Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế chuyển mình phát triển mạnh mẽ. Các ngành công nghiêp, các đơn vị sản xuất tranh đua phát triển, mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về mọi mặt của con người. Cũng như các ngành công nghiệp khác, ngành giấy đang phát triển không ngừng, nhu cầu về giấy hiện nay là rất lớn với chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng. Thế nhưng đó cũng là nguyên nhân của việc lượng nước thải cũng như chất thải khác gia tăng đe dọa ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và cần được kiểm soát.So với nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác, ngành giấy có mức độ ô nhiễm cao và dễ gây tác động đến con người và môi trường xung quanh do ô nhiễm từ nguồn nước thải xử lý không đạt yêu cầu.Công nghệ sản xuất giấy của Việt Nam còn tương đối lạc hậu, lượng nước sử dụng trong sản xuất là tương đối lớn. Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn nước ngọt, tăng chi phí xử lý nước thải mà còn đưa ra sông, rạch lượng nước thải khổng lồ.Từ nhận thức đó và bằng kiến thức của mình, tôi chọn đề tài thiết kế hệ thống xử lý nước thải của nhà máy sản xuất giấybột giấy, nhằm góp một phần vào việc bảo vệ môi trường nước hiện nay cũng như cải thiện bớt tình trạng ô nhiễm môi trường sống của xã hội. Hệ thống được thiết kế tại nhà máy sản xuất giấy – bột giấy Tân Mai thuộc thành phố Biên HòaĐồng Nai.
Đồ án tốt nghiệp -1- GVHD: Th.s Trần Thế Truyền LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế chuyển mình phát triển mạnh mẽ. Các ngành công nghiêp, các đơn vị sản xuất tranh đua phát triển, mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về mọi mặt của con người. Cũng như các ngành công nghiệp khác, ngành giấy đang phát triển không ngừng, nhu cầu về giấy hiện nay là rất lớn với chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng. Thế nhưng đó cũng là nguyên nhân của việc lượng nước thải cũng như chất thải khác gia tăng đe dọa ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và cần được kiểm soát. So với nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác, ngành giấy có mức độ ô nhiễm cao và dễ gây tác động đến con người và môi trường xung quanh do ô nhiễm từ nguồn nước thải xử lý không đạt yêu cầu. Công nghệ sản xuất giấy của Việt Nam còn tương đối lạc hậu, lượng nước sử dụng trong sản xuất là tương đối lớn. Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn nước ngọt, tăng chi phí xử lý nước thải mà còn đưa ra sông, rạch lượng nước thải khổng lồ. Từ nhận thức đó và bằng kiến thức của mình, tôi chọn đề tài thiết kế hệ thống xử lý nước thải của nhà máy sản xuất giấy-bột giấy, nhằm góp một phần vào việc bảo vệ môi trường nước hiện nay cũng như cải thiện bớt tình trạng ô nhiễm môi trường sống của xã hội. Hệ thống được thiết kế tại nhà máy sản xuất giấy – bột giấy Tân Mai thuộc thành phố Biên Hòa-Đồng Nai. Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy SVTH: Ngô Đình Quang Đồ án tốt nghiệp -2- GVHD: Th.s Trần Thế Truyền Chương 1 LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT 1.1. Sự cần thiết phải đầu tư và thiết kế hệ thống Hiện nay, ngành công nghiệp giấy đang tăng trưởng nhanh chóng và đóng góp vào tiến trình phát triển chung của nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên, theo đánh giá của ban chỉ đạo quốc gia về nước sạch – Bộ tài nguyên môi trường, ngành công nghiệp giấy lại là một trong những ngành gây ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt đối với nguồn nước. Vì vậy, song song với việc lập kế hoạch phát triển doanh nghiệp, một bài toán khác đặt ra cho ngành giấy là phải xử lý tốt các chất thải, giảm bớt ô nhiễm và bảo vệ tài nguyên môi trường. Theo thống kê, cả nước có gần 500 doanh nghiệp sản xuất giấy, trong đó chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, còn hầu hết các nhà máy đều không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa đạt yêu cầu, vì thế tình trạng gây ô nhiễm môi trường do sản xuất giấy cũng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tại nhà máy giấy Tân Mai mỗi ngày thải ra lượng nước thải tương đối lớn từ 8000 – 9000 m 3 . Việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải là vấn đề cấp thiết, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại nhà máy và các vùng lân cận 1.2. Vị trí thiết kế hệ thống Để hệ thống xử lý vận hành lâu dài và có hiệu quả thì hệ thống phải đặt bên cạnh phân xưởng sản xuất. Nó phải phù hợp với các công trình phụ của nhà máy, đảm bảo vận hành một cách có tuần tự, góp phần tiết kiệm chi phí lắp đặt, thời gian thiết kế. 1.3. Nguồn cung cấp điện Hệ thống xử lý sử dụng điện từ lưới điện cung cấp cho các phân xưởng của nhà máy và qua một biến thế phụ tải riêng. Nguồn điện sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải chủ yếu là sử dụng cho hệ thống bơm và cho điều hành. Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy SVTH: Ngô Đình Quang Đồ án tốt nghiệp -3- GVHD: Th.s Trần Thế Truyền 1.4. Nguồn cung cấp nước sạch và thoát nước Nhu cầu sử dụng nước cho hệ thống không đáng kể, chủ yếu là để phục vụ cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong trạm và vệ sinh công trình, chữa cháy…Nguồn nước lấy từ hệ thống cung cấp nước sạch trong các phân xưởng và nhà máy. Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý sẽ được thải ra ngoài sông hồ. 1.5. Giao thông vận tải Hệ thống giao thông ở thành phố Biên Hòa-Đông Nai tương đối thuận lợi, nên việc vận chuyển bùn đến nơi tái chế rất dễ dàng cũng như việc tiêu thụ sản phẩm do nhà máy sản xuất rất thuận lợi. 1.6. Nguồn nhân lực Hệ thống được điều khiển bởi đội ngũ kỹ sư chuyên ngành được đào tạo có bài bản trong các trường đại học trên cả nước. Đây được xem là nhân tố quan trọng quyết định đến kết quả làm việc của hệ thống xử lý. Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy SVTH: Ngô Đình Quang Đồ án tốt nghiệp -4- GVHD: Th.s Trần Thế Truyền CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1. Các khái niệm và tình hình môi trường tại Việt Nam 2.1.1. Các khái niệm 2.1.1.1. Môi trường "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." [4-9] Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: - Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học… - Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. - Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống. 2.1.1.2. Chức năng của môi trường Môi trường có các chức năng cơ bản sau: - Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. - Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên. - Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. - Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. - Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. 2.1.1.3. Ô nhiễm môi trường "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường". [4-13] Vậy ô nhiễm môi trường là do: Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy SVTH: Ngô Đình Quang Đồ án tốt nghiệp -5- GVHD: Th.s Trần Thế Truyền - Việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. - Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. 2.1.1.4. Ô nhiễm nước Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".[4] Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước: - Do tự nhiên như: mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. - Do con người: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. 2.1.2. Tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay của Việt Nam Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đang trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại những thành tựu to lớn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, công ăn việc làm, củng cố an ninh quốc phòng. Bên cạnh những lợi ích đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng gây ra nhiều áp lực đối với môi trường. Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy SVTH: Ngô Đình Quang Đồ án tốt nghiệp -6- GVHD: Th.s Trần Thế Truyền 2.1.2.1. Hiện trạng môi trường nước lục địa Nước lục địa bao gồm nguồn nước mặt và nước dưới đất. Nước mặt phân bố chủ yếu trong các hệ thống sông, suối, hồ, ao, kênh, rạch và các hệ thống tiêu thoát nước trong nội thành, nội thị. Nước dưới đất hay còn gọi nước ngầm là tầng nước tự nhiên chảy ngầm trong lòng đất qua nhiều tầng đất đá, có cấu tạo địa chất khác nhau. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt tại các lưu vực sông và các sông nhỏ, kênh rạch trong nội thành, nội thị. Nước dưới đất cũng đã có hiện tượng bị ô nhiễm và nhiễm mặn cục bộ. Các nguồn gây ô nhiễm nước lục địa: - Khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên nước mặt, nước ngầm. - Nước thải đô thị và công nghiệp. - Nước thải bệnh viện. - Nước thải từ hoạt động nông nghiệp và nước thải từ các nguồn khác tại khu vực nông thôn, các làng nghề truyền thống… 2.1.2.2. Diễn biến ô nhiễm Diễn biến ô nhiễm các nguồn nước lục địa: - Nước mặt: theo các kết quả quan trắc cho thấy, chất lượng nước ở thượng lưu của hầu hết các con sông chính của Việt Nam còn khá tốt, trong khi mức độ ô nhiễm ở hạ lưu của các sông này ngày càng tăng do ảnh hưởng của các đô thị và các cơ sở công nghiệp. Với các chất ô nhiễm vượt mức cho phép trên các lưu vực sông chính như: + Hàm lượng BOD 5 và NH + 4 : vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép 1,5 - 3 lần. + Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS): vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn cho phép loại A từ 1,5 - 2,5 lần. + Một số thông số khác: một số điểm cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm kim loại nặng, coliform, hóa chất bảo vệ thực vật… Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy SVTH: Ngô Đình Quang Đồ án tốt nghiệp -7- GVHD: Th.s Trần Thế Truyền + Trong khu vực nội thành của các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, hệ thống các hồ, ao, kênh rạch và các sông nhỏ là nơi tiếp nhận và vận chuyển nước thải của các khu công nghiệp, khu dân cư. Hiện nay hệ thống này đều ở tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép 5-10 lần (đối với tiêu chuẩn nguồn nước mặt loại B theo TCVN 5942-1995). - Diễn biến ô nhiễm nước dưới đất: + Hiện tượng xâm nhập mặn: hầu hết nước dưới đất tại các vùng ven biển đều bị nhiễm mặn. + Việc khai thác nước quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp. 2.1.2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước - Tác động trực tiếp đến sức khỏe, là nguyên nhân gây các bệnh như tiêu chảy (do virut, vi khuẩn, vi sinh vật đơn bào), lỵ trực trùng, tả, thương hàn, viêm gan A, giun, sán. - Làm mất cảnh quan, ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế nhất là phát triển du lịch. - Là nguyên nhân của tình trạng thiếu nước sạch, ảnh hưởng lâu dài đến thế hệ tương lai. Như trên ta đã thấy tác hại vô cùng khủng khiếp khi nguồn nước bị ô nhiễm. Vì vậy trong bối cảnh hiện nay mỗi thành phố, mỗi khu công nghiệp, mỗi nhà máy cần phải xây dựng một hệ thống xử lý nước hiệu quả để môi trường sống của chúng ta bền vững hơn, sức khỏe của con người ngày càng được nâng cao hơn. 2.2. Thành phần và tính chất nước thải công nghiệp Nước thải công nghiệp sinh ra sau khi đã sử dụng nước của các xí nghiệp công nghiệp. Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau phụ thuộc vào loại hình công nghiệp và chế độ công nghệ lựa chọn. Loại nước thải này có thể bị ô nhiễm do các tạp chất có nguồn gốc vô cơ hoặc hữu cơ. Trong thành phần của chúng có thể có chứa các dạng vi sinh vật (đặc biệt là nước thải của các Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy SVTH: Ngô Đình Quang Đồ án tốt nghiệp -8- GVHD: Th.s Trần Thế Truyền nhà máy giết mổ, nhà máy sữa, bia, mì chính, dược phẩm…), các chất có ích cũng như các chất độc hại. Trong xí nghiệp công nghiệp, nước thải công nghiệp gồm: - Nước thải công nghiệp qui ước sạch: là loại nước thải sau khi được sử dụng để làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà. - Loại nước thải công nghiệp nhiễm bẩn: đặc trưng của công nghiệp đó và cần xử lý cục bộ trước khi xả vào mạng lưới thoát nước chung hoặc vào nguồn nước tùy theo mức độ xử lý. Thành phần gây ô nhiễm chính của nước thải công nghiệp là: + Các chất vô cơ: chất thải của các nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy phân bón vô cơ… + Các chất hữu cơ dạng hòa tan (thông qua chỉ tiêu BOD). + Các chất hữu cơ vi lượng gây mùi, vị như phenol, benzene… + Các chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học như một số dạng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… + Chất hoạt tính bề mặt ABS (Alkyl benzene sunfonat), một số các chất hữu cơ có thể gây độc hại cho thủy sinh vật (benzene, chlorebenzen, toluene…). + Trong nước thải công nghiệp còn có thể có chứa dầu, mỡ và các chất nổi, các chất lơ lửng, kim loại nặng, các chất dinh dưỡng (N, P) với hàm lượng cao. 2.3. Tổng quan về công nghệ sản xuất giấy – bột giấy Công nghệ sản xuất giấy được chia làm 2 giai đoạn: Sản xuất bột giấy và xeo giấy. Sở dĩ có thể chia ra như vậy vì: - Nguyên liệu của công đoạn xeo giấy là bột giấy. - Bột giấy được sản xuất từ những nguyên liệu thô như tre, nứa, gỗ… Thành phẩm của công đoạn này là bột giấy, bột giấy có thể được chuyển sang giai đoạn xeo giấy hoặc làm sản phẩm bán ra thị trường. - Thành phần và nồng độ chất thải trong quá trình sản xuất bột giấy lớn hơn rất nhiều so với gian đoạn xeo giấy. 2.3.1. Giai đoạn sản xuất bột giấy Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy SVTH: Ngô Đình Quang Đồ án tốt nghiệp -9- GVHD: Th.s Trần Thế Truyền 2.3.1.1. Nguyên liệu Các tế bào thực vật, đặc biệt là tế bào gỗ chứa rất nhiều sợi cellulose, là nguyên liệu thô chính cho công nghệ sản xuất giấy và bột giấy. Sợi cellulose chủ yếu được cung cấp bởi các nguồn cơ bản sau. - Các loại gỗ: bạch đàn, bồ đề, keo… - Nguyên liệu ngoài gỗ: tre, nứa, bã mía, rơm rạ… - Các vật liệu tái sinh: vải vụn, giấy vụn, giấy đã sử dụng… 2.3.1.2. Quy trình công nghệ Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy SVTH: Ngô Đình Quang Nguyên liệu thô Chặt, băm nhỏ thành dăm Nấu Rửa Nghiền nhão Khuấy trộn, rửa Tách nước Bột giấy thành phẩm Nước, NaOH Nước Nước, bột giấy Nước Nước thải Nước thải rửa nấu Nước thải rửa Nước thải Đồ án tốt nghiệp -10- GVHD: Th.s Trần Thế Truyền 2.3.2. Giai đoạn làm giấy Quá trình làm giấy bao gồm trước tiên là chọn lựa, là sự xáo trộn thích hợp của bột giấy (gỗ, vải cũ, báo cũ…). Hỗn hợp bột giấy bị phân hủy và xáo trộn trong máy nhào trộn hay những loại thiết bị nhồi với thuốc nhuộm, để chất lượng sản phẩm giấy sau cùng đạt chất lượng tốt, người ta cho hồ vào để lắp đầy những lỗ rỗng do bột khí có trong bột giấy. Bột giấy được tinh chế trong phểu hình nón lõm Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy SVTH: Ngô Đình Quang Nguyên liệu thô (giấy vụn, bột giấy) Hòa trộn Nghiền tinh Lắng lọc Phối liệu Cán ép (tạo hình giấy) Xeo giấy Cắt cuộn Thành phẩm Nước Phèn, nhựa thông, màu Nước thải [...]... ép và lực cắt Nước tách ra được đưa trở lại bể điều hòa để xử lý tiếp, còn bánh bùn có thể làm phân vi sinh Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy SVTH: Ngô Đình Quang Đồ án tốt nghiệp -29- GVHD: Th.s Trần Thế Truyền Chương 4 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 4.1 Nhiệm vụ thiết kế - Tên đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy- bột giấy - Các thông... các VSV còn lại trong nước thải và cũng là công đoạn cuối cùng của quá trình xử lý đối với nước thải nhà máy giấy nói riêng và nước thải nói chung Việc lựa chọn phương án xử lý tối ưu, ngoài thành phần và đặc tính của nước thải ở đầu vào, còn phụ thuộc yêu cầu chất lượng nước ở đầu ra, diện tích mặt bằng và kinh phí đầu tư xây dựng… Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy SVTH: Ngô Đình... hoặc máy ly tâm Ngoài ra, trong nước thải sản xuất có các tạp chất nổi (dầu mỡ bôi trơn, nhựa nhẹ…) cũng được xử lý bằng phương pháp lắng 2.5.2 Phương pháp xử lý hóa học Phương pháp xử lý hóa học là giai đoạn xử lý trước khi làm sạch sinh hóa Tùy thuộc đặc tính các chất bẩn có trong nước thải, người ta chọn các phương pháp xử lý hóa học khác nhau Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy. .. phương pháp tiếp theo tuỳ thuộc vào đặc tính, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch cần thiết Các phương pháp xử lý nước thải thường dùng: 2.5.1 Phương pháp xử lý cơ học Phương pháp này dùng để xử lý sơ bộ, giúp loại bỏ các tạp chất rắn kích cỡ khác nhau có trong nước thải như rơm cỏ, gỗ, bao bì chất dẻo, giấy, dầu mỡ nổi, cát Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy SVTH: Ngô Đình Quang... chất 15 Bể chứa bột giấy 16 Bể Aeroten bậc một 17 Bể lắng 2 bậc một Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy SVTH: Ngô Đình Quang Đồ án tốt nghiệp -24- GVHD: Th.s Trần Thế Truyền 3.2 Quy trình công nghệ Nước thải công đoạn sản xuất bột giấy( công đoạn B) Nước thải công đoạn sản xuất xeo giấy( công đoạn A) 1 1 2 2 3 Máy thổi khí 3 14 15 4 6 5 15 Bùn tuần hoàn 7 16 8 17 9 Nước thải ra nguồn... nguồn tiếp nhận 11 11 10 Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy 12 13 Bùn mang đi làm phân bón SVTH: Ngô Đình Quang Đồ án tốt nghiệp -25- GVHD: Th.s Trần Thế Truyền 3.3 Thuyết minh quy trình Nước thải từ các công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất cùng với nước thải sinh hoạt theo đường cống dẫn chung được đưa vào hệ thống xử lý Tại đây nước thải được xử lý lần lượt qua các công trình... cacbonic (CO2) - Lên men mêtan: Phân hủy các chất hữu cơ thành khí mêtan (CH4) và cacbonic (CO2) Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy SVTH: Ngô Đình Quang Đồ án tốt nghiệp -17- GVHD: Th.s Trần Thế Truyền Một số ứng dụng của phương pháp kỵ khí: hầm biogas (xử lý phân, rác, nước thải công nghiệp thực phẩm), hệ thống UASB, 2.5.3.1 Xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên a) Hồ sinh học Hồ sinh... được thải vào hệ thống thoát nước sinh hoạt chung của thành phố 2.4.2 Nước thải công đoạn sản xuất bột giấy Do bột giấy được sản xuất theo phương pháp cơ nên nước thải từ công đoạn sản xuất bột không phải là dịch đen Tuy nhiên, do có chứa nhiều lignin nên nước thải vẫn có màu nâu và có độ màu rất cao Đồng thời hàm lượng chất lơ lửng (SS) trong nước thải từ công đoạn này cũng rất cao Bảng 2.1 Thành. .. phần nước thải [2-482] Thông số pH BOD5 tổng, mg/l COD, mg/l SS, mg/l Độ màu, Pt-Co N-NH3, mg/l P, mg/l Đầu vào 5.86-6.4 671 3724 653 3040 0.553 2.34 Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy SVTH: Ngô Đình Quang Đồ án tốt nghiệp -12- GVHD: Th.s Trần Thế Truyền 2.4.3 Nước thải công đoạn xeo giấy Nước thải từ công đoạn này hầu như có rất ít lignin, độ màu không cao và chứa nhiều bột giấy. .. bột giấy được thu hồi để tái sử dụng, còn nước thải được hòa dòng với nước thải sau lắng của công đoạn xeo giấy để tiếp tục được xử lý sinh học ở các công trình đơn vị phía sau 3.3.6 Bể lắng đợt 1 Bể lắng ly tâm đợt 1 dùng để loại bỏ bớt các tạp chất lơ lửng có trong nước thải trước khi xử lý sinh học Nước thải chảy vào ống trung tâm qua múi phân phối và vào bể Sau khi ra khỏi ống trung tâm, nước thải