1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tính toán và thiết kế chi tiết ô tô theo phương pháp xác suất

69 548 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 652,15 KB

Nội dung

Đồ án tốt nghiệp - 1 - GVHD: PGS. TS Nguyễn Văn Bang MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Một số nội dung ,khái niệm cơ bản 4 1.2. các phương pháp tính toán máy và chi tiết máy 6 1.3.Bản chất của phương pháp tình toán theo xác suất …………………. .…… 11 1.4.Lịch sử phát triển và thực trạng nghiên cứu……………………………………14 1.5.Nội dung nghiên cứu ………………………………………………………… 15 CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT CỦA PHƯƠNG PHÁP TÍNH THEO XÁC SUẤT 16 2.1 Các đại lượng ngẫu nhiên trong thiết kế 16 2.2. Hàm phân phối các đại lượng ngẫu nhiên 18 2.3. Áp dụng phương pháp xác suất trong tính toán và thiết kế chi tiết máy 20 2.4. Thiết kế và phân tích theo độ tin cậy bằng phương pháp xấp xỉ 29 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ PHÂN TÍCH KẾT CẤU THEO ĐỘ TIN CẬY42 3.1. Thiết kế và phân tích trên cơ sở độ tin cậy theo độ bền 42 3.2. Thiết kế và phân tích kết cấu theo hệ số an toàn trung bình 45 3.3. Ứng dụng phần mềm matlab trong tính toán thiết kế 50 CHƯƠNG 4: ÁP DỤNG TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHO LI HỢP Ô TÔ Phần 1. Giới thiệu li hợp ô tô 59 Phần 2. Tính toán thiết kế cho li hợp 63 Kết luận 71 Tài liệu tham khảo …………………………………………………………………72 ________________________________________________________________________ SVTH: Đoàn Văn Hiếu Lớp cơ khí ô tô A - K45 Đồ án tốt nghiệp - 2 - GVHD: PGS. TS Nguyễn Văn Bang LỜI NÓI ĐẦU Trên thế giới hiện nay ô tô đã trở thành một phương tiện hết sức thông dụng và gần gũi với con người. Cùng với sự phát triển của kinh tế thì ô tô cũng không ngừng được cải tiến và hoàn thiện hơn. Ở nước ta ngành công nghiệp ô tô cũng đang được chú trọng đầu tư phát triển và cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên ô tô ở trong nước chủ yếu là nhập khẩu nguyên chiếc hoặc được lắp rắp từ các linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài. Để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển trong những năm tới thì đảng và chính phủ đã nhận định trước hết chúng ta phải làm chủ công nghệ và hướng tới tương lai phải cho ra mắt loại xe do chính Việt Nam sản xuất chế tạo. Với nhận định đó thủ tướng chính phủ đã kí quyết định về việc “thực hiện chiến lược quy hoạch ngành công nghiệp ô tô việt nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”và đặt ra mục tiêu là: các loại xe phổ thông và chuyên dùng đến năm 2010 đạt tỉ lệ nội địa hóa là 60%. Về tổ chức sản xuất: sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô theo quy mô công nghiệp, theo hướng chuyên môn hóa hợp tác hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất phụ tùng ô tô. Theo đó hiện nay ở nước ta đã có một số nhà máy sản xuất và lắp ráp và chế tạo phụ tùng ô tô như: TRƯỜNG HẢI ÔTÔ, VINAXUKI… Mặc dù vậy khả năng cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trong nước là không cao. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là giá thành sản phẩm cao trong khi độ tin cậy cũng như tính thẩm mỹ chưa cao. Để giải quyết vấn đề này thì trước hết ta cần cải tiến từ khâu thiết kế nhằm nâng cao độ tin cậy sản phẩm và giảm chi phí sản xuất. Xuất phát từ vấn đề này cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Bang em đã lựa chọn đề tài “tính toán và thiết kế chi tiết ô tô theo phương pháp xác suất ’’ cho đồ án tốt nghiệp của mình. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Bang và sự giúp đỡ của các thầy giáo trong bộ môn CƠ KHÍ Ô TÔ cộng với những cố gắng nỗ lực của ________________________________________________________________________ SVTH: Đoàn Văn Hiếu Lớp cơ khí ô tô A - K45 Đồ án tốt nghiệp - 3 - GVHD: PGS. TS Nguyễn Văn Bang bản thân em đã hoàn thành đồ án của mình đúng tiến độ và mục tiêu đề ra. Mặc dù vậy do thời gian có hạn và trình độ của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót em rất mong nhận được những ý kiến góp ý của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đồ án của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS. TS Nguyễn Văn Bang cùng các thầy cô trong Bộ môn cơ khí ô tô – Khoa Cơ Khí - Trường ĐHGTV Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Hà Nội ngày……tháng……năm…… Sinh viên thực hiện ĐOÀN VĂN HIẾU ________________________________________________________________________ SVTH: Đoàn Văn Hiếu Lớp cơ khí ô tô A - K45 Đồ án tốt nghiệp - 4 - GVHD: PGS. TS Nguyễn Văn Bang CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1 Một số nội dung, khái niệm cơ bản 1.1.1 Máy và chi tiết máy Bất kỳ một máy nào dù đơn giản hay phức tạp cũng được cấu tạo từ nhiều bộ phận máy, thí dụ máy tiện gồm:bàn máy, ụ máy, ụ động, hộp tốc độ, bàn giao, cơ cấu truyền dẫn từ động cơ đến hộp tốc độ. Mỗi máy lại gồm nhiều chi tiết máy, chẳng hạn như ụ đứng của máy tiện gồm có: trục chính, ổ trục, bánh răng… Vậy chi tiết máy là phần tử cấu tạo đầu tiên, hoàn thiện của máy và là bộ phận không thể tháo rời nhỏ hơn được nữa, mặc dù chi tiết máy gồm rất nhiều loại, kiểu, khác nhau về hình dạng và kích thước, về nguyên lý làm việc, về tính năng…Nhưng trên quan điểm thiết kế có thể xếp chúng vào hai nhóm: nhóm chi tiết máy có công dụng chung và chi tiết máy có công dụng riêng. Chi tiết máy có công dụng chung như bulông, bánh răng, trục, ổ trục…là các chi tiết máy được dùng phổ biến trong các loại máy khác nhau Chi tiết máy có công dụng riêng như trục khuỷu, van, trục cam, bánh tua bin…chỉ được dùng trong một số loại máy nhất định. 1.1.2 Ô tô và chi tiết ô tô Ô tô là loại xe tự hành bằng bánh xe chủ yếu dùng để chuyên chở hàng hoá hoặc hành khách trên các loại đường bộ. Ngoài ra, trên đó có thể được trang bị các loại máy công tác để thực hiện các công việc đặc biệt như máy cứu hoả, nâng hàng. Phạm vi sử dụng ô tô rất rộng, có thể trong mọi lĩnh vực kinh tế, quốc phòng. Để có thể thực hiện được các công việc đó ô tô được cấu tạo từ rất nhiều chi tiết ( khoảng 15000 chi tiết). Chi tiết ô tô gồm rất nhiều loại khác nhau, chi tiết ô tô chính là chi tiết máy. Trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, chi tiết ô tô được chia làm 6 nhóm: • Chi tiết dạng vỏ: Thân máy, nắp máy, vỏ, hộp số, vỏ hộp cầu… ________________________________________________________________________ SVTH: Đoàn Văn Hiếu Lớp cơ khí ô tô A - K45 Đồ án tốt nghiệp - 5 - GVHD: PGS. TS Nguyễn Văn Bang • Chi tiết dạng trục: Trục khuỷu, trục cam, trục hộp số, bán trục… có nghĩa là gồm các trục trơn và các trục then, then hoa, trục răng. • Chi tiết dạng ống (thanh rộng) : đặc trưng là tỷ lệ giữa chiều cao và đường kính lớn nhất không nhỏ hơn 0.5 như xilanh động cơ, moay ơ bánh xe, vỏ vi sai. • Chi tiết nhóm đĩa: Tỷ lệ giữa chiều cao và đường kính nhỏ hơn 0.5 như trống phanh, đĩa phanh, bánh đà, li hợp… • Nhóm thanh tròn: Thanh truyền, cầu trước, cò mổ xupap… • Các chi tiết nối ghép: Bulông, đai ốc, vòng đệm… 1.1.3 Các yêu cầu đối với máy và chi tiết máy, chi tiết ô tô  Yêu cầu về thiết kế chế tạo - Đảm bảo khả năng làm việc: đây là yêu cầu cơ bản đối với máy và chi tiết máy. Ta tính toán thiết kế máy và chi tiết máy theo các chỉ tiêu về khả năng làm việc. Các chỉ tiêu chủ yếu về khả năng làm việc của máy và chi tiết máy bao gồm: độ bền, độ cứng độ ổn định độ bền mòn độ ổn định dao động, khả năng chịu nhiệt, độ chính xác. - Tính công nghệ cao: tính công nghệ ảnh hưởng lớn đến giá thành máy. Kết cấu có tính công nghệ khi trong điều kiện sản xuất sẵn có phải dễ chế tạo, tốn ít thời gian và chi phí. Máy và chi tiết máy thiết kế phải dễ lắp ráp, thay thế bảo dưỡng, vận hành - Mức độ quy cách hóa và tiêu chuẩn hóa cao:quy cách hóa đối với máy mới thiết kế chế tạo các chi tiết của máy hoặc cụm chi tiết của máy đang sử dụng. Tiêu chuẩn hóa là việc sử dụng trong máy mới các chi tiết hoặc cụm chi tiết được tiêu chuẩn hóa. - Mức độ tiêu hao nguyên vật liệu: thiết kế kết cấu hợp lí, tối ưu và lựa chọn vật liệu và phương pháp gia công hợp lí để khối lượng vật liệu sử dụng trong máy và chi tiết máy chế tạo thấp nhưng vẫn đảm bảo khả năng làm việc.Vật liệu chiếm khoảng 40- 70% giá thành sản phẩm, nên giảm mức độ tiêu hao vật liệu mang lại hiệu quả kinh tế to lớn  Yêu cầu về vận hành - Độ tin cậy cao: yêu cầu này trong thời gian gần đây được quan tâm đặc biệt khi máy càng phức tạp mức độ tự động hóa của máy cao hơn, giá thành cao hơn kết cấu ________________________________________________________________________ SVTH: Đoàn Văn Hiếu Lớp cơ khí ô tô A - K45 Đồ án tốt nghiệp - 6 - GVHD: PGS. TS Nguyễn Văn Bang làm việc trong điều kiện có cường độ cao hơn. Do đó khi thiết kế nhà thiết kế cần phải đánh giá đầy đủ xác suất làm việc không hỏng, tính dễ sửa chữa và tuổi thọ của máy. - Giá thành gia công: giá thành gia công sản phẩm phụ thuộc không những vào năng suất và giá thành máy mà còn phụ thuộc vào chất lượng gia công và độ tin cậy của máy  Những yêu cầu về xã hội của máy thiết kế - An toàn: đối với máy và chi tiết máy khi xảy ra sự cố gây thiệt hại lớn về người và của như máy bay,ôtô thì khi làm việc phải có độ an toàn cao. - Thuận tiện: máy thiết kế được gọi là thuận tiện sử dụng nếu chúng có các đặc tính xác định sự thuận tiện, đơn giản và dễ dàng hiệu chỉnh, chăm sóc và điều khiển - Môi trường: máy thiết kế không làm ảnh hưởng đến môi trường chung quanh không ồn không gây ô nhiễm môi trường 1.2 Các phương pháp tính toán máy và chi tiết máy Máy và chi tiết máy thường được tính toán theo phương pháp độ bền. Phương pháp tính độ bền thông dụng nhất hiện nay được tiến hành theo các so sánh ứng suất sinh ra khi chi tiết chịu tải được kí hiệu là đối với ứng suất pháp và là đối với ứng suất tiếp, với ứng suất cho phép lần lượt là ; điều kiện bền được viết như sau: hoặc Với [ ] s lim σ σ = hoặc [ ] s lim τ τ = Trong đó s: hệ số an toàn limlim ; τσ là ứng suất pháp và ứng suất tiếp giới hạn, khi đại đến trị số này vật liệu chi tiết bị phá hỏng. 1.2.1 Tính toán máy và chi tiết máy theo độ bền tĩnh ________________________________________________________________________ SVTH: Đoàn Văn Hiếu Lớp cơ khí ô tô A - K45 Đồ án tốt nghiệp - 7 - GVHD: PGS. TS Nguyễn Văn Bang Phương pháp này áp dụng các lý thuyết bền, lí thuyết đàn hồi và là phương pháp đầu tiên được áp dụng tính toán cho chi tiết máy. Theo phương pháp này thì độ bền của chi tiết được kiểm nghiệm tại các tiết diện nguy hiểm (nơi có sự tập trung ứng suất là lớn nhất ).Và tải trọng tác dụng lên chi tiết máy coi như là không đổi (tức là tải trọng không thay đổi theo thời gian). Ta giả thiết tải trọng tác dụng lên chi tiết là P và được minh hoạ bằng hình vẽ dưới đây: Hình1.1. Biểu đồ mô men, lực cắt tác dụng lên chi tiết minh hoạ Bằng phương pháp mặt cắt để tính toán nội lực người ta vẽ được biểu đồ mô men và lực cắt tác dụng lên chi tiết M, Q từ đó ta xác định được ứng suất tại mặt cắt nguy hiểm ta có: ·m σ tại M máx và Q max ; mac τ tại M mac và Q tmac Thông qua vật liệu chế tạo người ta xác định được trạng thái ứng suất giới hạn của vật liệu, giới hạn chảy đối với vật liệu dẻo và là giới hạn bền đối với vật liệu giòn, đối với các chi tiết máy làm bằng các vật liệu thông thường ứng suất cho phép có thể tìm được trong các bảng lập sẵn được đúc kết từ thực nghiệm. Phương pháp dùng bảng có ưu điểm là đơn giản,nhưng mỗi loại bảng chỉ dùng được trong phạm vi hẹp, trong nhiều trường hợp thiết kế phải lựa chọn hệ số an toàn để từ đó xác định ứng suất cho ________________________________________________________________________ SVTH: Đoàn Văn Hiếu Lớp cơ khí ô tô A - K45 Đồ án tốt nghiệp - 8 - GVHD: PGS. TS Nguyễn Văn Bang phép. Đưa hệ số an toàn vào trong tính toán nhằm đảm bảo cho kết cấu có sự an toàn nhất định về độ bền Theo phương pháp các hệ số thành phần ta có: s = s 1 .s 2 .s 3 s 1: Hệ số xét đến mức độ chính xác trong việc xác địng tải trọng và ứng suất (s 1 = 1,2 -1,5) s 2 : Hệ số xét đến độ đồng nhất về cơ tính của vật liệu s 2 = 1,2 -2,5 s 3: Hệ số xét đến những yêu cầu đặc biệt về an toàn, như mức độ quan trọng của chi tiết máy với máy, an toàn lao động Từ đó điều kiện bền phải thoả mãn là: [ ] σσ ≤ mac hoặc [ ] ττ ≤ mac Nếu tồn tại cả σ và τ người ta tiến hành tính theo tb σ và được tính: Theo lý thuyết bền thế năng biến đổi hình dạng: = Theo lý thuyết bền ứng suất tiếp lớn nhất: = 1.2.2 Tính toán máy và chi tiết máy theo độ bền mỏi  Hiện tượng phá hủy mỏi: Đa số các chi tiết máy làm việc với ứng suất thay đổi theo thời gian. Thực tế chứng minh rằng các chi tiết máy có thể bị hỏng khi chịu ứng suất có trị số thấp hơn nhiều so với trường hợp ứng suất không thay đổi. Quan sát sự phá hủy khi chịu ứng suất thay đổi người ta thấy quá trình hỏng vì mỏi bắt đầu từ những vết nứt rất nhỏ sinh ra tại vùng chi tiết máy chịu ứng suất tương đối lớn, khi số chu trình làm việc của chi tiết tăng lên thì các vết nứt này cũng mở rộng dần, chi tiết máy ngày càng bị yếu và cuối cùng xảy ra hỏng hóc chi tiết máy đó là sự phá hủy mỏi hiện tượng phá huỷ mỏi được phát hiện vào giữa thế kỉ 19. Thực tiễn cho thấy khoảng 90% các tổn thất của chi tiết máy có liên quan tới sự phát sinh và phát triển các vết nứt mỏi. Sự phá hủy mỏi khác với sự phá hủy tĩnh (do chịu ứng suất tĩnh) về bản chất cũng như hiện tượng bên ngoài. Phá hủy của ứng suất tĩnh là do tác động của ứng suất có trị ________________________________________________________________________ SVTH: Đoàn Văn Hiếu Lớp cơ khí ô tô A - K45 k σ r σ k N 0 N N σ Đồ án tốt nghiệp - 9 - GVHD: PGS. TS Nguyễn Văn Bang số khá cao, đối với vật liệu dẻo ứng suất này lớn hơn giới hạn chảy, với vật liệu giòn ứng suất này cao hơn giới hạn bền. Sự phá hủy tĩnh bao giờ cũng kèm theo sự xuất hiện biến dạng dẻo rõ rệt trong khi phá hủy mỏi có tính chất cục bộ, chỉ xảy ra trong một vùng nhỏ của chi tiết. Chi tiết máy khi làm việc chịu ứng suất thay đổi ổn định. Chu kì không thay đổi theo thời gian. Chi tiết máy sẽ bị hỏng sau một chu kì làm việc khá lớn N, giới hạn ở đây là giới hạn mỏi . Trên cơ sở kết quả thí nghiệm mỏi người ta lập được đồ thị có dạng đường cong biểu diễn mối quan hệ giữa ứng suất và số chu kì thay đổi ứng suất N. Đường cong này gọi là đường cong mỏi vele-nhà khoa học đầu tiên làm thí nghiệm xác định đường cong này. Số chu kì N được gọi là tuổi thọ ứng với mức ứng suất . Hình1.2 Đồ thị đường cong mỏi Qua đồ thị đường cong mỏi ta thấy: - Khi ứng suất càng cao thì tuổi thọ càng giảm. ________________________________________________________________________ SVTH: Đoàn Văn Hiếu Lớp cơ khí ô tô A - K45 Đồ án tốt nghiệp - 10 - GVHD: PGS. TS Nguyễn Văn Bang - Nếu giảm ứng suất đến một giới hạn nào đó đối với một loại vật liệu, tuổi thọ N có thể tăng lên khá lớn mà mẫu thử không bị gãy hỏng. Trị số chính là giới hạn bền mỏi của vật liệu - Hoành độ điểm chuyển tiếp giữa đoạn đường cong và đoạn nằm ngang được gọi là số chu kì cơ sở N 0 của vật liệu (thông thường trong khoảng 10 6 -10 7 ) Quan hệ giữa và N theo phương trình của đường cong mỏi như sau: N = const Khi ứng suất thay đổi thì quá trình hỏng hóc bắt đầu từ những vết nứt rất nhỏ sinh ra tại vùng chi tiết máy có ứng suất lớn hoặc những nơi có khuyết tật của vật liệu. Giá trị N được xác định theo công thức: N = 60L h n =N LE Với: L h – thời gian làm việc tính bằng giờ n- số vòng quay trong một phút của chi tiết vg/ph Theo đồ thị ta có: - Nếu N > N 0 thì giới hạn mỏi = , tương ứng với giới hạn mỏi dài hạn. - Nếu N = N k < N 0 thì giới hạn mỏi > tương ứng với giới hạn mỏi ngắn hạn ( = ) : = , suy ra = Theo phương pháp tính toán thiết kế theo độ bền sau khi biết các giá trị hoặc chúng ta xác định giá trị ứng suất cho phép và tính toán bền theo các điều kiện cho phép này. 1.2.3. Ưu nhược điểm của phương pháp tính toán máy và chi tiết máy theo độ bền tĩnh và mỏi Đây là hai phương pháp tính toán máy và chi tiết máy truyền thống, bằng cách thiết kế máy và chi tiết máy thoả mãn điều kiện: [ ] σσ ≤ mac ________________________________________________________________________ SVTH: Đoàn Văn Hiếu Lớp cơ khí ô tô A - K45 [...]... trên thì đề tài Tính toán thiết kế chi tiết tô theo phương pháp xác suất “ đi vào nghiên cứu phương pháp tính toán chi tiết máy nói chung bằng phương pháp xác suất độ tin cậy Chỉ ra các phương pháp và trình tự tiến hành cho việc tính toán máy và chi tiết máy theo phương pháp xác suất Xây dựng phần mền áp dụng cho công việc tính toán Và cuối cùng là áp dụng tính toán cho li hợp của xe tô zil130 Đề tài... tô zil130 Đề tài tốt nghiệp “ Tính toán chi tiết tô theo phương pháp xác suất (li hợp tô) ” gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Lý thuyết của phương pháp tính theo xác suất Chương 3: Phân tích và thiết kế kết cấu theo độ tin cậy Chương4: Tính toán thiết kế cho li hợp tô SVTH: Đoàn Văn Hiếu Lớp cơ khí ô tô A - K45 Đồ án tốt nghiệp -... nó và cần được quan tâm ở từng giai đoạn thiết kế, chế tạo, sử dụng, bảo dưỡng…ở giai đoạn thiết kế nó liên quan đến vật liệu, kết cấu, công nghệ và dung sai SVTH: Đoàn Văn Hiếu Lớp cơ khí ô tô A - K45 Đồ án tốt nghiệp - 14 - GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Bang Bản chất của phương pháp tính toán thiết kế chi tiết máy theo phương pháp xác suất là xác định độ tin cậy của chi. .. hơn và phức tạp hơn như: khi tính toán có tính đến yếu tố góc lượn, độ bóng bề mặt Tuy nhiên cả hai phương pháp này vẫn chưa tính đến các đại lượng ngẫu nhiên là các yếu tố đầu vào để tính toán Để máy chi tiết máy khi thiết kế ra đảm bảo được những yêu cầu đề ra một cách tối ưu nhất độ tin cậy cao nhất, tính kinh tế cao nhất người ta đã đưa ra phương pháp tính toán máy và chi tiết máy theo phương pháp. .. việc xác định chính xác hệ số an toàn để đảm bảo tính kinh tế là rất khó khăn Với phương pháp tính mỏi việc xây dựng được chính xác đường cong mỏi với từng chi tiết cũng gặp rất nhiều khó khăn và phạm vi ứng dụng của nó cũng chỉ sử dụng được với các chi tiết chịu tải trọng tác dụng có chu kì Trong 2 phương pháp tính toán máy và chi tiết máy theo độ bền tĩnh và độ bền mỏi thì phương pháp tính theo độ... toán máy và chi tiết máy theo phương pháp xác suất 1.3 Bản chất của phương pháp tính toán, thiết kế máy và chi tiết máy theo phương pháp xác suất Trong thiết kế các công trình và máy móc, thông thường người ta đưa thêm hệ số an toàn thể hiện tỷ số giữa độ bền và khả năng tải, nhưng trong thực tế cả 2 thông số này đều phân tán chúng gồm các phần tử độc lập và giao thoa với nhau, chính phần này gây ra... của máy tính và khi đó việc chi phí cho việc tính toán các công thức tích phân sẽ rất cao Từ những thập niên gần đây các phương pháp xấp xỉ đã được nghiên cứu, ứng dụng cho việc tính toán các công thức này cũng như ứng dụng trong việc tính toán độ tin cậy Các phương pháp thường được sử dụng trong việc phân tích độ tin cậy là phương pháp mô men thích hợp, phương pháp xấp xỉ bậc nhất và phương pháp xấp... vọng toán học của đại lượng tuổi thọ • Tuổi thọ gama phần trăm là tuổi thọ mà đối tượng chưa đạt đến trạng thái tới hạn với xác suất là 2.4 Thiết kế và phân tích theo độ tin cậy bằng các phương pháp phân tích xấp xỉ 2.4.1 Giới thiệu chung Trong phương pháp thiết kế truyền thống hay còn gọi là thiết kế đơn định,ta thiết kế chi tiết máy theo các chỉ tiêu về khả năng làm việc, độ an toàn của chi tiết. .. mới đưa ra phương pháp thiết kế máy và chi tiết máy theo phương pháp truyền thống Vì vậy trong quá trình thiết kế chưa khắc phục được nhược điểm của phương pháp cổ điển để lại đó là thời gian thiết kế kéo dài, sản phẩm to, cồng kềnh, không có sức cạnh tranh, hiệu quả kinh tế thấp Trong khi đó ngày nay các kỹ sư thiết kế phải đối mặt với những thử thách mới, yêu cầu sử dụng mô phỏng tính toán, rút ngắn... với xác suất lớn nhất, còn đối với biến liên tục mốt là giá trị làm hàm phân phối đạt max  Điểm phân vị: được gọi là giá trị của đại lượng ngẫu nhiên tương ứng với xác suất cho trước Điểm phân vị ứng với xác suất 0.5 được gọi là điểm trung vị Điểm trung vị đặc trưng cho vị trị tâm nhóm của đại lượng ngẫu nhiên 2.3 Áp dụng phương pháp xác suất trong tính toán và thiết kế chi tiết máy Thiết kế theo xác . ra phương pháp tính toán máy và chi tiết máy theo phương pháp xác suất. 1.3. Bản chất của phương pháp tính toán, thiết kế máy và chi tiết máy theo phương pháp xác suất. Trong thiết kế các công. ô tô được cấu tạo từ rất nhiều chi tiết ( khoảng 15000 chi tiết) . Chi tiết ô tô gồm rất nhiều loại khác nhau, chi tiết ô tô chính là chi tiết máy. Trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, chi tiết ô. phân tích và đánh giá trên thì đề tài Tính toán thiết kế chi tiết tô theo phương pháp xác suất “ đi vào nghiên cứu phương pháp tính toán chi tiết máy nói chung bằng phương pháp xác suất độ tin

Ngày đăng: 25/10/2014, 20:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.3 Phân phối tải trọng tác dụng lên mối ghép bulông - tính toán và thiết kế chi tiết ô tô theo phương pháp xác suất
Hình 1.3 Phân phối tải trọng tác dụng lên mối ghép bulông (Trang 12)
Hình 1.4 Phân phối độ bền mối ghép bu lông - tính toán và thiết kế chi tiết ô tô theo phương pháp xác suất
Hình 1.4 Phân phối độ bền mối ghép bu lông (Trang 12)
Hình 1.5 Phân phối độ bền S và tải trọng trên một hệ toạ độ - tính toán và thiết kế chi tiết ô tô theo phương pháp xác suất
Hình 1.5 Phân phối độ bền S và tải trọng trên một hệ toạ độ (Trang 13)
Bảng 2.3 đánh giá sai lệch kích thước do phương pháp gia công - tính toán và thiết kế chi tiết ô tô theo phương pháp xác suất
Bảng 2.3 đánh giá sai lệch kích thước do phương pháp gia công (Trang 17)
Bảng 2.4 Thống kê tuổi thọ má phanh của một loại ôtô lấy làm mẫu - tính toán và thiết kế chi tiết ô tô theo phương pháp xác suất
Bảng 2.4 Thống kê tuổi thọ má phanh của một loại ôtô lấy làm mẫu (Trang 22)
Hình 2.5 Tuổi thọ của má phanh quan sát trong thời gian t - tính toán và thiết kế chi tiết ô tô theo phương pháp xác suất
Hình 2.5 Tuổi thọ của má phanh quan sát trong thời gian t (Trang 23)
Hình 2.7 Hàm mật độ phân phối và hàm độ tin cậy phân phối chuẩn. - tính toán và thiết kế chi tiết ô tô theo phương pháp xác suất
Hình 2.7 Hàm mật độ phân phối và hàm độ tin cậy phân phối chuẩn (Trang 25)
Hình 2.8 Các đặc trưngchủ yếu phân phối chuẩn - tính toán và thiết kế chi tiết ô tô theo phương pháp xác suất
Hình 2.8 Các đặc trưngchủ yếu phân phối chuẩn (Trang 27)
Hình 1. So sánh giữa phương pháp xấp xỉ bậc 1 và bậc 2 - tính toán và thiết kế chi tiết ô tô theo phương pháp xác suất
Hình 1. So sánh giữa phương pháp xấp xỉ bậc 1 và bậc 2 (Trang 39)
Hình 3.1 trình bày đặc tính ngẫu nhiên của các tham số thiết kế khi xác định độ - tính toán và thiết kế chi tiết ô tô theo phương pháp xác suất
Hình 3.1 trình bày đặc tính ngẫu nhiên của các tham số thiết kế khi xác định độ (Trang 42)
Hình 3.2: Sơ đồ tính toán thiết kế theo độ tin cậy - tính toán và thiết kế chi tiết ô tô theo phương pháp xác suất
Hình 3.2 Sơ đồ tính toán thiết kế theo độ tin cậy (Trang 43)
Hình 4.1Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lực nén P và sự hao mòn của tấm ma sát. - tính toán và thiết kế chi tiết ô tô theo phương pháp xác suất
Hình 4.1 Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lực nén P và sự hao mòn của tấm ma sát (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w