1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình photo shop

20 177 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 3,82 MB

Nội dung

I. Giới thiệu: Chương trình Photoshop là một chương trình xử lý ảnh ( bitmap) chuyên nghiệp, cho phép lắp ghép hình ảnh, phục chế ảnh cũ, tạo ảnh nghệ thuật, hỗ trợ thiết kế Web và phục vụ in ấn ( Poster, Catalogue, Brochure, ) * Ảnh Bitmap: Ảnh Bitmap được tạo bởi nhiều điểm ảnh gọi là Piexl. Piexl được gán cho một địa chỉ và một vị trí màu. Số piexl càng nhiều thì hình ảnh càng rõ nét. Các ảnh bitmap thường sử dụng ảnh chụp vì chúng có thể hiển thị các nét và màu sắc và phụ thuộc vào độ phân giải, nghĩa là độ phân giải càng cao thì hình ảnh càng sắc nét, độ phân giải thấp thì ảnh sẽ bị nhòe. * Ảnh Vector Các ảnh đồ họa vector được tạo ra bởi các nét thẳng và các nét cong điều chỉnh bằng các vector ( toán học). Các vector diễn tả hình ảnh bằng hình học, khi di chuyển, phóng to, thu nhỏ, thay đổi màu sắc không làm mất đi nét vẽ trong hình ảnh. Các tập ảnh đồ họa vector thì không phụ thuộc độ phân giải, nghĩa là chúng có thể chỉnh sửa kích cỡ khi hiển thị màn hình. Các ảnh vector được dùng để thiết kế các đường nét sinh động, được in ra và hiển thị ở độ phân giải bất kỳ và không bị hư hao về đường nét, là chọn lựa tốt nhất cho việc thiết kế và trình bày văn bản. * Độ phân giải của tập tin Độ phân giải của tập tin ảnh là số điểm ảnh trong một inch dùng để hiển thị tập tin ảnh, thường tính bằng pixel per inch (ppi). So sánh độ phân giải của hai tập tin ảnh bằng cánh đếm số lượng điểm ảnh trong một inch, tập tin nào có điểm ảnh lớn hơn thì độ phân giải cao hơn. • Ví dụ: tập tin ảnh 1x1 inch có độ phân giải là 72 ppi thì số lượng điểm ảnh của nó là 72 pixel x 72 pixel = 5184 pixel. Nếu độ phân giải là 300 ppi thì số lượng điểm ảnh là 300 pixel x 300 pixel = 90.000 pixel. Như vậy muốn xác định độ phân giải cần thiết để hiển thị tập tin ảnh, nên xem xét nhu cầu công việc. • Hình ảnh xem trên máy tính độ phân giải 72 – 75 dpi • Đối với hình ảnh trong in ấn thường phải đạt độ phân giải là 300 dpi Độ phân giải của màn hình Đó là số lượng điểm ảnh hiển thị trong một đơn vị chiều dài của màn hình, thường được tính bằng dot per inch ( dpi). Độ phân giải màn hình phụ thuộc vào kích thước màn hình và số pixel phân bố trên màn hình. Độ phân giải tiêu biểu của một màn hình PC là 96 dpi, còn màn hình Max OS là 72 dpi. Photoshop chuyển đổi trực tiếp số pixel của tập tin ảnh ra số pixel trên màn hình, do đó, khi tập tin ảnh có độ phân giải cao hơn độ phân giải của màn hình thì số pixel của tập tin ảnh ớn hơn số pixel của màn hình, cho nên màn hình sẽ hiển thị tập ảnh đó lớn hơn kích thước của nó. Ví dụ: Khi hiển thị tập ảnh 1x1 inch có độ phân giải là 144 ppi trên màn hình 72 dpi thì nó sẽ xuất hiện trên màn hình với kích cỡ là 2x2 inch. Bởi vì màn hình chỉ có thể hiển thị 72 ppi trong chiều dài 1 inch nên nó phải sử dụng đúng 2 inch để hiển thị 144 dpi. Giao diện Thanh tiêu đề Thanh Menu Thanh Option Chế độ xem ảnh • Photoshop cho phép xem hình ảnh từ 0.67 % đến 3.200 % • Để phóng to: Ctrl và phím + • Để thu nhỏ: Ctrl và phím – • Nhấn Ctrl+Alt và phím + ( hoặc phím -) để phóng to và thu nhỏ cả hình ảnh và cửa sổ chứa hình ảnh đó. • Nhấn Ctrl+Alt và phím 0, để đưa hình ảnh về tỉ lệ 100% • Để xác định chính xác phần hình ảnh phóng to hoặc thu nhỏ: chọn công cụ Zoom ( + ) sau đó đặt trỏ công cụ lên trên phần hình ảnh đó và nhấp chuột, hoặc nhấn giữ Ctrl + Space Bar và rê chuột để phóng to một khu vực. • Có thể phóng to và thu nhỏ hình ảnh bằng thực đơn view> zoom in … • Menu window> navigator. Bấm kéo thanh trượt qua trái, phải, hoặc nhập thông số trong ô giá trị. • Chế độ của hình ảnh: để cuộn xem hình ảnh mà kích thước của nó lớn hơn cửa sổ hiển thị thì dùng công cụ hand ( H) nhấp và rê chuột hoặc bấm giữ phím Space Bar + rê chuột Quản lý file: • File > New: Tạo tập tin mới • Chọn các chức năng trong hộp thoại New, lưu ý hai mục chính: o Resolution: Độ phân giải ( pixel hoặc inch ) o Color Mode: chế độ màu - Grayscale: 1 màu - RGB color: 3 màu - CMYK color: 4 màu • File > Save : lưu tập tin đầu tiên ( hoặc save as với một phần mở rộng khác, một nơi khác) • File > Save as: lưu tập tin lần thứ 2 trở đi • File > Save for Web and devices: lưu tập tin với chức năng tối ưu hóa hình ảnh sử dụng cho Web ( ví dụ: *.gif; *.jpg; *.png…) • File > Open: cho phép mở bất kỳ tập tin hình ảnh nào • File > Open As Smart Object: cho phép mở file bất kỳ tập tin hình ảnh nào, đặc biệt, các hình ảnh được mở ra bằng lệnh này sẽ tự động trở thành đối tượng dạng smart object ( cho phép sử dụng và điều chỉnh các hiệu ứng trong Filter như các layer hiệu chỉnh khác). • File > Open Recent: cho phép mở file ảnh gần nhất đã được sử dụng trước đó. Photoshop CS3 bổ sung thêm lệnh “ Clear Recent ” cho phép xóa đi danh sách các file ảnh đã được sử dụng gần nhất trong hộp thoại này. • File > Print: Photoshop CS3 đã cải tiến giao diện in ấn rất dễ sử dụng, với tất cả các tùy chọn đều được sắp xếp gọn gàng chỉ trong 1 tab duy nhất. o Printer: chọn máy in o Copies: số trang nhân bản o Page setup: định dạng trang in ( khổ đứng, ngang…) II. Làm việc với vùng chọn Bộ công cụ Marquee Công cụ Rectangular Marquee • Tính chất: Chọn vùng hình ảnh theo dạng hình chữ nhật hay hình vuông • Thao tác: o Kết hợp nhấn giữ phím Shift trên bàn phím để vẽ vùng chọn hình vuông. o Kết hợp nhấn giữ phím Alt để tạo vùng chọn từ tâm. o Alt + Shift + Rê chuột: tạo vùng chọn hình vuông từ tâm. o Kết quả một khung viền nhấp nháy. Mọi thao tác xử lý lúc này chỉ có tác dụng bên trong khung viền đó. • Thuộc tính công cụ Cộng, trừ, lấy Độ nhòe Khử răng Các kiểu Phần giao, … biên vùng cưa chọn vùng Vùng chọn chọn o Refine Edge - Radius: cải thiện phần biên vùng chọn, giúp cho phần biên được êm hơn và gần sạch hơn. - Contrast: Độ tương phản ( độ sắc nét) tại biên vùng chọn - Smooth: Bo tròn các góc nhọn - Feather: Tạo độ nhòe biên - Contrast/Expand: Thu hẹp/ nới rộng vùng chọn • Ngoài ra ta còn có thể thêm hoặc trừ bớt vùng chọn bằng cách: kết hợp phím shift hoặc phím Alt, Lấy phần giao bằng Alt + Shift. Công cụ Elliptical Marquee • Tính chất: Chọn vùng hình ảnh theo dạng hình Elip hay hình tròn. • Thao tác và thuộc tính: Tương tự công cụ Rectangular marquee. Công cụ Single row marquee • Tính chất: Tạo vùng chọn một dòng ngang 1 pixel. Điều kiện: feather = 0 Công cụ Single Column marquee • Tính chất: Tạo vùng chọn một cột dọc 1 pixel. Điều kiện: Feater = 0 Bộ công cụ Lasso Công cụ Lasso • Tính chất: Công cụ chọn vùng chọn tự do • Thao tác: o Chọn công cụ Lasso o Nhấn giữ và kéo rê chuột sao cho đườngviện chọn chạy theo chu vi của một đối tượng. muốn kết thúc thao tác chọn, chỉ cần nhả chuột. o Kết quả: Đường viền chọn bao quanh đối tượng thyeo đường chu vi. Công cụ Polygon Lasso • Tính chất: Công cụ chọn vùng chọn tự do • Thao tác: o Click từng điểm để tạo khung viền chọn. o Click lại điểm đầu tiên hoặc click kép để kết thúc. o Xóa từng điểm chọn sai bằng phím Backspace hoặc Undo từng bước. Công cụ Magnetic Lasso • Tính chất: Công cụ Lasso từ tính. Khi thao tác với công cụ này thì vùng chọn luôn bám vào biên của hình ảnh, thích hợp cho những đối tượng cos dộ tương phản cao về màu sắc giữa biên đối tượng với nền. • Thao tác: o Click xác định điểm đầu tiên, nhả chuột, di chuyển chuột dọc biên đối tượng, click lại điểm đầu tiên hặc click kếp để kết thúc. o Trong quá trình di chuyển chuột quanh chu vi đối tượng, có thể click để cưỡng chế vùng chọn đi đúng hướng ( nếu chế độ tự động không chính xác). o Xóa từng điểm chọn sai bằng phím Backspace hoặc Undo từng bước. Công cụ Magic wand: • Tính chất: Là công cụ chọn vùng theo vùng màu tương đồng. • Thao tác: o Chọn công cụ Magic wand o Click vào một màu trên hình ảnh, một vùng màu tương ứng đựơc chọn. độ rộng của vùng chọn tùy thuộc vào giá trị Tolerance trên thanh Options. • Thuộc tính: o Tolerance: Dung sai của vùng chọn, dung sai càng lớn thì vùng chọn càng rộng o Anti – Alias: Khử răng cưa o Contiguous: Chọn màu cục bộ - màu được giới hạn bởi nhguwngx màu lân cận ( nếu không được kiểm nhận thì sẽ chọn trên toàn file) o Use All layer: Chọn trên tất cả các layer, không phân biệt layer hiện hành hay những layer khác. Công cụ Quick selection tool ( w): • Công cụ chọn nhanh một vùng chọn bằng cách nhấp chuột liên tục vào những vùng hình ảnh cần chọn Các lệnh về vùng chọn ( Menu Select) o Lệnh Select all ( Ctrl + A): Tạo vùng chọn bao kín toàn bộ hình ảnh o Lệnh Deselect ( Ctrl + D): Hủy vùng chọn o Lệnh Reselect ( Ctrl + Shift + D): Lấy lại vùng chọn đã hủy o Lệnh Inverse ( Ctrl + Shift + I): Nghịch đảo vùng chọn • Color Range: Công dụng tương tự như Magic wand nhưng có ưu điểm hơn nhờ có chức năng Fuzziness để tăng giảm lượng màu tương ứng o Selection: Ô Preview chỉ hiển thị hình ảnh dưới dạng màu trắng, đen. Vùng có màu trắng là vùng được chọn, vùng màu đen là vùng không được chọn. o Image: Ô Preview hiển thị dạng ảnh màu • Lệnh Feather ( Ctrl + Alt + D): Làm mờ biên vùng chọn, tùy thuộc vào giá trị feather Radius. • Lệnh Modify: Điều chỉnh vùng chọn o Border: tạo khung biên vùng chọn – Width: độ rộng của biên o Smooth: Bo góc vùng chọn – Sample Radius: góc bo o Expand: mở rộng đề chu vi vùng chọn – Expand by: số pixel được nới rộng đều các bên của vùng chọn. o Contract: Thu hẹp đều chu vi vùng chọn – Contract by: Số pixel bị thu hẹp đều các bên của vùng chọn. • Lệnh Grow: nới rộng vùng chọn có vùng màu gần nhất ( chọn màu cục bộ) • Lênh Similar: dò tìm trên toàn file tất cả các mẫu màu trùng với màu đã chọn ban đầu và chọn hết toàn file theo tông màu đã chọn. • Lệnh Transform selection: phóng to, thu nhỏ, xoay,… vùng chọn. giữ shift bấm vào 1 trong 4 nút vuông vùng chọn sẽ đều hơn ( hoặc ta có thể click phải chuột vào bên trong vùng chọn để chọn chế độ Transfrom selection). • Lênh Load selection: tải vùng chọn đã lưu o New selection: vùng chọn mới o Add to selection: vùng chọn ,mới sẽ là sự kết hợp của vùng chọn vừa vẽ với vùng chọn có sẵn trong kênh đã chọn. o Subtract From selection: vùng chọn mới sẽ là phần còn lại sau khi vùng chọn vừa vẽ cắt vùng chọn có sẵn trong kênh đã chọn. o Intersect with selction: Vùng chọn mới sẽ là phần giao nhau của vùng chọn vừa vẽ với vùng chọn có sẵn trong kênh đã chọn. • Lênh Save selection: Lưu vùng chọn, vùng chọn được lưu sẽ hiển thị trong kênh Alpha, và đặt tên cho vùng chọn đó. • Lênh Refine edge: hiệu chỉnh vùng chọn bằng các tính năng trong hộp thoại ( đã được trình bày trong phần option của công cụ Rectangular Marquee). Bảng biến đổi đối tượng TRANSFORM Vào Menu Edit > Transform: Free transform ( Ctrl + T). Biến hình tự do ( ngoài ra, có thể kết hợp bằng cách bấm phím Ctrl và đặt trỏ ở các góc để biến dạng, skew, …) • Scale: Phóng to thu nhỏ đối tượng được chọn • Rotate: Xoay đối tượng • Skew: Kéo xiên đối tượng • Distort: Biến dạng đối tượng • Perspective: Biến dạng đối tượng theo phối cảnh • Warp: Biến dạng đối tượng tự do theo phối cảnh ( kể cả các phối cảnh có độ cong như áp nhãn cho chiếc hộp, …) bằng cách hiệu chỉnh các node và tay nắm ( handle). Scale Đặt trỏ ở các Góc, nút giữa -> Drag mouse Rotate Đặt trỏ ở bên Ngoài góc -> Drag mouse Skew Đặt trỏ ở các Góc -> Drag mouse Distort Bấm giữ Ctrl và đặt trỏ ở góc -> Drag mouse Perspective Bấm giữ Ctrl + Shift và đặt trỏ ở góc -> Drag mouse Warp Bấm giữ Ctrl và đặt trỏ ở nút giữa -> Drag mouse • Rotate 180 0 : Xoay đối tượng 180 0 • Rotate 90 0 CW: Xoay đối tượng 90 0 theo chiều kim đồng hồ • Rotate 90 0 CCW: Xoay đối tượng 90 0 ngược chiều kim đồng hồ • Flip Horizontal: Lật đối xứng đối tựơng theo chiều ngang • Flip Vertical: Lật đối xứng đối tượng theo chiều dọc • Tóm tắt: Trong thực tế, khi cần transform một cách nhanh chóng, chỉ cần bấm Ctrl + T và kết hợp thêm một số phím tắt hỗ trợ là có thể thực hiện được tất cả các dạng Transform. Ví dụ minh họa: Vận dụng kiến thức đã học tạo hình ảnh kết quả từ những hình ảnh nguồn như mô tả dưới đây: Ảnh nguồn Ảnh kết quả Hướng dẫn thực hiện: o Thao tác 1: Mở file “ meconnhaga.jpg” o Thao tác 2: Mở file “ quả trứng.jpg” o Thao tác 3: Cắt hình quả trứng: - Dùng công cụ chọn hình elip rê vẽ 1 elip bao quanh quả trứng lớn - Chọn công cụ polygon laso > bấm giữ Alt kích vẽ trừ bớt phần trống phía trên quả trứng - Đặt trỏ bên trong vùng chọn > dùng công cụ Move ( hoặc bấm giữ Ctrl) kéo sang file đàn gà. o Thao tác 4: Tương tự cắt phần còn lại của quả trứng o Thao tác 5: Transform 2 phần của quả trứng như mẫu > Ctrl + T o Thao tác 6: Nhân bản những chú gà con: - Dùng công cụ lasso rê muose bao chọn các con gà muốn copy - Đặt trỏ bên trong vùng chọn > bấm giữ Alt và kéo sang vị trí mới ( kết hợp Ctrl + T để hiệu chỉnh những con gà ở xa sẽ nhỏ lại). o Hoàn thành! Bài tập: Start01.jpg End01.jpg Hướng dẫn thực hiện: • Thao tác 1: Đôi mắt: Dùng công cụ vùng chọn vùng ellipse > Copy bằng cách bấm giữ Alt và drag mouse. • Thao tác 2: Mũi: Dùng công cụ chọn vùng Magic wand • Thao tác 3: Miệng: Dùng công cụ chọn vùng Ellip • Thao tác 4: Chân mày: kết hợp công cụ chọn vùng Rectangle và Magic wand • Thao tác 5: Lỗ tai: Dùng công cụ Magnetic Lasso • Thao tác 6: Nơ: Kết hợp 2 công cụ Lasso và Polygon Lasso ( Giữ Alt) • Thao tác 7: Nón: Dùng công cụ Lasso hoặc Magnetic Lasso • Thao tác 8: Cuối cùng sử dụng công cụ Crop để cắt bỏ phần dư bên ngoài • PALETTE LAYER ( F7) • Nút số 1: Opacity: Độ trong suốt ( độ mờ đục) của layer • Nút số 2: Fill: Độ trong suốt của các pixel màu ( không kể màu do các hiệu ứng Layer Style tạo ra). • Nút số 3: Blending Mode ( chế độ hòa trộn lớp) • Nút số 4: Các chế độ khóa Layer • Nút số 5: Ẩn > hiện Layer • Nút số 6: Ô ảnh hiển thị trước • Nút số 7: Lớp nền Background ( mặc định là không di chuyển được) • Nút số 8: Liên kết các Layer được chọn • Nút số 9: Add a Layer Style: Hiệu ứng trên Layer • Nút số 10: Add a Mask: Tạo một lớp mặt nạ mới • Nút số 11: Create new fill or adjustment Layer: Phủ lên đối tượng một lớp màu hay một lớp hiệu chỉnh mới • Nút số 12: Create a new Group: Tạo một group mới ( thư mục chứa các Layer con bên trong) • Nút số 13: Tạo một Layer mới • Nút số 14: Xóa Layer, xóa hiệu ứng, xóa mặt nạ, … THAO TÁC VỚI LAYER Chọn Layer: Có nhiều cách: • Click mouse trực tiếp lên layer • R-click trực tiếp lên hình ảnh > chọn tên layer • Kiểm nhận chế độ “ Auto select” • Bấm giữ Ctrl và click vào hình ảnh cần chọn • Chọn một lúc nhiều layer: Click chọn 1 layer trong palette layer > Bấm giữ Ctrl và tiếp tục click chọn những layer khác, hoặc chọn 1 layer > bấm giữ shift và click chọn Layer cuối cùng của nhóm muốn chọn Di chuyển Layer: Có nhiều cách: • Drag mouse trực tiếp lên palette Layer • Chọn layer muốn di chuyển lớp > Menu Layer > Arrange: o Bring Forward ( Ctrl + ]) : Đưa Layer lên trên một lớp o Send Backward ( Ctrl + [) : Đưa Layer xuống dưới một lớp o Bring to Front ( Ctrl + Shift + ]) : Đưa Layer lên lớp trên cùng o Send to Back (Ctrl + Shift + [) : Đưa Layer xuống lớp dưới cùng Đổi tên Layer: • D-click vào tên layer hiện tại của layer trong palette layer > nhập tên mới • R-click vào Layer trong palette layer > Layer Proprerties > nhập tên mới Tạo layer mới: . I. Giới thiệu: Chương trình Photoshop là một chương trình xử lý ảnh ( bitmap) chuyên nghiệp, cho phép lắp ghép hình ảnh, phục chế ảnh. dụng trước đó. Photoshop CS3 bổ sung thêm lệnh “ Clear Recent ” cho phép xóa đi danh sách các file ảnh đã được sử dụng gần nhất trong hộp thoại này. • File > Print: Photoshop CS3 đã cải. 2 inch để hiển thị 144 dpi. Giao diện Thanh tiêu đề Thanh Menu Thanh Option Chế độ xem ảnh • Photoshop cho phép xem hình ảnh từ 0.67 % đến 3.200 % • Để phóng to: Ctrl và phím + • Để thu nhỏ:

Ngày đăng: 25/10/2014, 22:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w