1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BỘ SƯU TẬP TRÒ CHƠI NHỎ (hơn 100 trò chơi)

35 570 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 209 KB

Nội dung

BỘ SƯU TẬP TRÒ CHƠI NHỎ - PHẦN 1 1/ VƯỢT SÔNG TRINH SÁT: Số lượng: 3 em / 1 đội Dụng cụ: mỗi đội cần 2 gậy dài 1,6 m Cách thức tiến hành: Mỗi đội cử 2 em cầm tay ở đầu gậy, em thứ ba đứng trên gậy mang một gậy chống xuống đất ( giống chèo ghe ). Mỗi đội xếp thành một hàng dọc, theo hiệu lệnh các đội cùng chèo. Đội nào đến đích trước thì thắng cuộc Trường hợp phạm quy : Em nào đứng trên gậy bị rơi xuống đất thì đội đó bị loại ngay. 2/ ĐI TRÊN ĐÔI HIA KHỔNG LỒ: Số lượng: 1 em / đội Dụng cụ : 2 viên gạch bốn lỗ Cách thức tiến hành: Các em đứng 2 chân trên 2 viên gạch. Khi nghe hiệu lệnh các em di chuyển trên 2 viên gạch để đến đích. Trường hợp phạm quy: Em nào chân rời khỏi gạch, chấm đất thì bị loại ngay. 3/ NGƯỜI KHỔNG LỒ CHẠY ĐUA: Số lượng: 2 em / đội Dụng cụ: 1 tấm chăn ( mền ) Cách thức tiến hành: Một em lớn cõng trên vai một em nhỏ và dùng chăn quấn chặt từ cổ em nhỏ xuống. Các em chạy thi, em nào đến vạch giới hạn trước thì thắng cuộc. 4/ CHẠY HÓA TRANG: Số lượng : 1 em / đội Dụng cụ : Trang phục đội viên Cách thức tiến hành : Vạch 2 đường cách nhau 10 mét. Trên đường chạy để rải rác các loại áo quần, giày dép, mũ, khăn quàng….Các em chạy đến từng điểm mặc quần áo, mang giày dép, khăn quàng… Em nào đến đích trước tiên có tác phong đội viên đúng đắn thì thắng cuộc. 5/ LẮP KHẨU HIỆU: Số lượng: Toàn thể đội viên có mặt tại sân chơi Dụng cụ: Một số bìa cứng trên đó có các mẫu tự A,B,C… Số lượng bìa bằng số lượng đội viên. Cách thức tiến hành: Phụ trách tuyên bố cần một câu khẩu hiệu nào đó ( VD: Thiếu nhi sẵn sàng ). Các em mang mẫu tự đi tìm vị trí lập thành câu khẩu hiệu đó.Đội nào hoàn tất sớm thì thắng cuộc. 6/ ÉP BONG BÓNG : Số lượng : 2 em / đội Dụng cụ : Một số bong bóng được thổi to Cách thức tiến hành : 2 em quay lưng lại để ở giữa lưng 1 bong bóng. Khi có hiệu lệnh, các em dùng lưng ép chặt quả bóng. Đội nào làm quả bóng nổ trước thì đội ấy thắng. 7/ CHẠY VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT: Số lượng : 1 em / đội Dụng cụ : 3 đoạn dây dừa Cách thức tiến hành : Vạch một đường chạy từ 10 đến 20 mét Các em tham gia sẽ chạy và nhảy qua một đoạn dây dừa ở tầm thấp, bò qua một đoạn dây dừa ở tầm vừa và chui qua một đoạn dây dừa ở tầm cao. Em nào không chạm dây mà đến đích trước thì thắng cuộc. 8/ CHẠY BA CHÂN: Số lượng : 2 em / đội Dụng cụ : Một đoạn dây Cách thức tiến hành :Cột 2 chân gần nhau của 2 em.Sau đó các em chạy bằng 2 chân còn lại trong khoảng cách 10 mét. Đội nào đến đích trước thì thắng cuộc. 9/ BÓNG RỔ MINI : Số lượng : 5 em / đội Dụng cụ : 2 xô nhựa, 1 bóng Cách thức tiến hành : Sân 8m X 10m, vẽ vòng tròn bán kính 2m cho thủ môn đứng trong đó cầm xô nhựa hứng bóng. Các em chuyền bóng cho nhau và ném bóng vào xô của đội mình.Lọt vào xô thì được tính 1 điểm. 10/ BÓNG CHUYỀN SÁU : Số lượng : 6 em / đội Dụng cụ : 1 quả bóng, 1 sân bóng Cách thức tiến hành : Các em chuyền bóng cho nhau đủ 6 lần mà bóng không rơi xuống đất hoặc vào tay đối phương thì được tính 1 điểm 11/ THI GIẢ TIẾNG LOÀI VẬT : Số lượng : 1 em / đội Cho các em giả tiếng loài vật như gà, chó, mèo…Trọng tài tìm ra em có giọng tốt nhất ( giống nhất ) 12/ ĐUA GHE TRÊN CẠN : Số lượng : 10 em / đội Cách thức tiến hành : Mỗi đội ngồi hàng dọc, đặt chân lên người trước làm ghe, 2 tay làm chèo. Những chiếc ghe được đẩy đi bằng tay về trước. Đội nào đến đích trước không ngả người hay đứt đoạn thì thắng cuộc. Chú ý : Trò chơi được tiến hành trên cát hay sân cỏ. Trò chơi mèo vờn chuột: 1/ Trò chơi động cho 2 phân đội: Hai phân đội đứng thành 2 hàng quay lưng vào nhau, một hàng lẻ, một hàng chẵn, đứng giữa sân chơi, Người chỉ huy hô “ chẵn” hoặc “ lẻ”. Hô hàng nào thí hàng đó làm mèo, quay lại đuổi chuột. Hàng không bị hô là chuột, phải chạy nhanh về hang, nếu chậm chân thì bị mèo vồ. Trò chơi thực hiện nhiều lần, chú ý cho hai hàng có cùng số lần được làm mèo. Hàng nào vồ được nhiều chuột là thắng. 2/ Trò chơi động cho toàn chi đội ( 3 hoặc 4 phân đội ): Trên hai đầu sân có vạch 2 vạch A,B làm đích.Một phân đội làm mèo đứng sau vạch A, các phân đội khác làm chuột đứng sau vạch B. Trước vạch B khoảng 2m có một vạch C, rải dọc theo vạch một số sỏi ( hạt mãng cầu, hạt bưởi…) giả làm thóc.Người chỉ huy thổi còi, chuột chạy ra nhặt thóc, đồng thời mèo từ vạch A cũng chạy về bắt chuột. Thấy mèo,chuột phải mau chạy về hang ( vạch B ). Chuột chậm chân bị mèo vồ. Chuột không bị vồ được bao nhiêu hạt thóc thì tính điểm cho phân đội mình,số thóc ở những chuột bị mèo vồ thì tính điểm cho đội “ mèo “. 3/ Trò chơi tĩnh cho toàn chi đội: Chi đội thành vòng tròn. Người chỉ huy có một vật nhẹ để ném ( khăn mùi xoa buộc túm lại ). Người chỉ huy nói: Một con mèo có một mũi thính, có 2 tai tinh,có 4 vuốt sắc. Vồ “ X “ ( một số cụ thể nào đó ) chuột nhắt.Nói xong người chỉ huy ném vật cầm tay vào bất cứ em nào. Em được ném cầm vật ném vào tay rồi nói: X con mèo có X mũi thính, có 2X tai tinh,có 4 X vuốt sắc.Vồ “ Y “ chuột nhắt.Nói xong được quyền ném cho bất cứ em nào khác, em đó bắt lấy và nói lại đúng như trên nhưng phải khớp với số mèo là “ Y “. X,Y là những số tự người ném nói ra theo ý mình, nhưng nên có hạn định theo trình độ của người chơi ( Có thể từ 2 đến 10 ). Trò chơi này bắt các em tính nhẩm nhanh. Em nào chậm hay tính sai ( nói sai ) thì không được quyền ném, phải trả lại vật ném cho cho người vừa ném để người này thực hiện tiếp. Những trò chơi quân sự ( Tham khảo để có thể tổ chức cho thiếu nhi ): 1/ Chiến sĩ quân bưu ( Người chơi: 1 chi đội ) Các chiến sĩ chuyển công văn từ đơn vị lên bưu trạm, rồi lại chuyển công văn về đơn vị. Người chơi đứng thành phân đội theo hàng dọc sau vạch xuất phát. Trước mặt các mỗi hàng 5m, lần lượt vẽ những vòng tròn nhỏ ở 5 điểm cách nhau 1m, đó là các hòm thư của các đơn vị.Trong mỗi vòng đặt 1 hòn đá nhỏ hay một vật làm túi công văn.Cuối cùng vẽ một vòng tròn to, đường kính 1m làm trạm quân bưu. Khi có lệnh, người đứng đầu mỗi hàng chạy lên phía trước, mang túi công văn của đơn vị thứ nhất trao cho trạm quân bưu, rồi tiếp tục lần lượt chuyển các túi công văn của tất cả 5 đơn vị lên trạm quân bưu. Sau đó người này chạy về hàng mình, đập tay nào ngưòi thứ hai và ra ngoài cuộc chơi, người thứ 2 chạy lên trạm quân bưu, lần lượt làm như người thứ nhất ( chuyển các túi công văn về các hòm thư ) . Cứ thế chơi cho đến người cuối cùng. Phân đội nào có người cuối cùng về đích trước thì phân đội đó thắng cuộc. 2/Anh nuôi đi chợ: Cả phân đội ngồi thành một vòng tròn. Người quản trò nói:Anh nuôi đi chợ Đồng xuân, mua một mớ rau.Người bên cạnh nói tiếp:Anh nuôi đi chợ Đồng xuân,mua một mớ rau, một lạng thịt.Người tiếp theo nói:Anh nuôi đi chợ Đồng xuân, mua một mớ rau, một lạng thịt,một cân cá.Rồi người sau lại nói tiếp theo bằng cách nhắc lại câu trên và thêm vào cuối câu một thức ăn khác.Trò chơi cứ tiến hành như thế cho đến người cuối,ai quên hay nói nhầm thì bị phạt. 3/Tìm một danh từ ( Người chơi có thể từ 1 phân đội hay một chi đội ): Người quản trò đọc cho những người chơi ghi vào giấy một danh sách có độ 10 loại danh từ, ví dụ: danh nhân,quốc gia, tỉnh, thành, sông, cá, thú, đồ dùng trong nhà, hoa quả , món ăn….Sau đó nêu một số phụ âm như: b, c, d, đ, g, h …làm chữ cái đầu của danh từ sẽ điền vào cạnh những loại từ trên Ví dụ chữ “ T “ Mỗi người chơi phải ghi bên cạnh mười loại từ trên những danh từ bắt đầu bằng T. Ví du: Danh nhân: Trần Quốc Toản Quốc gia : Triều Tiên Tỉnh, thành : Thừa thiên – Huế Sông : Thao Thú : Trâu Cá : Thu Đồ dùng trong nhà :Tủ Hoa : Thủy tiên Quả : Táo Món ăn : Tương Trong 3 phút người nào ghi được đầy đủ nhất là thắng cuộc 4/ Tung lưới dồn cá: Vẽ hai vạch dài trên đất chơi, cách xa nhau 10m làm giới hạn chiều rộng con sông, sông có thể rộng 15 – 25 m Người chơi chia làm 2 đội lần lượt thay nhau làm đội “ cá “ hoặc đội “ lưới “. “ Cá “ nhởn nhơ bơi tự do trong lòng sông,” Lưới “ dắt tay nhau bủa vây đuổi bắt, dồn cá vào vòng lưới khép kín.Khi 2 người ở 2 đầu lưới sáp lại với nhau,mỗi cá bị mắc lưới tính một điểm cho đội lưới. Cá bị bắt lại được thả ra tiếp tục chơi. Sau năm,ba phút, lại đổi vai cho 2 đội: “ cá “ thành ”lưới “ và ngược lại. Cuối cùng, tính điểm để quyết định thắng thua. 5/ Chạy tiếp sức: Các phân đội có số lượng đều nhau xếp hàng dọc trước vạch xuất phát.Khi có lệnh,người đứng đầu mỗi hàng, tay cầm một vật ( khăn tay, khăn quàng…)chạy quanh một điểm (cái mũ, hòn gạch…) cách đó chừng 20m rồi về hàng đưa cho người thứ 2, xong đứng vào cuối hàng.Người thứ 2 lập tức chạy tiếp như người thứ nhất, cứ như vậy cho đến hết.Phân đội nào có người cuối cùng về đích trước là thắng cuộc. BỘ SƯU TẬP TRÒ CHƠI NHỎ - PHẦN 2 1/ Con thỏ ăn cỏ * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: - Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ” - Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ” - Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Ăn cỏ” - Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ” - Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước” - Người chơi: làm theo và nói “Uống nước” - Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ” Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau) 2/ Cao - Thấp - Dài - Ngắn * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai ** Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu 3/ Đếm sao * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: quản trò hát bài hát: “Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao”. Người chơi được chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao, …, 10 ông sáng sao – nếu như người chơi đếm không dứt 1 hơi thì sẽ bị phạt 4/ Đố nghề * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm. 5/ Hát đếm số * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần) Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” Quản trò đưa 2 ngón tay: Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …” Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt 6/ Ngón tay nhúc nhích * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: quản trò hát bài hát: “Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao”. Người chơi được chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao, …, 10 ông sáng sao – nếu như người chơi đếm không dứt 1 hơi thì sẽ bị phạt 7/ Nói và làm ngược * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn - Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to” - Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ” - Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên” - Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất” Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt 8/ Thi tìm những con vật có từ láy * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: trong hội trường có bảng (nếu có). Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quảntrò sẽ ra mật hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy” Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, … 4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp … Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc. 9/ Tìm tác giả tác phẩm (thơ) * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: Quản trò chia ra từ 1 -> 3 nhóm, quản trò sẽ đọc 1 đoạn của 1 bài thơ Ví dụ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim” Quản trò sẽ hỏi: 2 câu thơ này của ai – nhóm nào trả lời được thì cộng thêm điểm. Người chơi phải am hiểu thơ văn của dân tộc BỘ SƯU TẬP TRÒ CHƠI NHỎ - PHẦN 3 1/ MỘT SỐ TRÒ CHƠI RÈN SỨC KHỎE, NHANH NHẸN Đua Ghe Ngo + Cách chơi: Người chơi được chia thành 3 - 5 đội, mỗi đội 10 người. Các đội sẽ ngồi xuống theo hàng dọc, chân của người ngồi sau sẽ để song song với chân của người ngồi trước hai tay người ngồi trước nắm lấy cổ chân của người ngồi sau. Khi nghe lệnh xuất phát, các đội sẽ di chuyển tiến về phía vạch đích. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là đội thắng cuộc. + Luật chơi: Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong quá trình đua. Đội nào bị đứt quãng sẽ bị loại. Ngũ Long Tranh Đuôi + Cách chơi: Người chơi lần lượt đứng nắm vai nhau thành 5 đội. Người đứng đầu sẽ là đầu rồng, người đứng cuối là đuôi rồng. Năm con rồng (5 đội) sẽ đứng quay đầu vào nhau. Khi quản trò thổi còi ra hiệu bắt đầu, đầu rồng đội 1 sẽ tìm cách bắt đuôi rồng đội 2, đầu rồng đội 2 sẽ bắt đuôi rồng đội 3… Đầu rồng có thể dùng tay để cản những con rồng khác bắt đuôi của mình, đồng thời tấn công đuôi những con rồng khác. Con rồng nào bị bắt mất đuôi sẽ bị loại. Cứ như thế tiếp tục cho đến khi trên sân chỉ còn lại 1 con rồng còn nguyên vẹn. Đó là đội thắng cuộc. + Luật chơi: - Con rồng nào bị đứt đoạn coi như thua cuộc. - Đầu rồng chỉ cần chạm được vào đuôi rồng khác là coi như đã bắt được rồng. Đầu rồng chỉ được chặn chứ không được níu kéo rồng đội khác. Ghe Di Động + Cách chơi: Người chơi được chia thành nhiều đội với số lượng bằng nhau.Mỗi đội xếp thành một hàng dọc phía sau vạch xuất phát, người khom xuống, ngồi len đùi người phía sau và đặt 2 tay lên vai người phía trước. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là thắng cuộc. + Luật chơi: Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong suốt quá trình đua. Đội nào bị đứt khúc sẽ bị loại. Băng Qua Lửa Đạn + Cách chơi: Quản trò cho chuẩn bị 2 cầu khỉ dài làm bằng tre có thể đi qua được. Người chơi được chia thành 4 đội, bốc thắm chọn 2 đội đi trước. Mỗi người chơi trên tay cầm 1 lá cờ. Khi nghe hiệu lệnh, người đầu tiên sẽ chạy qua cầu khỉ, cố tránh trận pháo kích (bao nylon đựng nước) của 2 đội còn lại đứng cách xa đó 5m ném vào. Khi đã qua cầu, người này phải cắm cờ vào ô do ban rổ chức quy định. Sau đó, lần lượt các thành viên còn lại sẽ tiếp tục qua cầu. Đội nào băng qua an toàn, cắm cờ đầy đủ và nhanh nhất là thắng cuộc. Sau đó, tới lượt 2 đội còn lại băng qua cầu. Cuối cùng, 2 đội thắng sẽ thi với nhau để chọn ra đội nhanh nhất. + Luật chơi: Ai bị ném té khỏi cầu khỉ phải quay trở về vị trí xuất phát và đi lại. Con Tàu Tìm Báu Vật + Cách chơi: Người chơi được chia thành nhiều đội có số lượng bằng nhau. Mỗi đội đứng xếp thành 1 hàng dọc để làm những đoàn tàu. Tất cả các người chơi đều bị bịt mắt trừ người cuối cùng làm người trưởng tàu. Mỗi đội được quy định sẽ đi lấy 1 báu vật như cuốn sách, chiếc dép hay cành cây… để cách xa các đội 30 – 50m. Trước khi chơi, người chơi trong đội sẽ thống nhất với nhau những ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển. Ví dụ: - Nếu trưởng tàu đập lên vai trái người đứng trước thì tàu rẽ trái. - Nếu trưởng tàu đập lên vai phải người đứng trước thì tàu rẽ phải. - Nếu trưởng tàu đập lên 2 vai người đứng trước thì tàu đi thẳng. Người nào nhận được ám hiệu xong sẽ chuyền ám hiệu lên cho người đứng trước mình theo cách tương tự. Sau đó trò chơi được tiến hành dưới sự hướng dẫn của các trưởng tàu. Tàu nào tìm được báo vật trước thì sẽ thắng. + Luật chơi: Người chơi không được dùng lời nói để điều khiển các người trong đội. Đội nào vi phạm sẽ bị loại. [...]... và làm các động tác Người chơi hô to và làm theo - Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu Luật chơi: - Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai - Làm không rõ động tác là sai Chú ý: - Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi - Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi BỘ SƯU TẬP TRÒ CHƠI NHỎ - PHẦN 5 1/ Trò chơi cướp cờ: chia mỗi đội... - BỘ SƯU TẬP TRÒ CHƠI NHỎ - PHẦN 4 1/ Tôi bảo * Mục đích: tạo không khí vui tươi * Số lượng: không hạn chế * Địa điểm: ngoài sân, trong phòng * Thời gian: 2 -> 3 phút * Ban tổ chức: 1 quản trò Cách chơi: - Quản trò hô: “Tôi bảo tôi bảo” Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì” - Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái” Người chơi: vỗ tay 2 lần Khi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm... dẫn của trò chơi 20/ Bắt cá: Giúp đối tượng chơi có phản ứng nhanh nhẹ, tạo không khí vui vẻ trong học tập sinh hoạt Số lượng: Dưới 100 người chơi, đứng thành vòng tròn Nội dung: Quản trò quy định người bắt cá và cá - Người bắt cá: Đứng đối diện nhau, hai tay của hai người nắm vào nhau và đưa lên cao - Cá: Còn lại người chơi là cá, nắm tay vào nhau tạo thành vòng tròn Cách chơi: - Khi quản trò hô bắt... tượng chơi - Quản trò dùng những từ khác để "lừa" người chơi như tiến, lùi, khò tạo không khí 23/ Chức năng: Rèn luyện phản xạ, tạo không khí để hoạt động và ôn lại chức năng của các bộ phận cơ thể con người Nội dung: - Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận - Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau: Mắt: Nhìn Tai: Nghe Mũi: Ngửi Miệng: Ăn Cách chơi: - Quản trò hô tác dụng của các bộ. .. “Tôi” Người chơi làm theo các động tác của quản trò Quản trò có thể nói “Ba má” thì người chơi phải dùng 2 tay (1 tay chỉ lên đầu, 1 tay chỉ lên má) … 5/ Trò chơi nơm cá * Mục đích: tạo vui tươi, sôi động * Số lượng: 50 -> 70 người * Địa điểm: ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút * Ban tổ chức: 1 quản trò Cách chơi: các bạn tham gia trò chơi đứng thành vòng tròn, tuỳ theo số lượng người chơi mà đặt số... người chơi làm theo hành động chích vào mắt người bên phải mình Quản trò tiếp tục đưa ngón tay lên và làm con muỗi – người chơi cũng tiếp tục đưa ngón tay lên và cùng với quản trò kêu “O …O” và quản trò la to “cắn vào má” và người chơi làm theo quản trò lại hô to “đập” và người kế bên “đập” thật mạnh vào con muỗi Người chơi phải làm theo lời nói của quản trò chứ không làm theo hành động của quản tròVí... người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận - Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ đúng Ví dụ: - Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người chơi hô nhìn và chỉ vào mắt Phạm luật: - Chỉ sai với chức năng - Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát - Không nhìn quản trò - Chú ý: - Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; Tay: làm để tăng mức độ khó của trò chơi -... quản trò không nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt 2/ Thụt - Thò * Mục đích: tạo không khí vui tươi * Số lượng: không hạn chế * Địa điểm: ngoài sân, trong phòng * Thời gian: 2 -> 3 phút * Ban tổ chức: 1 quản trò Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn Quản trò hô: “Thụt” (đồng thời khuỷ tay thụt ra sau) – “Thò” (đồng thời đẩy tay lên trước) Người chơi vừa làm vừa hô theo quản trò Quản trò. .. luật chơi rõ ràng trước là người chơi phải trả lời sự thật, trả lời bằng tiếng và hành động cùng một lúc => tất nhiên theo người Ấn Độ + Quản trò bắt đầu trò chơi với những câu nói vui và bất chợt hỏi 1 người trong nhóm nào đó, hỏi các nhóm cùng lúc hoặc nhóm nào đó để trả lời 11 Trò chơi "Tiếng hát từ trái tim" + Quản trò bắt một bài hát mà tất cả mọi người thuộc nhất Giới thiệu luật chơi: khi quản trò. .. ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần) Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” Quản trò đưa 2 ngón tay: Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …” Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón . cộng thêm điểm. Người chơi phải am hiểu thơ văn của dân tộc BỘ SƯU TẬP TRÒ CHƠI NHỎ - PHẦN 3 1/ MỘT SỐ TRÒ CHƠI RÈN SỨC KHỎE, NHANH NHẸN Đua Ghe Ngo + Cách chơi: Người chơi được chia thành. phút Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn - Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to” - Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ - Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên” - Người chơi phải. quản trò Cách chơi: - Quản trò hô: “Tôi bảo tôi bảo” Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì” - Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái” Người chơi: vỗ tay 2 lần Khi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi

Ngày đăng: 02/07/2014, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w