1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

su 8 năm 2012

92 382 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1918 Chương I: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX) NS: 19 /1/11 NG: 22/1/11 Tiết 36 : Bài 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873 A- Mục tiêu bài giảng: *Kiến thức: HS nắm được nguyên nhân sâu xa của các cuộc ch/ tr/ xâm lược thực dân thế kỉ XIX. Nguyên nhân và quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ( chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định). - Cuộc kh/chiến anh dũng của nhân dân VN chống xâm lược Pháp nổ ra ngay từ những ngày đầu tiên, thể hiện rõ ở mặt trận Đà Nẵng, Gia Định và các tỉnh Nam Kì. - Hiểu được trách nhiệm nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp. *Tư tưởng: Giáo dục cho HS thấy rõ bản chất tham lam tàn bạo, xâm lược của bọn thực dân. - Tinh thần đ/tr kiên cường , kiên quyết của nd ta trong những ngày đầu k/ chiến chống thực dân Pháp . *Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, quan sát tranh ảnh lịch sử. B- Phương pháp: Giảng thuật , trực quan, phân tích. Thảo luận nhóm C- Phương tiện thực hiện: Lược đồ ĐNÁ, lược đồ chiến sự Đà nẵng, Tranh ảnh, thơ văn yêu nước cuối TK19. D- Tiến trình bài giảng: 1/ Tổ chức: HS vắng? Lí do? 2/ Kiểm trabài cũ: 5’ - Em hãy nêu sự kiện chính của lịch sử thế giới hiện đại 1917-1945? -Tại sao nói CMT10 Nga thành công đã có tác động to lớn đến tình hình thế giới? 3 / Bài mới: Giới thiệu: Nửa cuối TK 19 các nước TB phương Tây ào ạt sang phương Đông xâm chiếm thuộc địa. VN cũng nằm trong xu thế chung đó, nhưng nhân dân ta đã kiên quyết đứng lên chống Pháp ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược, trong lúc đó triều đình Huế chống trả yếu ớt, hoà hoãn với giặc. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân của cuộc x/ lược ; những nét chính của tiến trình thực dân Pháp xâm lược nước ta. I - Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Hoạt động I:11’ 1/ Chiến sự ở Đà nẵng những năm 1858-1859 -Mục tiêu: Trình bày nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam và nét chính về diển biến chiến sự Đà Nẵng; chiến sự Gia Định - Tổ chức thực hiện : Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV treo lược đồ ĐNá trước sự xâm lược của CNTB phương Tây. -Sau khi các cuộc CM TS ở châu Âu và Bắc Mĩ hoàn thành, CNTB tiếp tục những cuộc x/lược ở 1/ Chiến sự ở Đà nẵng những năm 1858-1859 * Nguyên nhân châu á, châu Phi và châu Mĩ la tinh.ở khu vực ĐNá- CNTB phương Tây đã x/ lược khá nhiều nước, VN cũng k 0 nằm ngoài xu thế đó. - Nguyên nhân thực dân Pháp lại xâm lược Việt Nam? *Treo lược đồ Chiến trường Đà Nẵng 1858 -1859. - Tại sao Pháp lại chọn Đà Nẵng là điểm mở đầu cho cuộc tấn công ? * (Âm mưu ch/ lược của P là “ đánh nhanh, thắng nhanh”. Vùng biển Đà Nẵng nước sâu, thuận lợi cho tàu chiến ra vào. -Đà Nẵng gần Huế, chiếm được Đ/ Nẵng tiến lên chiếm Huế, buộc triều đình đầu hàng, nhanh chóng kết thúc c/tr) -Nhân dân ta đã k/chiến chống Pháp ntn? (Dưới sự lãnh đạo của Ng Tri Phương c/ta đã thu được thắng lợi bước đầu . -Sau 5 tháng xâm lược, thực dân Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà). * => Sau khi thất bại ở Đà Nẵng, Pháp buộc phải chuyển quân vào Gia Định, thay đổi kế hoạch chuyển sang đánh lâu dài. - CNTB p/tr, cần nguyên liệu và thị trường . - VN có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ PK suy yếu. * Diễn biến: - Sáng 1-9-1858 Pháp tấn công Đà Nẵng, bắt đầu cuộc xl nước ta. ( Chiều 31/8/1858 liên quân Pháp và Tây Ban Nha đã dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng) - Quân dân ta anh dũng chống trả làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh của Pháp”. Hoạt động II :20’ 2 / Chiến sự ở Gia Định năm 1859 -Mục tiêu: Trình bày nét chính về diển biến chiến sự Gia Định và biết được một số điều khoản trong hiệp ước Nhâm tuất. - Tổ chức thực hiện : Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính * HS đọc mục 2/sgk. - Vì sao thất bại ở Đà Nẵng , P lại chọn Gia Định làm mục tiêu tấn công? (Chiếm vựa lúa, cắt nguồn lương thực của triều đình Huế, chiếm các cảng biển quan trọng ở miền Nam, chuẩn bị chiếm Cao Miên, dò đường sang TQ) - Chiến sự ở Gia Định diễn ra ntn? - Trình bày chiến sự trên chiến trường, p/tr tự động k/c của nd ta,- đường lối chống P thiếu kiên quyết , bỏ lỡ thời cơ của triều đình.) - Trong lúc quan quân triều đình nhà Nguyễn bỏ chạy, n/dân đã k/c ntn? - Sau khi mất thành Gia Định , triều đình Huế chống Pháp ntn? (K 0 quyết tâm chống giặc, chỉ thủ hiểm tại đại đồn Chí Hoà). - T/d Pháp tấn công đại đồn Chí Hoà ntn? 2 / Chiến sự ở Gia Định năm 1859. - 2/1859 Pháp kéo quân vào Gia Định. - Quân triều đình không cương quyết chống p. - Nhân dân tự đứng lên k/ chiến . - Rạng sáng 24-2-1861 P tấn công Đại Đồn, sau 2 ngày Đại Đồn thất thủ. *HS quan sát H64. (P chiếm Định tường 12/4/186, Biên Hoà 16- 12-1861, Vĩnh Long 23/3/1862. Triều đình Huế kí với P điều ước Nhâm Tuất 5-6-1862 nhượng cho P nhiều quyền lợi). _ Nội dung điều ước ? ( Đây là hiệp ước đầu tiên nhà Nguyễn kí với P, nhượng 3 tỉnh Nam Kì và Côn Đảo cho P” * HS thảo luận: - những nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất? (Nhân nhượng với Pháp để giữ lấy quyền lợi g/c và dòng họ;Để rảnh tay ở phía Nam, tập trung đối phó với p/tr nông dân ở phía Bắc). - Thái độ của nd ta trước việc triều đình kí hiệp ước? Nd k 0 nản chí, tiếp tục tự động đứng dậy k/c chống P) - 2.1861, P chiếm 3 tỉnh miền Đông và Vĩnh Long. - 5-6-1862, kí Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho P nhiều quyền lợi * Nội dung: - Nhà Nguyễn nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp: Gia Định, Định Tường, Biên Hoà và Côn Đảo. - Mở 3 cửa biển Đà Nẵng , Ba Lạt, Quảng Yên cho P vào buôn bán. - Pháp được tự do truyền đạo. - Bồi thường chiến phí cho Pháp. - Pháp trả lại thành Vĩnh Long với điều kiện nhà Nguyễn buộc dân phải ngừng chiến. 4 - Củng cố:5’ - Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược VN?. *Nguyên nhân sâu xa: Nhu cầu mở rộng thị trường thuộc địa bản chất tham lam tàn bạo của CN thực dân. *Nguyên nhân trực tiếp: Chính sách thủ cựu & sự yếu đuối bạc nhược của triều đình Huế. - Thái độ bạc nhược không kiên quyết chống P của triều đình ; hậu quả bị mất 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. 5 – HD Dặn dò:2’ *Lập nên biểu những sự kiện chính trong cuộc k/c chống Pháp của nd ta từ 1858- 1873 Làm bài tập bài 23 SBT.Vẽ lược đồ tr 118/sgk. Xem trước phần II.Cuộc KC chống Pháp 1858-1873 diển ra như thế nào? Lập niên biểu các sự kiện chính củ lục tỉnh Nam kì kháng Pháp. Rút kinh nghiệm:………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….,, ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,, ************************************************* NS: 8 /2/2011 NG 11/2/2011 Tiết 37 Bài 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873.T2 A. Mục tiêu: * Kiến thức: Biết dược cuộc kháng chiến ở Đà nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì; cuộc kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì *Tư tưởng: Giáo dục cho HS thấy rõ bản chất tham lam tàn bạo, xâm lược của bọn thực dân. Tinh thần đ/tr kiên cường , kiên quyết của nd ta trong những ngày đầu k/ chiến chống thực dân Pháp . *Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, quan sát tranh ảnh lịch sử. B- Phương pháp: Giảng thuật , trực quan, phân tích. Thảo luận nhóm C- Phương tiện thực hiện: SGV, SGK, Bản đồ ĐNÁ, lược đồ chiến sự Đà nẵng D- Tiến trình bài giảng: 1/ Tổ chức: HS vắng? Lí do? 2/ Kiểm tra:5’ - Vì sao Pháp lại chọn Đà Nẵng là điểm mở đầu cho cuộc tấn công xâm lược Việt Nam? - Nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất? Vì sao triều đình nhà Nguyễn lại kí hiệp ước đó? 3 / Bài mới: Giới thiệu bài: Đến năm 1862 Pháp đã chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. Không dừng tại đó, thực dân Pháp tiếp tục mở rộng chiến tranh xl toàn bộ nước ta. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu vì sao P lại nhanh chóng chiếm được 3 tỉnh miền Tây. Thái độ của triều đình và tinh thần đ/ tranh của nhân dân ta ntn? II - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1873. Hoạt động: 1/ Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì.(10’) Mục tiêu: Biết dược âm mưu diển biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất của thực dân Pháp. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính - HS đọc 3 dòng đầu mục 1. -Xác định những địa danh nổ ra p/tr k/c của n/dân ta ở ĐNẵng và 3 tỉnh miền Đông. - Cho biết thái độ của n/d ta khi thực dân Pháp xâm lược Đ Nẵng? - Sau khi thất bại ở ĐNẵng TD Pháp kéo vào Gia Định, p/tr k/chiến ở Gia Định diễn ra ntn? - Em biết gì về cuộc k/n Trương Định? ( Ông được tôn là Bình Tây Đại nguyên soái, tháng 2-1863, P tấn công bất ngờ, 20.8.1864 Trương Định tự sát). * H85 Trương Định nhận phong soái. - Sau khi k/n Trương Định thất bại, p/tr k/c ở Nam bộ p/tr ntn? HS thảo luận: So sánh thái độ & hành động của nd & của triều đìnhPK trước cuộc xl của P? * Nd: căm phẫn, tự động nổi dậy chống P bảo 1/ Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì. (10’) * Tại Đà Nẵng. -Nhiều toán nghĩa binh đã kết hợp với quân đội triều đình đánh Pháp. * Tại Gia Định và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì phong trào k/c càng sôi nổi hơn. - Điển hình là cuộc k/n của Nguyễn Trung Trực, Trương Định .(2-1859 đến 20-8- 1864). vệ chủ quyền dt, gây cho địch nhiều k 2 . Triều đình: Yếu đuồi bạc nhược, sự dân hơn sợ giặc nên đã hoà hoãn , kí hiệp ước1862 để bảo vệ quyền lợi g/c và dòng họ , rảnh tay đàn áp p/tr nông dân. ( cuộc k/n đã làm cho địch thất điên bát đảo) . - 1862 gần như tổng k/n toàn miền. Hoạt động : 2 / Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì.(22’) Mục tiêu: Biết dược cuộc kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính - H đọc mục 2sgk. - Em cho biết tình hình nước ta sau điều ước 5.6.1862? GV: Từ ngày 20đến 24-6-1867 quân Pháp đã chiếm 3 tỉnh miền Tây k 0 tốn một viên đạn. - Vì sao TD Pháp lại chiếm được 3 tỉnh miền Tây một cách nhanh chóng và dễ dàng như vậy? - Sau khi 3 tỉnh miền Tây Nam Kì rơi vào tay Pháp, p/tr k/c của nhân dân 6 tỉnh Nam Kì ra sao ? ( Nd nổi dậy khắp nơi , nhiều trung tâm k/c được thành lập như Đồng tháp mười, Ttây Ninh, Bến tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh - HS nhắc lại câu nói của Nguyễn Trung Trực trước khi bị chém đầu: ( Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây). - Một số sĩ phu do h/cảnh không trực tiếp tham gia c/đ đã dùng văn thơ để chống Pháp như Nguyễn Đình Chiểu, Phan văn Trị 2 / Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì.(22’) * Tình hình nước ta sau điều ước 5.6.1862. - Triều đình đàn áp p/tr CM, cử phái đoàn sang Pháp xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kì nhưng không thành. - 6/ 1867 Thực dân Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. (- Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). * Phong trào k/c của nhân dân 6 tỉnh Nam Kì. + Nhân dân Nam Kì nổi lên chống Pháp nhiều nơi . + Nhiều trung tâm k/c được thành lập. * Nổi bật : Cuộc k/n Trương Quyền, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, p/trào tiếp tục p/tr đến năm 1875. 4- Củng cố.5’ - Nhìn vào lược đồ H86, em hãy trình bày những nét chính về p/trào kháng Pháp của nhân dân Nam Kì 5 – HDDD.2’ Làm bài tập: bài 24 SBT.soạn bài 25: Tình hình nước ta trước khi Pháp đánh chiếm Bắc kì? Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ kháng chiến như thế nào? Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… NS: 15/2/11 NG: 18/2/11 Tiết 38 : Bài 25 CUỘC KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG TOÀN QUỐC 1873-1884. A- Mục tiêu bài giảng: - Kiến thức: HS nắm được diễn biến của cuộc c/tr xl VN của Pháp sau năm 1867. Nét chính của tiến trình P đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Ghi nhớ t gương của Nguyễn Tri Phương. - Nhớ những nét chính của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì (1873-1874), đặc biệt trận Cầu Giấy năm 1873. - Hiểu được vì sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất (1873). - Nắm được nét chính của tiến trình Pháp xâm lược Bắc Kì lần hai. Ghi nhớ tấm gương Hoàng Diệu. - Hiểu được vì sao với hiệp ước Pa-tơ-nốt, triều đình PK Huế đã sụp đổ. - Tư tưởng: Giáo dục HS trân trọng, tôn kính những vị anh hùng dân tộc. Căm ghét bọn thực dân Pháp tham lam tàn bạo và những hành động nhu nhược của triều đình Huế. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng tranh ảnh, lược đồ , tường thuật những sự kiện lịch sử , phân tích và đánh giá các sự kiện LS . B- Phương pháp: Giảng thuật , trực quan, phân tích. Thảo luận nhóm C- Phương tiện thực hiện: SGV, SGK, Lược đồ . D- Tiến trình bài giảng: 1/ Tổ chức: HS vắng? Lí do? 2/ Kiểm tra:- Trình bày tóm lược cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì từ 1858-1857. - Nêu một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu và các trung tâm k/c ở Nam Kì? 3 / Bài mới: Giới thiệu: Giờ trước chúng ta đã nắm được nét chính của tiến trình Pháp đánh chiếm Nam Kì và cuộc k/c của nd Nam Kì chống Pháp x/ lược. Mục đích của Pháp là chiếm toàn bộ VN, vì thế sau khi chiếm xong Nam Kì Pháp xúc tiến ngay việc x/ lược Bắc Kì. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những nét chính cuộc k/c của nhân Bắc Kì chống thực dân Pháp x/ lược trong thời gian 1873-1874. I - Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì. Hoạt động: 1 / Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.(9’) Mục tiêu: Biết được âm mưu Pháp đánh chiêm Bắc kì lần thứ nhất . Tổ chức thực hiện Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính * HS đọc 8 dòng cuối tr119. - Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì, Pháp tiến hành ngay việc xây dựng bộ máy cai trị như thế nào? - Nhằm mục đích gì? - Năm 1867 có sự kiện gì? ( Năm 1867 P đã chiếm được ba tỉnh miền Tây) * HS thảo luận nhóm: Sau năm 1867, tình hình VN có những điểm gì nổi bật? 1 / Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.(9’) * Thực dân Pháp: - Thiết lập bộ máy cai trị , tiến hành bóc lột Nam Kì. - Chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì. * Triều đình nhà Nguyễn: Thi hành chính sách đối nội , đối ngoại lỗi thời. - Trong khi thực dân Pháp chuẩn bị mở rộng xâm lược thì chính sách đối nội, đối ngoại của triều Nguyễn ra sao? (Tiếp tục muốn thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị. Đối với nhân dân thì ra sức bóc lột và đàn áp các cuộc k/n nông dân). * GV kết luận: Với những c/ sách đối nội, đối ngoại phản động , nhu nhược của nhà Nguyễn, thực lực quốc gia suy kiệt càng thúc đẩy nhanh q/ trình x/ lược của TD P. - Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị. - Ra sức bóc lột và đàn áp các cuộc k/n nông dân. - Kinh tế sa sút, tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu. * Nhân dân: Nổi dậy đấu tranh khắp nơi. Hoạt động: 2 / Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873). 10’ Mục tiêu: Biết được diển biến cuộc tấn công đánh chiêm Bắc kì lần thứ nhất của thực dân Pháp. Tổ chức thực hiện Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính * HS thảo luận nhóm: - Vì sao sau khi chiếm Nam Kì, Pháp lại xúc tiến việc xâm chiếm Bắc Kì? * HS đọc 5 dòng đầu mục 2tr 120. - Vậy Pháp đã có kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì ntn? (GV tường thuật) ( Lợi dụng việc triều đình nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”,Pháp cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội ) * HS đọc SGK (Sáng ngày Nam Định). - Sau khi chiếm được thành HN ,chiến sự ở các tỉnh Bắc Kì diễn ra ntn? (Nguyễn Tri Phương bị thương, bị bắt, nhịn ăn mà chết) - Tại sao quân triều đình đông gấp nhiều lần quân địch mà k 0 thắng nổi chúng? * Nguyên nhân thất bại: Vì quân triều đình k 0 chủ động tấn công địch,đường lối bạc nhược, c/s quân sự bảo thủ, nặng về thương thuyết, trang thiết bị lạc hậu ) 2 / Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873). 10’ - P muốn chiếm toàn bộ VN để làm thuộc địa, nên chiếm xong Nam Kì tất nhiên sẽ chiếm BKì Bắc Kì là nơi giàu tài nguyên , đông dân lại có sông Hồng nối liền với vùng Hoa Nam rộng lớn của TQ vì vậy P coi việc đánh chiếm Bắc Kì là vấn đề sống còn cho tương lai quyền thống trị của P ở vùng Viễn Đông. -Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc * Diễn biến: - Sáng 20/11/1873, Pháp đánh thành Hà Nội . (- Quân ta có 7000 lính do NgTri Phương chỉ huy chống cự k 0 nổi. -Sau khi chiếm được HN, Pháp nhanh chóng chiếm được Hải Dương, Hưng Yên , Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.) * Kết quả: P đã chiếm được một số tỉnh ở Bắc Kì. Hoạt động:3 / Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì 1873-1874. (12’) Mục tiêu: Trình bày được cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác của Bắc kì trước cuộc tấn công của thực dân Pháp. Tổ chức thực hiện Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính - HS đọc đoạn in nhỏ SGK mục 3tr 120. * Chỉ lược đồ để HS hình dung cuộc k/c của nd Bắc Kì. - Trình bày p/tr k/c của nhân dân Hà Nội? (GV trình bày: Trận Cầu Giấy-SGK/121) - ý nghĩa trận Cầu Giấy? (Làm cho P hoang mang, nd hăng hái đánh giặc) - Phong trào k/c chống Pháp tại các tỉnh Bắc Kì - Trước tình hình đó, thái độ triều đình Huế ntn? - (thương thuyết với P , kí Hiệp ước Giáp Tuất) - Nội dung điều ước ? (Chiến thắng Cầu Giấy là thời cơ tốt cho ta tiến lên phản công nhưng triều đình vì lợi ích dòng họ và g/c cùng ảo tưởng vào con đường thương lượng nên đã kí Hiệp ước với Pháp. Hiệp ước này đã làm mất một phần quan trọng về c/quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của VN). 3 / Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì 1873-1874. (12’) *Tại Hà nội: - 21-12-1873 chiến thắng Cầu Giấy lần I. * ý nghĩa: - Pháp hoang mang. - Triều đình muốn thương lượng với P. - Nhân dân phấn khởi. * Tại các tỉnh Bắc Kì: Quân Pháp đi tới đâu cũng bị đột kích. -PT điển hình: Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình) Phạm Văn Nghị ở Nam Định. * Hiệp ước Giáp Tuất (1874). -Nội dung: - Quân Pháp rút khỏi Bắc Kì. - Nhà Nguyễn cắt 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp. 4 - Củng cố:4’ Tại sao thực dân Pháp đánh Bắc Kì năm 1874? - Vì sao quân đội triều đình ở HN đông hơn Pháp nhiều lần mà vẫn thua? 5 – HD Dặn dò:3’ - Làm bài tập 25 SBT (phần 1). - Lập bảng nêu nội dung chủ yếu của điều ước Nhâm Tuất 5-6-1862 và điều ước Giáp Tuất 15-3-1874).Tìm hiểu mục II TD Pháp đánh chiếm Bắc kì lần 2 ntn? ND Bắc kì đã chiên đấu ntn? Nội dung hòa ước Pa tơ nốt? Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ******************************************************* NS: 22 /2/11 NG: 25/2/11 Tiết 39 Bài 25: CUỘC KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG TOÀN QUỐC. 1873-1884. TT A Mục tiêu bài giảng: - Kiến thức: HS - Nắm được nét chính của tiến trình Pháp xâm lược Bắc Kì lần hai. Ghi nhớ tấm gương Hoàng Diệu. - Hiểu được vì sao với hiệp ước Pa-tơ-nốt, triều đình PK Huế đã sụp đổ. - Tư tưởng: Giáo dục HS trân trọng, tôn kính những vị anh hùng dân tộc. Căm ghét bọn thực dân Pháp tham lam tàn bạo và những hành động nhu nhược của triều đình Huế. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng tranh ảnh, lược đồ , tường thuật những sự kiện lịch sử , phân tích và đánh giá các sự kiện LS B- Phương pháp: Giảng thuật , trực quan, phân tích. Thảo luận nhóm C- Phương tiện thực hiện: SGV, SGK, Lược đồ . D- Tiến trình bài giảng: 1/ Tổ chức: 1’ HS Vắng? Lí do? 2/ Kiểm tra: 5’ - Sau năm 1867, tình hình Việt Nam có gì nổi bật? - Vì sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất, nội dung? -Nhận xét Hiệp ước Giáp Tuất? 3 / Bài mới: Giới thiệu: Hiệp ước Giáp Tuất đã gây ra làn sóng phản đối dữ dội trong dân chúng cả nước . Đứng trước tình hình đó, thái độ của triều đình ra sao và hậu quả như thế nào? Đó chính là diều chúng ta cần tìm hiểu trong giờ học hôm nay II - Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai . Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882-1884. Hoạt động: 1 / Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ II (1882) 12’ Mục tiêu:Biết được âm mưu, diển biến cuộc tấn công đánh chiêm Bắc kì lần thứ hai của thực dân Pháp. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính - Giáo viên giới thiệu bài:… - Yêu cầu học sinh đọc SGK mục 1. ? Vì sao thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần I (1873) mà mãi gần 10 năm sau(1882) chúng mới đánh Bắc Kỳ lần II? ( Phong trào của nhân dân lên mạnh…) ? Thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần II trong hoàn cảnh nào? ? Tình hình trong nước lúc này ra sao? ? Em biết gì về tình hình nước Pháp đầu thập kỷ 80? 1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ II (1882) a. Hoàn cảnh + Trong nước - Sau điều ước 1874 dân chúng cả nước phản đối mạnh - Nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ… - Kinh tế: Suy kiệt - Giặc cướp nổi khắp nơi. - Triều đình khước từ mọi cải cách Duy Tân - Tình hình đất nước rối loạn + Thực dân Pháp ? Cho biết nguyên cớ trực tiếp thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần II? - Giáo viên dùng bản đồ thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần II để minh hoạ. ? Cho biết tình hình chiến sự tại Hà Nội? Khi thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần II? (1880) - Gọi 1 học sinh trình bày bằng bản đồ. ? Chúng đã hành động như thế nào? ? Quân ta đã làm gì? Đến trưa thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu tự tử. ? Sau khi thành Hà Nội thất thủ, thái độ của triều đình Huế như thế nào? ? Em có nhận xét gì về thái độ và hành động của triều đình Huế: ( Hèn nhát ) ? Hậu quả ra sao? - Nước Pháp đang chuyển nhanh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. - Nhu cầu xâm lược chiếm thuộc địa là thiết yếu => chúng quyết tâm đánh bắc kỳ lần II b. Diễn biến + Nguyên cớ trực tiếp: Thực dân Pháp lấy cớ nhà Nguyễn vi phạm điều ước 1874 và còn tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh. + Chiến sự: - 25-4-1882 RiVie gửi tối hậu thư đòi tổng đốc Hoàng Diệu nộp khí giới và nộp thành vô điều kiện - Quân ta chống trả quyết liệt - Triều đình Huế lúng túng vội vàng cầu cứu nhà Thanh - Cử người ra Hà Nội thương thuyết với Pháp. - Quân Thanh ồ ạt kéo vào nước ta … - Pháp nhanh chóng chiếm Hòn Gai, Nam Định và một số nơi khác ở Bắc Kỳ. Hoạt động: 2 / Nhân dân Bắc Kỳ tiếp tục kháng chiến.10’ Mục tiêu:Trình bài được sự chống trả quyết liệt của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc kì trước cuộc tấn công của thực dân Pháp lần thứ hai. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính ? Phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội khi thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần II như thế nào? … Nhân dân tích cực phối hợp với quân triều đình kháng Pháp. ? Nhân dân Hà Nội kháng pháp bằng những biện pháp gì? ? Phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh Bắc Kỳ phối hợp với quân triều đình đánh pháp như thế nào? ? Rivie phải làm gì? Giáo viên dùng bản đồ minh hoạ… ? Trình bày diễn biến trận Cầu Giấy lần II?( Gọi học sinh khá trình bày bằng bản đồ) ? Sau chiến thắng Cầu Giấy lần II, tình hình ta, địch như thế nào? ? Thực dân Pháp đã hành động ra sao? 2. Nhân dân Bắc Kỳ tiếp tục kháng chiến. - Nhân dân thực hiện chiến thuật “ Vườn không nhà trống” đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí có sẵn trong tay - Tự tay đốt nhà tạo thành bức tường lửa cản địch. - Không bán lương thực cho pháp - Đào hào, đắp luỹ… + Phong trào kháng chiến - Đắp đập, cắm kè trên sông hồng - Làm hầm chống cạm bẫy - Quân dân Bắc Ninh, Sơn Tây kéo về áp sát địch trong thành Hà Nội - Rivie hoảng sợ phải rút quân từ Nam Định về Hà Nội - Chiến thắng Cầu Giấy lần II(19-5- 1883) Rivie bị giết. [...]... Giai đoạn1: 188 4- 189 2 * Giai đoạn1: 188 4- 189 2 (nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẻ 0 hoạt động riêng lẻ k có sự thống nhất, có uy tín nhất * Giai đoạn2: 189 3-19 08 là Đề Nắm lãnh đạo) - Đề Thám lãnh đạo *GĐ 2: 189 3-19 08 (Nghĩa quân vừa c/đ vừa gây ,chiến đấu, xây dựng cơ dựng cơ sở, do lực lượng còn quá chênh lệch, nên sở nghĩa quân phải 2 lần giảng hoà với P) -Từ năm 189 7-19 08 *10- 189 2 HHThám bắt... Sự kiện 1-9- 185 8 Pháp nổ súng xâm lược bán đảo Sơn Trà(Đà Nẵng) 185 9 Pháp tấn công Gia Định 186 1 Pháp tấn công Đại đồn Chí Hoà 186 7 Pháp chiếm được các tỉnh miền Tây(Vĩnh Long, An Giang,Hà Tiên) 187 3 Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội 187 4 Triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất(15.3. 187 4) 188 2 Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội lần hai 19.5. 188 3 Hiệp ước Hác Măng; Chiến thắng Cầu Giấy lần hai 188 4 Triều đình... gọi nhân dân * GV đọc nội dung chiếu Cần Vương (Sách giúp vua cứu nước TLLS LS 8- tr123) - Một p/tr k/chiến kháng P lan - Trình bày diễn biến p/tr Cần Vương? rộng => Phong trào Cần Vương *Giai đoạn 1: 188 5- 188 8 p/tr sôi nổi rộng khắp Bắc, Trung Kì *Diễn biến : *Giai đoạn2: 188 8-p/tr ph/ triển mạnh tụ lại *Giai đoạn1: 188 5- 188 3 thành các cuộc k/n lớn như Ba Đình, Bãi Sậy, Khởi nghĩa nổ ra khắp Bắc, Trung... đoạn2: 188 8- 189 6 Phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn (KN Ba Đình 188 6- 188 7, KN Bải Sậy 188 3- 189 2, KN Hương Khê 188 5- 189 5) 3 / Bài mới: Giới thiệu: Tiết học trước chúng ta đã hiểu vì sao p/ trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng khắp Trung, Bắc Kì Đây thực sự là một p/t yêu nước chống Pháp của nhân dân ta ở những năm cuối thế kỉ XIX Trong p/trào đấu tranh vũ trang này nổi lên ba cuộc k/n tiêu... thực dân Pháp đã - Giai đoạn 1: 188 5- 188 8 làm gì? xây dựng căn cứ , chuẩn bị (Xây dựng hệ thống đông bốt dày đặc xung quanh, lực lượng, rèn đúc vũ khí Pháp tập trung binh lực, bao vây cô lập nghĩa quân - Giai đoạn 2: 188 8- 189 5 : và tấn công căn cứ Ngàn Trươi.) Chiến đấu ác liệt - HS thảo luận: Em có nhận xét gì về cuộc khởi *Kết quả: Thất bại nghĩa Hương Khê? * 28- 12- 189 5 PĐPhùng hi - ý nghĩa l/s của... cuộc k/n lớn nhỏ nổ ra ( 1đ) Phát triển qua 2 giai đoạn: Giai đoạn1: 188 5- 188 8 p/trào sôi nổi rộng khắp Bắc, Trung Kỳ (0,5 đ) Giai đoạn 2: 188 8- 189 2 p/trào phát triển mạnh tụ lại thành các cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê (0,5 đ) Câu 3(4đ): a) Những đề nghị cải cách: (2đ) Thời gian Người đề xướng Nội dung cải cách 186 8 + Trần Đình Túc và + Xin mở cửa biển Trà Lí( Nam Định) Nguyễn Huy... nghĩa đạo nghĩa lịch sử Căn cứ Ba Đình 188 6Phạm Bành, Ba Đình (huyện Nga 188 7 Đinh Công Tráng Đều thất bạido thiếu một Sơn, tỉnh Thanh lực lượng lãnh đạo có đầy Hoá đủ năng lực , khủng hoảng Vùng Bãi Sậy 188 3Đinh Gia Quế, về đường lối Các phong Bãi sậy (Hưng Yên) 189 2 Nguyễn Thiện trào thiếu sự liên hệ chặt Thuật chẽ với nhau Hương Khê Hương Khê (Hà Tĩnh) 188 5- 189 5 Phan Đình Phùng Cao Thắng II - Hướng... Hương Khê( 188 5- 189 6) 11’ Khê và Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Tĩnh Từ năm 188 9 trở đi địa bàn được mở rộng khắp 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình Căn * Căn cứ: Hương Khê cứ hoạt động chính là khu Ngàn Trươi , Vụ Quang ( Hà Tĩnh) thuộc huyện Hương Khê, tựa lưng vào dải Trường * Lãnh đạo: Sơn hiểm trở) - Phan Đình Phùng - quan * GV giới thiệu tiếp về lãnh tụ cuộc k/n: Ngự sử Năm 188 5 ông - HS... được diển biến( mỗi ý đúng 0,5đ) +Địa bàn: Huyện Hương Khê và Hương Sơn( Hà-Tỉnh) sau đó lan rộng nhiều tỉnh khác Lãnh đạo : Phan Đình Phùng, Cao Thắng +Từ năm 188 5- 188 9 nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân đội, đúc rèn vủ khí +Từ năm 188 9- 189 5 khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch sau đó Phan Đình Phùng hi sinh Khởi nghĩa tan rã Lí giải được KN Hương... rạng sáng 24.7. 188 5 b - Đêm 14 rạng sáng 15.7. 188 5 c - Đêm 4 rạng sáng 5.7. 188 5 a - Đêm 24 rạng sáng 5.7. 188 5 2/ Cần Vương nghĩa là gì? a- Hết lòng cứu nước b - Phò vua cưú nước c - Giúp dân cứu nước d -Quyết tâm bảo vệ triều đình 5 – HDDD: 2’ Làm bài tập 26/SBT Xem tiếp phần II.Cuộc KN Ba Đình, Bãi Sậy diển ra ntn? Kết quả? Rút kinh nghiệm: NS: 8/ 3/11 NG: 11/3/11 . An-giê-ri (Châu Phi). *Giai đoạn2: 188 8- 189 6. Phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn (KN Ba Đình 188 6- 188 7, KN Bải Sậy 188 3- 189 2, KN Hương Khê 188 5- 189 5) 3 / Bài mới: Giới thiệu: Tiết. NAM TỪ 185 8 ĐẾN 19 18 Chương I: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (TỪ NĂM 185 8 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX) NS: 19 /1/11 NG: 22/1/11 Tiết 36 : Bài 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 185 8 ĐẾN NĂM 187 3 A-. Diến biến: - Giai đoạn 1: 188 5- 188 8 xây dựng căn cứ , chuẩn bị lực lượng, rèn đúc vũ khí. - Giai đoạn 2: 188 8- 189 5 : Chiến đấu ác liệt *Kết quả: Thất bại. * 28- 12- 189 5 PĐPhùng hi sinh, nghĩa

Ngày đăng: 26/10/2014, 14:00

Xem thêm: su 8 năm 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w