MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KÍCH THÍCH SỰ HỨNG THÚ, TÍCH CỰC HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN THPT 1/Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền đòa phương. - Được sự quan tâm của Sở giáo dục, tổ bộ môn Ngữ Văn mở nhiều chuyên đề, hội thảo, tổ chức hội giảng để học hỏi giao lưu, rút kinh nghiệm giữa giáo viên các trường trong huyện, trong tỉnh để nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn. - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của chi bộ, BGH nhà trường. - Được sự giúp đỡ tổ chuyên môn, của các bạn đồng nghiệp. Tổ mở những đợt thao giảng, dự giờ, hội giảng về đổi mới phương pháp dạy học kích thích sự hứng thú, tích cực học tập môn Ngữ Văn. 2/Khó khăn: - Trong những năm gần đây, chấât lượng môn Ngữ Văn của trường còn thấp. - Học sinh không yêu thích môn Ngữ Văn vì cho rằng môn này khó học khó nhớ, không thi được nhiều ngành. - Đa số học sinh chạy theo học những môn thuộc khoa học tự nhiên để được thi vào nhiều trường đại học. - Một số học sinh thiếu ý thức học tập môn Ngữ văn. Đặc biệt là đối với học sinh khối 10, vì đây là khối đầu cấp các em còn ham chơi nên xem nhẹ việc học tập nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng. - Một bộ phận nhỏ giáo viên vì nhiều lí do khác nhau đã thiếu sự đầu tư cho bộ môn Ngữ Văn nên cũng làm giảm sự hứng thú, say mê học tập môn Ngữ văn. Chính từ những thuận lợi & khó khăn như trên tơi nghĩ rằng mình cần phải chú động, tích cực hơn trong việc giảng dạy mơn Ngữ Văn để góp nâng dần chất lượng bộ mơn của trường. Muốn chất lượng ngày một tăng cao thì ít nhất giáo viên phải làm cho học sinh u thích mơn học này. Trong ba năm học qua tơi đã tích luỹ được một số phương pháp để kích thích sự hứng thú, tích cực học tập mơn Ngữ văn ở lớp 10 & 11 như sau : 1. Phương pháp soạn giảng 2. Phương pháp đặt câu hỏi 3. Phương pháp sử dụng tranh ảnh II/ NỘI DUNG 1. Phương pháp soạn giảng : Chắc hẳn khi nghe tôi nói đến phương pháp này mọi người sẽ cười tôi vì bởi lẽ mấy ai đi dạy mà không soạn giáo án. Nhưng vấn đề soạn giảng mà tôi đặt ra ở đây là soạn giảng tiết dạy kó, chu đáo, có hiệu quả. Để tiến hành một tiết học Ngữ Văn tốt kích thích sự hứng thú, tích cực học tập của học sinh thì đòi hỏi giáo viên phải là người chuẩn bò trước. Giáo viên phải chuẩn bò giáo án đầy đủ. Mỗi giáo viên khi lên lớp phải có giáo án & giáo án này phải chuẩn bò thật kó. Giáo viên tránh tình trạng dạy chay, dạy không có giáo án. Nếu giáo viên đã dạy lâu năm có nhiều kinh nghiệm thì việc chuẩn bò giáo án này rất dễ dàng nhưng nên bổ sung thêm cho nội dung được phong phú & sâu sắc hơn. Không dừng lại ở việc chuẩn bò giáo án mà giáo viên cần phải xem kó từng nội dung kiến thức cần truyền đạt cho học sinh, cách đặt câu hỏi. Giáo viên nên học thuộc giáo án hoặc ít nhất phải nhớ được khoảng 80 % bài giảng của mình. Có như thế, giáo viên mới thoát li được giáo án, có thời gian quan sát, theo dõi lớp học, chú ý từng học sinh. Giáo viên không phải chỉ đứng trên bụt giảng hoặc ngồi ở bàn giáo viên mà cần đi xuống phía dưới lớp để xem học sinh mình có chú ý bài, có chép bài hay không. Trên thực tế có một số ít giáo viên khi đia dạy chưa chuẩn bò giáo án chu đáo nên khi lên lớp còn lộng cộng thường xuyên xem giáo để ghi bài. Thậm chí có giáo viên còn cầm giáo án đọc cho học sinh chép. Chính điều này góp phần tạo nên tâm lý chán nản môn học vì những kiến thức mà giáo viên đọc cho học ssinh chép không phải là do học sinh tự khám phá tìm tòi. Và như thế giáo viên đã đánh mất đi sự sáng tạo của học sinh, làm thui chột đi niềm đam mê, sự hứng thú đối với môn học. Lâu dần học sinh sẽ đâm ra lười nhác, thiếu tích cực đối với môn Ngữ văn. Chính vì vậy việc soạn giảng là rất quan trọng. Nếu thực hiện tốt khâu này thì khi lên lớp sẽ giúp giáo viên tự tin hơn. Điều này cũng làm cho học sinh học tập nghiêm túc hơn bỏi vì giáo viên đi dạy cũng chuẩn bò, cũng thuộc giáo án thì học sinh đi học phải chuẩn bò bài, phải học bài là lẽ tất nhiên. Chính giáo viên sẽ là một tấm gương để học sinh học tập, noi theo đi học phải học bài & chuẩn bò kó bài. 2. Phương pháp đặt câu hỏi Đây là phương pháp tạo vấn đề cho học sinh khám phá, tìm hiểu môn học. Có vấn đề học mới có thể phát huy sự sáng tạo của cá nhân và học sinh sẽ tích cực học tập môn Ngữ văn hơn. Phương pháp đặt câu hỏi thể hiện ở việc cho học sinh chuẩn bò bài ở nhà & đặt câu hỏi trong tiết học. Đối với phương pháp này giáo viên nên kết hợp việc đặt hệ thống câu hỏi cho học sinh chuẩn bò bài ở nhà khi vào tiết học giáo viên cũng sử dụng những câu hỏi đã đặt ra cho học sinh soạn bài để học sinh trả lời và lấy kết quả mà học trả lời đúng làm nội dung bài học. Có như thế, học sinh cảm thấy mình học tốt, mình tự tìm tòi tự chiếm lónh tri thức không phải do giáo viên áp đặt. Từ đó học sinh thích thú môn học hơn, tích cực học tập và quên đi cảm giác chán nản môn học. Giáo viên nên soạn sẵn hệ thống câu hỏi ở mỗi tuần để học sinh chuẩn bò bài trước ở nhà. Chính việc chuẩn bò bài trước ở nhà này giúp cho học sinh tự tin hơn khi lên lớp. Khi giáo viên đưa câu hỏi hay một vấn đề nào đó mà học sinh trả lời tốt, trả lời đúng thì học sinh sẽ tích cực & hứng thú học tập hơn. Ví dụ ở chương trình lớp 11 bài “Chí Phèo” tôi soạn hệ thống câu hỏi cho học sinh soạn bài như sau : - Cảm nhận của em về hình tượng Chí Phèo ở đầu truyện ? - Trước khi đi tù Chí Phèo có hoàn cảnh như thế nào ?(Lúc nhỏ, lớn lên lúc 20 tuổi ) - Hãy nhận xét tính cách của Chí trước khi đi tù ? - Vì sao chí Phèo bò đẩy vào tù (tội gì) ? - Sau khi ra tù Chí Phèo thay đổi như thế nào ? Hãy tìm và phân tích chi tiết đó - Theo em, tại sao Chí Phèo lại đập đầu, rạch mặt ăn vạ mà đặc biệt là ăn vạ Bá Kiến ? - Từ sự thay đổi về nhân hình báo hiệu sự thay đổi về nhân tính. Vậy nhân tính Chí Phèo đã có những thay đổi như thế nào ? - Từ khi ra tù, bò Bá Kiến lợi dụng đến trước khi gặp thò Nở Chí Phèo sống ra sao ? - - Qua phân tích, em hãy chỉ ra nguyên nhân làm cho Chí Phèo bò tha hoá ? - Theo em việc gặp Thò Nở có ý nghóa như thế nào đối với chí Phèo ? Nếu không gặp Thò Nở cuộc đời Chí Phèo sẽ ra sao ? - Qua mối tình của chí Phèo & Thò Nở, sự tái sinh của Chí Phèo Nam Cao muốn khẳng đònh điều gì về con người & tình người ? Nhà văn có thái gì đối với nhân vật Chí Phèo ? - Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí khi bò từ chối tình yêu ? - Tại sao Chí Phèo lại tự sát sau khi đâm chết Bá Kiến ? Khi vào tiết dạy tôi cũng lần lượt đi theo từng phần và đặt những câu hỏi như phần hướng dẫn học sinh soạn bài và đa số học sinh giơ tay phát biểu ý kiến. Em nào cũng tranh giành mong muốn được gọi tên, không khí lớp học trở nên sinh động và bài học tiến triển nhanh hơn. Học sinh từ đó cũng hiểu bài hơn. Và giáo viên cũng nên khuyến khích động viên các em khi các em trả lời đúng. Học sinh sẽ cảm thấy mình làm tốt được giáo viên khen thì lần sau mình sẽ làm tốt hơn nữa. 3. Phương pháp sử dụng tranh ảnh minh hoạ : Tranh ảnh minh hoạ góp phần quan trọng vào việc tăng hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt trong những tiết đọc văn việc sử dụng tranh ảnh minh hoạ làm cho học sinh chú ý tập trung vào bài học hơn. Ở phân môn đọc văn có những bài thơ, bài văn trung đại cách xa thời đại ta sống rất nhiều, việc tìm hiểu nội dung ý nghóa rất khó khăn. Thông thường, những tiết này học sinh hay lo ra, dễ nhàm chán. Khi giáo viên treo tranh ảnh sẽ lôi cuốn sự chú ý của học sinh vào bài học. Từ những bức tranh giáo viên khéo léo dẫn dắt học vào bài học và làm cho học sinh say mê khám phá nội dung hơn. Cụ thể trong chương trình ngữ văn 10 học sinh tìm hiểu phần văn học trung đại rất khô khan, khó hiểu về từ ngữ, quan niêm thẩm mỹ. Cho nên giáo viên cần sưu tầm nhiều tranh ảnh để kích thích sự đam mê học tập của học sinh. Ví dụ trong bài thơ “Cảm xúc màu thu” của Đỗ Phủ có nội dung là bức tranh mùa thu ở Quỳ Châu của Trung Quốc thì giáo viên có thể sử dụng một số tranh ảnh sau để kích thích sự hứng thú học tập của học sinh : Trong bức tranh mùa thu trên có cảnh sương móc trắng xoá, lá cây phong chuyển màu báo hiệu thu sang, rừng phong tiêu điều vì tuyết rơi trắng xoá và đây cũng là nội dung của bài mà học sinh cần chiếm lónh. Từ những bức tranh trên kết hợp với phần văn bản học sinh dễ dàng phát hiện những nội dung trên. Không chỉ thế, trong bức tranh mùa thu còn có cảnh hùng vó của núi, dữ tợn của sóng, sự âm u mây mù sà giáp mặt đất. Tất cả những hình ảnh trên đều có tranh minh hoạ. Cuối cùng giáo viên sẽ đặt một câu hỏi để đi đến sơ kết cả đoạn thơ : “Cảm nhận của em về bức tranh màu thu ở bốn câu thơ đầu ? Qua bức tranh mùa thu bộc lộ tâm trạng nào của tác giả ?”. Học sinh rất dễ dàng khái quát nội dung mà giáo viên vừa hỏi. Tiết học trở nên hấp dẫn và sinh động hẳn lên. Hoặc ở bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi có câu : “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tòch dương” Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh sau để minh hoạ gây sự chú vào bài học cho học sinh : Còn ở lớp 12, giáo viên cũng có thể kích thích sự hứng thú của học sinh ở một số bài sau : 1. Bài “Người lái đò sông đà của Nguyễn Tuân” giáo viên sẽ sử dụng một số tranh ảnh để học sinh cảm nhận được vẻ đẹp, sự hung tợn của con sông Đà giáo viên có thể sử dụng một số tranh ảnh như sau : - Sơng Đà như hình ảnh của thiếu nữ Tây Bắc kiều diễm, trẻ trung, dun dáng và man sơ. - Sông Đà thật mỹ lệ với vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính và gợi cảm hứng nghệ thuật và cảm xúc; vừa Đường thi lại vừa hiện đại. - Sông Đà lúc hung tợn dữ dội : - Nước Sơng Đà thay đổi theo mùa : 2. Bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường giáo viên có thể sử dụng một số ảnh về sông Hương sau để giúp học sinh cảm nhận được nét đẹp của sông Hương. Đồng thời, qua những tranh ảnh trên giáo viên làm cho học sinh tự hào hơn về nét đẹp cổ kính của cố đô Huế & nét dòu dàng, trữ tình của con Sông Hương hiền hoà, thơ mộng : Nói chung phương pháp sử dụng tranh ảnh để kích thích sự hứng thú, niềm say mê học tập môn Ngữ văn cho học sinh là một phương pháp rất dễ thực hiện. Nhưng trong phương pháp này đòi hỏi mỗi giáo viên phải có sự đầu tư, tìm tòi tiêu tốn rất nhiều thời gian. Nhiều giáo viên than phiền rằng môn Ngữ văn rất ít tài liệu tham khảo nên việc dạy môn học này gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, ngày nay khi công nghệ thông tin phát triển thì việc tìm tài liệu là không khó. Cái khó ở đây là bản thân giáo viên không có thời gian tìm kiếm. Thêm một hạn chế nữa là trình độ về sử dụng công nghệ thông tin của một bộ phận giáo viên còn yếu nên việc tìm kiếm còn chậm, mất thời gian. Theo tôi đây là những khó khăn nhỏ nếu có tâm huyết, có lòng yêu nghề thì giáo viên sẽ khắc phục được những khó khăn trên và công việc giảng dạy sẽ ngày càng tốt hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ để kích thích sự hứng thú, say mê, tích cực học tập môn Ngữ văn mà tôi đã tích luỹ được trong ba năm qua. Tôi rất mong được sự góp ý của quý đồng nghiệp, của tổ chuyên môn để tôi học hỏi được những phương pháp tốt hơn nhằm kích thích sự hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh. Đồng thời tôi cũng mong muốn tiến xa hơn nữa là nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn ngày một cao hơn. Xin chân thành cảm ơn. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG . dục, tổ bộ môn Ngữ Văn mở nhiều chuyên đề, hội thảo, tổ chức hội giảng để học hỏi giao lưu, rút kinh nghiệm giữa giáo viên các trường trong huyện, trong tỉnh để nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn. -. Giáo viên tránh tình trạng dạy chay, dạy không có giáo án. Nếu giáo viên đã dạy lâu năm có nhiều kinh nghiệm thì việc chuẩn bò giáo án này rất dễ dàng nhưng nên bổ sung thêm cho nội dung được. phục được những khó khăn trên và công việc giảng dạy sẽ ngày càng tốt hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ để kích thích sự hứng thú, say mê, tích cực học tập môn Ngữ văn mà tôi đã tích