1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

những câu đối đầy khì phách của vua Duy Tân

2 695 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 73,94 KB

Nội dung

Những câu đối đầy khí phách của vua Duy Tân NHỮNG CÂU ĐỐI ĐẦY KHÍ PHÁCH CỦA VUA DUY TÂN Những câu đối thể hiện lòng yêu nước và khí phách của vua Duy Tân (từng thất bại trong cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp và bị đày đi biệt xứ) đến nay vẫn còn được truyền tụng qua chuyện kể của dân gian. Hoàng tử Vĩnh San con vua Thành Thái lên ngôi vua (Duy Tân) lúc mới tám tuổi. Vốn là một cậu bé thông minh hiếm thấy, lại mang trong mình dòng máu bất khuất của vua cha, trong chín năm ngồi ngai vàng, vua Duy Tân luôn luôn có những biểu hiện khiến toàn quyền Ðông Dương và khâm sứ người Pháp lo ngại. Càng lớn lên, vua Duy Tân càng bộc lộ thái độ bất hợp tác với nhà nước "bảo hộ". Năm vua mười bảy tuổi, ngài đã đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp. Do bị phản bội, cuộc khởi nghĩa không thành. Vua bị đi đày biệt xứ. Nhưng trình độ học vấn, lòng yêu nước và khí phách của ngài, còn truyền tụng mãi, qua những câu chuyện kể dân gian. Câu đối làm bẽ mặt cố đạo Tây Một viên cố đạo già người Pháp, rất thông thạo tiếng Việt và tiếng Hán, Nôm. Trong một lần ngự yến ở tòa khâm cùng vua Duy Tân, viên cố đạo muốn thử tài thông minh của nhà vua trẻ mới mười hai tuổi này, đồng thời cũng để dò phản ứng của ngài trước việc người Pháp đặt quyền đô hộ và chia Việt Nam làm ba kỳ, bèn ra vế đối, mời nhà vua đối lại: Rút ruột ông vua, tam phân thiên hạ Chữ Hán "vương" là "vua", nếu bỏ đi nét dọc (rút ruột ) thì thành chữ "tam" (ba). Vế ra của viên cố đạo quả là hiểm hóc bởi cách chiết tự tài tình và ẩn ý rất xược. Sau một hồi ngẫm nghĩ, vua Duy Tân thong thả đối lại : Chặt đầu thằng Tây, tứ hải giai huynh! Cũng bằng cách chiết tự, vua cắt bỏ phần đầu chữ "tây" (chặt đầu tây) thì thành chữ "tứ" (bốn), tạo nên câu trả lời rất đỗi thông minh và vô cùng khí phách, đồng thời còn nêu bật quyết tâm bảo toàn sự thống nhất nước nhà, chống lại thủ đoạn "chia để trị" của giặc. Câu đối lại của vua trẻ làm cả khâm sứ và viên cố đạo đều đau điếng mà đành cười gượng. Câu đối giãi bày tâm sự Một lần, vua Duy Tân và thượng thư Nguyễn Hữu Bài cùng ngự thuyền câu cá ở bờ biển Cửa Tùng. Sóng nước làm cho thuyền ngự chao đảo không yên. Nhân khi lưỡi câu bị mắc, phải lần mò mãi mới gỡ ra được, vua liên hệ với tình cảnh hiện tại của mình, đau xót tự nói với mình: "Ta tuy ngồi trên ngai vàng trông coi việc nước, mà nào có ngăn được ngoại bang đô hộ nước nhà? Nhưng đã lỡ nhận trọng trách rồi, thì cũng phải lần gỡ, tìm cách cứu dân cứu nước! ". Rồi vua cấu tứ những ý nghĩ trên thành một vế đối, vừa để giãi bày tâm sự, vừa để thử lòng quan thượng thư: Ngồi trên nước, không ngăn được nước. Buông câu ra, đã lỡ phải lần! Nhưng quan thượng thư vốn là kẻ an phận, hèn yếu, đã trả lời vua: Sống ở đời, mà ngán cho đời. Nhắm mắt lại, đến đâu hay đến đó. Vua Duy Tân thêm hiểu, với bọn quần thần như Nguyễn Hữu Bài này, nước nhà không thể trông cậy gì được ! Câu đối viếng Khải Ðịnh Năm 1925, được tin vua bù nhìn Khải Ðịnh qua đời, từ nơi bị đày (đảo Rê-uy-ni-ông), vua Duy Tân đã gửi về triều đình Huế, phúng một bức trướng, có câu đối sau: Ông vội bỏ đi đâu? Bỏ bạc, bỏ tiền, bỏ vợ, bỏ con; bỏ hát bội, thày tu - bỏ hết trần duyên trong một lúc. Tôi nay còn lại đó! Còn trời, còn đất, còn non, còn nước; còn anh hùng, hào kiệt - còn nhiều vận hội giữa năm châu. Chỉ bằng hai vế đối, mỗi vế hai mươi nhăm từ, tác giả đã nêu bật không chỉ hai tính cách, hai phẩm chất của hai ông vua cùng thời; mà còn bộc lộ đầy đủ khí phách quật cường của một con người giàu lòng yêu nước, tuy bị tù đày xa Tổ quốc vẫn tuyệt đối tin tưởng ở tương lai đất nước và dân tộc, giữa "vận hội năm châu". Câu đối của trung thần cứu vua Sau khi vua Duy Tân khởi nghĩa bị bại lộ, thực dân Pháp định khép vua vào tội "phản bội mẫu quốc". Khâm sứ Pháp dọa sẽ tử hình đức vua và lệnh cho thượng thư bộ học làm án. Ðược tin, các ông Thái Phiên, Trần Cao Vân đang bị Pháp giam giữ, bèn bí mật dùng giấy vấn thuốc lá, viết gửi viên thượng thư nọ đôi câu đối, ngầm nói với ông này, nếu phải xử tội chết, thì hãy xử họ, là những thần dân đang bị biệt giam, nhưng phải lo bảo toàn tính mệnh cho vua. Câu đối đó như sau: Trung là ai? Cân đai võng lọng là ai? Thà để cô thần tử biệt Trời còn đó! Xã tắc sơn hà còn đó! Mến(*) cho thánh thượng sinh toàn. Hiểu ý, viên thượng thư đã làm án đổ hết tội cho các nhà lãnh đạo Quang Phục Hội. Các ông Thái Phiên, Trần Cao Vân đều bị chém đầu. Còn vua Duy Tân đi đày biệt xứ. (*) Mến: Tiếng Huế cổ, nghĩa là "miễn sao". Những giai thoại đặc sắc của văn học Việt Nam . Những câu đối đầy khí phách của vua Duy Tân NHỮNG CÂU ĐỐI ĐẦY KHÍ PHÁCH CỦA VUA DUY TÂN Những câu đối thể hiện lòng yêu nước và khí phách của vua Duy Tân (từng thất bại. châu". Câu đối của trung thần cứu vua Sau khi vua Duy Tân khởi nghĩa bị bại lộ, thực dân Pháp định khép vua vào tội "phản bội mẫu quốc". Khâm sứ Pháp dọa sẽ tử hình đức vua và. cha, trong chín năm ngồi ngai vàng, vua Duy Tân luôn luôn có những biểu hiện khiến toàn quyền Ðông Dương và khâm sứ người Pháp lo ngại. Càng lớn lên, vua Duy Tân càng bộc lộ thái độ bất hợp tác

Ngày đăng: 26/10/2014, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w