1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KHLL MON TIENG VIET LOP 5 HKI

225 111 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 225
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

TUẦN 1 TẬP ĐỌC THƯ GỬI CÁC HỌC SINH NS: / / ; ND: / / I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 1. Biết đọc, nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 2. Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu 3. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm …công học tập của các em. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3) * HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng. II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh họa bài đọc trong SGK . - Bảng phụ viết đoạn thư hs cần học thuộc lòng . III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ A-MỞ ĐẦU Nêu một số điểm lưu ý về yêu cầu của giờ tập đọc lớp 5 , chuẩn bò cho giờ học , nhằm củng cố nề nếp học tập của học sinh. B-DẠY BÀI MỚI 1-Giới thiệu bài : Giới thiệu chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em : Yêu cầu học sinh xem và nói những điều các em thấy trong bức tranh minh họa chủ điểm : Hình ảnh bác Hồ và học sinh các dân tộc trên nền lá cờ Tổ quốc bay thành hình chữ S – gợi dáng hình đất nước ta . Giới thiệu : Thư gởi các học sinh : Là bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân gày khai giảng đầu tiên , sau khi nước ta giành được độc lập , chấm dứt ách thống trò của thực dân Pháp , phát xít Nhật và vua quan phong kiến . Thư nói về trách nhiệm của học sinh Việt Nam đối với đất nước , thể hiện niềm hi vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước . - HS nghe. 2-Tìm hiểu bài a)Luyện đọc Có thể chia là thư làm 2 đoạn như sau : Đọan 1 : Từ đầu đến Vậy các em nghó sao ? Đoạn 2 : Phần còn lại . Khi hs đọc , gv kết hợp : -1hs khá giỏi ( hoặc 2 hs nối tiếp nhau ) đọc một lượt toàn bài . -Hs nối tiếp nhau đọc từng đọan của bài . 1 +Khen những em đọc đúng , xem đó như là mẫu cho cả lớp noi theo ; kết hợp sửa lỗi cho hs nếu có em phát âm sai , ngắt nghỉ hơi chưa đúng , hoặc giọng đọc không phù hợp . +Sau lượt đọc vỡ , đến lượt đọc thứ hai , giúp hs kiểu các từ ngữ mới và khó . Cách làm :hs đọc thầm phần chú giải các từ mới ở cuối bài đọc ( 80 năm giời nô lệ , hoàn cầu , kiến thiết , các cường quốc năm châu . . . ) , giải nghóa các từ ngữ đó , có thể đặt câu với các từ cơ đồ , hoàn cầu để hiểu đúng hơn nghóa của từ . Nói thêm : Những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ nói trong thư là Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tòch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đánh Pháp, đuổi Nhật, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân . -Đọc diễn cảm toàn bài (giọng thân ái, thiết tha, đầy thân ái, hi vọng, tin tưởng ) -Hs luyện đọc theo cặp . -1 hs đọc cả bài . b)Tìm hiểu bài Cách tổ chức hoạt động lớp học : +Chia lớp thành các nhóm để hs cùng nhau đọc ( chủ yếu đọc thầm , đọc lướt ) và trả lời các câu hỏi . Sau đó đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . Gv điều khiển lớp đối thoại , nêu nhận xét, thảo luận,tổng kết . +Chỉ đònh 1,2 hs điều khiển lớp , trao đổi về bài đọc dựa theo các câu hỏi SGK . Hs điều khiển lớp có thể bổ sung câu hỏi. Gv chỉ nói những lời cần thiết để điều chỉnh , khắc sâu , gây ấn tượng về những gì hs đã trao đổi , thu lượm được . -Yêu cầu đọc thầm phải gắn với những nhiệm vụ cụ thể Các hoạt động cụ thể : -Ngày khai trường tháng 9-1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ? +Đọc thầm đoạn 1 ( Từ đầu đến Vậy các em nghó sao ? ) -Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà , ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bò thực dân Pháp đô hộ 2 -Sau Cách mạng tháng Tám , nhiệm vụ của toàn dân là gì ? -Hs có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước ? -Từ ngày khai trường này , các em hs bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam . +Đọc thầm đoạn 2 : -Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại , làm cho nước ta theo kòp các nước khác trên hoàn cầu. -Hs phải cố gắng học tập , ngoan ngoãn , nghe thầy , yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang , sánh vai các cường quốc năm châu . c)Hướng dẫn hs đọc diễn cảm -Đọc diễn cảm một đoạn để làm mẫu cho hs . -Gv theo dõi , uốn nắn . Chú ý : -Giọng đọc cần thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến và niềm tin của Bác vào hs, những người sẽ kế tục sự nghiệp cha ông -Hướng dẫn hs đọc thuộc lòng -Hs luyện đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp -Một vài hs thi đọc diễn cảm trước lớp . -Nhẩm học thuộc những câu văn đã chỉ đònh HTL trong SGK ( từ Sau 80 năm giời làm nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em ) -Hs thi đọc thuộc lòng . 3-Củng cố , dặn dò : -Nhận xét tiết học . -Về nhà học thuộc lòng những câu đã chỉ đònh ; đọc trước bài “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa” CHÍNH TẢ VIỆT NAM THÂN YÊU NS: / / ; ND: / / I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 1. Nghe - viết đúng , trình bày đúng bài chính tả “ Việt Nam thân yêu”; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát 2. Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT2; thực hiện đúng BT3. 3. Giáo dục HS biết giữ gìn tập vở sạch sẽ. II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Vở BT Tiếng Việt 5 tập một ( nếu có ) - Bút dạ và 3 ,4 tờ phiếu khổ to viết từ ngữ , cụm từ hoặc câu có tiếng cần điền vào ô trống ở VBT ; 3- 4 tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT3 . - Bài sửa của hs : Âm đầu Đứng trước i,e,ê Đứng trước các âm còn lại Âm “ cờ” Viết là k Viết là c Âm “ gờ” Viết là gh Viết là g 3 Âm “ngờ” Viết là ngh Viết là ng III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ A-MỞ ĐẦU Gv nêu một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ chính tả ở lớp 5 , việc chuẩn bò đồ dùng cho giờ học, nhắm củng cố nề nếp học tập của hs . B-DẠY BÀI MỚI 1-Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay , các em sẽ nghe thầy ( cô ) đọc viết đúng bài chính tả “ Việt Nam thân yêu”. Sau đó sẽ làm các BT phân biệt những tiếng có âm đầu g/gh ; ng/ngh ; c/k 2-Hướng dẫn hs nghe , viết -Gv đọc bài chính tả một lượt . Đọc thong thả , rõ ràng , phát âm chính xác các tiếng có âm , vần , thanh hs dễ viết sai . -Nhắc hs quan sát hình thức trình bày thơ lục bát , chú ý những từ ngữ dễ viết sai : mênh mông , biển lúa , dập dờn . . . -Đọc từng dòng thơ cho hs viết . Mỗi dòng thơ đọc 1,2 lượt ( không cần đọc 3 lượt ) Lưu ý hs : Ngồi viết đúng tư thế. Ghi tên bài vào giữa dòng . Sau khi chấm xuống dòng , chữa đầu viết hoa lùi vào 1 ô li . -Đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt . -Gv chấm chữa 7-10 bài . -Nêu nhận xét chung . -Hs theo dõi SGK . -Đọc thầm bài chính tả -Gấp SGK . -Hs viết . -Hs soát lại bài , tự phát hiện lỗi và sửa lỗi -Từng cặp hs đổi vở soát lỗi cho nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa những chữ viết sai . 3-Hướng dẫn hs làm BT chính tả Bài tập 2 : -Nhắc các em nhớ ô trống có số 1 là tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh ; ô số 2 là tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh ; ô số 3 là tiếng bắt đầu bằng c hoặc k . -Dán 3 tờ phiếu khổ to ghi từ ngữ , cụm từ có tiếng cần điền , mời 3 hs lên bảng thi -1 hs nêu yêu cầu của BT . -Mỗi hs làm vào VBT ( nếu có ) 4 trình bày đúng , nhanh kết quả làm bài . Có thể tổ chức cho các nhóm hs làm bài dưới hình thức thi tiếp sức . -Một vài hs nối tiếp nhau đọc lại bài văn đã hoàn chỉnh . -Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng : ngày , ghi , ngát , ngữ , nghỉ , gái , có , ngày , của kết , của , kiên , kỉ . Bài tập 3 : -Gv dán 3 tờ phiếu lên bảng , mời 3 hs lên bảng thi làm bài nhanh . Sau đó từng em đọc kết quả . -Cất bảng , mời 2,3 hs nhắc lại . -Một hs đọc yêu cầu BT . -Hs làm bài cá nhân vào VBT . -Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . -2,3 hs nhìn bảng , nhắc lại qui tắc viết g/gh ; ng/ngh ; c/k . -Nhẩm , học thuộc các qui tắc. -Sửa bài theo lời giải đúng ( đã nêu ở phần chuẩn bò bài ) 4-Củng cố , dặn dò -Nhận xét tiết học , biểu dương những hs tốt . -Yêu cầu những hs viết sai chính tả về nhà viết lại nhiều lần cho đúng những từ đã viết sai , ghi nhớ qui tắc viết chính tả với g/gh ; ng/ngh ; c/k . LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ ĐỒNG NGHĨA NS: / / ; ND: / / I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 1. Bước đầu hiểu được từ đồng nghóa là những từ có nghóa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu được thế nào là từ đồng nghóa hoàn toàn, từ đồng nghóa không hoàn toàn (Nội dung ghi nhớ) 2. Tìm được từ đồng nghóa theo yêu cầu BT1, BT2 (2 trong số 3 từ); đặt câu được ới một cặp từ đồng nghóa, theo mẫu (BT3) * HS khá, giỏi đặt câu được với 2,3 cặp từ đồng nghóa tìm đựoc (BT3). II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - VBT Tiếng Việt 5 , tập một ( nếu có ) - Bảng viết sãn các từ in đậm ở BT1a và 1b ( phần nhận xét ) : xây dựng – kiến thiết ; vàng xuộm – vàng hoe – vàng lòm . - Một sồ tờ giấy khổ A4 để một vài hs làm BT 2,3 ( phần Luyện tập ) 5 III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ 1-Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu của giờ học : -Giúp hs hiểu thế nào là từ đồng nghóa , từ đồng nghóa hoàn toàn và không hoàn toàn. -Biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm các BT thực hành về từ đồng nghóa . 2-Phần nhận xét : Bài tập 1 : -So sánh nghóa các từ in đậm trong đoạn văn a , sau đó trong đoạn văn b ( xem chúng giống nhau hay khác nhau ). Chốt lại : Những từ có nghóa giống nhau là các từ đồng nghóa . Bài tập 2 : Chốt lại : +Xây dựng và kiến thiết có thể thay thế được cho nhau vì nghóa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn ( làm nên một công trình kiến trúc , hình thành một tổ chức hay một chế độ chính trò , xã hội , kinh tế ) +Vàng xuộm , vàng hoe , vàng lòm không thể thay thế cho nhau vì nghóa của chúng không giống nhau hoàn toàn . Vàng xuộm chỉ màu vàng đậm của lúa đã chín . Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt , tươi , ánh lên . Vàng lòm chỉ màu vàng của quả chín , gợi cảm giác rất ngọt . -Hs đọc trước lớp yêu cầu BT 1 ( đọc toàn bộ nội dung ) . Cả lớp theo dõi SGK . -1 hs đọc các từ in đậm đã được thầy ( cô ) viết sẵn trên bảng lớp . a)xây dựng – kiến thiết b)Vàng xuộm – vàng hoe – vàng lòm . -Nghóa của các từ này giống nhau ( cùng chỉ 1 hoạt động , 1 màu ) -Đọc yêu cầu BT . -Làm việc cá nhân . -Phát biểu ý kiến . -Cả lớp nhận xét 3-Phần ghi nhớ : -Yêu cầu hs đọc thuôc ghi nhớ . -2,3 hs đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK . Cả lớp đọc thầm lại . 4-Luyện tập : Bài tập 1 : -1 hs đọc yêu cầu của bài -Đọc những từ in đậm có trong đoạn văn : nước nhà – nước – hoàn cầu – non sông – năm châu . -Cả lớp phát biểu ý kiến . 6 -Nhận xét , chốt lại : +nước nhà – nước – non sông . +hoàn cầu – năm châu Bài tập 2 : -Phát giấy A4 cho 3,4 hs , khuyến khích hs tìm dược nhiều từ đồng nghóa với mỗi từ đã cho . -Giữ lại bài làm tìm được nhiều từ đồng nghóa nhất , bổ sung ý kiến của hs , làm phong phú thêm từ đồng nghóa đã tìm được . VD : +Đẹp : đẹp đẽ , đèm đẹp , xinh , xinh xắn , xinh đẹp , xinh tươi , mó lệ . . . +To lớn : to , lớn , to đùng , to tướng , to kềnh , vó đại , khổng lồ . . . +Học tập : học , học hành , học hỏi . . . Bài tập 3 : Chú ý : mỗi em phải đặït 2 câu , mỗi câu chứa 1 từ trong cặp từ đồng nghóa . Nếu em nào đặt 1 câu có chứa đồng thời cả 2 từ đồng nghóa thì càng đáng khen . VD : Cô bé ấy rất xinh , ôm trong tay một con búp bê rất đẹp . -Đọc yêu cầu BT . -Làm việc cá nhân . -Làm vào VBT . -Đọc kết quả bài làm -Những hs làm bài trên phiêú dán bài trên bảng lớp , đọc kết quả . -Nêu yêu cầu của BT . -Làm bài cá nhân . Hs nối tiếp nhau những câu văn các em đã đặt . Cả lớp nhâïn xét . -Viết vào vở 2 câu văn đã đặt đúng với 1 cặp từ đồng nghóa . VD : +Quang cảnh nơi đây thật mó lệ , tươi đẹp : Dòng sông chảy hiền hòa , thơ mộng giữa hai bên bờ cây cối xanh tươi . +Em bắt được một chú cua càng to kềnh . Còm Nam bắt được một chú ếch to sụ . +Chúng em rất chăm học hành . Ai cũng thích học hỏi những điều hay từ bạn bè . 5-Củng cố , dặn dò -Nhận xét tiết học , biểu dương những hs tốt . -Yêu cầu hs về nhà học thuộc phần ghi nhớ . 7 KỂ CHUYỆN LÝ TỰ TRỌNG NS: / / ; ND: / / I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 1. Rèn kó năng nói : - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS biết kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghóa câu chuyện - Hiểu ý nghóa câu chuyện : ca ngọi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nướ, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang , bất khuất trước kẻ thù . 2. Rèn kó năng nghe : - Tập trung nghe thầy ( cô ) kể chuyện , nhớ chuyện . - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện ; nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn , kể tiếp được lời bạn . * HS khá, giỏi kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu được ý nghóa câu chuyện. II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh họa trong SGK .( nếu có ) - Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh ( chỉ treo bảng để chốt lại lời thuyết minh đúng khi hs đã làm BT 1 ) - Nội dung truyện : LÝ TỰ TRỌNG Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tónh . Năm 1928 , anh tham gia cách mạng và được cử đi học ở nước ngoài . Anh học rất sáng dạ , tiếng Trung Quốc và tiếng Anh đều nói thạo . Mùa thu năm 1929 , anh về nước được giao nhiệm vụ làm liên lạc , chuyển và nhận thư từ , tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển . Để tiện cho công việc , anh đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn . Có lần , anh Trọng mang một bọc truyền đơn , g vào chiếc màn buộc sau xe . Đi qua phố , một tên Đội Tây gọi lại đòi khám , anh nhảy xuống vờ cởi bọc ra , kì thật buộc lại cho chặt hơn . Tên đội sốt ruột , quăng xe bên vệ đường , lúi húi tự mở bọc . Nhanh trí , anh vồ lấy xe của nó , nhảy lên , phóng mất . Lần khác , anh chuyển tài liệu từ tàu biển lên , lính giữ lại chực khám . Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước , lặn qua gầm tàu trốn thoát . Đầu 1931 , trong một cuộc mít tinh , một cán bộ ta đang nói chuyện trước đông đảo đồng bào . Tên thanh tra mật thám Lơ-grăng ập tới , đònh bắt anh cán bộ , Lý Tự Trọng rút súng lục bắn chết tên mật thám . Không trốn kòp , anh bò giặc bắt. Giặc tra tấn anh rất dã man khiến anh chết đi sống lại nhưng chúng không moi gì được bí mật ở anh . Trong nhà giam , anh được những người coi ngục rất khâm phục và kiêng nể . Họ gọi anh là “ ông nhỏ” . Trước toà án , anh dõng dạc vạch mặt bọn đế quốc và tuyên truyền cách mạng . Luật sư bào chữa cho anh nói là anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy nghó . Anh lập tức đứng dậy nói : Tôi chưa đến tuổi thành niên thật , nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng , không thể có con đường nào khác . . . Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật Pháp xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931 Trước khi chết , anh hát vang bài “ Quốc tế ca” . Năm ấy , anh mới 17 tuổi . 8 III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ 1-Giới thiệu bài : Trong tiết kể chuyện mở đầu chủ điểm nói về Tổ quốc của chúng ta , các em sẽ được nghe thầy ( cô ) kể về một chiến công của một thanh niên yêu nước mà tên tuổi đã đi vào lòch sử dân tộc Việt Nam : anh Lý Tự Trọng . Anh Trọng tham gia cách mạng khi mới 13 tuổi . Để bảo vệ đồng chí của mình , anh đã dám bắn chết một tên mật thám Pháp . Anh hi sinh khi mới 17 tuổi . 2-Gv kể chuyện Giọng kể cần truyền cảm -Kể lần 1 . -Viết lên bảng các nhân vật trong truyện : Lý Tự Trọng , tên đội Tây , mật thám Lơ- grăng , luật sư . -Giải nghóa một số từ chú giải khó hiểu SGV /48 -Kể lần 2 , vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa . -Kể lần 3 ( nếu cần ) -Hs nghe . 3-Hướng dẫn kể chuyện , trao đổi ý nghóa câu chuyện a)Yêu cầu 1 : -Dựa vào tranh minh họa và trí nhớ , các em hãy tìm cho mỗi tranh 1,2 câu thuyết minh . +1:Lý Tự Trọng rất sáng dạ , được cử ra nước ngoài học tập . +2:Về nước , anh được giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ , tài liệu . +3:Trong công việc , anh Trọng rất bình tónh và nhanh trí . +4:Trong một buổi mít tinh , anh bắn chết một tên mật thám và bò bắt . +5:Trước toà án của giặc , anh hiên ngang khẳng đònh lí tưởng của mình . +6:Ra pháp trường , Lý Tự Trọng hát vang bài “ Quốc tế ca” . b)Yêu cầu 2-3 -Nhắc hs : +Chỉ cần kể đúng cốt truyện , không cần lập lại nguyên văn từng lời của thầy ( cô ) -1 hs đọc yêu cầu của bài . -Phát biểu lời thuyết minh cho 6 tranh . -1 hs đọc yêu cầu của BT 2,3 9 +Kể xong cần trao đổi với các bạn về nội dung , ý nghóa của câu chuyện . -Vì sao những người coi ngục gọi anh là “ ông nhỏ” ? -Câu chuyện giúp em hiểu biết điều gì ? -Kể chuyện theo nhóm . -Thi kể trước lớp -Trao đổi ý nghóa của câu chuyện . -Khâm phục anh nhỏ tuổi nhưng dũng cảm -Người cách mạng là người yêu nước , dám hi sinh vì đất nước . +Nhận xét ai là người kể chuyện hay nhất . 4-Củng cố , dặn dò -Nhận xét tiết học -Chuẩn bò bài sau : Tìm một câu chuyện em đã nghe ( hoặc được đọc ) ca ngợi những danh nhân hoặc anh hùng của nước ta . TẬP ĐỌC QUANH CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA NS: / / ; ND: / / I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 1. Đọc lưu loát toàn bài . - Đọc đúng các từ ngữ khó . - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhần giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật. 2. Hiểu bài văn : - Hiểu được nội dung chính : Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) * HS khá, giỏi đọc diễn cảm được toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của từ ngữ chỉ màu vàng. II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh họa bài đọc SGK . - Sưu tầm thêm những bức ảnh có màu sắc về quang cảnh và sinh hoạt ở làng quê vào ngày mùa . III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ A-KIỂM TRA BÀI CŨ -2,3 hs đọc đọan văn bài trước -Hỏi đáp về nội dung lá thư . B-DẠY BÀI MỚI : 1-Giới thiệu bài : Giới thiệu với các em về vẻ đẹp của làng quê Việt Nam ngày mùa . Đây là một bức tranh quê đïc vẽ bằng lời tả rất đặc sắc của nhà văn Tô Hoài . 2-Hướng dẫn hs tìm hiểu bài a)Luyện đọc -1 hs khá giỏi đọc toàn bài 10 [...]... lượt các câu hỏi - Cả lớp và gv nhận xét a) Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài - Từ 10 75 đến 1919 , số khoa thi ở nước ta : 1 85 , số tiến só : 2896 - Số khoa thi , số tiến só và trạng nguyên của từng triều đại : Triều đại Lý Trần Hồ Lê Mạc Nguyễn Số khoa thi 6 14 2 104 21 38 Số tiến só 11 51 12 1780 484 55 8 Số trạng nguyên 0 9 0 27 10 0 - Số bia và số tiến só ( từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi... b)Tìm hiểu bài Câu hỏi 1 : Đến thăm Văn Miếu , khách -Khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 10 75 , nươc ta đã mở khoa thi tiến só Ngót nước ngoài ngạc nhiên điều gì ? 10 thế kỉ , tính từ khoa thi năm 10 75 đến khoa thi 18 cuối cùng vào năm 1919 , các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 1 85 khoa thi , lấy đỗ gần 3000 tiến só Câu hỏi 2 :Hs đọc thầm bảng số liệu thống +Triều đại tổ chức nhiều... tối (BT1) - Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh motä buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lý (BT2) - Giáo duc 5HS tính trung thực khi viết văn II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC VBT Tiếng Việt 5 , tập một ( nếu có ) Tranh ảnh rừng tràm ( nếu có ) Những ghi chép và dàn ý HS đã lập sau khi quan sát cảnh một buổi trong ngày III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG... I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 1 Tìm được các từ đồng nghóa trong đoạn văn (BT1); xếp được các nhóm từ đồng nghóa (BT2) 2 Biết viết một đọan miêu tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghóa (BT3) 3 Giáo dục Hs tính chính xác II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC VBT Tiếng Việt 5 , tập một ( nếu có ) Bút dạ và 2,3 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1 Bảng phụ viết những từ ngữ BT2 III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG THẦY... nhắc hs tìm từ đồng nghóa ở mục có từ quốc -Viết vài vở khoảng 5, 7 từ có tiếng quốc -Đọc yêu cầu -Làm vào VBT -Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến Gợi ý : +Quê hương tôi ở Cà Mau – mỏm đất cuối cùng của Tổ quốc Tuy nhiên , trong một số trường hợp , người +Nam Đònh là quê mẹ của tôi ta có thể dùng các từ ngữ nói trên với nghóa +Bác chỉ mong được về sống nơi chôn nhau cắt tương tự nghóa của tử Tổ quốc... được làm quen với trích đoạn kòch Ở vương quốc Tương Lai Hôm 31 nay các em sẽ học phần đầu của trích đoạn kòch Lòng dân Đây là vở kòch được giải thưởng Văn Nghệ thời kì kháng chiến chống Pháp ( 19 45- 1 954 ) Tác giả vở kòch là Nguyễn Văn Xe đã hi sinh trong kháng chiến 2-Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài a)Luyện đọc -Gv đọc diễn cảm trích đoạn kòch Chú ý : +Phân biệt tên nhân vật với lời nói... phiếu -Phát phiếu -Theo dõi phần tham khảo -Thực hiện tiếp theo tương tự BT1 -Viết 5, 6 từ bắt đầu bằng tiếng đồng ? -Hs làm BT3c -Cả lớp đồng thanh hát một bài -Ngày thứ hai , học sinh toàn trường mặc đồng phục -Bố mẹ vốn là bạn đồng học -Cả tổ tôi đồng tâm nhất trí vươn lên trở thành một tổ dẫn đầu về học tập 35 -Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được ? 3-Củng cố , dặn dò -Nhận xét tiết học... : từ Ấy thế mà đến cấy nốt thửa ruộng chưa xong Hơi đất trong nắng trưa dữ đội Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa Cây côí và con vật trong nắng trưa Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa 5- Củng cố , dặn dò - Hs nhắc lại ghi nhớ trong SGK - Dặn Hs ghi nhớ kiến thức cấu tạo bài văn tả cảnh LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA NS: / / ; ND: / / I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 1 Tìm được các... DẠY - HỌC - Một số sách , truyện , bài báo viết về các anh hùng , danh nhân của đất nước ( gv và hs sưu tầm được ) ; truyện cổ tích , truyện danh nhân , truyện cười , truyện thiếu nhi , truyện đọc lớp 5 , báo Thiếu niên Tiền phong - Bảng lớp viết đề bài - Giấy khổ to ( hoặc bảng phụ ) viết gợi ý 3 trong SGK - Chú ý : Giờ KC đã nghe , đã đọc cần được tổ chức vui như một giờ giao lưu tập thể , tạo sân... của bác só Tôn Thất Tùng Bác só Tôn Thất Tùng là là một bác só mổ gan nổi tiếng , đã cứu sống được nhiều bệnh nhân và có những phát minh khoa học quý giá Tôi đọc truyện này trong sách truyện đọc lớp 5 b)Hs thực hành kể chuyện , trao đổi ý nghóa câu chuyện -Nhắc hs : Với những truyện khá dài mà các em không có khả năng kể gọn lại , các em có thể kể 1,2 đoạn truyện -Kể chuyện theo cặp , trao đổi về . . -Khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 10 75 , nươc ta đã mở khoa thi tiến só . Ngót 10 thế kỉ , tính từ khoa thi năm 10 75 đến khoa thi 18 Câu hỏi 2 :Hs đọc thầm bảng số liệu thống. thêm : Những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ nói trong thư là Cách mạng tháng Tám năm 19 45 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tòch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đánh Pháp,. đọc thầm phải gắn với những nhiệm vụ cụ thể Các hoạt động cụ thể : -Ngày khai trường tháng 9-19 45 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ? +Đọc thầm đoạn 1 ( Từ đầu đến Vậy các em

Ngày đăng: 26/10/2014, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w