HDC HSG Môn văn cấp tình 10-11

2 135 1
HDC HSG Môn văn cấp tình 10-11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH NĂM 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi: 13/3/2011 (Hướng dẫn chấm gồm có: 02 trang) Câu 1: (8 điểm) NỘI DUNG YÊU CẦU ĐIỂM Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng hai trang giấy thi). Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết mạch lạc, dùng từ chính xác, kết hợp hài hòa yếu tố biểu cảm. Chữ viết sạch đẹp, ít sai chính tả, ngữ pháp. Đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau đây: 1. Dẫn dắt vào đề, nêu vấn đề nghị luận (Truyền thống tôn sư trọng đạo). 1,5 điểm 2. Giải thích: - Tôn sư là kính trọng thầy, quí mến, biết ơn người có công dạy bảo, chỉ dẫn mình. - Đạo là đạo đức, là kiến thức… - Trọng đạo là tôn trọng, vận dụng và phát huy những bài học quí giá mà thầy truyền dạy. - Tôn sư thì phải trọng đạo, đó chính là lòng biết ơn, là đạo lí làm người. 2,0 điểm 3. Trình bày những suy nghĩ về truyền thống tôn sư trọng đạo. - Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Những biểu hiện của truyền thống ấy. - Phê phán những hiện tượng trái với đạo lí trên. 3,0 điểm 4. Tổng hợp vấn đề nghị luận. - Khẳng định tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cần giữ gìn và phát huy. - Liên hệ bản thân, rút ra bài học. 1,5 điểm Câu 2: (12 điểm) NỘI DUNG YÊU CẦU ĐIỂM Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng để viết bài văn nghị luận văn học (về một bài thơ trữ tình). Bài viết có bố cục đầy đủ rõ ràng, dùng từ chính xác, dẫn chứng tiêu biểu hợp lý, văn viết mạch lạc, giàu hình ảnh cảm xúc, có sức thuyết phục. Chữ viết sạch đẹp, ít sai chính tả, ngữ pháp. Đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau đây: 2 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu được vấn đề nghị luận (ý kiến của đề bài). 2 điểm 2. Giải thích ý kiến của đề bài: - Bếp lửa hình ảnh trữ tình: hình ảnh trung tâm chứa đựng nhiều tình cảm, cảm xúc. - Bếp lửa khơi dòng hồi tưởng: là hình ảnh mở đầu, là ngọn nguồn, là xuất phát điểm của dòng hồi tưởng. - Bếp lửa mở ra và khép lại mạch cảm xúc của bài thơ: mở ra dòng hồi tưởng về bà và tình bà cháu, khép lại bằng nỗi nhớ về bếp lửa về bà. 1 điểm 3. Xác định được các luận điểm, vận dụng kiến thức kỹ năng để trình bày cảm nhận suy nghĩ của mình. a. “Bếp lửa” hình ảnh mở đầu khơi nguồn cảm xúc dòng hồi tưởng về bà và tình thương bà (3 dòng thơ đầu). b. “Bếp lửa” mở ra dòng hồi tưởng về bà và những kỷ niệm của tình bà cháu: - Bếp lửa gợi nhớ thời thơ ấu bên bà, gợi nhớ sự cưu mang đùm bọc của bà đối với cháu. - Tiếng tu hú vang vọng gợi kỷ niệm ùa về. - Bếp lửa luôn gắn liền với bà, làm sáng lên hình ảnh người bà với những phẩm chất cao đẹp của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam. - Hình ảnh bếp lửa từ bình dị thân thuộc đến ngọn lửa kỳ diệu thiêng liêng. c. “Bếp lửa” khép lại mạch cảm xúc của bài thơ. - Khổ thơ cuối trở về hiện tại, khép lại dòng hồi tưởng bằng hình ảnh bếp lửa. - Khẳng định dù cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà, về bếp lửa. 7 điểm 1,0 4,0 2,0 4. Tổng hợp đánh giá - Hình ảnh thơ vừa cụ thể gần gũi vừa mang ý nghĩa biểu tượng. - Tình bà cháu ấm áp thân thương, phẩm chất cao quý của những người bà, người mẹ. - Liên hệ. 2 điểm * Lưu ý : Giám khảo vận dụng hướng dẫn chấm một cách linh hoạt, đánh giá cao những bài viết sáng tạo độc đáo. HẾT . kiến thức, kỹ năng để viết bài văn nghị luận văn học (về một bài thơ trữ tình) . Bài viết có bố cục đầy đủ rõ ràng, dùng từ chính xác, dẫn chứng tiêu biểu hợp lý, văn viết mạch lạc, giàu hình. VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH NĂM 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi: 13/3/2011 (Hướng dẫn chấm gồm có: 02 trang) . ĐIỂM Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng hai trang giấy thi). Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết mạch lạc, dùng từ chính xác, kết hợp hài hòa

Ngày đăng: 26/10/2014, 12:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan