CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài: Phía trước phía sau bé có gì? Lớp: NT 24 – 36 tháng I. Mục đích yêu cầu: - Giúp trẻ biết được phía trước, phía sau, biết con voi có vòi phía trước, đuôi phía sau - Trẻ định hướng được phía trước, phía sau của bản thân trẻ - Trẻ thể hiện bài thơ “Con voi” - Trẻ có kỹ năng lăn bóng về phía trước - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động II. Chuẩn bị: - Bóng cho trẻ lăn - 10 đuôi voi, 10 vòi voi III. Tiến Hành: 1. Hoạt động 1: * Ổn định, giới thiệu bài Trẻ hát múa cùng cô: “Ta đi vào rừng xanh…nhìn voi con đang uốn cong cái vòi” 1. Hoạt động 2: Con gì thế nhỉ? Cho trẻ hóa trang thành con voi Mỗi trẻ đeo 1 vòi voi - Vòi ở phía nào của voi? Phía trước (vòi ở phía trước của voi) Cho trẻ đeo đuôi voi - Phía sau voi có gì? Cái đuôi - Đuôi ở phía nào của voi? (đuôi ở phía sau) Cho trẻ tạo dáng và đọc bài thơ “Con voi” 2. Hoạt động 3: Ai tài thế nhỉ? - Cho voi ngoe nguẩy đuôi theo nhạc + Đuôi ở phía nào của voi? - Trò chơi voi thi tài: Cho voi thi đua lăn bóng về phía trước + Bóng ở phía nào của voi? (Phía trước) - Voi nối đuôi nhau theo mẹ về nhà ( Cho trẻ xác định bạn xếp hàng phía trước và phía sau trẻ) Kết thúc. NGÔI NHÀ TOÁN HỌC CỦA MILLIE Lớn, vừa và nhỏ Ngôi nhà Chuột So sánh và ghép các kích cỡ. Bạn hãy Nhận biết và ghép các dạng hình thử đi một trong ba đôi giày có cỡ khác học. Dựa theo bản thiết kế để xây nhau cho ba nhân vật khác nhau. dựng trên một diện tích trống. In và tô màu cái vừa xây dựng. Con số của tôi là gì Bing và Boing Đếm hoặc sử dụng phép cộng và Nhận biết các hình mẫu.Tạo và phép trừ. Đọc các câu số và tìm hoàn thành những hình mẫu đã số của Dorothy. nhìn và nghe thấy. Ghi âm thanh cho các bức tranh. Tạo một con côn trùng Máy số Nghe và nhìn các số và số lượng Nhận biết các số. Nhìn và nghe tương ứng. Đặt từ 1 đến 10 mắt, đếm các con vật khi chúng nhảy tai, vết đốm .v.v. lên một con côn ra từ ngăn kéo. trùng. In và tô màu những con vật tạo ra và ghi âm thanh cho con vật. Xưởng làm bánh Vận dụng kỹ năng nghĩ và đếm. Thử các cách phối hợp khác nhau để tạo ra những kết quả khác nhau. Đếm những hạt mứt đậu, trang trí bánh bích quy. NGÔI NHÀ KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN CỦA TRUDY Thám hiểm trái đất Anh em nhà đồng hồ Khám phá mối quan hệ giữa trái đất, quả Gặp gở đồng hồ điện tử Ann và địa cầu và bản đồ thế giới. Chụp ảnh những đồng hồ số Dan. Học cách nói địa danh bạn thích. In ảnh để tô màu. về thời gian Trên hai loại đồng hồ bằng giờ, nửa giờ và một phần tư giờ. Hộp cát biểu tượng Định hướng không gian Đặt các biểu tượng lên bản đồ hộp Học để sử dụng các phương hướng cát rồi quan sát các quả đồi, đường chính bằng cách điều khiển chú kiến đi, các hồ và thành phố mọc lên háu ăn sang trái, phải, về phía trước trước mắt bạn hoặc tiến sang phía nam, bắc, đông, tây. Đồng hồ lịch Học về đơn vị thời gian khi bạn di chuyển tiến hoặc lùi hình minh họa bằng tháng, ngày, giờ, phút, giây. BỘ SƯU TẬP NHỮNG ĐỒ VẬT BIẾ T NGHĨ Các hình cầu bay Các hình bay Hướng dẫn viên du lịch Các bạn chim Chú vịt TOONY Tay trống ORANGA Khám phá các quan hệ về không gian. Tạo sự khéo léo trong xử lý các chuyển động khi bạn điều khiển chuyển động của các hình và âm thanh do chúng tạo ra. Giúp phối hợp âm nhạc, sự khéo léo, kiến thức và kỹ năng sử dụng khi bạn thao tác với các chuyển động và ảo giác về chiều sâu. Tạo ra hiệu quả về hình ảnh độc nhất để trình diễn các loại âm nhạc khác nhau. Luyện khả năng QS và SS các thuộc tính khi bạn dùng các phép tính logic VÀ-HOẶC-KHÔNG. Giúp cho mỗi vị khách tìm được một hướng dẫn viên đúng và duy nh ất. Giúp phát triển khả năng tư duy phê phán khi bạn tìm ra quy luật và sau đó tạo một bạn chim để kiểm chứng giả thuyết của bạn. Giúp tăng khả năng ghi nhớ và phát triển các kỹ năng về âm nhạc khi bạn nhắc lại các mẫu hoặc tạo một giai điệu của chính bạn trên cây đàn của Toony. Chương trình học này giúp phát triền tính sáng tạo, khả năng phân biệt của âm thanh và khả năng nhớ khi bạn sáng tác hoặc nhắc lại các kiểu âm thanh với các loại công c ụ khác nhau. Xây dựng môi trường đồ chơi trong trò chơi phản ánh sinh hoạt gia đình tại nhóm trẻ (18-36 tháng) Xây dựng môi trường đồ chơi là việc trang bị, sắp xếp đồ chơi, đồ dùng (kệ, hộp đựng …), nhằm đáp ứng việc triển khai các trò chơi của trẻ, giúp trẻ mở rộng nội dung chơi, hình thành ở trẻ kỹ năng sử dụng vật thay thế, từng bước giúp trẻ mở rộng quan hệ với bạn khi chơi và từng bước nâng cao khả năng tự chơi của trẻ. Hiện nay giáo viên nhà trẻ thường dạy các cháu trò chơi phản ánh sinh hoạt theo hướng dành cho trẻ mẫu giáo, chưa phù hợp với hoạt động chủ đạo của trẻ là “Hoạt động với đồ vật”. Thực tiễn giáo dục đã khẳng định: Với sự hướng dẫn hợp lý, hoạt động chơi của trẻ sẽ được hình thành và phát triển một cách có hiệu quả trên những nấc thang phát triển ngày càng cao do người lớn xây dựng. Và chỉ có như vậy hoạt động chơi mới có vai trò là phương tiện giáo dục hàng đầu của trẻ mầm non. Trang bị đồ chơi ở đây bao gồm cả việc bổ sung thêm và cất bớt đồ chơi tuỳ thuộc vào nhu cầu của trẻ. Các món đồ chơi đem vào từng góc chơi có thể đáp ứng hai đến ba hành động chơi liên tiếp. Ví dụ: - Đồ chơi “Cho em ăn” gồm: Búp bê (hoặc thú nhồi bông), chén, muỗng, ly, khăn. Với bộ đồ chơi này, trẻ có thể cho em ăn, uống và lau miệng (3 hành động). - Đồ chơi “Tắm cho em” gồm: Búp bê (hoặc thú nhồi bông), chậu, ca, khăn mặt. Với bộ đồ chơi này, trẻ có thể đặt em ngồi vào chậu, dội nước tắm/gội đầu, lau khô (2-3 hành động). - Đồ chơi “Chăm em bệnh” gồm: Búp bê (hoặc thú nhồi bông), ly, muỗng, lọ thuốc, ống tiêm. Với bộ đồ chơi này, trẻ có thể cho em uống thuốc, tiêm cho em (2 hành động). Trong những tháng tiếp theo, việc bổ sung đồ chơi được thực hiện từng bước, đáp ứng sự phát triển thường xuyên của các trò chơi. Thí dụ: lần lượt thêm vào các góc “Cho em ăn”, “Tắm cho em”, “Chăm em bệnh” những loại đồ chơi như: - Các loại trái cây quen thuộc, dao cắt, yếm ăn, bình sữa,…. - Lược chải đầu, xà phòng tắm, phấn rôm, áo choàng,… - Hộp dầu, lọ thuốc nhỏ mắt, dụng cụ khám họng,…. - Ngoài ra cô và trẻ có thể đưa vào thêm một số đồ chơi khác như ghế làm giường, thùng xe hỏng làm nôi, mùa lạnh có thể thêm cái “mền” cho em khỏi lạnh,… Bên cạnh đó cần tạo thêm các góc chơi mới như góc “công viên” (trò chơi em đi công viên/sở thú), góc “đọc sách” (trò chơi đọc sách và chơi với em), “cây xăng” (trò chơi Em đi ô tô) hay trang trí “cây thông Nô-en”, trang trí “chậu mai mùa xuân”,… Lưu ý: - Khi đưa đồ chơi mới vào phải gây sự chú ý của trẻ. - Đồ chơi, góc chơi mới phải trở thành cơ hội thực sự để trẻ mở rộng các trò chơi của mình. - Việc trang bị đồ chơi bao hàm cả việc cất bớt những đồ chơi trẻ ít sử dụng. Quá nhiều đồ chơi sẽ làm cản trở việc triển khai các trò chơi phản ánh sinh hoạt của trẻ, trẻ sẽ nghịch với các món đồ chơi đó hơn là chơi với chúng. Hiện nay việc trang bị “nguyên liệu mở” đang dần được thay thế các đồ chơi bị thiếu như các loại hộp, chai lọ, cây que, ống nhựa, giỏ hoa, lõi chỉ,…. Đưa “nguyên liệu mở” vào các góc chơi có ý nghĩa vô cùng to lớn, đáp ứng nhu cầu đa dạng, đầy ngẫu hứng của trẻ, tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo và khả năng tư duy của trẻ. Thời gian đầu trẻ rất cần sự gợi ý hướng dẫn của cô để làm quen với việc sử dụng vật thay thế dần dần sẽ phát triển ở trẻ tính tích cực và tự lực khi chơi, trẻ có thể tự tìm và sử dụng các đồ vật đó một cách tốt nhất./. (Phòng THMN thực hiện) . - Đồ chơi, góc chơi mới phải trở thành cơ hội thực sự để trẻ mở rộng các trò chơi của mình. - Việc trang bị đồ chơi bao hàm cả việc cất bớt những đồ chơi trẻ ít sử dụng. Quá nhiều đồ chơi. non. Trang bị đồ chơi ở đây bao gồm cả việc bổ sung thêm và cất bớt đồ chơi tuỳ thuộc vào nhu cầu của trẻ. Các món đồ chơi đem vào từng góc chơi có thể đáp ứng hai đến ba hành động chơi liên tiếp Xây dựng môi trường đồ chơi trong trò chơi phản ánh sinh hoạt gia đình tại nhóm trẻ (18-36 tháng) Xây dựng môi trường đồ chơi là việc trang bị, sắp xếp đồ chơi, đồ dùng (kệ, hộp đựng …),