ngôi chùa của cổ vật và niềm tin

6 143 0
ngôi chùa của cổ vật và niềm tin

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

41 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 di tích - danh thaéng Chùa Keo Hành Thin ? Trần Văn Quyến NM HAI BÊN B SÔNG HNG, HAI TNH NAM ĐNH VÀ THÁI BÌNH ĐU CÓ NGÔI CHÙA VI TÊN CH 神 光 寺 THN QUANG T, TÊN NÔM LÀ CHÙA KEO, TH THIN SƯ DƯƠNG KHÔNG L THI NHÀ LÝ. T TRƯC ĐN NAY NGƯI TA THƯNG HAY NHC ĐN CHÙA KEO THÁI BÌNH VÀ ÍT KHI NHC ĐN CHÙA KEO HÀNH THIN  NAM ĐNH. CHÙA KEO THÁI BÌNH ĐƯC GI LÀ CHÙA KEO THƯNG, TA LC  LÀNG DŨNG NHU, XÃ DUY NHT, HUYN VŨ THƯ, TNH THÁI BÌNH. CHÙA KEO HÀNH THIN GI LÀ CHÙA KEO H, TA LC  LÀNG HÀNH THIN, XÃ XUÂN HNG, HUYN XUÂN TRƯNG, TNH NAM ĐNH. TRƯC TH K XVI HAI CHÙA CH LÀ MT. Toàn cảnh tam quan nội - gác chuông Tam quan ngoại 42 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 di tích - danh thaéng D ưới triều Lý, đạo Phật hưng thịnh, nhiều đền các, chùa chiền được xây dựng, trong số đó có chùa Nghiêm Quang với quy mô bề thế vào bậc nhất lúc bấy giờ. Chùa Nghiêm Quang được xây dựng trên hành cung Quán Các, trong vùng Giao Thủy (nay thuộc xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Chùa có tên nôm là chùa Keo. Năm 1167, chùa Nghiêm Quang được đổi tên là chùa Thần Quang. Vào năm 1611, một trận lụt lớn làm đất sụt lở, cuốn trôi chùa Thần Quang. Sau đó nhân dân vùng Quán Các phải di dân sang vùng đất mới. Dân thuộc ấp Dũng Nhuệ dời sang vùng Thái Bình ngày nay lập lên chùa Keo Thái Bình. Dân ấp Hành Cung di dời về phía đông nam hữu ngạn sông Hồng lập ấp, dựng chùa Keo ở làng Hành Thiện. Đời Minh Mệnh, năm Quý Mùi 1823, làng Hành Cung được đổi tên là Hành Thiện, có nghĩa là chỉ làm những việc thiện. Tháng 10 năm Tự Đức thứ 18 (1865), làng Hành Thiện được vua ban bốn chữ: 美 俗 可 風 (Mỹ tục khả phong), có nghĩa là làng có nhiều phong tục đẹp. Sau khi ổn định cuộc sống tại vùng đất mới, nhân dân làng Hành Thiện đã xây dựng ngôi chùa có quy mô bề thế như ngày nay vào năm Hoằng Định thứ 13 (1612). Trải qua thời gian, chùa được trùng tu nhiều lần vào các năm Cảnh Trị thứ 9 (1671), Chính Hòa thứ 25 (1704), Thành Thái thứ 7 (1895) Mặc dù chùa Keo Hành Thiện được khởi công xây dựng trước và kiến trúc có nhiều ảnh hưởng đến chùa Keo Thái Bình (chùa Keo Thái Bình được hoàn thành năm (1632), sau chùa Keo Hành Thiện 20 năm nhưng chùa Keo Hành Thiện lại ít được biết đến. Chùa Keo Hành Thiện được xây dựng trên khuôn viên rộng khoảng 10.000m 2 , theo kiểu “nội nhị công, ngoại nhất quốc”. Tam quan ngoại ba gian đóng vai trò là cửa chùa nhìn ra một ao sen nhỏ có hòn non bộ được dựng theo thế tam sơn, long chầu hổ phục. Ngay trước cửa là đôi voi đá phục chầu. Tam quan nội được thiết kế đồng thời là gác chuông, hai tầng ba gian hai trái làm theo kiểu chồng diềm cao 7,5m Hình voi phục trước tam quan ngoại 43 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 di tích - danh thaéng đứng trên 24 cột lim được đặt trên đá tảng chạm hình hoa sen mang đậm phong cách nghệ thuật thời Hậu Lê. Toàn bộ hệ thống vì kèo được kết cấu theo lối chồng giường đỡ mái, kết hợp với việc làm gác lửng với các đầu dư chạm rồng rất tỉ mỉ. Những con kê và đầu xà uốn lượn, dùng chính cả khúc gỗ làm chi tiết trang trí trong tổng thể tạo ra như một ổ rồng đang quấn quýt đỡ mái. Trên tầng hai treo quả chuông được đúc vào năm 1895 và một khánh lớn bằng đồng được đúc vào năm 1897. Thượng lương tam quan nội ghi dòng chữ: 成 泰 柒 年 乙 未 春 季 吉 日改 鑄 銅 鍾 重 修 鍾 閣 (Thành Thái thất niên Ất Mùi xuân quý cát nhật cải chú đồng chung trùng tu chung các: ngày tốt tháng Hai năm Ất Mùi, niên hiệu Thành Thái thứ 7 (1895) đúc lại chuông và trùng tu gác chuông). Công trình tam quan nội thiết kế theo kiểu “thượng gia hạ trì” nhìn ra hồ hình bầu dục dài khoảng 50m rộng khoảng 18m, sâu 3m, có bậc lên xuống ở hai cổng chùa, nước quanh năm xanh mát. Con đường đi bao quanh hồ được lát đá và gạch, có thể chứa hàng nghìn người trong những ngày hội. Công trình chính trong nội chùa là hai tòa nhà to kiểu chữ “công” (工), mỗi tòa có 13 mái lợp ngói mũi hài với 8 góc cong đầu rồng, dựng trên 52 cột lim kê đá tảng trạm hình hoa sen. Tòa trước là chùa thờ Phật gồm Toàn cảnh chùa nhìn từ gác chuông Mái cong của gác chuông - tam quan nội 44 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 di tích - danh thaéng 3 tòa (tòa Hộ, tòa Thiêu Hương và tòa Tam Bảo) lưu giữ 67 pho tượng cổ. Tòa Thiêu Hương có thờ tượng Phật Thích Ca bằng đồng mặc áo đỏ, phía hai bên áp vách có bát vị Kim Cương. Tòa Tam Bảo có 40 pho tượng chia làm năm lớp theo thiết trí thờ tự của đạo Phật. Ngay chính điện tòa tiền đường treo bức đại tự ghi ba chữ: 神 光 寺 (Thần Quang tự). Ba bộ cửa của điện thờ Phật đều có nhiều lớp hoa văn chạm nổi và chạm lộng rất công phu, tinh xảo với các đề tài khác nhau, tạo thành “bức tranh gỗ” rực rỡ. Cách một khoảng sân rộng sau điện Phật là đền thánh thờ thiền sư Dương Không Lộ với 4 tòa (Giá Roi, Thiêu Hương, Phụ Quốc và Thượng Điện, tức cung ngoài, cung giữa, hậu cung và cung cấm) quy mô cấu trúc theo kiểu “thượng bò cuốn hạ kẻ bẩy” và “kẻ nội đấu truyền”. Gian giữa treo bức hoành ghi ba chữ 大 法 師 (Đại pháp sư), hai bên treo bốn chữ 西 法 嗣 天 (Tây pháp tự thiên) và 南 海 尊 禪 (Nam hải tôn thiền). Hậu cung thờ bài vị Đức Thánh khoác triều phục. Cấm cung thâm nghiêm đặt hai pho tượng Thánh bằng đồng và gỗ thơm, chỉ mở cửa Bức hoành phi ghi ba chữ Thần Quang Tự Tượng Tam Thế Phật Bia đá thời Lê dựng dưới gác chuông 45 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 di tích - danh thaéng vào ngày lễ hội. Nếu như khu thờ Phật được thiết kế mở với những mảng chạm khắc dản dị đúng như tinh thần siêu thoát của đạo Phật thì khu thờ Thánh là kiến trúc khép kín tạo nên sự thâm nghiêm huyền bí. Các kết cấu gỗ ở các cụm kiến trúc trung tâm được trạm khắc rất công phu tỉ mỉ. Đề tài trạm khắc rất phong phú: long cuốn thủy, ly ngậm ngọc, phượng ngậm cành hoa, tứ linh, tứ quý, nghê đội nóc đao, motif hỏa đao mác, vân mây uốn lượn. Đặc biệt là những mảng chạm khắc hình rồng ở tòa thờ Thánh rất đa dạng, lúc ẩn lúc hiện vô cùng tinh vi, sắc sảo và sống động. Tượng hộ pháp trong chùa Khách đồng đúc năm 1897 46 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 di tích - danh thaéng Các nghệ nhân có lẽ phải dồn toàn bộ trí lực và tài hoa mới có thể tạo dựng được những đường nét chạm khắc tinh xảo trên các mảng đố, xà, kẻ, bảy của từng tòa nhà như vậy. Chùa Keo Hành Thiện là một quần thể kiến trúc quy mô phức hợp với 13 tòa rộng, dãy dài gồm 121 gian nối tiếp nhau bao gồm: tiền đường 5 gian, tòa đệ nhị ba gian, tòa thờ Phật và ba tòa sau thờ thiền sư Dương Không Lộ, cuối cùng là 10 gian nhà Tổ và nhà oản, nhà ký đồ. Hai bên các kiến trúc trung tâm là hai dãy hành lang gồm 80 gian chạy dài từ tam quan nội đến nhà Tổ bao quanh khép kín tạo nên sự cân đối và vẻ trang nghiêm bề thế của chùa. Hai dãy hành lang của chùa dùng để khách thập phương trong ngày lễ hội nghỉ chân chuẩn bị lễ vật vào dâng cúng. Ngoài những giá trị về mặt kiến trúc tiêu biểu cho chùa làng Bắc Bộ thời Hậu Lê, chùa Keo Hành Thiện còn bảo tồn được nhiều di vật cổ có giá trị. Như các án thư, sập thờ, thuyền rồng, tượng Phật, tượng Thánh, các văn bia, hoành phi đối liễn … Trong đền Thánh của chùa còn lưu giữ được 38 đạo sắc các triều đại phong cho thiền sư Dương Không Lộ trong đó đạo sắc năm Cảnh Hưng thứ 4 (1754) là cổ xưa nhất, ngoài ra còn có các sách, kinh phật Hán Nôm nói về hành trạng và sự tích của thiền sư Dương Không Lộ cũng như lịch sử của chùa. Một điều khá lạ ở chùa Keo Hành Thiện, từ rất lâu không có sư tu hành. Chùa được một thủ từ coi sóc hương khói và truyền từ đời nay sang đời khác cho đến nay. Khi có việc làng, trùng tu hay lễ hội thì thủ từ bàn giao lại cho làng sử dụng, xong việc chùa lại do thủ từ quản lý. Hằng năm chùa Keo Hành Thiện mở hội hai lần vào dịp tết Nguyên Đán và vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch. Ngoài các nghi lễ tôn giáo, lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa mang dấu ấn của cư dân nông nghiệp như leo cầu ngô, thi cờ tướng, tổ tôm điếm… Đặc sắc nhất là hoạt động bơi trải với sự tham gia của 15 xóm trong làng, để tưởng nhớ nghề chài lưới mà đức Không Lộ đã từng làm thời niên thiếu. Chùa Keo Hành Thiện được xếp vào hạng cổ tích của xứ An Nam theo nghị định của toàn quyền Đông Dương ngày 16.5.1925. Đến năm 1962, chùa được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Chùa Keo Hành Thiện cùng với chùa Keo Thái Bình, trải qua thăng trầm thời gian và lịch sử vẫn tồn tại vững chãi, ghi dấu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Hậu Lê, cũng như phản ánh tín ngưỡng thờ đức Thánh Không Lộ thiền sư ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. T.V.Q Đại hồng chung Chi tiết chạm khắc trên các cánh cửa ở điện thờ Phật . khép kín tạo nên sự cân đối và vẻ trang nghiêm bề thế của chùa. Hai dãy hành lang của chùa dùng để khách thập phương trong ngày lễ hội nghỉ chân chuẩn bị lễ vật vào dâng cúng. Ngoài những. trạng và sự tích của thiền sư Dương Không Lộ cũng như lịch sử của chùa. Một điều khá lạ ở chùa Keo Hành Thiện, từ rất lâu không có sư tu hành. Chùa được một thủ từ coi sóc hương khói và truyền. Trực, tỉnh Nam Định). Chùa có tên nôm là chùa Keo. Năm 1167, chùa Nghiêm Quang được đổi tên là chùa Thần Quang. Vào năm 1611, một trận lụt lớn làm đất sụt lở, cuốn trôi chùa Thần Quang. Sau

Ngày đăng: 23/10/2014, 23:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan