1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bom cao ap PE,VE,PF

256 6,7K 100

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 256
Dung lượng 29,81 MB

Nội dung

Mạch hạ áp: Là mạch dầu từ thùng chứa nhiên liệu được đưa đến bơm cao áp mạch hạ áp gồm các chi tiết sau: - Thùng chứa nhiên liệu 1, lọc sơ cấp hay lọc thô 2, lọc thứ cấp hay lọc tinh4

Trang 1

BM ĐỘNG CƠ - KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Thực hiện : QUẢNG -NĂNG

Trang 2

CHƯƠNG I :

HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU TRÊN ĐỘNG CƠ DIESEL

I SƠ ĐỒ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU:

1 Thùng chứa 2 Lọc sơ cấp 4 Lọc thứ cấp 5 Bơm cao áp

6 Ống cao áp 7 Kim Phun 8 Ống dầu về 9 Van điều áp

Hình 1 -1 : Hệ thống nhiên liệu trên động cơ diezel

9

8

1 2

5 10

3

Mục lục

Trang 3

Hệ thống nhiên liệu được diễn tả ở hình vẽ gồm 3 mạch nhiên liệu chính là:

1 Mạch hạ áp:

Là mạch dầu từ thùng chứa nhiên liệu được đưa đến bơm cao áp mạch hạ áp gồm các chi tiết sau:

- Thùng chứa nhiên liệu (1), lọc sơ cấp hay lọc thô (2), lọc thứ cấp hay lọc tinh(4)

- Bơm tiếp vận nhiên liệu

- Và các đường ống dẫn nhiên liệu áp lực thấp

- Mạch hạ áp phải đảm bảo cung cấp một lượng nhiên liệu (v) và áp suất (p) nhất định ứng với từng chế

độ làm việc của động cơ

2 Mạch cao áp:

Là mạch dầu từ bơm cao áp đến kim phun, mạch cao áp gồm các chi tiết sau:

- Bơm cao áp hay heo dầu (5)

- Kim phun nhiên liệu hay béc dầu (7)

- Và các ống dẫn nhiên liệu áp lực cao (6)

- Mạch cao áp phải đảm bảo cung cấp nhiên liệu có áp lực cao và phun đúng thời điểm công tác của động cơ

3 Mạch dầu về :

Là mạch dầu từ bơm cao áp và kim phun trở về thùng chứa Khi kim phun nhiên liệu vào buồng đốt, sẽ

có một lượng nhiên liệu rò rỉ theo khe hở giữa van kim và đót kim đi lên buồng lò xo và trở về thùng chứa Nếu áp lực nhiên liệu phía sau bơm tiếp vận lớn hơn áp lực của van điều áp, nhiên liệu từ mạch dầu hạ áp tràn qua van điều áp để trở về thùng chứa

Mạch trở về gồm các chi tiết sau :

- Van điều áp để giới hạn nhiên liệu tiếp vận (9)

- Và các đường ống nhiên liệu dư trở về (8)

Trang 4

II NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU :

1 Thùng chứa 5 Bơm cao áp 9 Bơm tay

2 Lọc sơ cấp 6 Ống cao áp 10 Lưới lọc

3 Bơm tiếp vận 7 Ống dầu về 11 Bộ điều tốc

4 Lọc thứ cấp 8 Van an toàn 12 Ốc xả gió

Hình 1 -2 : Hệ thống nhiên liệu van an toàn lắp ở lọc thứ cấp

4

7

1 10

11

9 6

8

12

5

2 3

Trang 5

- Khi động cơ hoạt động bơm tiếp vận hút nhiên liệu từ thùng chứa qua lọc thô và lọc tinh nhiên liệu được lọc sạch những tạp chất và nước sau đó được đưa đến bơm cao áp Van an toàn có nhiệm vụ giới hạn

áp lực vào bơm cao áp, van này có nhiệm vụ giới hạn áp lực nhiên liệu vào bơm cao áp Nếu áp lực quá lớn thì van này mở ra và nhiên liệu tràn qua van trở về thùng chứa Nhiên liệu sau khi qua lọc tinh đến bơm cao áp, được nén lên áp lực cao nhờ xy lanh và piston của bơm nhiên liệu

- Sau đó nhiên liệu được đưa đến các mạch dầu cao áp và đến kim phun phù hợp với thứ tự công tác của động cơ Nhiên liệu được phun vào xy lanh của động cơ đúng thời điểm Một số nhiên liệu xuyên qua khe

hở của van kim và đót kim và theo mạch dầu trở về thùng chứa

- Trong tất cả các hệ thống nhiên liệu, tuyệt đối không được lộn không khí vào trong nhiêu liệu vì bọt khí sẽ làm áp lực dầu không tăng cao được Vì thế trên các hệ thống nhiên liệu bố trí một bơm tay và một vít xả gió Để xả gió cho động cơ khi cần thiết

III NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU:

- Lượng nhiên liệu cung cấp phải đúng theo yêu cầu cần thiết của mỗi chu trình và có thể điều chỉnh theo phụ tải bên ngoài

- Lượng nhiên liệu phun vào các xy lanh của động cơ phải như nhau

- Nhiên liệu cung cấp phải đúng thời điểm không sớm quá hay muộn quá Nếu phun sớm thì lúc đó áp suất khí nén còn thấp và nhiệt độ chưa cao nên nhiên liệu bắt lửa chậm một phần nhiên liệu sẽ bám vào thành xi lanh hoặc đỉnh piston gây lãng phí nhiên liệu, đồng thời khi động cơ hoạt động áp lực khí cháy sẽ tăng nhanh khi piston chưa lên đến tử điểm thượng nên công suất của động cơ sẽ bị giảm và dễ gây hư hỏng Ngược lại nếu phun quá trễ thì nhiên liệu cháy không hết gây lãng phí nhiên liệu, ô nhiễm và làm giảm công suất động cơ

- Lúc bắt đầu phun và kết thúc phun nhiên liệu phải được phun dứt khoát để tránh hiện tượng nhiên liệu nhỏ giọt

- Phun hết lượng nhiên liệu quy định trong thời gian phun

- Nhiên liệu phải được phun sương và phân tán đều trong thể tích buồng cháy, gây nên sự hòa trộn triệt

để giữa thanh khí và nhiên liệu Nhờ thế nhiên liệu được bốc cháy một cách dễ dàng và trọn vẹn

Trang 6

- Thùng chứa nhiên liệu phải đảm đảo cho động hoạt động liên tục trong suốt thời gian quy định

- Các lọc nhiên liệu phải lọc sạch nước và các tạp chất cơ học có lẫn trong nhiên liệu

- Các chi tiết chắc chắn và có độ chính xác cao, dễ chế tạo, tiện lợi cho việc bảo dưỡng và sửa chữa

IV CẤU TẠO CÁC CHI TIẾT TRONG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU:

1.Thùng chứa nhiên liệu :

- Thùng chứa nhiên liệu phải đảm bảo chứa đủ nhiên liệu cho động cơ hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định , dung tích thùng chứa lớn hay nhỏ tùy thuộc vào thời gian làm việc và cỡ máy lớn hay nhỏ Thùng nhiên liệu được dập bằng thép tấm, đối với những thùng nhiên liệu lớn bên trong thường có vách ngăn để giảm dao động của nhiên liệu khi động cơ làm việc Phía trên thùng có một nắp để châm nhiên liệu và có một lỗ thông hơi

- Ở đáy thùng thường có một bulông hay một van để xả nước hay tạp chất có lẫn trong nhiên liệu, bulông này được lắp đặt nơi thấp nhất của thùng nhiên liệu Cách đáy thùng từ 5 :- 10 mm có một ống dẫn nhiên liệu ra phía trên, có ống dẫn nhiên liệu về Nếu thùng đặt cao hơn động cơ thì phải có một van khóa nhiên liệu khi dừng máy, nếu thùng đặt thấp hơn động cơ thì phải có một van một chiều để không cho nhiên liệu từ mạch hạ áp trở về thùng chứa khi động cơ ngừng hoạt động

2 Lọc nhiên liệu:

- Piston và xi lanh của bơm cao áp, van kim và bệ của vòi phun đều là những chi tiết rất chính xác và có

độ bóng cao, đường kính lỗ tia của vòi phun rất bé Cho nên nhiên liệu đưa vào bơm cao áp và kim phun phải thật sạch không lẫn tạp chất, nếu không sẽ làm cho việc cung cấp và phun nhiên liệu bị trở ngại ảnh hưởng đến sự làm việc của động cơ và các chi tiết bị mài mòn nhanh chóng

- Yêu cầu của hệ thống lọc là phải giữ đúng áp lực của hệ thống và phải lọc được những hạt bụi cỡ nhỏ 1/1000 (mm) , phải chịu được lâu dài khoảng 10.000 km hoặc sau 200 giờ sử dụng, bình lọc phải đơn giản

dễ tháo ráp bảo dưỡng và sửa chữa.

Trang 7

- Nhiên liệu từ thùng chứa được hút vào đường dầu vào ,vào giữa lỡi lọc và vỏ Sau đó nhiên liệu xuyên qua lỏi lọc vào giữa lỏi lọc và đi ra khỏi lọc sơ cấp qua đường dầu ra Cặn bẩn và nước được giữ lại dưới đáy bầu lọc và ra ngoài thông qua ốc xả cặn

Trang 8

Lọc thứ cấp:

Cấu tạo :

- Lọc thứ cấp hay lọc tinh dùng để lọc thật sạch nhiên liệu trước khi đưa đến bơm cao áp và thường được lắp đặt trên mạch nhiên liệu từ bơm tiếp vận đến bơm cao áp Bầu lọc tinh phải lọc được những hạt bụi thật nhỏ khoảng 0.001mm mà không cản trở đến sự lưu thông của nhiên liệu Lõi lọc thường được làm bằng chỉ bố quấn thành nhiều lớp hay bằng nỉ xếp chồng lên nhau hoặc được làm bằng giấy xốp dày hơn lọc thô.Trên nắp lọc tinh thường có một vít xả gió và một bơm tay, dưới đáy có một ốc để

xả nước hay cặn bẩn có lẩn trong nhiên liệu

- Nguyên lý làm việc của lọc thứ cấp khác với lọc sơ cấp là nhiên liệu được bơm tiếp vận cấp đến đường dầu (1) vào giữa lỏi lọc (2) và đi xuống dưới đáy của bầu lọc Sau đó nhiên liệu xuyên qua lõi lọc để đến đường dầu ra (4)

Trang 9

3 Bơm tiếp vận nhiên liệu :

- Trên hệ thống nhiện liệu diezel thường có hai bơm nhiên liệu , bơm chuyển nhiên liệu và bơm tiếp vận nhiên liệu Bơm chuyển nhiên liệu có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu liên tục đến bơm tiếp vận, ngoài

ra nó còn có nhiệm vụ châm dầu và xả gió cho hệ thống khi động cơ chưa làm việc Bơm này thường được dùng là bơm điện hay bơm màng Nếu thùng chứa nhiên liệu được đặt cao hơn động cơ thì không cần bơm chuyển nhiên liệu

- Bơm tiếp vận có nhiệm vụ hút nhiên liệu từ thùng chứa đến bơm cao áp Bơm tiếp vận có nhiều loại

và thường được lắp đặt nơi thân bơm cao áp và được điều khiển bởi cốt bơm cao áp

* Bơm piston :

- Bơm piston được dẫn động bởi cốt cam động cơ hoặc cốt bơm cao áp, lượng nhiên liệu cung cấp tùy thuộc vào tốc độ và yêu cầu của động cơ và ở bất kỳ tốc độ nào bơm cũng cung cấp thừa so với yêu cầu Lượng nhiên liệu thừa này được chứa nơi phòng piston giữ cho piston ở lưng chừng không hết khoảng chạy của nó, khi lượng nhiên luệu thừa này thoát hết thì piston trở lại làm việc bình thường Thường có hai loại bơm piston thông dụng sau

a Bơm piston kiểu PM

Cấu tạo:

- Bơm được cấu tạo như hình vẽ Khi động cơ hoạt động cam dẫn động bơm quay đến vị trí đội cây đẩy đi xuống, đẩy piston đi xuống làm lò xo đẩy piston nén lại lúc này van hút mở ra nhiên liệu được hút vào trong lòng xi lanh Khi cam không còn đội cây đẩy lò xo đẩy piston giãn ra đẩy piston đi lên đồng thời van hút đóng lại, nhiên liệu được nén trong lòng xi lanh đến khi áp lực nhiên liệu thắng sức căng lò

xo của van thoát thì van này mở ra và nhiên liệu qua van thoát để đến bơm cao áp

Trang 10

- Lúc động cơ chạy chậm nhiên liệu tiêu thụ ít, lúc này áp lực ở mạch thoát tăng lên ứ trong lòng xi lanh làm cho lò xo đẩy piston không bung ra hết nên piston không đụng cây đẩy dù cam đội Do đó piston không di chuyển hết khoảng chạy lưu lượng nhiên liệu cũng giảm theo

a Hút b Thoát

Hình 1 - 5 : Bơm piston kiểu PM

Trang 11

b Bơm piston kiểu BOSCH :

1 Cây đẩy

6 2

4

5

3 1

6 2

4

5

Trang 12

Cấu tạo và các chế độ làm việc của bơm Bosch:

- Bơm được cấu tạo như hình vẽ Van hút và van thốt đều thơng với phịng hút của bơm,riêng van thốt cịn cĩ mạch rẽ thơng với phịng ép Khi cam khơng đội con đội, lị xo hồn lực đẩy piston đi lên, do chênh lệch áp suất giữa phịng hút và đường mạch dầu vào nên van hút mở ra nhiên liệu được hút vào phịng hút Địng thời khi piston đi lên ép nhiên liệu dư ở phịng ép đẩy nhiên liệu qua mạch rẽ ra mạch thốt đến bơm cao áp

- Khi cam đội con đội, qua cây đẩy piston đi xuống, ép lị xo hồn lực lại, van hút đĩng và van thốt mở nhiên liệu được đẩy ra mạch thốt Đồng thời một phần nhiên liệu qua mạch rẽ đi vào phịng ép của bơm Đây

là quá trình bơm hoạt động bình thường

- Khi động cơ chạy với tốc độ thấp, mức tiêu thụ nhiên liệu ít, áp suất mạch thốt tăng lên và nhiên liệu bị ứ lại ở phịng ép của bơm Aùp suất phịng ép tăng lên đẩy piston đi xuống đến một vị trí cân bằng với lực đẩy của lị xo hồn lực lúc này piston khơng tiếp xúc với cây đẩy và piston nằm ở lưng chừng khơng hết khoảng chạy Do vậy lượng nhiên liệu cung cấp đến bơm cao áp cũng giảm theo Khi động cơ chạy với tốc độ cao tiêu thụ nhiên liệu nhiều thì áp suất nhiên liệu ở phịng ép giảm lị xo hồn lực đẩy piston đi lên tiếp xúc với cây đẩy và bơm trở lại trạng thái hoạt động bìng thường

- Bơm piston kiểu Bosch cũng cĩ trang bị một bơm tay liên hệ với một piston bơm riêng biệt dùng để châm dầu hay xã giĩ khi động cơ chưa làm việc

Trang 14

- Cấu tạo của bơm như hình vẽ gồm hai bánh xe răng ăn khớp với nhau cũng như khít với vỏ Bánh răng thụ động quay trơn trên trục, bánh răng chủ động quay theo trục và được dẫn động bởi cốt bơm cao áp theo kiểu bánh răng và vít vô tận Khi động cơ làm việc bánh răng chủ động dẫn bánh răng bị động quay, nhiên liệu được hút từ mạch nạp do kẻ răng lùa qua hai bên vách hông để dồn ép ra mạch thoát, rồi đến bơm cao áp Vận tốc và lưu lượng nhiên liệu của bơm được quy định theo yêu cầu của bơm cao áp Bơm được trang bị một van an toàn khi áp lực nhiên liệu cung cấp đến bơm cao áp quá cao vượt quá giới hạn cho phép thì van mở để đưa bớt nhiên liệu về mạch hút.

- Áp lực làm việc của bơm từ 1.5 – 2 kg/cm2

* Nguyên lý làm việc:

- Vì cốt bơm nằm lệch tâm với vỏ bơm nên những cánh gạt chia thể tích bên trong bơm thành các phần không bằng nhau Phần thể tích lớn ăn thông với mạch thoát Trong khi động cơ vận hành cốt bơm luôn quay tròn và nhiên liệu được cánh gạt đưa từ nơi có thể tích lớn đến nơi có thể tích nhỏ tạo nên áp thấp ở mạch hút và áp lực ở mạch thoát Do vậy nhiên liệu được hút thoát liên tục

- Ngoài ra bơm còn được trang bị một van an toàn để giới hạn áp lực nhiên liệu đưa đến bơm cao áp, khi áp lực ở mạch thoát lớn, lớn hơn giới hạn cho phép Van an toàn này mở cho nhiên liệu trở về mạch hút.

Trang 15

BƠM CÁNH GẠT

Trang 16

4 Kim phun nhiên liệu:

Kim phun nhiên liệu được lắp ở nắp quy lát của động cơ cĩ nhiệm vụ phun nhiên liệu vào động cơ dưới dạng sương mù và phân phối đều trong thể tích buồng cháy Kim phun cĩ nhiều loại căn cứ vào sự khác biệt của đĩt kim ( đầu kim) và lỗ tia ta cĩ thể chia kim phun làm những loại sau :

a.Kim phun đĩùt kín lổ tia kín

Cấu tạo :

- Kim phun được cấu tạo gồm một thân kim và trên đĩ cĩ các lỗ để bắt đường ống dầu từ bơm cao áp đến và đường dầu trở về thùng chứa.Trong kim phun cĩ khoan một lổ nhỏ để dẩn dầu cao áp đến đĩt kim, bên trong thân kim chứa cây đẩy lị xo, phía trên lị xo là vít để điều chỉnh sức nén của lị xo, trên cùng là chụp đậy Đĩt kim nối với thân kim nhờ một khâu nối, bên trong đĩt kim cĩ đường dầu cao áp đến phịng chứa dầu cao áp Dưới cùng là lỗ tia phun nhiên liệu luơn đĩng lại nhờ van kim

- Van kim cĩ dạng hình trụ, một đầu tựa vào cây đẩy nơi thân kim, đầu cịn lại cĩ hai mặt cơn, mặt cơn lớn là nơi tác dụng của dầu cao áp để nâng kim lên, mặt cơn nhỏ để đậy kín van

- Loại đĩt kín lổ tia kín chỉ cĩ một lỗ tia chính khi khơng làm việc van kim luơn đậy kín lỗ tia và lĩ ra ngồi một cái chuơi Lỗ tia đươc đẩy kín nên ít bị ngẹt do đĩng muội than và nhiên liệu phun ra khỏi lỗ tia đưới dạng hình cơn rỗng

- Đặc điểm chính của loại kim phun này là tiết diện lưu thơng của van kim thay đổi theo hành trình của

ti kim Các loại kim phun cĩ chuơi trên đĩt kim thường dùng chuơi hình chĩp cụt Bằng cách thay đổi gĩc cơn trên chuơi kim phun ta cĩ thể thay đổi tiết diện lưu thơng hình vành khăn giữa lổ tia và chuơi kim phun, gĩc phun nhiên liệu kim phun này thường rất rộng

- Kim phun kín lỗ tia kín thường sử dụng trong các loại động cơ cĩ buồng đốt ngăn cách Aùp lực phun của kim vào khoảng 100 ÷ 125 kg/cm2 tức 10 ÷ 12,5MN/m2

Trang 17

1 Đường dầu vào 9 Đệm chỉnh áp suất

2 Thân bơm 10 Lò xo cao áp

3 Lỗ dầu 11 Cây dẩy

9 10

11 12

Trang 18

b Kim phun kín lỗ tia hở:

- Loại kim phun này cũng có một ti kim nhưng không có chuôi đậy kín lỗ tia, ti kim có hai mặt côn, mặt lớn là nơi tác dụng của dầu cao áp và mặt nhỏ dùng để đậy kín van kim Ở đầu đót kim nhô ra dạng chổm lồi trên chổm

có khoang nhiều lỗ nhỏ đường kính khoảng 0,1÷0,35mm và nghiêng khoảng 120 độ ÷ 125 độ đối với kim phun nhiều lỗ tia Đối với kim phun loại hở một lỗ tia thì ở đầu đót kim không có chổm lồi và lổ tia được khoan thẳng góc vói mặt phẳng có đầu đót kim.

- Áp lực phun của kim phun đót kín lỗ tia hở thường lớn hơn 170kg/cm2

c Kim phun loại hở:

- Loại này không có ti kim đóng kín lỗ tia hay van, nghĩa là đường dẫn dầu trong thân kim luôn luôn thông với buồng đốt và nhiên liệu được phun vào buồng đốt khi có sự chênh lệch áp suất giữa buồng đốt và áp suất nhiên liệu trên hệ thống nhiên liệu Tiết diện lưu thông của kim phun loại hở không thay đổi, nếu chênh lệch áp suất trong khi cung cấp nhiên liệu đạt tới 20 - 30MN/m2 , thì chất lượng phun tốt ,nhiên liệu phun bị xé nhỏ dưới dạng sương mù Áp suất phun còn phụ thuộc vào tốc độ và chế độ công suất của động cơ, ở chế độ toàn tải ứng với số vòng quay cực đại từ 1500 ÷ 1600v/phút đến số vòng quay không tải 500 ÷ 600v/phút, trong phạm

vi này áp suất phun dao động từ 10 ÷ 25lần Do vậy trong trường hợp công suất cực đại thì áp suất phun có thể đạt tới 150 MN/m2 Nhưng cũng không tránh khỏi áp suất phun chỉ đạt 5÷ 15 MN/m2 ứng với chế độ không tải

Vì vậy không thể đảm bảo quá trình phun nhiên liệu vào động cơ luôn có chất lượng tốt trong suốt thời gian động

cơ làm việc.

- Ngoài ra kim phun loại hở còn có hiện tượng nhỏ giọt Sau khi bơm cao áp đã cắt nhiên liệu Hiện tượng này xảy ra khi áp suất dư trong kim phun lớn hơn áp suất của buồng đốt hoặc có dao động áp suất trong hệ thống nhiên liệu, phun nhiên liệu nhỏ giọt ảnh hưởng không ít đến hoạt động của động cơ như : dễ gây muội than làm nghẹt các lỗ tia của kim phun nhiên liệu không cháy hết hoàn toàn gây tổn hao nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.

- Với kim phun loại hở kết cấu đơn giản nhưng do có hiện tượng nhỏ giọt trong giai đoạn đầu và cuối quá trình cung cấp nhiên liệu Mặt khác chất lượng nhiên liệu còn phụ thuộc nhiều vào tốc độ của động cơ nên hiện nay ít sử dụng hơn so với kim phun loại kín có ti kim.

Trang 19

d Kim phun kín loại van phẳng

- Kim phun này là loại cải tiến của kim phun loại hở

- Van an toàn có tác dụng làm tăng vận động rối và tăng chất lượng phun của nhiên liệu Ngoài ra nó còn đóng kín đường thông ngăn cách không gian giữa lỗ tia thông với buồng đốt và không gian nối với đường ống cao áp, để giảm hiện tượng phun nhỏ giọt sau khi kết thúc quá trình cung cấp nhiên liệu

- Tuy nhiên trong trường hợp có dao động mạnh về áp suất trên đường ống nhiên liệu cũng có thể xảy ra hiện tượng phun nhỏ giọt Vì trong loại kim phun này rất khó đặt một lò xo ép van lên đế để đảm bảo cho

áp suất nhiên liệu lúc bắt đầu mở van lớn hơn 5 MN/m2 Nhược điểm chính của loại kim phun này là lò xo

dễ mất tính đàn hồi do đặt trong không gian của vòi phun có nhiệt độ cao, do đó làm cho van không ép kín lên đế van

- Loại kim phun này dễ chế tạo không cần các chi tiết chính xác Thường được sử dụng trong các động

cơ có buồng đốt thống nhất đối với kim có nhiều lỗ tia và buồng đốt ngăn cách đối với kim có một lỗ tia.Nguyên lý vận chuyển của kim phun:

- Khi động cơ làm việc nhiên liệu từ bơm cao áp theo các đường ống cao áp đến phòng chứa dầu của

đót kim Khi chưa đến thì cung cấp nhiên liệu, lò xo luôn đè ti kim xuống đóng kín van Đến thì cung cấp nhiên liệu cho đông cơ nhiên liệu được gia tăng áp lực tác dụng vào mặt côn lớn của ti kim nhấc kim lên, nhiên liệu được phun vào buồng đốt qua lỗ tia Đến khi dứt phun áp suất nhiên liệu nhỏ hơn lực đàn hồi của lò xo, lò xo đè ti kim xuống đóng kín van Một phần nhiên liệu dư sẽ rò rĩ qua khe hở giữa van kim và đót kim lên thân kim và trở về thùng chứa qua đường dầu về

Trang 20

- Để chất lượng phun của dịng nhiên liệu ra vịi phun được xé nhỏ dưới dạng sương mù thì tiết diện lưu thơng tại đế van kim phải tương đối nhỏ để làm tăng vận động rối của dịng nhiên liệu sau khi ra khỏi kim phun , cải thiện chất lượng phun và cho phép hạ thấp áp suất phun nhiên liệu Thơng thường

áp suất phun của kim phun loại kín cĩ ti kim khơng vượt quá 40MN/m ở tốc độ cao và thậm chí ở tốc

độ khơng tải thì chất lượng phun nhiên liệu cũng khá tốt Ngồi ra nhờ cĩ ti kim ngăn cách giữa khơng gian trong vịi phun và khơng gian nhỏ trước lỗ tia nên tránh được hiện tượng phun nhỏ giọt sau khi bơm cao áp đã chấm dứt quá trình cung cấp nhiên liệu

- Hành trình nâng của kim phải tương đối nhỏ từ 0,3 đến 0,4mm để giảm bớt lực va đập của kim phun lên đế kim và lên các mặt tựa Lực va đập sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của các chi tiết trong kim Đồng thời cũng đảm bảo tiết diện lưu thơng tại khu vực đế kim phun đạt giá trị tương đối lớn để gây sức cản nhỏ đối với dịng nhiên liệu Hành trình nâng kim cũng khơng được quá cao để tránh va đập làm giảm tuổi thọ các chi tiết trong kim

- Áp suất phun cĩ thể thay đổi được bằng cách thay đổi lực nén của lị xo thơng qua vít điều chỉnh hoặc thay đổi miếng chêm Nếu tăng sức nén của lị xo thì áp lực phun tăng và ngược lại Aùp suất phun càng cao thì tia nhiên liệu phun ra càng dài và càng sương, nhưng khơng thể tăng áp suất phun lên quá cao vì như thế độ chính xác của bơm phải thật cao và tải trọng tác dụng lên các chi tiết trong bơm sẽ lớn

Trang 21

V BUỒNG ĐỐT TRONG ĐỘNG CƠ DIESEL.

- Chất lượng phun nhiên liệu được thể hiện bằng độ phun nhỏ và phun đều của nhiên liệu Độ phun nhỏ được tính bằng đường kính trung bình của các hạt nhiên liệu được phun vào buồng đốt Số vòng quay của động cơ càng cao, thời gian hình thành hỗn hợp cháy và thời gian cháy càng ngắn thì phải phun nhiên liệu càng nhỏ và sương, muốn cho việc hình thành hỗn hợp trong buồng đốt động cơ đạt chất lượng cao thì vận tốc của dòng nhiên liệu phun ra phải đạt từ 150 – 400 m/s tốc độ này còn phụ thuộc vào tốc độ của động cơ và dạng buồng đốt

- Độ phun đều của tia nhiên liệu được thể hiện qua mức độ chênh lệch giữa kích thước hạt được phun và kích thước trung bình của các hạt trong tia nhiên liệu được phun

- Quá trình hình thành hỗn hợp trong động cơ diezel bắt đầu từ lúc nhiên liệu được phun vào buồng đốt đến khi nhiên liệu được sấy nóng và hòa trộn với không khí nóng có áp suất cao trong buồng đốt và hình thành hỗn hợp cháy Quá trình này chiếm một thời gian rất ngắn từ 0.001 – 0.04 s Do vậy muốn đảm bảo cho nhiên liệu cháy hoàn toàn thì phải tạo điều kiện cho những hạt nhiên liệu phun vào buồng đốt phải hòa trộn đều với không khí nóng và phải phân bố đều trong buồng đốt để nhiên liệu bốc hơi nhanh

- Để đạt được mục đích phân bố đều nhiên liệu trong buồng đốt người ta đã nghiên cứu nhiều phương pháp như : phối hợp chặt chẽ giữa hình dạng , kích thước buồng đốt và hướng phun nhiên liệu vào buồng đốt, hoặt tạo ra dòng không khí xoáy lốc với vận tốc lớn trong buồng đốt Để thực hiện phương pháp này người ta chế tạo ra rất nhiều loại buồng đốt, dựa theo cấu tạo ta có thể phân làm hai loại sau :

- Buồng đốt thống nhất : Trong đó toàn bộ thể tích của buồng đốt đều nằm trong một không gian thống nhất

- Buồng đốt ngăn cách : Toàn bộ thể tích của buồng đốt chia làm nhiều không gian và chúng được nối với nhau bằng một hay nhiều đường thông nhỏ

Trang 22

1.Buồng đốt thống nhất :

-Trong buồng đốt thống nhất nhiên liệu được phun trực tiếp vào buồng đốt, thành phần buồng đốt gồm có: đỉnh piston, mặt dưới của nắp quy láp và thành xy lanh hoặc có hai đỉnh của piston và thành xi lanh ( trong động cơ hai kỳ piston đối đỉnh ) Trong các buồng đốt thống nhất thường tăng cường xoáy lốc bằng cách

- Bố trí hướng ống góp kết hợp với gờ trên của xupáp

- Ống hút có hướng tiếp tuyến và chếch xuống so với xy lanh

- Làm đường ống hút hẹp dần và co thắt ở vùng xupáp để tăng cường vận tốc dòng khí nạp

- Kim phun sử dụng cho loại buồng đốt thống nhất thường là kim phun kín nhiều lổ tia ( từ 3 – 10 lổ ) áp suất phun từ 17 –30 MN/m2 Kiểu buồng đốt này thường được sử dụng trên các động cơ như : GM, PERKIN, JOHNDEERE SKODA UNIC,

- Ưu điểm của loại buồng đốt này là cấu tạo đơn giản, tổn thất nhiên liệu ít, tiêu hao nhiên liệu ít, phát hành dễ

- Nhược điểm là tỉ số nén rất cao, áp suất phun nhiên liệu cao, sử dụng kim phun loại kín nhiều lổ tia nên dễ bị nghẹt và dễ nhạy cảm khi thay đổi số vòng quay của động cơ Vì giảm số vòng quay sẽ làm giảm áp suất phun, chất lượng phun kém và hành trình của các tia nhiên liệu giảm

Hình 1-10: Buồng đốt thống nhất

Trang 23

- Ưu điểm của buồng đốt xoáy lốc là áp suất phun nhỏ nhưng do xoáy lốc mạnh nên tạo điều kiện cho nhiên liệu cháy trọn vẹn.

- Do buồng đốt lớn nên dễ gây tổn thất nhiên liệu và khó khởi động nên phải dùng bugi xông máy

Hình 1-11:Buồng đốt xoáy lốc

Trang 24

- Buồng đốt này chiếm khoảng 20% thể tích buồng đốt chính được lắp trên nắp quy-lát và thông với buồng đốt chính Kim phun được bố trí ở buồng cháy chính đối diện với miệng thông với buồng đốt phụ trội Buồng đốt có dạng ôvan, gồm một hay hai buồng thông nhau bằng lỗ nhỏ đồng tâm Kim phun dùng cho loại buồng đốt này thường là kim phun lổ tia kín áp suất phun khoảng 14MN/m2.

Trang 25

CHƯƠNG II :

HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM PF

I KHÁI NIỆM VỀ BƠM CAO ÁP :

1.1 Công dụng và phân loại tổng quát :

Bơm cao áp dùng trên động cơ Diesel có nhiều loại hình dáng, nguyên tắc làm việc khác nhau tuỳ theo hệ thống nhiên liệu nhưng có các công dụng chung :

- Tiếp nhận nhiên liệu đã lọc sạch từ thùng chứa đưa đến

- Ấn định số lượng nhiên liệu đưa đến kim phun, phun vào động cơ

- Ép nhiên liệu đến áp lực cao trước khi đưa đến kim phun (trừ bơm Cummins)

- Đưa nhiên liệu đến kim phun đúng thời điểm để phun vào lòng xy lanh

- Căn cứ vào hệ thống nhiên liệu và cấu tạo ta có thể phân bơm cao áp gồm các loại như sau :

Bơm cao áp trong hệ thống nhiên liệu cá nhân :

- Loại bơm PF

- Loại PE

-Bơm cao áp trong hệ thống phân phối áp lực cao :

- Loại bơm PSB : có một piston vừa lên xuống vừa xoay tròn

- Loại bơm Roosa master – CAV : gồm 2 hay 4 bíttông lắp đối chiếu và xoay tròn theo ruột bơm

- Loại bơm EP /VM , EP/VA : kết hợp giữa PSB và Roosa Master

Bơm kim liên hp GM :

Loại này bơm và kim ráp chung thành một khối

Trang 26

Bơm phân phối áp lực trung bình Cummins PT.

Loại bơm Cummins PT định lượng bằng áp suất và thời gian (Pressure – time) còn gọi là bơm thời áp

1.2 Các phương pháp ấn định lưu lượng nhiên liệu của bơm cao áp :

Tốc độ và công suất của động cơ Diesel tùy thuộc vào lượng nhiên liệu ở bơm cao áp đưa đến kim phun phun vào buồng đốt, lưu lượng nhiều tốc độ lớn, lưu lượng ít tốc độ nhỏ Khác với động cơ xăng,

ở động cơ diesel để tắt máy người ta cúp dầu cung cấp cho động cơ

Để ấn định lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ người ta thường áp dụng các phương pháp sau :

1.2.1 Thay đổi khoảng chạy piston :

- Trong phương pháp này piston có thể di chuyển một khoảng ngắn hay dài về khoảng chạy tùy thuộc vào bộ phận điều khiển “ga” Khoảng chạy của piston ấn định lượng nhiên liệu đến kim phun

Phương pháp này hiện nay không còn dùng nữa

1.2.2 Phương pháp dùng van tiết lưu :

- Phương pháp này áp dụng trên các bơm cao áp piston có khoảng chạy cố định, thân piston không có lằn vạt xéo, ở xy lanh có đường dầu đến và lỗ có gắn van tiết lưu thông với lưu lượng nhiên liệu thoát về Một cần điều khiển liên hệ với van tiết lưu đuợc điều khiển bởi bộ tiết chế

- Khi cho dầu quay về nhiều thì lưu lượng đến kim phun ít Khi cho dầu về ít thì lưu lượng đến kim phun nhiều

- Phương pháp này chỉ được sử dụng trên các động cơ tỉnh tại hoặc tàu thủy cỡ nhỏ, cỡ vừa như động cơ D6 hoặc bơm cao áp PMY

Trang 27

1.2.3 Phương pháp dùng xú bắp phân lượng :

Phương pháp này có hai cách :

Xú bắp phân lượng ráp ở mạch đầu vào, nếu xú bắp mở lớn dầu vào trong xy-lanh nhiều, piston

ép dẫn đến kim phun nhiều Nếu xú bắp mở ít dầu vào trong xy-lanh ít, piston sẽ ép dầu đến kim phun

ít Nếu không cho dầu vào, động cơ sẽ ngừng hoạt động Cách này thường được áp dụng ở bơm cao áp CAV và Roosamasters

Xú bắp phân lượng gắn ở mạch dầu về, nếu mạch dầu mở càng trễ thì dầu ép đi càng nhiều Nếu

mở sớm dầu ép đi ít Nếu mở ngay từ đầu, mặc dầu piston lên xuống nhưng dầu vẫn không bị ép bởi vì lúc này khoảng chạy có ích của piston sẽ bằng không và máy ngưng hoạt động Cách này thường được

áp dụng ở bơm cao áp PSB

1.2.4 Phương pháp xoay piston, đối với piston có lằn vạt xéo:

- Phương pháp này được áp dụng trên các bơm cao áp có khoảng chạy cố định , trên thân piston có rãnh đứng và lằn vặt xéo, tùy theo nhà chế tạo mà có các loại piston bơm khác nhau

- Khi muốn thay đổi tốc độ ta xoay piston Tuỳ vào vị trí tương đối lằn vạt xéo trên đỉnh piston bơm đối với các lỗ dầu trên xy lanh mà hành trình có ích của piston sẽ thay đổi, làm cho lượng dầu cung cấp cho kim sẽ thay đổi theo

- Cách này được áp dụng trên bơm cao áp thuộc hệ thống nhiên liệu cá nhân và hệ thống kim bơm liên hợp

Trang 28

Hình dưới trình bày nguyên lý định lượng loại bơm có lằn vặt xéo phía dưới.

H1 : Piston ở vị trí thấp nhất, nhiên liệu vào xylanh bằng hai lỗ dầu vào và dầu về

H2 : Vào cuối thì ép đến điểm phun dầu, cam đội piston lên đóng kín hai lỗ dầu lại nhiên liệu bắt đầu

bị ép trong xy lanh ta gọi là điểm khởi phun

H3 : Piston tiếp tục đi lên, ép dầu áp lực cao đến kim phun khi rãnh thoát trên thân piston vừa hé mở đường dầu về, dầu từ phía trên đầu piston theo rãnh đứng thoát ra lỗ dầu về, dầu từ phía trên đầu từ piston theo rãnh đưng thoát ra lỗ dầu về, dầu không được bơm lên kim phun nữa ta gọi là điểm dứt phun

H4 – 5 : Nếu ta xoay mũi tên theo chiều cạnh vạt xéo thân dưới piston hé mở lỗ dầu về sớm hơn

H6 : Hành trình mới

Trang 29

1 Nạp nhiên liệu 2 Khởi phun 3 Đang phun

4 Dứt phun 5 Hành trình dư 6 Hành trình nạp mới

Hình 2 - 1 : Định lượng bằng cách xoay piston có lằn vạt xéo

Trang 30

II - BƠM CAO ÁP CÁ NHÂN PF :

2.1 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu PF :

- Bơm PF sử dụng trên các loại động cơ Diesel cỡ nhỏ một, hai xy lanh như : KUBOTA, YANMAR hoặc trên một số động cơ nhiều xy lanh

- Sơ đồ hệ thống nhiên liệu của bơm PF gồm thùng chứa nhiên liệu, khóa nhiên liệu, lọc sơ cấp và chén lóng cặn, lọc thứ cấp, bơm cao áp PF, ống dẫn cao áp, kim phun, ống dẫn dầu dư từ kim về thùng chứa

1 Bơm cao áp 3 Ống cao áp 5 Ống dầu về 6 Lọc nhiên liệu 8 Ốc xả cặn

2 Ốc xả gió 4 Kim phun 7 Ống dầu đến bơm

-Hình 2 – 2 : Sơ đồ hệ thống nhiên liệu PF

5

4 3

2 1

6

7

8

Trang 31

- Khi động cơ làm việc nhiên liệu từ thùng chứa qua 2 lọc sơ cấp và thứ cấp rồi đến bơm cao áp nhờ bằng trọng lực vì loại này thùng chứa thường đặt cao hơn bơm cao áp Đến thời điểm phun, nhiên liệu được phun vào buồng đốt Nhiên liệu dư ở kim phun theo ống dầu dư dẫn về thùng Lượng dầu dư này vừa để bôi trơn van kim vừa có công dụng làm mát kim phun.

2.2 Công dụng của bơm PF :

- Tiếp nhận nhiên liệu từ thùng chứa đưa đến qua các thiết bị ống dẫn, lọc

- Ép nhiên liệu lên áp lực cao từ 2500 PSI  3000 PSI đưa lên kim phun, phun vào xy lanh đúng thời điểm

- Cung cấp nhiên liệu cho động cơ tùy theo yêu cầu hoạt động

2.3 Cấu tạo bơm PF :

- Bơm cao áp là bộ phận chính của hệ thống nhiên liệu trên động cơ Diesel Nó cần một sự chính xác

và bền chắc cao để có thể kéo dài tuổi thọ mà không sai lệch hay hư hỏng Vì thế các chi tiết của bơm phải đuợc nghiên cứu kỹ lưỡng chế tạo với độ chính xác cao, vật liệu tốt, khó hao mòn

Trang 32

7 9 10

8

1

3

2

Trang 33

Một bơm cao áp PF gồm các bộ phận như sau :

- Vỏ bơm được đúc bằng thép hay hợp kim nhôm, trên đó có dự trù bệ bắt bơm (bắt đứng hay bắt bên hông) phía ngoài xung quanh có dự trù các lỗ để bắt vít xả gió, vít chặn xy lanh, lỗ để xỏ thanh răng, lỗ để trông đệm đẩy khi cân bơm

1 Van cao áp 2 Xy lanh bơm

3 Piston bơm 4 Thanh răng

- Phía trên xy lanh là một bệ van cao áp và van cao áp.Trên xú bắp là lò xo, tất cả được siết giữ trong vỏ bơm bằng ốc lục giác, đầu ốc lục giác là chỗ dự trù để bắt ống cao áp dẫn đầu đến kim phun

1

2 3 4

5

6

Trang 34

 Một số đặc điểm cấu tạo :

- Van cao áp : khi áp lực nhiên liệu cao hơn áp lực của lò xo van cao áp, van mở ra để nhiên liệu đến kim phun Khi thời gian phun chấm dứt, áp lực nhiên liệu giảm, lò xo đẩy van đóng lại Trong khi đóng phần hình trụ phía dưới đi vào trong bệ tạo áp thấp làm giảm áp lực nhiên liệu đến kim phun Nhờ thế kim phun được dứt khoát, tránh tình trạng rỉ dầu nơi đót kim phun trước và sau khi phun Ngoài ra còn có loại van cao áp tròn như ở bơm cao áp động cơ D6 hoặc loại 2 viên bi như bơm SIGMA

- Xy lanh có một hay hai lỗ, lỗ dầu ra ở phía vít chặn xy lanh, vít chặn xy lanh ngoài nhiệm vụ định vị xy lanh còn có nhiệm vụ chịu sức tác dụng của áp lực dầu về để tránh xói mòn vỏ bơm

- Piston bơm thường có lằn vặt xéo trên hay phía dưới để phân lượng nhiên liệu, đuôi piston có hai tay ăn ngàm với hai rãnh chữ U ở khâu răng và trên tay của đuôi piston đều có dấu Khi ráp dấu trên tay của piston phải trùng vơi dấu trên rãnh chữ U

- Ngoài ra ta còn có loại piston không có lằn vặt xéo (như ở PMY D6) định bằng van tiết lưu, loại này không có khâu răng và vòng răng

- Ở vòng răng và thanh răng của bơm PF đều có dấu Khi ráp hai dấu này phải ăn khớp với nhau

Trang 35

2.4 Nguyên lý vận chuyển nhiên liệu :

A Lưu lượng tối đa B Lưu lượng trung bình C Cầm chừng

Hình 2 – 5 : Nguyên lý làm việc bơm cao áp PF

- Khi động cơ làm việc, lúc piston bơm xuống thấp nhất nhiên liệu ở xung quanh xy lanh vào xy lanh bơm bằng cả hai lỗ dầu vào và dầu ra

- Đến thì phun dầu, cốt cam gắn ở động cơ điều khiển piston bơm đi lên ép nhiên liệu trong xylanh Lúc piston đi lên, khi nào đỉnh piston đóng hết 2 lỗ dầu ở xy lanh thì nhiên liệu bắt đầu ép (ta gọi là điểm khởi phun) Khi áp lực dầu ép tăng lên mạnh hơn áp lực của lò xo van cao áp, van mở ra nhiên liệu đưa đến kim phun để phun vào xylanh động cơ

- Piston tiếp tục đi lên ép nhiên liệu, đến khi lằn vặt xéo ở piston mở lỗ dầu xả, dầu từ trên đỉnh piston theo lỗ khoan giữa piston tràn ra ngoài xy lanh.Thì phun chấm dứt (ta gọi là điểm dứt phun), piston tiếp tục đi lên cho hết khoảng chạy của nó

Trang 36

- Muốn thay đổi tốc độ động cơ ta điều khiển thanh răng xoay piston để thay đổi hành trình có ích Hành trình có ích càng lớn lượng dầu càng nhiều, hành trình có ích càng ngắn dầu càng ít Khi ta xoay piston để rãnh đứng ngay lỗ dầu xả thì hành trình có ích của piston sẽ bằng không, nghĩa là dầu trên đỉnh piston luôn luôn thông với bên ngoài xy-lanh thông qua lỗ xả, nên mặt dầu piston vẫn lên xuống, nhiên liệu không được ép, không phun nhiên liệu, động cơ ngưng hoạt động (vị trí này gọi là cúp dầu), lằn vạt xéo trên thân piston có 2 loại :

Lằn vạt xéo phía trên : Điểm khởi phun thay đổi, điểm dứt phun cố định

Lằn vạt xéo phía dưới : Điểm khởi phun cố định, điểm dứt phun thay đổi

Van cao áp :

1 Rắc co dầu ra

3

4 5

Trang 37

* Các dấu của bơm cao áp PF :

- Dấu ở vòng răng và thanh răng

- Dấu tròn trên thanh răng, dấu gạch trên vòng răng phải trùng nhau

- Dấu trên đuôi piston, dầu trên rãnh xẻ

2.5 Đặc điểm của bơm cao áp PF :

- Bơm PF không có cốt cam nằm trong bơm

- Bơm được gắn bên hông động cơ

Mỗi xylanh động cơ có một bơm riêng biệt, nhờ thế mà ống dẫn từ bơm cao áp đến kim phun ngắn.Kích thước đường kính piston 4  40 mm, khoảng chạy từ 5  35 mm, lưu lượng cung cấp một lần phun từ 25  3800 mm3

Trên bơm có các ký hiệu sau

Ví dụ : Ở vỏ bơm có ghi APF 1 A 70 A 2123556

1 2 3 4 5 61) APF : Loại bơm cá nhân của Mỹ

A : American Bosch

PF : Bơm cá nhân2) 1 : số piston bơm (1 piston)

3) A : Cỡ bơm A : Cỡ nhỏ; B : Cỡ trung; Z : Cỡ lớn

4) 70 : đường kính piston tính bằng 1/10mm (7mm)

5) A : Đặc điểm thay thế tùy theo cỡ bơm

6) Đặc điểm của nhà chế tạo ấn định để thay đổi các phụ tùng

Trang 38

Bơm cao áp PF có 2 loại : loại điều khiển bằng thanh răng và loại điều khiển bằng van nhiên liệu.

2.6 Tháo ráp sửa chữa bơm cao áp PF

- Một que sắt tròn làm chốt chặn đường kính cỡ 3mm dài 50mm

- Một cái gắp piston bơm

- Một chìa khóa miệng hay vòng đơn vị inch

- Một chìa khóa miệng hay vòng đơn vị mm

- Một cảo đế, van cao áp (bệ) theo cỡ

- Đối với người làm việc tay phải thật sạch

- Dụng cụ bàn thợ, bàn kẹp thật sạch và có lót giấy dưới mâm để chi tiết

- Chuẩn bị một máng chứa dầu rơi xuống dưới đất lúc ráp bơm

Trang 39

a Tháo bơm cao áp PF :

- Tháo bơm ra khỏi động cơ Rửa và tẩy sạch dầu mỡ bên ngoài bơm Để ngừa chất bẩn xâm nhập vào bên trong, dùng nút vặn hoặc vải sạch quấn bít các mạch nạp và thoát của bơm lúc rửa

- Trở ngược đầu bơm và kẹp chặt vào bàn kẹp có mang bàn phụ bằng kim đỡ sát (kẹp nơi phần lục giác của đầu ống nối)

- Dùng cán búa để chụp hướng dẫn piston, chui chốt chặn vào lỗ nơi hông của thân bơm Chú

ý có nhiều loại bơm lỗ này nằm bên trong của thân bơm

- Dùng cây vặn vít nạy vòng chân chụp hướng dẫn piston, dùng tay trái giữ chặn khỏi văng ra ngoài, tay phải nạy vòng chận

- Đè chụp hướng dẫn piston rời khỏi chốt chận và lấy chốt chặn ra

- Lấy chụp hướng dẫn ra khỏi thân bơm

- Lấy piston và chén chận lò xo phía dưới cẩn thận không cho piston va chạm với vật khác, mặt láng chính xác có thể bị trầy và chạm với vật cứng khác

- Lấy lò xo piston ra

- Dùng băng keo quấn 2 đầu mỏ kềm, chui vào trong thân bơm để rút ống xoay chén chận đầu trên lò xo và vòng kềm

- Bơm cỡ nhỏ (A) và cỡ trung (B) không có vòng kềm

- Tháo vít chặn thanh răng

- Rút thanh răng khỏi thân bơm

* Chú ý : Không nên tháo mũi chỉ gắn nơi thân bơm và các khoen chêm (Shim) nếu cần tháo nên ghi dấu trước Trường hợp khoen chêm bị thất lạc nên gắn mũi chỉ thế nào khi thanh răng ở phía cúp dầu (stop) đầu mũi chỉ nằm ngay 0 nơi thanh răng

Trang 40

- Trở đầu bơm và kẹp vào bàn kẹp.

- Dùng chìa khóa tháo đầu ống nối

- Lấy lò xo van cao áp ra

- Dùng cảo để cảo bệ van cao áp ra.Van cao áp, phải được lắp vào thành bệ của nó cho khỏi lộn

- Tháo vít kềm xylanh và đệm khí

- Đẩy xylanh ra khỏi thân từ dưới lên trên lắp piston và xylanh của nó thành từng bộ và để trên giấy sạch

- Tháo vít xả gió và đệm kín không cần tháo mũi chỉ số chêm của nó

b Kiểm tra sửa chữa bơm cao áp PF :

- Sau một thời gian hoạt động phải kiểm tra sửa chữa

- Trước hết phải rửa sạch bên ngoài bơm cao áp, dùng dầu tẩy thích hợp Sau khi rửa sạch và thổi gió,

ta tháo rời các chi tiết bên trong để kiểm soát

- Thân bơm : kiểm tra nếu bị nứt, thì có thể hàn hoặc gia công nguội, nếu hư quá phải thay mới

- Piston xylanh : dùng kính phóng đại để kiểm tra mặt ngoài của piston và xylanh bơm.Nếu có vết trầy , chứng tỏ có chất bẩn trong nhiên liệu

- Van và đế cao áp : dùng kính phóng đại kiểm tra, nếu mòn, khuyết rỗ mặt nơi phần côn hay phần trụ cần xoáy phần côn, phần trụ không được xoáy cát mà chỉ lau lại bằng mỡ

- Đệm đẩy : mòn khuyết nơi đầu ốc hiệu chỉnh khoảng hở quá nhiều giữa chốt và con lăn cần tiện mới

hay thay thế

- Lò xo cao áp : nứt hay cong, thay mới hoặc nắn thẳng.

- Ống xoay và vòng răng : vít vòng răng bị hư, rãnh chữ U của xoay ống bị mòn khuyết, cần thay mới hoặc hàn đắp

Ngày đăng: 24/10/2014, 00:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 -2 : Hệ thống nhiên liệu van an toàn  lắp ở lọc thứ cấp - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 1 2 : Hệ thống nhiên liệu van an toàn lắp ở lọc thứ cấp (Trang 4)
Hình 2 – 3 : Cấu tạo bơm cao áp PF - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 2 – 3 : Cấu tạo bơm cao áp PF (Trang 32)
Hình 2 – 5 : Nguyên lý làm việc bơm cao áp PF - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 2 – 5 : Nguyên lý làm việc bơm cao áp PF (Trang 35)
Hình 3.1 Hệ thống nhiên liệu bơm cao áp PE - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 3.1 Hệ thống nhiên liệu bơm cao áp PE (Trang 52)
Hình 3 – 2 : Cấu tạo tổng quát bơm cao áp PE - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 3 – 2 : Cấu tạo tổng quát bơm cao áp PE (Trang 54)
Hình 3 - 3 : Cấu tạo chi tiết bơm cao áp PE - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 3 3 : Cấu tạo chi tiết bơm cao áp PE (Trang 56)
Hình 3 – 4 : Bộ phun sớm tự động gắn đầu cốt bơm PE - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 3 – 4 : Bộ phun sớm tự động gắn đầu cốt bơm PE (Trang 57)
Hình 3. 5: Băng thử bơm cao áp kiểu CATA-3 đang thử một bơm PE - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 3. 5: Băng thử bơm cao áp kiểu CATA-3 đang thử một bơm PE (Trang 70)
Hình Hình  1:   1:  SƠ SƠ ĐỒ ĐỒ HỆ HỆ THỐNG THỐNG NHIÊN NHIÊN LIỆU LIỆU BƠM BƠM  VE  VE - bom cao ap PE,VE,PF
nh Hình 1: 1: SƠ SƠ ĐỒ ĐỒ HỆ HỆ THỐNG THỐNG NHIÊN NHIÊN LIỆU LIỆU BƠM BƠM VE VE (Trang 92)
Hình 3: BƠM CÁNH GẠT - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 3 BƠM CÁNH GẠT (Trang 97)
Hình 5: Van điều áp. - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 5 Van điều áp (Trang 99)
Hình 7: Van cao áp - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 7 Van cao áp (Trang 103)
Hình 8: Các thì và các giai đoạn phân phối. - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 8 Các thì và các giai đoạn phân phối (Trang 109)
Hình 8: Các thì và các giai đoạn phân phối. - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 8 Các thì và các giai đoạn phân phối (Trang 112)
Hình 15: Bộ bù áp lực - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 15 Bộ bù áp lực (Trang 141)
Hình 17: Các vị trí làm việc của - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 17 Các vị trí làm việc của (Trang 147)
Hình 17: Các vị trí làm việc của - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 17 Các vị trí làm việc của (Trang 149)
Hình 18: Cơ cấu phun sớm cho  khởi động lạnh bằng tay. - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 18 Cơ cấu phun sớm cho khởi động lạnh bằng tay (Trang 153)
Hình 19: Bộ khởi động  lạnh (KSB) - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 19 Bộ khởi động lạnh (KSB) (Trang 154)
Hình 20: Cơ cấu phun sớm cho khởi động - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 20 Cơ cấu phun sớm cho khởi động (Trang 156)
Hình 23: Sơ đồ bộ phun sớm - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 23 Sơ đồ bộ phun sớm (Trang 160)
Hình 24:Tắt máy bằng cơ khí. - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 24 Tắt máy bằng cơ khí (Trang 163)
Hình B-1 : Hệ thống nhiên liệu bơm kim liên hợp GM. - bom cao ap PE,VE,PF
nh B-1 : Hệ thống nhiên liệu bơm kim liên hợp GM (Trang 211)
Hình B-2: Cấu tạo bơm kim GM.  23. Thân bơm. - bom cao ap PE,VE,PF
nh B-2: Cấu tạo bơm kim GM. 23. Thân bơm (Trang 214)
Hình B-3: Các loại kim phun của kim bơm liên hợp.C: Loại mới. - bom cao ap PE,VE,PF
nh B-3: Các loại kim phun của kim bơm liên hợp.C: Loại mới (Trang 220)
Hình B-5: Nguyên lý hoạt động của bộ kim bơm liên hợp. - bom cao ap PE,VE,PF
nh B-5: Nguyên lý hoạt động của bộ kim bơm liên hợp (Trang 227)
Hình 5- 6: Nguyên lý thay đổi lưu lương nhiên liệu - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 5 6: Nguyên lý thay đổi lưu lương nhiên liệu (Trang 230)
Hình B-7 Các kí hiệu ghi trên bơm GM. - bom cao ap PE,VE,PF
nh B-7 Các kí hiệu ghi trên bơm GM (Trang 232)
Hình 5-7Các chi tiết của bơm kim GM - bom cao ap PE,VE,PF
Hình 5 7Các chi tiết của bơm kim GM (Trang 237)
Hình C-2 : Điều chỉnh ga của bơm kim GM trên động cơ - bom cao ap PE,VE,PF
nh C-2 : Điều chỉnh ga của bơm kim GM trên động cơ (Trang 255)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w