1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Phương pháp tự học tiếng anh thành tài

5 626 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 63,41 KB

Nội dung

Làm cách nào để bắt đầu học một ngoại ngữ? Những “kinh nghiệm” của người đi trước trong việc học một ngoại ngữ là gì? Liệu tôi có thể học một ngoại ngữ để giao tiếp lưu loát với người bản xứ không? Nếu bạn là người học ngoại ngữ lần đầu tiên, bạn nên biết rằng có nhiều điều ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Khi bạn hiểu một nội dung nào đó hoặc bắt đầu nắm được một ngoại ngữ nào đó, bạn cảm thấy rất say mê. Tuy nhiên, những cảm giác này cũng thường được tiếp nối theo sau là cảm giác không hài lòng và thiếu can đảm để học tiếp. Trong suốt khoảng thời gian bạn cảm thấy không hài lòng, bạn không nắm vững kiến thức và khó có khả năng hiểu và giao tiếp một cách hiệu quả

PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC TIẾNG ANH Làm cách nào để bắt đầu học một ngoại ngữ? Những “kinh nghiệm” của người đi trước trong việc học một ngoại ngữ là gì? Liệu tôi có thể học một ngoại ngữ để giao tiếp lưu loát với người bản xứ không? Nếu bạn là người học ngoại ngữ lần đầu tiên, bạn nên biết rằng có nhiều điều ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Khi bạn hiểu một nội dung nào đó hoặc bắt đầu nắm được một ngoại ngữ nào đó, bạn cảm thấy rất say mê. Tuy nhiên, những cảm giác này cũng thường được tiếp nối theo sau là cảm giác không hài lòng và thiếu can đảm để học tiếp. Trong suốt khoảng thời gian bạn cảm thấy không hài lòng, bạn không nắm vững kiến thức và khó có khả năng hiểu và giao tiếp một cách hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác không hài lòng và sẽ làm tăng khả năng thành công trong việc học ngoại ngữ của bạn. 1. Thiết lập những ước muốn thực tế: Có cảm giác không thoải mái và e ngại trong lớp học ngoại ngữ là một điều hết sức tự nhiên. Hãy nhớ lại những cảm giác đầu tiên khi bạn ở trong những lớp học mà ngoại ngữ được dùng như những hình thức giao tiếp và hướng dẫn? Trong một khoá học ngoại ngữ, các tình huống giao tiếp được diễn ra như thực tế nhưng những chỉ dẫn về các tình huống đó mới là trọng tâm. Hiểu theo cách này thì một khoá học ngoại ngữ khác hơn so với hầu hết tất cả các khoá học khác mà bạn đã từng tham gia. Không nắm được vấn đề và mắc lỗi trong lớp học được coi là học tập không tích cực trong những khoá học khác – nhưng đây lại là một phần rất tự nhiên trong tiến trình học ngoại ngữ. Hãy chấp nhận sự thật rằng bạn sẽ không hiểu mọi thứ. Sự thật là vào thời điểm bắt đầu, bạn sẽ không hiểu được gì mấy cả. Nhớ rằng trong suốt khoảng thời gian ban đầu, tai và tâm trí của bạn đang được điều chỉnh để thích nghi với âm thanh và âm điệu của ngôn ngữ. Dù bạn không hiểu tất cả những gì đã nói, bạn sẽ bất ngờ về sự tiến bộ của bạn vì sự nhạy bén về ngoại ngữ của mình. Hãy nhớ rằng học ngoại ngữ phải thông qua thực hành, thực hành và thực hành nhiều hơn. Trong những khoá học có thực hành như vậy, bạn sẽ có thể mắc lỗi…và bạn sẽ học hỏi được từ chính những lỗi đó. 2. Chia thời gian học ra thành nhiều khoảng Nghiên cứu cho thấy học ngoại ngữ thường xuyên, trong những khoảng thời gian ngắn hiệu quả hơn khi học không thường xuyên trong những khoảng thời gian kéo dài. Hãy cố gắng học mỗi ngày, vào bất cứ khi nào có thể và một vài lần trong ngày. Nghĩa là làm một số bài tập ở nhà mỗi ngày hơn là làm tất cả những bài tập được giao ở nhà vào buổi tối trước khi nó đến hạn nộp. Thêm vào đó, bạn có thể làm cùng một lúc được nhiều việc trong lúc tâm trí ‘nhàn rỗi’. Ví dụ như bạn có thể ôn lại từ vựng trong khi ăn sáng, đọc thuộc lòng bảng chữ cái trong khi tắm, đếm những bước chân của bạn trong khi đi bộ giữa những lớp học, nêu tên những điều mà bạn có thể, nói về mục tiêu học ngoại ngữ của bạn trên đường bạn đến trường, làm những tấm thẻ cầm tay ghi từ vựng trong những chuyến đi. Trong một ngày bạn có thể dành ra một ít phút cho thời gian thực hành ngoại ngữ. Nhắc lại các nội dung đã học sẽ giúp bạn thân thuộc với các nội dung đó một cách nhanh hơn, cho đến khi nó thực sự trở thành phản xạ. 3. Học cái đầu tiên: Phát âm. Phát âm. Phát âm. Phát âm. Phát âm không đúng là một trong những điểm yếu lớn nhất của số đông người học tiếng Anh. Học phát âm là một phần cực kỳ quan trọng vì có nói đúng thì mới nghe tốt và truyền đạt ý tưởng của mình đến người nghe chính xác nhất. Đặc biệt đối với những người mới bắt đầu học tiếng Anh, phát âm chuẩn là ưu tiên hàng đầu để tránh những lỗi sai rất khó sửa về sau này. Trước khi nói hay, ta cần học cách nói đúng trước đã. Sự khác biệt trong cách phát âm ngôn ngữ mẹ đẻ với tiếng Anh là một khó khăn vì không có những âm thanh tương tự trong tiếng mẹ đẻ của bạn. Học bằng phần mềm Pronunciation Workshop. Vì bạn sẽ được hướng dẫn về chuyển động của môi/hàm, vị trí đặt lưỡi/răng, dòng hơi để tạo ra âm thanh mới không có trong tiếng mẹ đẻ của bạn. Thực hành những điều này sẽ giúp bạn phát âm tốt hơn. Khi học phải ghi âm và sửa 1 cách kiên nhẫn cẩn thận. Không được vội với bước này. 4. Nghe Nói trước, Đọc viết sau. Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nguyên tắc chung cho việc rèn luyện kỹ năng nghe hiệu quả là nghe càng nhiều càng tốt. Tranh thủ mọi tài liệu và cơ hội nghe có thể (nghe băng, nghe nhạc, nghe radio, xem TV, xem phim Mỹ có phụ đề tiếng Anh …). Trong đĩa này bọn mình đã tích hợp cho các bạn tất cả các bài nghe từ cơ bản đến nâng cao,chỉ cần các bạn chăm chỉ luyện nghe thì sau 3 tháng khả năng nghe của các bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. 5. Từ mới là chìa khoá: “Tại sao vốn từ vựng phong phú là nét đặc trưng của những con người nổi bật trong nhiều lĩnh vực? Câu trả lời dường như là từ vựng trở thành công cụ mà nhờ đó đàn ông và phụ nữ thấu hiểu được ý nghĩ của nhau và nhờ có nó mà họ có thể làm được nhiều điều hơn. Vì vậy nó chính là công cụ của suy nghĩ” Xây dựng vốn từ vựng là cách hữu hiệu để nâng cao cuộc sống và sự nghiệp của bạn Học từ vựng là một sự đầu tư về thời gian và công sức mang lại niềm vui thích và lợi ích thiết thực. Ít nhất mỗi ngày dành ra 15 phút tập trung vào học từ vựng có thể cải thiện nhanh chóng vốn từ vựng của bạn. Nhờ đó bạn có thể tăng khả năng giao tiếp, viết luận và diễn thuyết. Sở hữu vốn từ vựng phong phú sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong học tập, công việc cũng như ngoài xã hội. Nó giúp bạn hiểu được ý tưởng của người khác và cũng như việc người khác có thể hiểu được suy nghĩ và ý tưởng của bạn hơn. Tất nhiên bạn đã biết hàng ngàn từ, và bạn vẫn tiếp tục học thêm nữa mặc dù là bạn có dùng đến hay không. Sự thật là, rất nhiều từ vựng mà bạn biết là do tình cờ thấy chúng trong khi đọc sách, trong giao tiếp hoặc trong lúc xem ti vi. Nhưng để tăng hiệu quả, thì bạn cần có một hướng tiếp cận phù hợp và tận tâm với nó. Nếu 1 ngày bạn chỉ học 1 từ mới thì sau 3 năm bạn sẽ có hơn 1 nghìn từ mới trong vốn từ vựng của mình. Tuy nhiên, nếu bạn quyết tâm học 10 từ 1 ngày, thì chỉ trong vòng 1 năm bạn đã bổ sung thêm được hơn 3000 từ, và có thể đã hình thành được một thói quen tự học và tự cải thiện chính mình. 2 bước cơ bản để tăng vốn từ vựng 1. Nhận biết từ ngữ Nhiều người thấy ngạc nhiên khi họ có vốn từ vựng rất ít “mặc dù đã đọc rất nhiều”. Điều này cho thấy chỉ việc đọc thôi là không đủ để học từ mới. Ví dụ: khi đọc 1 cuốn tiểu thuyết chúng ta thường có một mong muốn nhanh chóng kết thúc câu chuyện và bỏ qua những từ không quen thuộc. Rõ ràng là khi gặp 1 từ hoàn toàn không biết , bạn sẽ phải đặc biệt chú ý tới những từ dường như quen thuộc với bạn nhưng lại không biết nghĩa chính xác của nó. Thay vì việc tránh những từ đó, bạn cần phải nghiên cứu chúng kĩ hơn. Đầu tiên, cố gắng đoán nghĩa của từ trong văn cảnh- hay nghĩa của đoạn văn có từ đó. Thứ hai, nếu có trong tay 1 cuốn từ điển thì hãy tra nghĩa của nó ngay. Điều này có thể làm chậm quá trình đọc nhưng việc hiểu rõ nghĩa của từ hơn sẽ giúp bạn đọc nhanh hơn và hiểu nhanh hơn những đoạn tiếp theo. Hãy luyện tập từ vựng hàng ngày, bất cứ khi nào bạn đọc sách, nghe đài, xem ti vi hay nói chuyện với bạn bè. 2.Học và ôn luyện thường xuyên Khi đã biết từ rồi, việc xây dựng vốn từ vựng đơn giản là ôn luyện từ thường xuyên cho tới khi nó nằm trong trí nhớ của bạn. Tốt nhất là bạn tự đề ra 1 khoảng thời gian nhất định trong ngày để học từ mới. Trong thời gian này, bạn có thể tra từ điển nghĩa các từ mà bạn gặp và ôn lại những từ cũ trong quá trình học. Đặt mục tiêu về số lượng từ bạn sẽ học trong 1 ngày. 15 phút mỗi ngày sẽ mang lại kết quả tốt hơn là nửa tiếng một tuần hoặc tương tự thế. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ có thể bỏ ra nửa tiếng một tuần thì có thể bắt đầu như vậy. Sau đó bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho nó và sẽ đi đúng hướng. Để ôn từ hiệu quả, tất cả thông tin về từ đó nên được để cùng 1 chỗ, chẳng hạn như trong cuốn sổ ghi chép hoặc thẻ mục lục. Thẻ mục lục rất thuận tiện vì từ được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái nên có thể tra cứu lại dễ dàng. Và bạn cũng có thể mang chúng theo mình và học từ vựng ở mọi nơi. Học từ một cách có phương pháp, hệ thống và ôn luyện ít nhất 2 tuần một lần. Đừng vứt thẻ mục lục đi bởi bạn sẽ có thể cảm nhận được thành quả của mình đạt được khi thấy tập thẻ ngày càng nhiều lên và thỉnh thoảng có thể nhìn chồng thẻ cũ mà nghĩ rằng “Thực sự là trước đây tôi đã không biết nghĩa của từ này đấy!” 6. Nói: Grammar kills your speaking. Nói dở cũng được nhưng phải nói ra thật nhiều. Hãy làm bạn với một cuốn từ điển “tốt” Điều trước tiên nên làm để nâng cao khả năng nói trôi chảy, bạn nên sử dụng từ điển thường xuyên. Hãy lưu ý, một cuốn từ điển phù hợp là từ điển Anh – Anh dành cho người học (khác với cuốn dành cho người bản ngữ, loại này không phù hợp). Vì sao bạn cần từ điển Anh – Anh? Cách giải thích trong từ điển Anh – Anh sẽ giúp bạn hiểu được nghĩa thực sự của từ. Những ví dụ trong từ điển sẽ giúp bạn hiểu cách sử dụng của từ với những nhóm từ liên quan khác; hiểu cách sử dụng từ theo câu. Như vậy, bạn sẽ dần học được cách sử dụng từ đúng, hiểu được những khác biệt giữa những từ gần nghĩa hay những từ dễ gây nhầm lẫn. Muốn “đầu ra” tốt, cần có một “đầu vào” đủ: Bạn có thể bắt gặp lời khuyên hãy thực hành tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ tác dụng ngược lại nếu bạn không có đủ “đầu vào”. Luyện tập mà thiếu vốn từ, bạn có thể hình thành thói quen nói sai. Những câu nói sai sẽ được hình thành dần trong não bạn. Vậy đầu vào ở đây là gì? Là một vốn từ vựng kha khá được mở rộng theo thời gian (mỗi ngày học thêm 3 đến 5 từ chẳng hạn), những nguồn tiếng Anh chuẩn từ đài phát thành hay truyền hình, sách báo do những nước nói tiếng Anh phát hành. Việc này tạo ra “môi trường tiếng Anh” cho bạn. Hãy liên tưởng việc này giống như khi bạn còn nhỏ, bạn học tiếng mẹ đẻ từ môi trường xung quanh. Điều quan trọng cần nhớ, đầu vào phải là tiếng Anh chuẩn. Và phải chọn lọc những thứ bạn muốn học, vì bạn không thể học hết tất cả mọi thứ. Học theo tình huống thực tế. Bạn cũng cần ghi nhớ điều này: tiếng Anh trôi chảy là phát âm rõ ràng, nói đúng ngữ pháp. Trôi chảy hoàn toàn không có nghĩa là bạn phải nói thật nhanh. Dục tốc bất đạt - Nền tảng vững chắc về ngữ pháp là điều kiện tối quan trọng Điều này giúp cho người giao tiếp với bạn hiểu dễ hơn những gì bạn nói. Từ góc độ của người học, những khó khăn cản trở bạn nói trôi chảy có lẽ xuất phát từ việc ngôn ngữ này có quá nhiều cấu trúc và số lượng từ vựng quá lớn. Có nhiều từ và cấu trúc câu có nghĩa tương tự. Nếu bạn nhớ một nửa của mỗi câu, bạn sẽ mắc lỗi khi ghép chúng lại với nhau. Việc ghép lại như vậy có thể tạo nên những câu có thể hiểu được nhưng sai hoặc thậm chí những câu chẳng có nghĩa gì. Vì vậy, để nói tiếng Anh trôi chảy, bạn cũng cần cố gắng tránh nói sai ngữ pháp. Nếu bạn không chắc chắn hoặc chưa sử dụng ngôn ngữ này đủ lâu, hãy cố gắng dùng những cấu trúc ngữ pháp đơn giản. Ví dụ, dùng quá khứ đơn giản với một mốc thời gian cụ thể thay cho hiện tại hoàn thành. Thực tế, với ngữ pháp cơ bản và vốn từ vựng tốt đã đủ để bạn có thể nói tiếng Anh hiệu quả và trôi chảy rồi. Lưu ý, trong ngôn ngữ nói của Anh Mỹ, người ta thường sử dụng quá khứ đơn giản và hiện tại hoàn thành ngược lại với những nguyên tắc ngữ pháp. 7. Đọc và viết: Bạn nên đọc những gì? Bất cứ cái gì gây hứng thú cho bạn-bất cứ cái gì làm bạn muốn đọc. Nếu bạn thích thể thao, bạn có t hể đọc các trang thể thao trên các báo, tạp chí như Sports Illustrated, hoặc những cuốn sách về những vận động viên yêu thích. Nếu bạn hứng thú với trang trí nội thất, hãy đọc những tạp chí như House Beautiful – hãy đọc chứ đừng chỉ nhìn tranh thôi nhé Những người có vốn từ vựng ít thường không thích đọc chút nào cả bởi họ không hiểu nghĩa của nhiều từ. Nếu bạn cảm thấy việc đọc tẻ nhạt như vậy thì hãy thử cách khác dễ hơn. Báo thường dễ đọc hơn tạp chí. Tạp chí Reader’s Digest dễ đọc hơn The Atlantic Monthly. Sẽ chẳng có ích gì nếu bạn đọc những thứ bạn không hiểu hoặc không thấy hứng thú. Điều quan trọng là bạn đọc thứ mà bạn cảm thấy hay và đọc càng thường xuyên càng tốt. Bạn nên viết cái gì? Mỗi ngày bạn nên dành ra ít phút để viết về bản thân bạn,mọi người xung quanh bạn,những thứ,điều trong cuộc sống mà bạn đã tiếp xúc và trải qua, kết nối những từ mới, những mẫu câu mà bạn đã hoc được, viết thành một bài viết. Nếu bạn kiên trì thì mỗi ngày trôi qua kỹ năng viết và từ vựng của bạn sẽ dần tăng lên và cải thiện 8. Không bao giờ được bỏ cuộc Thuốc có thể hợp với người này không hợp với người nọ, bạn không học có hứng chỉ là do chưa tìm được đúng thứ mình thích và chưa nỗ lực đủ thôi. Không được trách hay đổ lỗi vì 1 cái gì đó mà 10 năm học rồi vẫn không giỏi tiếng Anh. Tất cả là do mình. Đừng đợi đến khi ra trường rồi mới học vì chắc chắn chẳng còn thời gian đâu. Việc hnay là của hnay. Nhớ là không ngừng tìm cho mình phương pháp mới và tài liệu mới nhé. . PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC TIẾNG ANH Làm cách nào để bắt đầu học một ngoại ngữ? Những “kinh nghiệm” của người đi trước trong việc học một ngoại ngữ là gì? Liệu tôi có thể học một ngoại. hợp là từ điển Anh – Anh dành cho người học (khác với cuốn dành cho người bản ngữ, loại này không phù hợp). Vì sao bạn cần từ điển Anh – Anh? Cách giải thích trong từ điển Anh – Anh sẽ giúp bạn. những nước nói tiếng Anh phát hành. Việc này tạo ra “môi trường tiếng Anh cho bạn. Hãy liên tưởng việc này giống như khi bạn còn nhỏ, bạn học tiếng mẹ đẻ từ môi trường xung quanh. Điều quan

Ngày đăng: 25/10/2014, 15:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w