7mmol/I |7,8mmol/I <SC„ < 11,1mmol/1 nạp đường ` Cw > 7mmol/1 Cy > 11,1mmol/1 Đái tháo đường * Cụ : Nồng độ đường huyết

Trong những năm gần đây, ĐTĐ đang ngày càng trở nên là vấn đề lớn đối với giới y khoa cũng như đối với cộng đồng Điều đó hoàn toàn có căn

nguyên xác đáng:

Thứ nhất: bệnh đang gia tăng với tốc độ đáng ngại (khoảng 300% trong vòng mười năm) Thế nhưng có thể nhiều người mang bệnh song chưa được

phát hiện Theo ước tính, hiện nay ở nước ta có tới 65% bệnh nhân ĐT còn

chưa biết mình mắc bệnh

Thứ hai: bệnh gây tôn hại đến sức khỏe cộng đồng, biến chứng tim

mạch tăng gấp 2-3 lần ở bệnh nhân đái tháo đường so với người không đái

tháo đường

Thứ ba: bệnh thường được chan đoán muộn, có khi sau cả chục năm từ

lúc đường máu có dấu hiệu tăng hơn bình thường Điều đó dẫn đến hệ quá là có khoảng 50% bệnh nhân đã có biến chứng với các mức độ khác nhau ngay

khi được chân đoán mắc bệnh

Thứ: tr: bệnh gây tốn kém cho bệnh nhân, gia đình và xã hội

Trang 34

(ĐTĐ type 1) hoặc do rối loạn trao đôi chất lipid — glucid din đến kháng insulin (DTD type 2) [5],[18]

1.2.2.2 Ty lé mac bénh DTD

Bệnh tiểu đường trong thời đại hiện nay là một trong những căn bệnh

phổ biến nhất Ở một số nước, số người mắc căn bệnh này chiếm tỉ lệ tới 10%

dân và số người mắc bệnh ngày một tăng cao Phần lớn bệnh nhân mắc chứng tiểu đường type 2 và ti lệ người bệnh tăng cao liên quan trực tiếp với cách sống của cuộc sống hiện đại ngày nay

Vào khoảng giữa những năm 80 của thế kỷ trước, tổng số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới vào khoảng 30 triệu Ngày nay con số đó đã lên tới 246 triệu và theo dự đoán tới năm 2025 số người mắc bệnh sẽ lên tới 380 triệu Căn bệnh này làm ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới Ước tính, mỗi năm trên thế giới người ta phải bỏ ra quãng 215 đến 375 tỷ đô la Mỹ để chữa căn bệnh này

Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ thay đối theo lứa tuổi, đân tộc, các vùng địa lý

khác nhau và theo sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Hiện nay ở Châu Âu có khoảng 5% người trưởng thành mắc bệnh, ở châu Á tỷ lệ mắc bệnh là từ 10 - 12% Điều nguy hiểm là tỷ lệ này ở châu Á đang có chiều hướng gia

tăng, đặc biệt là ở đối tượng thanh thiếu niên và trẻ nhỏ [Š]

Bệnh ĐTĐ cũng khá phố biến ở Việt Nam Chỉ tính riêng năm 1991 tỷ lệ người mắc bệnh DTD 6 Ha Nội là 1,1%, ở Huế là 0,96%, ở thành phó Hồ Chí Minh là 2,3% Theo thống kê, hiện nay 2,7% dân số Việt Nam mắc bệnh ĐTĐ Tại các thành phố lớn, tỷ lệ này lên đến 4,4 % và chiếm 90% trường

Trang 35

nhân DTD da tăng 3-4 lần ở khu vực thành thị, khu vực nông thôn tỷ lệ mắc

bệnh trước đây thường rất ít thì nay đã trở nên khá phổ biến [5].[18]

Nhu vay DTD đang có chiều hướng phát triển nhanh chóng nhất là ở

khu vực châu Á Mối liên quan chặt chẽ giữa dinh dưỡng - lối sống và bệnh ĐTĐ từ lâu đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới công nhận Dinh dưỡng

không hợp lý dẫn đến thừa cân, béo phì và rối loạn chuyên hóa là một trong số những cơ chế quan trọng trong sinh bệnh học của rối loạn dung nạp glucose va bénh DTD Vi thé bénh ĐTĐ không chỉ là mối quan tâm của ngành y tế mà còn thu hút cả sự chú ý của toàn xã hội

1.2.2.3 Phân loại bénh DTD

Ủy ban chuyên gia về chấn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ của WHO

năm 1997 đã đưa ra đề nghị phân loại ĐTĐ mới dựa trên những tiến bộ khoa

học trong những năm gần đây Theo đó, bệnh DTD được phân loại như sau [5].[18],[24]:

* Loại 1 (Type 1): Là kết quả của sự phá hủy tự miễn tế bào j tuyến tụy Khi bệnh ĐTĐ xuất hiện thì hầu hết các tế bao tuyến tụy đã bị phá hủy,

quá trình phá hủy này là đo cơ chế tự miễn Bản thân cơ thể sinh ra các kháng thể chống lại tổ chức tuyến tụy

Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân Bệnh tiểu đường thuộc loại l, phần

lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (đưới 30 tuổi) Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton

[18]

Những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường loại I là tiểu nhiều, uống nhiều, đôi khi ăn nhiều, mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát

Trang 36

* Loại 2 (Type 2): Nguyên nhân gây ra bệnh ĐTĐ loại 2 là khiếm

khuyết chức năng tế bào B tuyến tụy và hiện tượng kháng insulin, tuy nhiên 2

yếu tô này tác động qua lại với nhau Khiếm khuyết chức năng tế bào B tuyến

tụy có thể dẫn đến hiện tượng khang insulin và ngược lại

Bệnh tiêu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân

bệnh tiêu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày

càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên Bệnh nhân

thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của

biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi

mô hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não [5] Nguyên nhân gôc rễ của bệnh ĐTĐ type 2 đã được nghiên cứu do 4 đến 6 gen đã bị đột biến kết hợp với tác động của yếu tố mơi trường[2§8]

Ngồi hai loại trên còn có một số loại ĐTĐ đặc hiệu khác như:

" Khiếm khuyết di truyền chức năng tế bảo B

" Khiếm khuyết di truyền về tác dụng của insulin

" Bệnh lý tụy ngoại tiết

= Cac bệnh nội tiết khác

"Do thuốc và hóa chat

"Do nhiễm trùng

"Các thể ít gặp của ĐTĐ qua trung gian miễn dịch " Các hội chứng gen liên quan dén DTD

= DTD trong thoi ky thai nghén [18],[24]

1.2.2.4 Co ché sinh bénh DTD

Trang 37

Nguyên nhân chính của ĐTĐ type 1 1a do té bao của đảo tuy Langerhan bị phân huỷ dẫn đến mất khả năng sản xuất insulin, một hormone điều hoà nồng độ glucose máu Quá trình huỷ hoại các tế bào B này là do cơ

chế sinh bệnh tự miễn dịch Khoảng 18 vùng gen đặc biệt là các gen mã hóa D

Q,, DR; DQ,, DR, của phức hệ HLAII [31,40] có liên quan đến nguy cơ tiểu

đường type 1, mỗi vùng này có thể chứa vài gen được gắn nhãn IDDMI đến IDDMI8 Ngoài ra, các yếu tố môi trường cũng đóng vai trò khởi động quá

trình bệnh ly [26, 40, 49] nhu virus (Coxsackie B, Cytomegalovirus, Echo, Epstein ), thức ăn (sữa bò, cafein ), diéu kién sống (strees, thường xuyên tiếp xúc với tế bào như vascor ) [49]

Khi tác nhân môi trường tác động, lúc này hệ thống miễn dịch được hoạt hoá, tấn công vào các tiểu đảo tuy [26, 40, 49] Mặc dù diễn biến lâm

sàng yên lặng, nhưng bên trong cơ thể, các tiểu đảo đã bị thâm nhiễm các

bạch cầu đơn nhân, các đại thực bào và các tế bào lympho T độc hoạt hoá [49.75] Quá trình thâm nhiễm này gọi là viêm đảo tuy, diễn biến kéo dài và

khi tế bào B tuyến tuy chưa bị phá huỷ nhiều, lượng insulin máu vẫn đủ cho nhu cầu hoạt động cơ thể, thì lâm sàng chưa biểu hiện gì, đây gọi là giai đoạn

tiền ĐTĐ Giai đoạn này có thể ngắn, có thể dài tuỳ từng cơ thể [44] Khi tế

bào bị phá huỷ càng nhiều, lượng ¡insulin sản xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của cơ thể, øglucose huyết tăng lên, và lúc này biểu hiện bệnh rõ ràng

* Cơ chế sinh bệnh tiểu đường type 2

Mặc dù ĐTĐ type 2 thường gặp hơn (chiếm 89 — 90% số người bệnh) và có tính quy tụ gia đình [21, 75] Hai yếu tố đóng vai trò quan trọng trong

cơ chế sinh bệnh ĐTĐ type 2 là khiếm khuyết chức năng tế bào j3 tuyến tuy và

Trang 38

chức năng bài tiết insulin là hai yếu tố tác động qua lại lẫn nhau Khiếm khuyết chức năng bài tiết insulin có thể làm xuất hiện hiện tượng kháng insulin hoặc ngược lại Giữa hai yếu tố này, yếu tố nào chiếm ưu thế và yếu tố

nào xuất hiện trước cho đến nay vẫn chưa xác định được [22, 38] Khi sự suy giảm bài tiết insulin thì nồng độ glucose máu sẽ cao, và khi nồng độ glucose

máu tăng cao sẽ ức chế hoạt động của ¡insulin Còn khi hiện tượng kháng

insulin xuất hiện trước sẽ làm tăng nồng độ glucose máu, cơ thể sẽ phản ứng

lại bằng cách tiết ra nhiều insulin hơn để hạ thấp nồng độ glucose, quá trình này diễn ra lâu dài sẽ dẫn đến sự suy yếu của tế bào B tuyến tuy Có 4 loại

gen lién quan dén DTD type 2 là đột biến gen ty thể gen Calpain (NST 2), gen

PPARy 2 và gen mã hóa thụ thể tiếp nhận insulin [31][38] Sinh bệnh học của ĐTĐ type 2 diễn biến qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Mặc dù nồng độ glucose trong máu vẫn ở mức bình thường, nhưng có hiện tượng kháng insulin vì mức insulin tăng cao hơn mức bình thường trong máu

- Giai đoạn 2: Tình trạng khang insulin có xu hướng nặng dần và xuất

hiện tăng glucose huyết sau bữa ăn

- Giai đoạn 3: Sự kháng ¡nsulin không thay đổi, nhưng bài tiết insulin

suy giảm và gây tăng ølucose huyết lúc đói, bệnh ĐTĐ biểu hiện ra bên ngoài

Béo phì là một trong những nguyên nhân đóng vai trò thúc đẩy sự phát

triển bệnh được đề cập nhiều nhất Chính béo phì làm gia tăng tình trạng khang insulin Nhiéu bang chứng cho thấy các biện pháp giảm béo phì cũng làm giảm đáng kể tình trạng kháng ¡nsulin và kiểm soát tốt nồng độ glucose

huyết [38, 41]

1.3.VAI NET VE LOAI MORINDA UMBELLATA L

Trang 39

rộng, thuôn, bầu dục, hay hình dải - ngọn giáo, thot lai ở gốc, tù nhọn hay có đuôi và nhọn mũi ở đầu, dài 2 - 12,5cm rộng tới 4cm, nhẫn hay có lông ở mặt

dưới, gân phụ có 4 — 6 cặp, cuống đài lcm; lá kèm hình tam giác, cao 2 —

5mm Hoa xếp thành đầu, đường kính khoảng 6mm ở ngọn nhánh hay xếp hình tán Hoa trắng, tràng có ống có lông ở vùng cố, thuỳ 4 thon Quả gồm

những hạch dính nhau, rộng § — 10mm, gần hình cầu, đẹp, có bề mặt sù xì, với nhân cao 4mm, dày 2mm,[l hạt trong mỗi nhân Ra hoa hầu như quanh năm

Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam Thường gặp mọc ở các bờ đất dưới chân đồi ven suối, ven rừng đồng bằng, dưới tán các cây gỗ Cũng gặp mọc bò trên các bụi cây ở nơi đất khô trãi nắng miễn trung du từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hoà Bình, Ninh Bình qua Thanh Hoá, Nghệ An đến Gia Lai Bộ phận dùng: Rễ, thân lá và toàn cây Mat quy.[9]

Trang 40

CHƯƠNG 2 DOI TUONG VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1 Nguyên liệu thực vật

Hinh 2.0 Anh day Mat quy (Morinda umbellata L.)

Mẫu thực vật trên được thu vào tháng § năm 2009 tại khu vực huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang Bộ phận sử dụng: Thân lá

Mẫu thực vật do Tiến sĩ phân loại thực vật Võ Văn Chi ở trường Đại

học y dược Thành phó Hồ Chí Minh phân loại.[9]

2.1.2 Mẫu động vật và chế độ thức ăn

Chuột nhắt trang Mus musculus ching Swiss 6 tuần tuổi (14 — 16g) va thức ăn chuẩn cho chuột đo viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp

Chuột được nuôi theo chế độ thức ăn giàu chất béo được điều chế từ

Ngày đăng: 26/10/2014, 21:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w