Tiêu hóa
Trang 1HỆ TIÊU HÓA
I ĐẠI CƯƠNG
Ống tiêu hóa gồm 3 phần có nguồn gốc khác nhau: phần trước ( khoang miệng,thực quản, dạ dày ) có nguồn gốc nội bì chức năng lấy, nghiền, chuyển thức ăn Phầngiữa là ruột non( gồm các đoạn tá tràng, hồi tràng, gan , tụy) bắt nguồn từ nội bì, có chứcnăng biến đổi hóa học và hấp thụ thức ăn Phần cuối ( manh tràng, ruột già, trực tràng) cónguồn gốc ngoại bì, chức năng thải các chất cặn bả
Thành ống tiêu hóa có cấu tạo như sau :
1 Lớp niêm mạc ( tunica mucosa ) lót ở mặt trong của ống tiêu hóa
Ở mỗi phần của ống , thượng mô có hình dạng khác nhau Ở miệng , thượng mô
có nhiều tầng Ở dạ dày và ruột là thượng mô có một tầng Hình thái của các tế bàothượng mô cũng khác nhau Ở ổ miệng là thượng mô dẹt , ở ruột non là thượng mô trụ đểthích ứng với các chức năng tương ứng
2 Tấm dưới niêm mạc ( tele submucosa ) là tổ chức liên kết xơ , trong đó có các mạch
máu , các sợi thần kinh và các mạch bạch huyết
Trang 2Giữa lớp niêm mạc và tấm dưới niêm mạc là một lớp mỏng các sợi cơ trơn tạothành mảnh cơ niêm mạc ( lamina muscularis mucosae ) Khi co rút , cơ niêm mạc có thểlàm cho lớp niêm mạc gấp lại thành các nếp
Trong các tế bào thượng mô của niêm mạc còn có thượng mô biệt hóa thành cáctuyến tiết ra dịch tiêu hóa đổ vào lòng ruột qua các ống tiết Có các tuyến đơn giản làtuyến một tế bào , có các tuyến phức tạp hơn gồm có nhiều tế bào hoặc có phân nhánhthành nhiều ống tuyến
Các đám tổ chức lympho nằm trong lớp niêm mạc gồm một tổ chức lưới mà trongcác mắt lưới có tế bào lympho sinh sản tại chỗ Ở một số nơi , tổ chức này hợp thành cáchạch gọi là nang thường nằm trong tấm dưới niêm mạc , hoặc các nang tụ lại thành đámgọi là mảng tổ chức lympho ( có nhiều ở hồi tràng )
3 Lớp cơ trơn ( tunica muscularis ) chia thành hai tầng , tầng ngoài gồm các sợi cơ dọc
và tầng trong là các sợi cơ vòng Trong phần trên của thực quản có các sợi cơ vân phùhợp với chức năng co thắt thật nhanh ở phần trên của thực quản khi nuốt Từ dạ dày đếnruột non , tầng cơ vòng và cơ trơn là một lớp liên tục Ở ruột già , các sợi cơ dọc tậptrung thành ba dải có thể nhìn thấy khi quan sát đại thể Ngoài ra , trong dạ dày còn cólớp cơ trơn thứ ba là lớp cơ chéo
4 Tấm dưới thanh mạc (tela subserosa):
Là tổ chức liên kết thưa nằm giữa lớp cơ bên trong và lớp thanh mạc bên ngoài.Nhờ lớp này mà có thể bóc thanh mạc dễ dàng ra khỏi các cấu trúc bên dưới
5 Lớp thanh mạc (tunica serosa):
Tạo bởi thượng mô dẹt của phúc mạc Mặt tự do của thanh mạc có chất thanh dịchlàm cho các tạng trượt lên nhau dễ dàng Thanh mạc có hai phần: lá phủ thành ổ bụng gọi
là phúc mạc thành, lá phủ các tạng gọi là phúc mạc tạng
Trang 3
II CÁC THÀNH PHẦN CẤU TẠO
1 Khoang miệng ( cavum oris )
Trang 4- Phía trước là tiền đình khoang có nhiều tuyến nước bọt , lớn nhất là tuyến mang tai.
- Tiếp theo là khoang miệng chính thức
- Giữa bờ tự do có tiểu thiệt Hai bên tiểu thiệt là những nếp màn hầu với khối tuyếnhạnh nhân khẩu cái
- Tiết nước bọt vào khoang miệng ngoài 3 đôi tuyến lớn là tuyến mang tai , tuyến dướihàm , tuyến dưới lưỡi , còn có các tuyến nhỏ rải rác ở vùng môi , phần mềm khẩu cái
- Trong khoang miệng có răng và lưỡi
1.1 Răng ( dentes ) :
- Có nguồn gốc ngoại bì và trung mô
- Mỗi răng gồm vành răng , chân và cổ răng
- Phần chủ yếu của răng cấu tạo giống xương gọi là ngà răng
- Phủ ngoài ngà là thứ men cứng và chất xi – măng
- Hàm răng của người bao gồm 3 loại răng:
+ Răng nanh dùng để xé thức ăn
+ Răng cửa dùng để cắt thức ăn
+ Răng hàm dùng để nghiền nát thức ăn
Trang 5- Sau đây là cấu tạo của răng:
Trang 6- Men răng là một lớp tinh thể canxi photphat rất bền và là chất cứng nhất do sinh giới
tạo ra Men răng không có khả năng tái tạo Men răng có thể bị ăn mòn bởi axit trongkhoang miệng, do đó cần phải đánh răng thường xuyên
- Ngà răng là cấu trúc tương tự như xương, hình thành nên phần chính của răng nằm ở
bên trong Có khả năng tái tạo nhưng rất hạn chế Ngà răng đóng vai trò bảo vệ răngtrong trường hợp men răng bị nứt hoặc vỡ
- Tủy răng nằm ở chính giữa của răng, chứa các mạch máu và dây thần kinh.
- Xi măng bao quanh chân răng giữ cho răng nằm đúng vị trí
- Giữa lớp xi măng với xương hàm có 1 lớp màng ngoài răng gồm những sợi collagen
ngắn giúp răng có thể xê dịch 1 chút trong hố răng, giúp giảm đi những tác động làm nứt
vỡ răng
1.2 Lưỡi ( lingua ) :
- Có chức năng nhào trộn thức ăn ,
- Đó là khối cơ phủ ngoài bởi màng niêm mạc , giàu mạch máu , thần kinh , có cấu tạobạch huyết
- Mặt dưới có hàm lưỡi phủ niêm mạc , hai bên hàm có cục lưỡi , trên có lỗ
mởcủa tuyến dưới hàm và dưới lưỡi
- Mặt lưng nhám , có 5-6 loại nhú gai vị giác : chỉ, nấm, đài , nón ,lá
- Chúng có vị trí , hình dạng khác nhau
- Ngoài ra còn có hạch bạch huyết , tuyến nhày
- Sau lưỡi có sụn thanh nhiệt
Trang 7- Lưỡi có chức năng:
+ Nhào trộn thức ăn với nước bọt
+ Chuyển động thức ăn qua lại giúp nhai kỹ hơn
+ Chức năng vị giác Chức năng này rất quan trọng vì giúp lựa chọn thức ăn và kích thích tiết nước bọt
+ Tham gia vào việc phát âm
+ Tham gia phản xạ nuốt
Trang 8giáp với chính vòm mềm, sự chuyển động hướng lên của vòm miệng này đóng kín mũi hầu khi bạn nuốt để ngăn ngừa thức ăn bị ép lên và ra ngoài mũi Kết quả khó chịu về sự phối hợp của cơ cấu này thỉnh thoảng cảm thấy khi bạn hắt hơi.
Trong vòm mũi hầu là hai khóm mô đặc biệt dễ thấy ở trẻ em, được gọi là hạch hạnh nhân hầu Mũi hầu còn bao gồm cả hai đầu, một lối vào đến vòi Eustache, đường đi giữa tai và họng Điều này có thể gây ra những vấn đề như các vi sinh vật gây bệnh của miệng, mũi và họng có cơ hội dễ dàng tiếp cận tai và thường gây ra nhiễm trùng tai giữa Phần hầu ở phía sau miệng - miệng hầu, là phần đường khí giữa miệng và phổi
Cơ động hơn mũi hầu rất nhiều, các hoạt động ép nén cơ của miệng hầu giúp uốn nắn các
âm thanh lời nói khi chúng đến từ thanh quản Cùng với sự trợ giúp của lưỡi, các cơ này cũng giúp đẩy các thức ăn xuống phía lối vào thực quản Hai cơ quan quan trọng nhất tại miệng hầu là amiđan nổi tiếng, hai gò má mô thường liên can đến bệnh đau họng phổ biến ở trẻ em
Phần thấp nhất hay phần thanh quản thuộc hầu, có liên quan toàn bộ đén sự nuốt Gọi là thanh hầu Các chuyển động của hâu phải được phối hợp để đảm bảo các khí hô hấp kết thúc trong phổi và thực phẩm chấm dứt trong thực quản
3 Th ực qu ản :
Phần cao nhất của thực quản nằm ngay phía sau của khí quản Ngay bên dưới khíahình V ở phía trên ngực, ống hơi cong về bên trái và đi sau phía sau phế quản Sau đó, nóchiu qua cơ hoành và nối liền với đầu trên của bao tử
Thực quản là một ống đàn hồi dài khoảng 25cm và đường kính khoảng 2,5cm Giống phần còn lại của đường tiêu hoá, thực quản được cấu tạo bằng bốn lớp - một lớp lót màng nhầy làm cho thực phẩm có thể đi xuống dễ dàng, một lớp hạ niêm để giữ ống đúng vị trí, một lớp cơ tương đối dày bao gồm các sợi cơ vòng lẫn sợi dọc và cuối cùng một lớp bao phủ bảo vệ bên ngoài
Không có cơ thắt rõ ràng phân chia thức quản với bao tử, các dịch vị thường đượcgiữ đúng chỗ do sự phối hợp của lớp lót cơ trong các thành thực quản và thực tế là thực quản hình ống bị nó chặt khi nó chui qua cơ hoành trên đường từ ngực đến bụng Khi cơ cấu này không tương xứng, lúc đó sự hồi lưu sẽ xảy ra
4 D ạ d ày :
4.1 Cấu tạo của dạ dày
Dạ dày là phần phình lớn nhất của ống tiêu hoá, nằm trong khoang bụng Thành
dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp cơ trơn: lớp cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở giữa và cơ chéo ởtrong Bên trong thành là lớp niêm mạc dạ dày có rất nhiều nếp nhăn Giữa lớp cơ trơnvới lớp niêm mạc có đám rối thần kinh Meissner và Auerbach
Trang 9- Dạ dày được chia làm 3 phần: phần tâm vị thông với thực quản, phần môn vị nối với tátràng qua lỗ môn vị và phần thân Phần thân dạ dày có khả năng đàn hồi lớn giúp tăngsức chứa thức ăn của dạ dày Lớp niêm mạc dạ dày là nơi tiết dịch vị.
- Ở dạ dày pH vào khoảng 2
Trang 104.2 Các cử động cơ học ở dạ dày
a) Sự đóng mở môn vị và tâm vị
- Tâm vị không có cơ vòng thắt như môn vị mà chỉ được đóng mở nhờ sự dày lênhay xẹp xuống của lớp niêm mạc và cơ hoành xung quanh, do đó không đóng chặt nhưmôn vị Khi thức ăn chuyển đến cuối thực quản, tâm vị sẽ mở theo phản xạ, thức ăn đượcdồn xuống dạ dày Tại đó thức ăn sẽ làm trung hoà bớt độ axit của dạ dày, pH tăng, tâm
vị đóng lại Khi pH trở về bình thường, tâm vị lại mở ra Sự đóng tâm vị giúp thức ănkhông bị trào ngược trở lại
- Ngược với tâm vị, môn vị đóng lại khi pH giảm Mỗi nhịp co bóp của dạ dày sẽgây áp lực làm mở môn vị và 1 lượng thức ăn được đẩy xuống tá tràng Thức ăn được đẩyxuống có độ pH thấp hơn so với tá tràng, làm cho pH giảm và môn vị đóng lại cho đếnkhi pH ở tá tràng trở về ổn định Sự đóng môn vị giúp thức ăn được đi xuống ruột nontheo từng đợt một và do đó sự tiêu hoá khói thức ăn ở ruột non được diễn ra tốt hơn làtoàn bộ được đẩy xuống ruột non
b) Sự co bóp ở phần thân
- Lúc dạ dày trống rỗng, các đợt co bóp yếu và thưa nhưng cảm giác đói tăng dần
gây tăng nhịp co bóp và cường độ co bóp dẫn đến co bóp đói.
- Cử đông nhu động theo chiều từ trên xuống dưới giúp thức ăn được chuyểnđông từ dưới lên trên sát theo thành dạ dày, do đó dễ thấm dịch vị Độ axit của dịch vịcàng tăng, co bóp càng mạnh Ở phần thân dưới của dạ dày co bóp diễn ra mạnh, thức ăn
Trang 11được nghiền nát, nhào trộn với dịch vị để thành 1 dịch lỏng gọi là vị trấp hay nhũ trấp,qua môn vị chuyển xuống tá tràng.
5 Ru ột non :
5.1 Cấu tạo của ruột non
- Ruột non là đoạn giữa dài nhất ống tiêu hoá Ruột non được chia làm 3 đoạn chính: + Tá tràng là đoạn đầu của ruột non, dài khótng 20 cm Đoạn đầu của tá tràng gọi làhành tá tràng do thường xuyên chịu sự tấn công của axit dạ dày Tại đây nối với ống mật
và ống tuỵ
+ Hỗng tràng chiếm khoảng 3/5 chiều dài của ruột, phân biệt với tá tràng bởi ranh giới
là dây chằng Trietz
Trang 12+ Hồi tràng chiếm khoảng 2/5 chiều dài của ruột nhưng sự phân chia thành 2 đoạn nhưtrên chỉ là quy ước và không có 1 ranh giới giải phẫu nào phân biệt 2 đoạn hồi tràng vàhỗng tràng.
Trang 13- Thành ruột non được cấu tạo bởi 2 lớp cơ: lớp cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong Phía trong lớp thành là niêm mạc ruột được tăng cường diện tích bề mặt bởi các lông nhung và
vi lông nhung Nhờ đó mà diện tích bề mặt tăng đến 250 - 300 m2 Xen kẽ trong lớp lôngnhung là các tuyến tiết chất nhày và dịch ruột
- Từ thành cơ phân bố vào lông ruột có hệ thống các dây thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết
5.2 Cử động cơ học của ruột non
- Cử động hình quả lắc: do lớp cơ dọc thay nhau co dãn làm các đoạn ruột trườn đi
trườn lại Mục đích là xáo trộn thức ăn, tránh ứ đọng, tăng cường tốc độ chuyển hoá
- Cử động co thắt từng phần: từng đoạn ruột co thắt lại làm giảm tiết diện đoạn ruột.
Mục đích là xáo trộn thức ăn và làm ngấm đều dịch tiêu hóa
- Cử động nhu động: là cử động nhịp nhàng lan truyền từ phía trên xuống ruột già Tác
dụng là đẩy liên tục thức ăn từ trên (dạ dày) xuống dưới (ruột già), làm quá trình hấp thụthức ăn dễ dàng hơn Khi bị ngộ độc, cử động này tăng mạnh có thể gây ỉa chảy
- Cử động phản nhu động: ngược chiều với cử động nhu động Cử động nhu động giúp
thức ăn được đẩy ngược lại giúp tiêu hoá và hấp thụ triệt để hơn Khi bị nôn, cử động nàytăng mạnh ở tất cả các đoạn của ống tiêu hoá, tống thức ăn ra ngoài miệng
Trang 14- Điều hoà các cử động: tăng do sự điều khiển từ phân hệ phó giao cảm (dây thần kinh
X) và đám rối Auerbach và 1 số hoocmon đường tiêu hoá, axetylcolin Ngược lạiadrenalin và phân hệ giao cảm làm giảm các cử động này
6 Ru ột gi à:
6.1 Cấu tạo
- Ruột già là đoạn cuối của ống tiêu hoá, tiết diện lớn hơn ruột non Ruột già thông vớiruột non tại ranh giới là van hồi manh có tác dụng chống cho các chất ở ruột già khôngrơi ngược trở lại ruột non Ruột già được chia làm 3 đoạn: manh trành, kết tràng, trựctràng Manh tràng nối trực tiếp với ruột non Kết tràng gồm 3 đoạn: kết tràng lên, kếttràng ngang và kết tràng xuống Trực tràng nối liền với hậu môn
- Ruột già không tiết dịch tiêu hoá mà chỉ tiết chất nhày để bảo vệ niêm mạc Ở đây có hệ
vi sinh vật rất phát triển Tại đây có 1 số vi sinh vật tổng hợp vitamin B12, K Vi sinh vậtlên men các chất không được ruột non hấp thụ, giải phóng các khí CO2, CH4, H2S, … vàcác chất độc như indol, scatol, mercaptan làm cho phân có mùi thối
- Ở ruột già chỉ có cử động nhu động và phản nhu động Cử động nhu động không mạnh,mỗi ngày chỉ có 1 hoặc 2 cử động nhu động mạnh để dồn chất bã xuống trực tràng Cửđộng phản nhu động mạnh hơn, giúp các chất bã lưu lại trong ruột già
6.2 Sự thải phân
- Sau khi được hấp thụ nước, cấc chất cặn bã còn lại cô đặc tạo thành phân và thải rangoài qua hậu môn Do các chất dinh dưỡng được hấp thụ từ 80 ~ 100% nên trong phâncòn rất ít chất dinh dưỡng không được hấp thụ Phân chứa khoảng 60% nước, còn lại làcác mảnh vụn tế bào niêm mạc ống tiêu hoá và xác vi sinh vật
- Thải phân qua động tác đại tiện là phản xạ không điều kiện gây co bóp cơ trơn trựctràng và mở cơ thắt hậu môn Trong ngày có một vài cử động nhu động mạnh ở ruột giàlàm 1 lượng phân tích tụ ở trực tràng gây áp lực lên niêm mạc ở đây, kích thích lớp niêmmạc, thông qua cơ chế thần kinh sẽ xảy ra phản xạ đại tiện
- Ở hậu môn có 2 vòng cơ thắt là cơ trơn và cơ vân Do đó cơ thể có thể kìm hãm phản xạđại tiện bằng cách co vòng cơ vân lại, đóng chặt hậu môn Sau một vài lần trực tràng co
mà phản xạ không xảy ra, các cử động phản nhu động lại dồn phân lên khiến cho trựctràng không còn bị kích thích và cũng mất đi cảm giác muốn đại tiện Nếu phản xạ đạitiện bị kìm hãm lâu dài sẽ dẫn đến táo bón
7 Tuy ến ti êu ho á :
7.1 Tuyến nước bọt
- Tuyến nước bọt là nơi nước bọt được tiết ra Trong khoang miệng có 3 đôi tuyến nướcbọt lớn nằm ở mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi Ngoài ra còn các tuyến nhỏ nằm rải ráctrong khoang miệng Đôi tuyến mang tai tiết nước bọt loãng và nhiều enzim Đôi tuyến
Trang 15dưới lưỡi tiết nước bọt đặc và nhiều chất nhày Đôi tuyến dưới hàm tiết chất nhày vàenzim với lượng ngang nhau.
- Các thành phần có trong nước bọt:
+ Nước: giúp hoà tan các chất có trong thức ăn Do đó đẩy nhanh sự cảm nhận vị giác
của các gai vị giác trên lưỡi
+ Chất nhày muxin: giúp bôi trơn khối thức ăn để dễ nuốt và còn giúp lưỡi chuyển
động dễ dàng hơn
+ Enzim amilaza (còn gọi ptyalin): đóng vai trò quan trọng trong việc thủy phân tinh
bột thành đường mantozơ Amilaza hoạt động trong pH = 6.0 ~ 7.4 Ngay cả khi vào dạ dày amilaza vẫn hoạt động trước khi axit ngấm vào khối thức ăn ức chế amilaza
+ Lyzozim: là 1 enzim phá huỷ thành tế bào của vi khuẩn Lyzozim giúp cho khoang
miệng luôn sach và tránh nguy cơ nhiễm trùng
- Lượng nước bọt tiết ra phụ thuộc vào
+ Độ khô: thức ăn càng khô, nước bọt tiết ra càng nhiều
+ pH của thức ăn: thức ăn càng chua, pH càng thấp, nước bọt càng tiết nhiều
- Phản xạ tiết nước bọt không điều kiện xuất hiện khi thụ quan ở niêm mạc miệng đượckích thích Xung thần kinh hướng tâm truyền về trung khu tiết nước bọt, sau đó trả lờibằng các xung ly tâm theo dây thần kinh VII và IX đến các tuyến nước bọt, kích thích tiếtnước bọt
Trang 16- Phản xạ tiết nước bọt có đìêu kiện: khi nhìn, nghe tên thức ăn, hình dáng, máu sắc, mùi
vị, quang cảnh bữa ăn… cũng gây phản xạ tiết nước bọt, đó là phản xạ có đìêu kiện
7.2 Tuyến vị
- Niêm mạc dạ dày có rất nhiều tuyến vị Các tuyến vị ở vùng tâm vị và môn vị tiết nhiềuchất nhày Các tuyến ở thân và đáy dạ dày tiết pepsinogen và HCl là chủ yếu 1 số tế bàobiểu mô tiết ra hoocmon gastrin có tác dụng điều hoà bài tiết dịch vị
- Sau đây là cấu tạo của 1 tuyến vị
- Mỗi tuyến vị được cấu tạo bởi 4 loại tế bào:
+ Tế bào chính tiết pepsinogen
+ Tế bào viền tiết HCl
+ Tế bào cổ tuyến tiết chất nhày muxin.
+ Tế bào nội tiết tiết hoocmon gastrin
- Tuyến vị còn có các túi chứa dịch vị
- Thành phần và tác dụng của các chất trong dịch vị
Pepsinogen là dạng không hoạt động của pepsin, khi gặp HCl và đặc biệt là
pepsin được hoạt hoá từ trước, sẽ lập tức chuyển thành pepsin Pepsin là enzimchính trong sự phân giải protein ở dạ dày, hoạt động tối ưu trong pH = 2 Pepsincắt liên kết peptit của axit amin có nhân thơm (Phenylalanin, Tyroxin) do đóprotein được cắt thành các chuỗi peptit ngắn Ngoài ra pepsin còn phân giải cácsợi collagen liên kết giữa các tế bào của thịt, tạo điều kiện cho các enzim tiêu hóathấm được vào thịt và tiêu hoá chúng
Chất nhày quánh và kiềm tính tạo thành 1 lớp dày khoảng 1 mm bao phủ niêm
mạc dạ dày để bảo vệ dạ dày cũng như bôi trơn thức ăn