79 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 chaân dung Nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn: “Lương tâm tôi cắn rứt nếu im lặng trước điều không đúng…” ? Hoàng Văn MinH thực hiện 80 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 chaân dung N ếu hỏi 10 người, chắc chắn có đến 9,5 người cho biết ấn tượng đầu tiên của họ sau khi gặp nhà nghiên cứu, TS. Trần Đức Anh Sơn, trước hết là… một người nói nhiều (!). Anh có thể nói say sưa hàng giờ liền từ chủ đề này kéo sang chủ đề khác mà không thấy “lạc giọng”. Và tất nhiên, sự nói nhiều của Trần Đức Anh Sơn rất có ích với người đối diện, đặc biệt là với các nhà báo bởi hàm lượng thông tin trong câu chuyện của anh rất cao và lý thú. Nhưng cũng bởi sự “nói nhiều”, từ các diễn đàn khoa học cho tới trong cơ quan, ra quán cà phê, lên bàn nhậu… mà mới đây, việc anh “bỏ Huế” với chức vụ Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế để vào Đà Nẵng sinh sống và làm việc - vốn là chuyện bình thường - đã được (bị) đẩy thành một “sự kiện” với nhiều luồng dư luận khác nhau. Nhiều người tiếc rẻ, coi đây là một sự “chảy máu chất xám” khi giới nghiên cứu văn hoá ở Huế mất đi một nhà chuyên môn “chính diện” dám nói thẳng, nói thật… Nhưng cũng có không ít tiếng thở phào nhẹ nhõm bởi từ đây, “chúng ta” bớt đi một ánh mắt “soi mói” và sau đó là cái miệng sắt như dao cạo Ra đi để làm mới mình Thưa anh, việc rời bỏ Huế - một môi trường rất lý tưởng cho những người nghiên cứu - để về sống và làm việc ở Đà Nẵng chắc phải có một lý do rất lớn? Tôi sinh ra, lớn lên ở Huế. Huế cũng là nơi đã cho tôi những kiến thức nền tảng và định hướng cho nghề nghiệp của tôi sau này. Đề tài làm khóa luận tốt nghiệp đại học và đề tài luận án tiến sĩ của tôi đều liên quan đến lịch sử và văn hóa Huế. Tôi đã trải qua 18 năm công tác trong một cơ quan chuyên nghiên cứu và bảo tồn di sản văn hóa Huế. Vì thế, những kiến thức, kinh nghiệm mà tôi tích lũy từ trước tới nay dường như đều liên quan tới Huế. Rời bỏ Huế đồng nghĩa với việc rời bỏ môi trường nghiên cứu quen thuộc, rời bỏ sở trường, sở đắc để bước vào một môi trường hoàn toàn mới. Đó là một quyết định đầy khó khăn nhưng tôi vẫn lựa chọn. Bởi vì những lý do sau đây: Thứ nhất, tôi đã gắn bó với công việc nghiên cứu và bảo tồn văn hóa Huế khá lâu đến độ mọi thứ đã trở nên quen thuộc, khiến tôi có cảm giác rằng tôi đang làm việc theo thói quen và đang dần dần trở thành một công chức chuyên giải quyết các sự vụ hơn là một nhà nghiên cứu như tôi từng mong mỏi. Sự tìm tòi, khám phá trong nghiên cứu của tôi ngày một thưa vắng dần. Nếu không thay đổi, không làm mới mình thì sẽ rất gay. Ra đi chính là một cách để thay đổi và làm mới mình. Thứ hai, càng ngày tôi càng không hài lòng với môi trường công tác ở Huế, nơi mà năng lực, trình độ chuyên môn và sự nhiệt tình trong công việc bị xếp hàng thứ yếu trong thang giá trị để “định giá” con người. Những ý kiến chuyên môn, đặc biệt là ý kiến phản biện, ít được trân trọng, thậm chí còn bị quy chụp, phán xét này nọ. Thứ ba, tôi bị hấp dẫn từ chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ” của thành phố Đà Nẵng. Trước khi tôi đến đây công tác, đã có nhiều “người Huế khác” tìm đến nơi này. Họ cho tôi hay là lãnh TS Trần Đức Anh Sơn Sinh 1967 Tại huế. Anh TốT nghiệp khoA Lịch Sử Trường Đại học Tổng hợp huế (nAy Là Đại học khoA học huế) năm 1989. năm 2002, Anh bảo vệ Thành công Luận án Tiến Sĩ về Đề Tài “Đồ Sứ ký kiểu Thời nguyễn” (Đồ Sứ men LAm huế). Từ 1990 - 1993, Làm hướng dẫn viên du Lịch. Từ 1993 - 1995, Làm cán bộ nghiên cứu về Lịch Sử, bảo Tồn Tại Trung Tâm bTdTcĐ huế. SAu Đó Anh Làm phó giám Đốc (1995 - 2001), rồi giám Đốc (2001 - 2007) bảo Tàng cổ vậT cung Đình huế. Từ Tháng 1.2008, Làm Trưởng khoA việT nAm học củA Đại học phAn chu Trinh (Quảng nAm). Tháng 1.2009 Đến nAy, Làm ở viện nghiên cứu pháT Triển kinh Tế Xã hội Đà nẵng với chức dAnh Trưởng phòng nghiên cứu Xã hội nhân văn và bây giờ Là phó viện Trưởng phụ Trách Lĩnh vực Xã hội nhân văn. 81 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 chaân dung đạo thành phố Đà Nẵng thực tâm mong muốn thu hút những người có năng lực, có trình độ về làm việc cho Đà Nẵng; chính sách thu hút nhân lực của Đà Nẵng minh bạch, có tính cam kết cao; chế độ đãi ngộ xứng đáng; và quan trọng là đã tạo điều kiện cho những người đến đây được làm việc và cống hiến. Có người cho rằng việc anh bỏ Huế mà đi là một sai lầm lớn, và Trần Đức Anh Sơn đang “chết dần” kể từ khi rời bỏ Huế. Có đúng là anh đã sai lầm và đang “chết dần” không? Và nếu anh vẫn “đang sống”, thậm chí “sống tốt” thì xin anh cho biết anh đang theo đuổi điều gì ngoài những việc hàng ngày phải làm của một công chức? Lưỡi nằm trong miệng của người ta. Lưỡi “lắt léo”, “lắm lời” nhưng không ai cấm được. Có những sự việc đúng 100% còn bị miệng lưỡi thiên hạ chụp quy là “sai lầm”, “phản động”. Vì thế tôi không quan tâm việc họ cho tôi là “sai lầm” hay “đúng đắn” khi rời khỏi Huế. Điều quan trọng là tôi được làm việc theo đúng sở nguyện, và Huế vẫn luôn ở trong tim tôi. Thầy của tôi là nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông từng khuyên tôi rằng: không nhất thiết phải khu trú phạm vi nghiên cứu của mình trong lĩnh vực lịch sử và văn hóa Huế. Khi có điều kiện thì nên mở rộng phạm vi và đối tượng nghiên cứu sang những vùng miền khác, lĩnh vực khác. Bởi lẽ, sự hiểu biết về những nơi khác sẽ cho ta một cái nhìn khách quan hơn về Huế. Từ đó, có thể hiểu Huế một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Quả thực, khi vào đây công tác, tôi có dịp tiếp cận, tìm hiểu văn hóa xứ Quảng nói riêng và văn hóa miền Trung nói chung, rồi nhìn lại văn hóa Huế trong thế tương quan so sánh, tôi thấy những gì tôi từng biết về Huế trước đây với rất khác so với bây giờ. Nhìn Huế từ bên ngoài thú vị hơn rất nhiều. Còn chuyện “chết dần”, có lẽ, do người ta thấy dạo này tôi ít tham gia vào những cuộc hội thảo về Huế hay được tổ chức ở Huế nên họ nghĩ thế. Tôi làm việc ở Đà Nẵng, đối tượng nghiên cứu của tôi bây giờ là những vấn đề liên quan đến văn hóa và xã hội của Đà Nẵng nên tôi dành hầu hết thời gian cho những việc đó. Song tôi vẫn “hành nghề” khảo cổ và bảo tàng theo cách riêng của mình, trong những khoảng thời gian mình có thể sắp xếp được. Ở Đà Nẵng, ngoài chức danh viện phó phụ trách nghiên cứu lĩnh vực xã hội - nhân văn, tôi còn là Tổng Biên tập của tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng (đã xuất bản được 12 số). Trong tạp chí này có mục Nghiên cứu - Trao đổi, thường xuyên đăng tải các bài viết về những vấn đề lịch sử - văn hóa của Đà Nẵng và của cả miền Trung, trong đó có Thừa Thiên Huế. Tôi và 82 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 chaân dung nhiều nhà nghiên cứu ở Huế như Nguyễn Hữu Thông, Trần Viết Điền, Nguyễn Quang Trung Tiến, Nguyễn Phước Bảo Đàn, Lê Anh Tuấn… thường xuyên viết bài cho mục này. Ngoài ra, tôi còn là người tổ chức bài vở và chịu trách nhiệm biên tập cho tờ Thông tin Di sản của Chi hội Di sản Văn hóa Hùng Vương ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là tạp chí ra 3 tháng 1 kỳ, chuyên về cổ vật và di sản văn hóa Việt Nam (đã xuất bản được 6 số), với sự cộng tác của nhiều nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước, trong đó có rất nhiều cây bút ở Huế và “gốc” Huế. Tôi cũng đang trực tiếp quản trị website www. covathue.com, do tôi và một số đồng nghiệp trẻ ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế lập ra từ năm 2007 để đăng tải và phổ biến các bài viết về cổ vật, di tích lịch sử văn hóa của Việt Nam và thế giới… Tôi lại đang làm chủ nhiệm một số đề tài và đề án nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến lịch sử - văn hóa - xã hội ở Đà Nẵng như: xây dựng font tư liệu về quần đảo Hoàng Sa; khai thác ẩm thực truyền thống để phục vụ du lịch; đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa của người Katu ở huyện Hòa Vang… Với chừng đó công việc đã và đang thực hiện, có lẽ, tôi đang “chết vì quá tải” chứ không phải “chết dần” như ai đó đã nghĩ. Có thể nhiều người ghét tôi, nhưng họ không khinh tôi Trong giới nghiên cứu Huế, đặc biệt là với những người cùng thế hệ, anh là người “hay nói” và “nói nhiều”, lại nói toàn những chuyện gai góc, đụng chạm… Đó là tính cách từ trong máu thịt, nói lên sự bộc trực, thẳng thắn của anh hay là một kiểu cố tình để gây chú ý? Đó là tính cách và cũng là trách nhiệm của tôi. Trước đây, tôi làm việc ở Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, cơ quan quản lý và bảo tồn các di sản văn hóa của cố đô Huế. Vì công việc, tôi phải tự tích lũy kiến thức cho mình, đồng thời, phải tham gia nhiều khóa học liên quan đến lĩnh vực này. Vì thế, khi thấy người ta trùng tu, bảo tồn không đúng với những gì mình được biết và được học thì tôi lên tiếng. Lên tiếng không phải để phản đối mà để góp ý, phản biện với hy vọng việc trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa ở Huế sẽ được tốt hơn, đúng hơn. Tôi luôn suy nghĩ mình là người làm công tác chuyên môn thì phải bày tỏ quan điểm chuyên môn của mình, 83 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 chaân dung cho dù quan điểm đó nhiều khi không được số đông tán thành. Nếu im lặng trước những cái không đúng, cái chưa tốt, thì mình chưa làm tròn trách nhiệm. Và lương tâm của tôi sẽ bị cắn rứt vì điều đó. Cũng có khi tôi lên tiếng với tư cách của một công dân. Thấy chuyện “chướng tai, gai mắt” không thể nhịn được thì tôi lên tiếng, góp thêm tiếng nói với dư luận nhằm tạo áp lực để chấm dứt những chuyện “chướng tai, gai mắt” ấy. Tất nhiên, nói là việc của mình, còn có ai nghe hay không lại là chuyện khác. Hậu quả mà anh nhận được từ việc “hay nói” và “nói nhiều” của anh là gì? Nhiều người cho rằng vì tôi hay “nói thẳng” nên tôi mất mát rất nhiều, vì thời buổi này người ta thích nghe “nói ngọt” hơn là “nói thẳng”. Họ nói nếu khôn ngoan như anh A, chị B…, luôn làm vừa lòng cấp trên thì tôi sẽ được rất nhiều thứ: tiền tài, địa vị, danh vọng… Tôi không nghĩ vậy. Tôi luôn nhận thức rằng: muốn ngậm viên ngọc thì phải nhả cục thịt, muốn nuốt cục thịt thì phải nhả viên ngọc. Không thể có được cả hai. Tôi cho rằng mình được rất nhiều thứ: kiến thức, uy tín chuyên môn, được nhiều người tử tế tin tưởng. Tôi đủ tự tin để nói rằng: có thể có nhiều người ghét tôi, nhưng không có người khinh tôi. Tôi tin rằng những ý kiến, nhận xét, đánh giá của tôi về một vấn đề nào đó là khách quan, không bị “sai khiến” bởi bất cứ ai, và đó là một phẩm chất cần thiết của một người làm khoa học. Không có ai hoàn hảo, toàn diện, được tất cả mọi người thương yêu. Ai cũng có người yêu, kẻ ghét. Nếu được nhiều người yêu hơn kẻ ghét thì đó là người hạnh phúc. Nếu có nhiều kẻ ghét hơn người yêu thì phải tự nhìn lại mình để “điều chỉnh tỉ lệ yêu - ghét”. Có người ví mối quan hệ giữa những người làm nghiên cứu khoa học và giới chức cầm quyền ở Huế hiện như một đôi vợ chồng chán nhau đến mức không thèm cãi nhau nữa nên phải ly thân. Anh có phải là một trong những “người chồng” như vậy không? Đúng là ở Huế có tình trạng những bậc thức giả, những người làm nghiên cứu khoa học “không thèm cãi nhau” với giới cầm quyền. Nói cách khác, họ bày tỏ sự lạnh lùng và không tin tưởng vào giới cầm quyền, bởi rất nhiều đề xuất tâm huyết của họ không được giới cầm quyền quan tâm. 84 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 chaân dung Theo tôi, đây là chuyện bình thường. Bởi lẽ, không phải lúc nào ý kiến của các bậc thức giả cũng được giới cầm quyền lắng nghe, nhất là những ý kiến đó đi ngược với lợi ích mà giới cầm quyền đang theo đuổi. Nhà nghiên cứu và nhà chính trị có mục đích, tôn chỉ và hành động khác nhau. Tuy nhiên, dù không thích nhau, thì cũng nên tôn trọng nhau, và khi cần thiết, phải “tranh thủ” nhau để cùng làm “một điều gì đó” khiến quê hương - đất nước - xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Người làm chuyên môn cũng không nên vì thái độ thiếu trọng thị của giới cầm quyền mà bất mãn, rồi im lặng hay quay lưng với thời cuộc. Bởi lẽ, ngoài trách nhiệm chuyên môn, họ còn có trách nhiệm công dân với quê hương, đất nước. Với suy nghĩ như thế, tôi “sẵn sàng cãi nhau” với chính giới khi cần thiết, chứ không “ly thân” như ai đó đã suy nghĩ. Anh cũng là một trong rất ít người nghiên cứu khoa học nhưng lại lấn sân sang lĩnh vực viết báo. Và anh đã viết rất hay, hầu như năm nào cũng nhận giải thưởng báo chí từ địa phương đến Trung ương. Vậy viết báo đối với anh có ý nghĩa như thế nào? Chỉ là kiếm thêm tiền hay vì mục đích khác? Tôi đã từng ôm mộng văn chương, nhưng khi thi đại học, điểm Sử của tôi lại cao hơn điểm Văn. Vì thế, tôi bị buộc phải học Sử. Học Sử nhưng nhớ Văn nên tôi rất thích viết. Tôi bắt đầu viết báo khi còn là sinh viên. Lúc đầu chỉ để thỏa mãn niềm đam mê viết lách của mình. Về sau, tôi thấy báo chí còn là nơi mình có thể bày tỏ chính kiến, chia sẻ quan điểm, kiến thức hay kể lại những điều “hay ho, mới lạ” ở nơi này, nơi khác mà mình từng “mục sở thị” cho mọi người cùng biết. Nhuận bút cũng là một vấn đề quan trọng đối với tôi. Tôi cũng sống bằng nghề viết lách vì các khoản nhuận bút chiếm đến 1/3, có khi là 1/2 trong tổng thu nhập hàng tháng của tôi. Với tôi, đây là một “nghề tay trái” sạch sẽ, lương thiện và có thu nhập cao. Còn giải thưởng báo chí, người ta trao thì mình nhận thôi. Cũng là tiền cả. Tiền này lại kèm theo chút “danh giá”, nên phải cố gắng để năm nào cũng được nhận. Cỏ không thíCh mọC dưới bóng Râm Anh đánh giá như thế nào về những nhà nghiên cứu Huế thuộc thế hệ tiền bối? Những nhà nghiên cứu tiền bối như Phan Thuận An, Hồ Tấn Phan, Nguyễn Đắc Xuân là những tấm gương của tôi. Tôi học được rất nhiều điều từ họ: kiến thức, sự say mê, tính cần cù, thái độ nghiêm túc trong công việc. Khi mới ra trường, tôi đã tự trang bị kiến thức cho mình bằng cách đọc các công trình nghiên cứu của họ; tham gia các buổi tọa đàm mà họ là diễn giả, thắc mắc, hỏi han họ những điều mình chưa biết. Sau này, khi trở thành một người nghiên cứu, tôi thường xuyên trao đổi với họ những vấn đề mà chúng tôi cùng quan tâm nhưng khác quan điểm. Thế hệ những người như: Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hồ Tấn Phan, Phan Thuận An, Nguyễn Hữu Châu Phan, Lê Quang Thái, Nguyễn Hữu Thông… là những người đóng góp rất nhiều cho việc nghiên cứu lịch sử và bảo tồn di sản văn hóa và tính cách Huế. Thậm chí, nhiều vấn đề lịch sử và văn hóa Huế có thể sẽ bị hiểu sai, tính cách Huế có thể sẽ phôi pha nếu không có những người như thế. Tuy nhiên, có một điều mà tôi không muốn học theo. Đó là sự riêng rẽ trong nghiên cứu. Mỗi người trong họ trấn giữ một cõi riêng, ít liên kết với nhau để chia sẻ thông tin và tư liệu, ít khi phối hợp với nhau để cùng nghiên cứu một 85 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 chaân dung vấn đề nào đó. Bây giờ là thời buổi kết nối thông tin và hợp tác nghiên cứu nên thực trạng trên, theo tôi, không còn phù hợp. Tôi mong những người nghiên cứu Huế nên sẵn lòng hợp tác với nhau, nhất là trong những vấn đề trọng đại, cần phải bày tỏ quan điểm, chính kiến. Lúc ấy, tiếng nói của giới nghiên cứu Huế hẳn sẽ mạnh hơn, không chỉ trong lĩnh vực học thuật, mà có thể tác động tới giới cầm quyền ở Huế trong việc hoạch định và thực hiện chính sách liên quan đến lĩnh vực này. Tôi nhận được rất nhiều lời than phiền và sự bi quan từ những người nghiên cứu trẻ ở Huế thuộc thế hệ sau anh, rằng họ đang loay hoay và chán nản vì không thể nào vượt qua khỏi những cái bóng quá lớn của những người đi trước, anh có lời khuyên nào dành cho họ không? Tôi đã từng có ý nghĩ như họ. Năm 1991, sau khi được nhận vào làm việc ở Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tôi dự định viết một bài về chùa Thiên Mụ thì có người bảo tôi: “Mấy chuyện đó các ông Phan Văn Dật, Phan Thuận An, Mai Khắc Ứng… viết hết cả rồi. Làm sao ông qua mặt họ được!”. Thoạt tiên, tôi cũng hoang mang, nhưng rồi lại nghĩ: “Cùng một đề tài, nhưng mỗi người có một hướng tiếp cận khác nhau, thì kết quả nghiên cứu cũng sẽ khác nhau”. Nghĩ thế nên tôi mạnh dạn tiếp cận tư liệu và đi điền dã để viết bài. Kết quả rất đáng ngạc nhiên: Trước tam quan chùa Thiên Mụ có tòa tháp Phước Duyên cao 7 tầng. Văn bia trước chùa cho biết 7 tầng tháp ấy thờ Quá Khứ Thất Phật: tầng 1 thờ Quá Khứ Tỳ Bà Thi Phật, tầng 2 thờ Thi Khí Phật,…, tầng 7 thờ Trung Thiên Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, hai bên có A Nan và Ca Diếp chầu hầu. Và ai cũng nghĩ tầng 1 là tầng dưới cùng, còn tầng 7 là tầng cao nhất. Tuy nhiên, khi được phép vào bên trong tòa tháp, căn cứ vào tên các pho tượng Phật khắc trên mỗi tầng và sự bài trí 3 pho tượng (Phật Thích Ca, A Nan, Ca Diếp) ở tầng dưới cùng, tôi chợt nhận ra rằng, người xưa đếm các tầng tháp Phước Duyên theo thứ tự từ trên xuống dưới, chứ không phải từ dưới lên trên như cách đếm ngày nay. Vậy nhưng, không có bài viết nào của tiền bối đề cập điều này. Thế là tôi đã viết một bài báo về chuyện này và gửi in trên báo Thừa Thiên Huế. Từ chuyện này tôi nhận thấy không phải các bậc tiền bối đã nghiên cứu hết mọi chuyện về Huế. Và không phải vấn đề nào họ cũng nghiên cứu thấu đáo đến mức không còn chuyện gì để bàn luận thêm. Vì thế, tôi mạnh dạn tìm tòi, suy nghĩ, đặt lại nhiều vấn đề mà tiền bối đã nghiên cứu theo một hướng khác và đã thu được nhiều kết quả khả quan. Sau này, tôi được GS. Trần Quốc Vượng nhận làm học trò. Thầy dạy tôi: “Trong nghiên cứu, không bao giờ được đặt dấu chấm hết. Không bao giờ được khẳng định đã nghiên cứu xong một vấn đề nào đó. Cái gì hôm nay đúng, chưa chắc ngày mai đã đúng”. Vậy thì, các bạn trẻ đừng bao giờ nản lòng khi thấy trên cánh đồng mà mình định trồng cỏ lại có nhiều đại thụ đang tỏa bóng. Bóng của đại thụ chỉ che phủ phần đất quanh gốc của nó mà thôi. Mà cỏ thì không thích mọc dưới bóng râm. Xin cám ơn anh đã trả lời phỏng vấn! . ai, và đó là một phẩm chất cần thiết của một người làm khoa học. Không có ai hoàn hảo, toàn diện, được tất cả mọi người thương yêu. Ai cũng có người yêu, kẻ ghét. Nếu được nhiều người yêu hơn. được (bị) đẩy thành một “sự kiện” với nhiều luồng dư luận khác nhau. Nhiều người tiếc rẻ, coi đây là một sự “chảy máu chất xám” khi giới nghiên cứu văn hoá ở Huế mất đi một nhà chuyên môn “chính. được nhiều người tử tế tin tưởng. Tôi đủ tự tin để nói rằng: có thể có nhiều người ghét tôi, nhưng không có người khinh tôi. Tôi tin rằng những ý kiến, nhận xét, đánh giá của tôi về một vấn