THEÁ GIÔÙI COÅ VAÄT 24 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 N ăm 1991, tại Bắc Kinh thành lập Bắc Kinh Đông phương thâu tàng hiệp hội, đóng tại địa chỉ: Lộc Mễ Thương Hồ đồng (hẽm), Trí Hóa tự khu đông thành (Bắc Kinh), do GS. Lữ Tề Dân làm Hội trưởng. Hội xuất bản nguyệt san Đông phương thâu tàng gia, phát hành cả nước. Hiệp hội cử THỊ TRƯỜNG ĐỒ CỔ Ở TRUNG QUỐC VÀ CÁC HIỆP HỘI, CÂU LẠC BỘ THÂU TÀNG CỔ NGOẠN ? Bài: CHÚ NH LÁI THIÊU - nh: TRN ĐC ANH SƠN ra 15 ủy viên chuyên nghiệp và học thuật ủy nhiệm 5 ngành chức năng: Thẩm tra tư cách hội viên, Giám định tàng phẩm, Thiết kế nghệ thuật, Phục vụ và Phát triển. Trước mắt có trên ngàn hội viên. Năm 1996, tại tỉnh Tô Châu thành lập Bác vật học hội dân gian thâu tàng nghiên cứu hội; NhữNg Năm gầN đây tại truNg Quốc, Người sưu tầm bảo tồN (thâu tàNg) cổ vật Ngày càNg Nhiều thêm thật sôi độNg. Người chơi cổ NgoạN (chơi đồ xưa) Ngoài săN tìm mua sắm đổi chác, NâNg Niu săm soi NgoạN thưởNg, phẩm bìNh, họ còN ước ao có một Nơi tụ họp trao đổi tham QuaN thiết tha thể hội để tăNg thêm Nhiều thấy biết hầu giảm đi phầN Nào phí đóNg tiềN “Ngu” mua Nhầm đồ “giả”, đồ “sửa”. Do vậy đã có Nhiều hiệp hội, câu lạc bộ, thâu tàNg… được thàNh lập tại Nhiều Nơi troNg các thàNh phố, tỉNh, thị. Khu phố mua bán đồ cổ ở Thượng Hải thu hút rất nhiều du khách 25 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 THEÁ GIÔÙI COÅ VAÄT tại Từ Châu thành lập Dân gian thâu tàng nghiên cứu hội. Hội ước định mỗi tuần vào 2 ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật đều có tổ chức những cuộc tọa đàm giao lưu, giới thiệu giám thưởng tác phẩm nghệ thuật cổ (đồ xưa) của hội viên sưu tập được, thật là náo nhiệt thú vị. Năm 1996, có công ty hữu hạn Trung Quốc Gia Đức phách mại (bán đấu giá) liên kết với các công ty hữu hạn: Thượng Hải Phiếm Á chiêu thương khống cổ và Kim Môn đại tửu điếm tại Cẩm Giang (Thượng Hải) cùng góp vốn thành lập Câu lạc bộ Gia Đức, chuyên tư vấn cho các công ty, xí nghiệp hoặc cá nhơn vững bước vào mua bán, tìm hiểu trong thị trường nghệ thuật đồ cổ. Câu lạc bộ Gia Đức do ông Trần Đông Thăng làm Đổng sự trưởng, ông Uông Đạo Hàm làm Lý sự trưởng danh dự, ông Phùng Thừa Nguyên, Quán trưởng Thượng Hải báu vật quán làm Chủ tịch chuyên gia ủy viên hội, ông Trình Thập Phát, Viện trưởng Thượng Hải quốc họa viện làm Chủ tịch nghệ thuật ủy viên hội, hai ông Uông Khánh Chánh, Trương Phủ Sanh làm chuyên gia Giám định gốm sứ ủy viên hội. Tiêu chí của câu lạc bộ không vì mục đích doanh lợi. Câu lạc bộ với hình thức hội viên chế hạn ngạch, vì nghiệp vụ khai triển các hạng công tác giám định, thâu tàng và đầu tư “xã hội hóa” bảo tồn và hân thưởng tác phẩm nghệ thuật cổ. Tóm lại, bất luận là câu lạc bộ của xã hội thượng lưu hay hiệp hội thâu tàng của dân “ bất luận là câu lạc bộ của xã hội thượng lưu hay hiệp hội thâu tàng của dân chúng đều nằm trong “nhơn khí” (khí thế con người) của thị trường cổ ngoạn mà thôi”. Đồ sứ bày bán trên đường phố Cảnh Đức Trấn THEÁ GIÔÙI COÅ VAÄT 26 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 chúng đều nằm trong “nhơn khí” (khí thế con người) của thị trường cổ ngoạn mà thôi. Như vào năm 1973, Công ty bán đấu giá Tô Phú Tỉ (Sotheby’s) cùng Công ty Liên Phật Khải thành lập chi nhánh công ty tại Hương Cảng, được các ông Từ Diêm Chi, Triệu Tùng Diểm, Diệp Nghĩa, Phùng Cẩm Xán, Hứa Bửu Hoa, Lâm Tú Phong, La Quê Tường, Lâm Cầu Cư, Dương Vĩnh Đức, Trang Quí Luân, Âu Bá Linh, Luyện Tòng Bá, Trương Tông Tiển, Cát Sĩ Kiều, cùng với sau này có thêm một số nhà doanh nghiệp và nhà sưu tầm trên hết là Từ Triển Đường rất ủng hộ tài trợ, đồng thời thông qua mấy lần bán đấu giá của chi nhánh công ty Tô Phú Tỉ Hương Cảng, đã cổ vũ khơi lên nhiệt tình của một số người sưu tập có thực lực. Có người sưu tập là có thị trường, “nhơn khí” thị trường ắt sôi động, trong số họ (nhà sưu tập) ngày nay có không ít đã ra người thiên cổ, nhưng nghiệp tích thâu tàng của họ hãy còn lưu lại cái đẹp cho nhơn gian. Như nhà sưu tập Cát Sĩ Kiều qua đời năm 1992, nhưng những đồ sưu tập đồ sứ của ông tàng trữ trong Thiên Dân Lâu tại Thượng Hải, Singapore đều được định kỳ đưa ra triển lãm cho công chúng xem. Trong số họ cũng có số người khẳng khái quyên tặng số đồ sưu tập của mình cho xã hội. Như vào năm 1981 nhà thực nghiệm La Quí Tường tiên sanh, cũng là sưu tập gia, nhà giám thưởng bộ môn Tử sa trà cụ (đồ trà gốm chu sa Nghi Hưng) trứ danh đem hiến tặng bộ sưu tập gần 600 món Tử sa trà cụ của mình cho chánh phủ Hương Cảng. Tòa thị chính Hương Cảng cho thiết lập một phân quán Trà cụ văn vật quán trong Hương Cảng nghệ thuật quán cho công chúng đến tham quan. Tháng 5.1992, ông bà Dương Vĩnh Đức đem hiến tặng trên 200 món từ chẩm (gối bằng sứ) mà hai vợ chồng đã nhiều năm chí thú sưu tập được cho Quảng Châu Tây Hán Nam Việt Vương mộ bác vật quán (Bảo tàng mộ Việt Vương Câu Tiễn). Cùng bỏ tiền ra in bản Đồ lục màu kèm Tượng ngựa gốm trưng bày trong Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh 27 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 THEÁ GIÔÙI COÅ VAÄT theo. Bác vật quán dành riêng một nơi trưng bày thường xuyên - có bảng đồng ghi: “Dương Vĩnh Đức Can Lệ quyên tặng từ chẩm chuyên đề trần liệt” (Chuyên đề trưng bày gối bằng sứ do Dương Vĩnh Đức Can Lệ quyên tặng), để tưởng nhớ hảo tâm của người quyên tặng. Năm 1995, Công ty phách mại Gia Đức Trung Quốc mở ra 4 chuyên trường bán đấu giá 4 bộ môn sưu tập của đôi vợ chồng ông Dương Vĩnh Đức, gồm có: thư họa Trung Quốc, châu bửu phỉ thúy (ngọc ngà châu báu), từ khí (đồ sứ), ngọc khí (đồ ngọc) công nghệ phẩm… Trong đó các chuyên trường đồ sứ, đồ ngọc công nghệ phẩm được đưa ra bán gồm có 187 món trân phẩm của các Bộ giáp bằng ngọc và gối ngọc khai quật trong một ngôi mộ cổ thời Việt Vương Câu Tiễn đang trưng bày trong Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh Đồ cổ giả bày bán trong các cửa hàng phỏng cổ ở Cảnh Đức Trấn THEÁ GIÔÙI COÅ VAÄT 28 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 triều đại, tổng cổ (hỗ) giá là 20.000.000 nhơn dân tệ, nhưng thành giao (thành giá bán được) chỉ 111 món. Còn về bảo tàng tư nhơn tại Trung Quốc gần đây, tòa nhà bảo tàng tư nhơn đầu tiên được nhà nước phê chuẩn đăng ký vào ngày 1.12.1996 của một giám định gia gốm sứ nổi danh Bắc Kinh ông Phùng Vị Đô chính là Quan Phước cổ nghệ thuật phẩm bác vật quán. Từ đó và về sau Bắc Kinh, Thượng Hải, Thành Đô, Quảng Châu… đều có không ít bảo tàng tư nhơn được phép thành lập, tuy nhiên qui mô các thâu tàng quán (sưu tập) lớn có nhỏ có, nhưng điều đáng mừng đó là tiêu chí cơ sở cho việc tư nhơn thâu tàng (sưu tập bảo tồn) ngày càng phổ biến. Về thị trường đồ cổ, con đường lưu thông đồ cổ hiện nay tại Trung Quốc có 5 hình thức: cửa hàng văn vật phẩm quốc doanh; quốc doanh phách mại hãng (hãng bán đấu giá của nhà nước), cổ ngoạn giai (phố mua bán đồ cổ, như đường Lê Công Kiều ở Sài Gòn), cổ ngoạn tập thị (chợ đồ cổ) và cá nhơn trao đổi mua bán với nhau. - Cửa hàng văn vật phẩm quốc doanh: Cửa hàng bày bán các cổ vật không thuộc nhóm văn vật mà chánh phủ đã có lịnh cấm chỉ xuất khẩu. Người chơi đồ cổ không vì vậy mà không gặp duyên may hoặc “sáng mắt” (lượng nhãn, sành sỏi) thỉnh thoảng cũng vớ được vài món đắc ý tại các cửa hàng này, như vào những năm thập niên 90 của thế kỷ 20 tại cửa hàng Tô Châu văn vật điếm chỉ với 20 đồng nhân dân tệ, người ta mua được một chiếc chén Tam Thai vẽ “Anh hí đồ” (trẻ con giỡn) thời mạt Minh. - Hãng bán đấu giá của nhà nước: Năm 1992, tại Tây An ra đời Tây An quốc tế phách mại hội. Ngày 20.9.1992 mở một phiên đấu giá đầu tiên tại sảnh đường của khách sạn Tây An Kiến Quốc, phiên bản đấu giá đã bán được (thành giao) một chiếc dĩa đường kính 0,20m, cao 0,032m vẽ hoa cỏ kiết tường, men hoa lam mạ vàng thời Thanh, với giá lên tới 10.000 USD. Đây là món cổ ngoạn đấu giá thành công lúc bấy giờ. Cũng năm đó, vào ngày 11.10, Bắc Kinh quốc tế phách mại cũng mở phiên “khai chùy” (gõ búa) kéo dài bốn ngày tại Bắc Kinh Hội. Từ đó tại Trung Quốc, các công ty bán đấu giá văn vật được thành lập như măng xuân gặp mưa sôi động lên. Theo thống kê sơ bộ có khoảng 150 phách mại hãng (hãng đấu giá). Tại Bắc Kinh có: Hàn Hải, Gia Đức, Vinh Bửu Trai và Trung Thương thạnh giai quốc tế phách mại hữu hạn công ty. Tại Thượng Hải có: Đóa Vân Hiên và Tứ Xuyên Hàn Nhã là đơn vị thí điểm bán đấu giá tổng hợp các tác phẩm nghệ thuật và đồ cổ của Cục Văn vật Quốc gia. Hàng năm theo lệ mở phiên. Ngoài ra, các hãng đấu giá ở các nơi khác trước khi mở phiên phải làm thủ tục xin phép Cục Văn vật Quốc gia phê chuẩn mới được “khai chùy”. Ngày 5.7.1996, Trung Hoa cộng hòa nhơn dân phách mại pháp (Luật đấu giá của nước CHND Trung Hoa) mới được Quốc hội thông qua trong kỳ họp lần thứ tám, và đến ngày 1.2.1997, Cục Văn vật Quốc gia mới phát hành thông tư Tăng cường tiêu chí phách mại văn vật và giám định quản lý (Tăng cường tiêu chí giám định, quản lý và đấu giá cổ vật) . Từ đó ngành bán đấu giá đồ cổ của Trung Quốc đã tiến vào thời kỳ khai phóng, mới đi lần vào nề nếp hướng tới qui phạm hóa. - Cổ ngoạn giai (phố mua bán đồ cổ): Cả nước chỉ tại đường Lưu ly xưởng ở Bắc Kinh là có tiếng hơn cả. Những năm gần đây trên bờ tây cầu Hoa Oai ở khu Triều Dương mở ra Bắc Kinh Dĩa màu, đời Trung Hoa Dân Quốc trưng bày Bảo tàng gốm sứ Cảnh Đức Trấn 29 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 THEÁ GIÔÙI COÅ VAÄT cổ ngoạn thành, với gần 200 chỗ buôn đồ cổ. Còn đường Lưu ly xưởng Bắc Kinh là nơi ngày xưa các sĩ tử ứng thí, cũng là nơi các sĩ đồ thối ẩn và các người hiếu cổ cùng quan thưởng tranh và thư pháp, hoặc phẩm bình trao đổi nhau cổ vật, từ 1860 - 1949 trước sau hình thành lên 115 nhà buôn đồ cổ đổng. Tại Thượng Hải có các phố mua bán đồ cổ ở đường Phước Hựu, Đông Đài, Dự Viên, dưới lầu Bửu Hoa. Tại Thiên Tân có các phố mua bán đồ cổ ở đường Thẩm Dương. Tại Nam Kinh, có phố đồ cở nơi Phu Tử Am, Triều Thiên Cung. Tại Nam Xương gần bên Đằng Vương Các cũng có phố mua bán đồ cổ. Tại Tô Châu có ở đường Thập Toàn Giai. Dưới chân núi Hoàng Sơn dọc theo con đường cổ Đồn Khê đều có những phố mua bán đồ cổ không kém quy mô, từng căn từng căn liền kề nhau, bày bán đủ thứ “tức cổ tức kim”, “tức kim tức cổ” từ trên sạp kê xuống mặt đất, mặc sức khách chơi gom mua, người có nhãn lực cũng có cơ may mót được vàng? Nhưng cũng có lúc trả tiền cho món “Tân Gia Ba”, tiếng Hoa gọi là “Sánh Ca Bó”, ngụ ý Sánh (tân) là “mới”, “Ca” (gia) hài âm “giả”, “Bó” (ba) hài âm là “Phá” (bể), nghĩa là “đồ mới - đồ giả - đồ bể”. (Theo lời nói vui của một nhà sưu tập sành sỏi thời Dân Quốc ở Hồng Kông). - Cổ ngoạn tập thị (chợ đồ cổ): Chợ đồ cổ tại Trung Quốc mấy năm nay phát triển rất nhanh, nó là hình thức mậu dịch, như tại Bàn Gia Viên gần Kính Tùng ở khu Triều Dương, trước kia là khu bán đồ cũ, nay quy hoạch làm khu bán đồ công nghệ phẩm (mỹ nghệ), đồ cổ ngoạn, nhiều nhất là đồ sứ. Chợ gồm 10 dãy, mỗi dãy có nhiều gian hàng rộng 3m, đánh số thứ tự. Đến mùa hè năm 1996, số gian hàng lên đến 1020, ngoài ra còn có 500 chỗ bán lộ thiên trên mặt đất. Mỗi ngày từ tờ mờ sáng là các gian hàng lục tục mở cửa, thì đã có không ít khách đứng chờ, Dĩa màu, đời Trung Hoa Dân Quốc trưng bày Bảo tàng gốm sứ Cảnh Đức Trấn THEÁ GIÔÙI COÅ VAÄT 30 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 nơi chợ này bày bán phần nhiều là đồ mới và đồ phỏng cổ. - Cá nhơn trao đổi mua bán: Việc này là phần ngầm trong giới chơi cổ ngoạn, mình mình biết, mình mình trao nhau mà vui mà buồn vậy thôi! Chúng ta chỉ còn biết chờ những bài viết tự thú mới biết được. Chơi cổ ngoạn có thể nói cũng là một vụ đầu tư, theo thời gian tăng trị, nhưng cũng rất phong hiểm đấy. Tóm lại trước mắt đồ sứ cổ Trung Quốc lưu thông trên thị trường cổ ngoạn, cũng có lúc lên lúc xuống, do nhiều nguyên nhơn, giá cách của nó cũng tùy theo tình hình kinh tế thế giới, ảnh hưởng bởi bối cảnh xã hội, hình thể kinh tế, quan niệm thẩm mỹ dân tộc cùng ưa thích cá nhơn và xu thế phong trào thời thượng. Như trên chúng ta đã biết, thị trường đồ cổ như phong vũ biểu của tình hình kinh tế, vào giữa sau thế kỷ 18, bằng vào sự thành công lớn của cách mạng công nghiệp kinh tế nước Anh phát triển, giai cấp giàu có mới đua nhau mua sắm thâu tàng cổ cật trở thành cái “mốt” (mode) thời đó, đồng thời 2 nhà đấu giá lớn của quốc tế là Sotheby’s và Christie’s Suire sáng lập, thu nhận ký gởi đồ cổ trong dân chúng định kỳ đưa ra bán đấu giá, chẳng mấy chốc công cuộc kinh doanh của hai nhà nầy phát đạt nhanh chóng. Cũng như tại Hàn Quốc tình hình kinh doanh “phách mại hãng” của họ những năm gần đây cũng rất tốt, là nhờ vào nền kinh tế của nước họ không ngừng phát triển. Tại Trung Quốc, thị trường cổ ngoạn của họ từ sau cuộc đại cách mạng văn hóa năm 1949 bị tiêu trầm đi, nhà nước Trung Quốc qui định chỉ những cửa hàng văn vật phẩm quốc doanh mới được quyền kinh doanh văn vật phẩm, thời kỳ đó các cửa hàng văn vật phẩm quốc doanh thu mua không ít cổ vật quí, bổ sung vào các bảo tàng. Đến cuối thập niên 70 của thế kỷ 20, nhà nước chủ trương cải cách mở cửa, thị trường cổ vật khôi phục khí thế, cho thành lập công ty “phách mại” (đấu giá), khu tập thị cổ ngoạn, công nhận quyền thâu tàng bảo tồn của công dân, thành lập các hiệp hội thâu tàng, các câu lạc bộ sưu tập nghiên cứu cổ vật, khí thế phát triển thật đáng mừng. Nhưng tình huống thị trường đồ cổ gần đây đã phát sanh nhiều tạp nhạp đáng lo, như vào thời Dân Quốc bước vào tiệm đồ cổ là ta dễ dàng gặp được món đồ cổ ưng ý, nay thì thật khó mà mua được món đồ tốt, thấy bày ra toàn là đồ “Tân Gia Ba” (mới - giả - bể). Kỳ thật đó là nói về đồ cổ lề đường, còn vào dự phiên bán đấu giá tại công ty đấu giá thảng hoặc cũng gặp được đồ đáng mua vậy. Lược biên theo Đào từ Thuật cổ C.N.L.T. Chén ngọc trưng bày trong Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh . bán đồ cổ, như đường Lê Công Kiều ở Sài Gòn), cổ ngoạn tập thị (chợ đồ cổ) và cá nhơn trao đổi mua bán với nhau. - Cửa hàng văn vật phẩm quốc doanh: Cửa hàng bày bán các cổ vật không. biến. Về thị trường đồ cổ, con đường lưu thông đồ cổ hiện nay tại Trung Quốc có 5 hình thức: cửa hàng văn vật phẩm quốc doanh; quốc doanh phách mại hãng (hãng bán đấu giá của nhà nước), cổ ngoạn. thế kỷ 20, nhà nước chủ trương cải cách mở cửa, thị trường cổ vật khôi phục khí thế, cho thành lập công ty “phách mại” (đấu giá), khu tập thị cổ ngoạn, công nhận quyền thâu tàng bảo tồn của