BAI LAM
Co thé thấy rằng, vốn kinh doanh của các tổ chức tín dụng chủ yếu là nguồn vốn huy động Do đó, nghiệp vụ huy động vốn được coi là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng trong các tô chức tín dụng, nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay Phát hành giấy tờ có giá chính là một trong những hình thức huy động vốn của các tô chức tín dụng Hoạt động này chịu sự điều chỉnh chặt
chẽ của pháp luật nhằm đảm bảo cho các tổ chức tín dụng có thể thực hiện
hoạt động phát hành giấy tờ có giá tuân thủ theo đúng những quy định của
pháp luật, đảm bảo sự kiêm soát hiệu quả của Nhà nước
Để tìm hiểu về chế độ pháp lý của hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng, chúng ta cần xem xét những nội dung cụ thể sau
đây:
_ LLKHAI QUAT VE HOAT DONG HUY DONG VON CUA TO CHUC TIN DUNG
1 Khái niệm và các hình thức huy động vốn của tổ chức tín dụng
Khi nền sản xuất hàng hoá hình thành, phát triển thì tiền tệ xuất hiện và
nghề kinh doanh tiền tệ cũng ra đời Sự phát triển của nghề kinh doanh tiền tệ dẫn đến sự xuất hiện của những tổ chức chuyên thực hiện hoạt động thu nhận nhận các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng để cấp tín dụng, làm các dịch vụ tiền tệ khác Người ta gọi đó là các tô chức tin dung (TCTD)
Hoạt động của các TCTD rất đa dạng và đã góp phần quan trọng trong việc luân chuyên nguồn vốn trong nền kinh tế và tạo ra những tiện ích cho
người dân Một trong những hoạt động đầu tiên và được biết đến một cách
phô biến, luôn gắn liền với các TCTD là hoạt động huy động vốn
Pháp luật hiện hành chưa có quy định về khái niệm của thể của "hoạ/
động huy động vốn của các TCTD" mà mới chỉ ra các hình thức huy động vốn được phép của từng loại hình TCTD Nhưng có thể hiểu khái quát: Hoạt động huy động vốn của TCTD là việc các TCTD tập trung các khoản tiền từ tô
chức, cá nhân trong nền kinh tế thông qua bốn hình thức huy động vốn cơ bản
- đó là:
‹ % Huy động vốn bằng nhận tiền gửi;
“* s Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá;
‹ % Huy động vốn bằng vay vốn của các TCTD;
“* s Huy động vốn bằng vay vốn của Ngân hàng Nhà nước
Trang 2Như vậy, phát hành giấy tờ có giá là một trong những hình thức huy động vốn của TCTD Hình thức huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá thường được sử dụng khi TCTD đã tiếp nhận được những dự án vay vốn lớn, với thời hạn giải ngân cụ thể của khách hàng Do có những điểm đặc thù so với các hình thức huy động vốn khác, hoạt động phát hành giấy tờ có giá có quy chế pháp lý riêng
2 Hoạt động phát hành giấy tờ có giá của tô chức tín dụng
a) Khái niệm
Hiện nay, việc huy động vốn bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá
của các TCTD được điều chỉnh chủ yếu trong Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của TCTD ban hành kèm quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/03/2008 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước và Thông tư số
16/2009/TT-NHNN ngày 11/08/2009 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 07/2008/QĐÐ-NHNN ngày
24/03/2008 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước
Theo quy chế này thì: "Giấy tờ có giá là chứng nhận của TCTD phái
hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiên trong khoảng thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết
khác giữa TCTD và người mua"
Như vậy, về bản chất, giấy tờ có giá chính là một công cụ vay nợ trên thị trường tiền tệ, thị trường vay vốn dưới hình thức giấy nhận nợ hoặc chứng
chỉ tiền gửi, trong đó, TCTD cam kết trả gốc, lãi cho người mua sau một thời
gian nhất định
Khái niệm "hoạ: động phát hành giấy tờ có giá" được xem xét trên hai phương diện:
+% Về phương diện kinh tế, hoạt động phát hành giấy tờ có giá được
hiểu là một nghiệp vụ huy động vốn của TCTD Nghiệp vụ này được thực hiện thông qua việc TCTD phat hành ra công chúng các giấy tờ có giá dưới dạng chứng khoán ng dé vay tiền của công chúng, với cam kết hoàn trả số
tiền đó kèm theo một khoản tiền lãi vào ngày đáo hạn
s% Về phương diện pháp lý, hoạt động phát hành giấy, to co gid cla các TCTD được hiểu là hành vi pháp lý trong đó TCTD cam kết vay tiền của
khách hàng trong một thời hạn nhất định với điều kiện sẽ hoàn trả cho khách
hàng sô tiên ghi trên chứng thư nhận nợ do TCTD phát hành
Bằng cách huy động vốn này, TCTD có khả năng tập trung một khối lượng vôn lớn trong một thời gian ngăn Khi tiên hành huy động vôn băng hình thức phát hành giây tờ có giá, các TCTD thường phải trả lãi suât cao hơn
Trang 3so với lãi suất tiền gửi huy động Bởi vậy, nghiệp vụ này chí được tiến hành khi TCTD thiếu vốn, đồng thời, khi huy động vốn theo hình thức này, TCTD phải căn cứ bào khả năng đầu ra để quyết định khối lượng vốn huy động, mức lãi suất, thời hạn và phương pháp huy động vốn
b) Đặc điểm
Hoạt động huy động vốn thông qua hình thức phát hành giấy tờ có giá là việc các TCTD vay vốn của các tổ chức, cá nhân thông qua việc phát hành các loại giấy tờ có giá với sự chấp nhận của Ngân hàng Nhà nước hoặc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước Hoạt động này có những đặc điểm cơ bản sau:
% Về bán chất pháp lý: Việc phát hành giấy tờ có giá của TCTD ra
công chúng thực chất là một hành vi vay tiền của khách hàng chứ không phải là hành vi "bán" giấy tờ có giá cho khách hàng Bởi trong quan hệ giao dịch này, TCTD không hè có quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá do mình tự phát hành, nên không thể đóng vai trò là người bán trong quan hệ này Đồng thời, trước khi giấy tờ có giá được chuyển giao cho khách hàng sở hữu như một chứng thư xác nhận quyền chủ nợ và khi TCTD chưa nhận được nguồn tiền tệ do khách hàng chuyển giao thì các chứng thư này thực chất chưa hề có giá trị
thực tế - nghĩa là không thể hối đoái chúng thành tiền hay các tài sản có giá
trị tương đương với số tiền ghi trên mệnh giá của chứng thư Chỉ khi nàp khách hàng chấp nhận trao đôi chứng thư đó với TCTD bằng số tiền tương
đương với mệnh giá của chứng thư thì chứng thư này mới thực sự có giá trị và mới phản ảnh đúng tên gọi của nó - "giấy ở có giá"
‹+* Về đối tượng của giao dịch phát hành øiấy tờ có giá: Mặc dù tên
gọi của giao dịch là "phá: hành giấy tờ có giá" nhưng đối tượng của giao dich này lại không phải là các "giấy zở có giá" do TCTD phát hành, mà chính là khoản tiền vốn do khách hàng đồng ý chuyển quyền sở hữu cho TCTD với
điều kiện TCTD phải hoàn trả cho khách hàng sau một thời gian nhất định,
kèm theo đó là khoản lãi đo các bên thoả thuận Về lý thuyết, tuy không phải
là đối tượng của giao địch nhưng các chứng thư này được coi là hình thức
pháp lý của giao dịch, đồng thời là chứng cứ chứng minh quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ giao dịch Mặt khác, xét về phương điện kinh tế, các chứng thư này cũng được coi là một loại “ “tiền ngân hàng” nhưng không phải là tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành, mà là tiền được tạo
ra bởi TCTD trong quá trình huy động vốn, thông qua chức năng “4o ứiên” của TCTD Trên thực tế, các chứng thư nhận nợ do TCTD phát hành ra công
chúng có thể là chứng khoán nợ ngắn hạn - có thời hạn thanh toán dưới 1 năm (ví dụ chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn); kỳ phiếu ngân hàng hay tín phiếu của tổ
chức tín dụng, hoặc là chứng khoán nợ dài hạn - có thời hạn thanh toán từ I
năm trở lên (ví dụ chứng thư tiền gửi dài hạn hoặc trái phiếu ngân hàng )
Sự phân biệt giữa hai loại chứng thư nhận nợ này chủ yêu nhằm xác định cơ
chế phát hành và lưu thông chúng như thế nào sau khi đã được phát hành trên
Trang 4% Về tư cách pháp lý: trong giao dịch phát hành giấy tờ có giá thi
TCTD có tư cách là người vay, còn khách hàng "z4" giây tờ có giá có tư cách là người cho vay hay chủ nợ của TCTD Mặc dù có tư cách là người cho vay nhưng do giao dịch này được ngân hàng và khách hàng xác lập, thực hiện thông qua một hợp đồng cho vay có thời hạn xác định nên về nguyên tắc, khách hàng cho vay không thể rút vốn về trước kỳ hạn như trong trường hợp họ gửi tiền có kỳ hạn tại ngân hàng Nếu muốn thu hồi vốn về trước kỳ hạn,
cách duy nhất là người sở hữu giấy tờ có giá (bên cho vay) ký hợp đồng
chuyển nhượng chứng thư đó cho người khác - chắng hạn, có thể “bán” cho ngân hàng thương mại theo phương thức chiết khấu hoặc bán cho các tổ chức,
cá nhân khác theo phương thức thông thường trên thị trường tiền tệ hoặc thị
trường chứng khoán
€) Vai trò cúa hoạt động phát hành giấy tờ có giá
Qua sự phân tích những đặc điểm cơ bản trên, có thể thấy rằng, cùng
với nguồn vốn huy động từ nhận tiền gửi, nguồn vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá cũng giữ một vị trí quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn kinh doanh của TCTD Đây là nguồn vốn ảnh hưởng lớn đến chỉ
phí và khả năng mở rộng kinh đoanh của TCTD Nguồn vốn này có xu hướng
ngày càng gia tăng, phù hợp với xu hướng tăng trưởng và ôn định của nên kinh tế, với việc cải tiên và nâng cao chất lượng dịch vụ của TCTD, với việc gia tăng nhu cầu thanh toán của khách hàng
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu huy động vốn ngày càng đa dạng, các ngân hàng đã phát hành nhiều loại giấy tờ có giá trên thị trường với thời hạn,
mệnh giá, lãi suất và khả năng chuyền nhượng khác nhau Có thể lấy ví dụ: Ở
Hoa Kỳ, các ngân hàng thương mại có phát hành chứng thư tiền gửi ngắn hạn (CDs) voi gid tri bề mặt tối thiểu là 100.000 USD, trong khi ở Anh các ngân hàng thương mại lại có thể phát hành các trái phiếu ngân hàng có thời hạn hoặc không có thời hạn có lãi suất thả nổi Còn ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại đã bắt đầu phát hành một số loại chứng khốn nợ ra cơng chứng như kỳ phiếu ngân hàng có mục đích, trái phiếu ngân hàng thương mại Mặc dù có tên gọi khác nhau nhưng hầu như tất cả các giấy tờ có giá trên đều có chung bản chất - đó là các chứng khoán nợ trong đó phản ánh việc ngân hàng mặc nợ người sở hữu chứng khoán một số tiền nhất định với nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi chứng khoán vào một ngày nhất định trong tương lai
IL/ QUY CHE PHAP LY CUA HOAT DONG PHAT HANH GIAY TO CO GIA CUA TO CHUC TIN DUNG
1 Các loại giấy tờ có giá và các hình thức phát hành
Trang 5Theo quy dinh tai Khoan 2 va Khoan 3 Diéu 4 Quy ché phat hanh giấy tờ có giá của TCTD đê huy động vôn trong nước ban hành kèm quyêt định sô 07/2008/QĐ-NHNN thì giây tờ có giá do các TCTD phát hành bao gôm:
s%% Giấy từ có giá ngắn hạn: là giấy tờ có giá có thời hạn đưới một I
năm bao gôm kỳ phiêu, chứng chỉ tiên gửi ngăn hạn, tín phiêu và các giây tờ có giá ngăn hạn khác (Khoản 2 Điêu 4 Quy chê phát hành giây tờ có giá của TCTD)
4% Giấy tờ có giá dài hạn: là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên, bao gôm trái phiêu, chứng chỉ tiên gửi dài hạn và các giây tờ có giá dài
hạn khác (Khoản 3 Điêu 4 Quy chê phát hành giây tờ có giá của TCTD) b) Các hình thức phát hành của giấy tờ có giá
Các giấy tờ có giá do TCTD phát hành có thể thể hiện đưới hình thức
chứng chỉ hoặc ghi số, có thể là loại giây tờ có ghi danh hoặc không ghi danh
"Giấy tờ có giá ghỉ danh" là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi số có ghi tên người sở hữu."Giáy /ờ có giá vô danh" là giây tờ có giá
phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ giấy tờ có giá Cụ thé la:
+ Hình thức chứng chỉ: Khoản 1, Điều 8 Quy chế phát hành giấy tờ có giá của TCTD quy định giây tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ phải có các yêu tô sau:
- Tên tổ chức tín dụng phát hành;
- Tên gọi giấy tờ có giá (kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, trái phiếu .);
- Mệnh giá; - Thời hạn;
- Ngày phát hành;
- Ngày đến hạn thanh toán;
- Lãi suất: Phương thức trả lãi, Thời điểm, địa điểm trả lãi;
- Địa điểm thanh toán tiền gốc giấy tờ có giá;
- Ghi rõ là giấy tờ có giá ghi danh hoặc vô danh Trường hợp là giấy tờ có giá ghi danh ghi rõ: Tên tổ chức, số giấy phép thành lập hoặc giấy
phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ của tổ chức mua giấy tờ có giá (nếu người
Trang 6- Déi voi phat hanh trai phiéu chuyén déi phai ghi 16: Thoi han chuyền đổi trái phiếu, tỷ lệ chuyên đổi trái phiếu “Trái phiếu chuyển đổi” là
loại trái phiếu có thể chuyên đối thành cô phiếu phổ thông của cùng một tô chức tín dụng phát hành theo các điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành;
- Đối với phát hành trái phiếu kèm chứng quyền phái ghi TÕ:
Điều kiện được mua cô phiếu phổ thông của người sở hữu chứng quyên, số lượng cổ phiếu được mua của ting don vi ching quyền, các quyền lợi và trách nhiệm khác của người nắm giữ chứng quyên “Chứng quyên” là loại chứng khoán phát hành kèm theo trái phiếu xác định quyên của người sở hữu trái phiếu được mua một khối lượng cổ phiếu phố thông nhất định theo các
điều kiện đã xác định;
- Chữ ký của Tổng Giám đốc hay người được ủy quyền và các chữ ký khác do tô chức tín dụng quy định;
- Ký hiệu, số sê-ri phát hành;
- Các điều kiện, điều khoản về chuyền nhượng, chiết khấu, cầm
cố giấy tờ có giá tại chính tổ chức tín dụng phát hành; Xử lý đối với các
trường hợp rủi ro, các trường hợp khơng được thanh tốn Giấy tờ có giá phát
hành theo hình thức chứng chí phải được thiết kế và in ấn để đảm bảo khả
năng chống giả cao
Ngoài các yếu tô trên, tổ chức tín dụng phát hành có thể quy định thêm các nội dung ghi chú, chỉ dẫn khác liên quan đến giấy tờ có giá
+ Hình thức ghi số: Được quy định tại Khoán 3 Điều 8 của Quy chế phát hành giấy tờ có giá của TCTD "Đối với giấy tờ có giá phát hành theo
hình thức ghỉ sổ, các yếu tô quy định tại Khoản Ì Điểu này phải được ghỉ vào trong giấy chứng nhận quyên sở hữu giấy tờ có giá"
Như vậy, trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi số,
TCTD phải cấp giấy chứng nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá
cho người mua
Các giấy tờ có giá do TCTD phát hành được chuyên nhượng quyền sở hữu dưới các hình thức mua, bán, tặng, cho, trao đổi, thừa kế hoặc người sở hữu giấy tờ có giá có thể dùng làm vật cầm có
2 Các điều kiện phát hành giấy tờ có giá
_a) Điều kiện về đối tượng phát hành giấy tờ có giá và doi tượng
mua giấy tờ có giá
+* Đối tượng được phát hành giấy tờ có giá: được quy định tại Điều 2 Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của TCTD, bao gồm:
Trang 7" Cac TCTD dugc thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành: TCTD Nhà nước; TCTD cỗ phần; TCTD liên doanh; Quỹ tín dụng nhân dân trung ương; các TCTD 100% vôn nước ngoài và các chi nhành ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam;
"“_ Riêng công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính, loại giấy tờ
có giá và thời hạn giây tờ có giá được phép huy động thực hiện theo quy định
hiện hành về tô chức và hoạt động của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính
“ Đối tượng mua giấy từ có giá: được quy định cụ thé tai Dieu 3
Quy chê phát hành giây tờ có giá trong nước của TCTD, bao gôm:
" Tố chức, cá nhân Việt Nam; Người Việt Nam định cư ở nước
ngoài;
“Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư theo quy định của
pháp luật Việt Nam, bao gồm các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và không hoạt động tại Việt Nam Đối với người mua giấy tờ CÓ giá là tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức tín dụng chỉ được phát hành giấy tờ có
giá ghi danh
b) Điều kiện phát hành dối với từng loại giấy tờ có giá
Như đã phân tích ở trên, giấy tờ có giá được phân chia thành hai loai,
đó là: giấy tờ có giá dài hạn và giây tờ có giá ngắn hạn Và pháp luật cũng có những quy định cụ thể về điều kiện phát hành đối với từng loại giấy tờ có giá
trên Cụ thể là:
* Điều kiện phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn: được quy định cụ thể tại Điều 18 Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của TCTD "7ổ chức tín dụng được phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn khi tuân thủ đây đủ
các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tô chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước" Những quy định hạn chế bảo
đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng được quy định tại Mục 5 Chương III
của Luật các tổ chức tin dụng hiên hành Theo đó, TCTD muốn phát hành
giấy tờ có giá ngắn hạn phải đảm bảo quy định về tỷ lệ bảo đám an toàn (Điều 81); quy định về dự phòng rủi ro (Điều 82)
+* Điều kiện phát hành giấy tờ có giá dài hạn: được quy định tại
Điêu 22 Quy chê phát hành giây tờ có giá trong nước của TCTD và Khoản 1 Điêu 1 Thông tư sô 16/2009/TT-NHNN Cụ thê là:
" Tuân thủ các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật Các tô chức tín dụng, Luật sửa đôi, bô sung một sô điêu
của Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Giống
Trang 8với điều kiện phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn, những quy định này là nhằm
dự phòng những rủi ro trong hoạt động phát hành giây tờ có giá nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung - một hoạt động luôn tiềm ân những rủi ro
"_ Có thời gian hoạt động tối thiểu là một năm kế từ ngày tổ chức
tín dụng chính thức đi vào hoạt động
= Két qua hoạt động, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát
hành và tính đến thời điểm gần nhất phải có lãi Đây là điểm mới sửa đổi, bổ sung của Thông tư số 16/2009/TT-NHNN nhằm tạo điều kiện cho các TCTD
phát hành GTCG dài hạn, đồng thời đảm bảo khả năng chỉ trả của các TCTD
đối với các khoản huy động vốn từ hoạt động phát hành giấy tờ có giá, tạo
niềm tin cho các nhà đầu tư
" Được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phát hành giấy tờ có giá đài hạn của năm tài chính của tổ chức tín dụng
Có thể thấy rằng, điều kiện phát hành giấy tờ có giá dài hạn được quy
định chặt chẽ hơn so với điều kiện phát hành giây tờ có giá ngắn hạn Điều này xuất phát từ đặc trưng của từng loại giấy tờ có giá được pháp luật quy định, đảm bảo tính phù hợp trong hoạt động phát hành giây tờ có giá
“ Điều kiên phát hành trái phiếu chuyến đối, trái phiếu kèm chứng quyền: được quy định tại Điều 26, 27 và 28 Quy chế phát hành giấy
tờ có giá trong nước của TCTD và Khoản 2 Điều 1 Thông tư sô
16/2009/TT-NHNN Theo đó:
“Đối tượng phát hành trái phiếu chuyên đổi, trái phiếu kèm chứng quyên là các TCTD cô phân (Điêu 26);
"Pháp luật có quy định cụ thể về giới hạn đối với người mua trái
phiếu chuyển đối và trái phiếu kèm chứng quyên: "Đối với người mua trái
phiếu chuyển đổi hoặc mua trái phiếu kèm chứng quyền là tổ chức, cá nhân
nước ngoài, khi đến thời hạn chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc đến thời hạn
mua cô phiếu phải đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành của Chính phủ
và của Ngân hàng Nhà nước về việc nhà đầu tư nước ngồi mua cơ phần của
tổ chức tín đụng Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan" (Khoản Ì
Điều 27); "Đối với người mua trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyển là các tổ chức tin dụng, khi đến thời hạn chuyển đôi thành cổ phiếu hoặc đến thời hạn mua cổ phiếu phải phù hợp với quy định hiện hành
Trang 9"Tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 28 Quy chế phát hành giây tờ có giá trong nước của TCTD và Khoản 2 Điều 1 Thông tư
số 16/2009/TT-NHNN Cụ thể là:
Tuân thủ các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động
theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước
v Có thời gian hoạt động tối thiểu là một năm kể từ ngày tổ
chức tín dụng chính thức đi vào hoạt động
_ Phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành trái phiếu
chuyên đôi, trái phiêu kèm chứng quyên của năm tài chính được Đại hội đông cô đông thông qua và được sự châp thuận của Thông đôc Ngân hàng Nhà nước
* Kết quả hoạt động, kinh doanh của năm liền kề trước năm
phát hành và tính đến thời điểm gần nhất phải có lãi, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của năm liền kề trước năm phát hành và tính đến thời điểm gần nhất dudi 5% (Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 16/2009/TT-NHNN)
v Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của 3 năm liên tiếp trước đó phải cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền Đối với chức tín dụng có thời gian hoạt động từ 2 đến đưới 3 năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của 2 năm liên tiếp trước đó phải cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền Đối với tổ chức tín
dụng có thời gian hoạt động dưới 2 năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của năm trước đó phải cao hơn mức lãi suất đự kiến trả cho trái
phiếu chuyên đổi, trái phiếu kèm chứng quyên
Y Được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyên của năm tài chính của tổ chức tín dụng Nếu phương án tăng vôn điều lệ từ nguồn phát hành trái phiếu chuyên đổi, trái phiếu kèm chứng quyền đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua có thay đổi, tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) đề Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước xem xét chấp thuận (Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 16/2009/TT-NHNN)
Có thể nhận thấy những quy định của pháp luật về việc phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền là rất chặt chẽ, đảm bảo được sự chứng minh tài chính của các TCTD cũng như phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
Trang 10Theo quy định pháp luật, trình tự, thủ tục phát hành giấy tờ có giá cũng được quy định cụ thê đôi với từng loại giây tờ có giá Đó là:
s* Đối với phát hành giấy tờ có giá ngắn han: được quy định tại
Điều 19 Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của TCTD Pháp luật quy định quyền chủ động tô chức các đợt phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong năm cho các TCTD Tuy nhiên, trước thời điểm phát hành từng đợt ít nhất là 3 ngày làm việc, TCTD phải gửi Thông báo phát hành của đợt phát
hành dự kiến về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ) Thông báo này
bao gồm những nội dung sau: “ Tên tô chức tín dụng phát hành; “ Tên gọi giấy tờ có giá; “ Tổng mệnh giá của đợt phát hành; "Phương thức phát hành; "_ Hình thức phát hành;
" Dia diém phat hành;
= Thoi han giấy tờ có giá;
= Thoi han phát hành;
= Lai sudt;Phwong thitc tra 14i, Thời điểm, địa điểm trả lãi;
“_ Địa điểm thanh toán tiền gốc giấy tờ có giá;
“_ Các nội dung thông báo khác của tổ chức tín dụng phát hành
+ Đối với phát hành giấy tờ có giá dài hạn: Pháp luật có những quy
định rất chặt chẽ về từng bước mà các TCTD phải thực hiện nhằm tiến hành
hoạt động phát hành giây tờ có giá dài hạn; bao gôm những bước sau:
= Bước 1: Nộp hồ sơ phát hành giấy tờ có giá dài hạn với đầy đủ
những giây tờ quy định tại Điêu 23 Quy chê phát hành giây tờ có giá trong nước của TCTD:
* Đề nghị phát hành giấy tờ có giá đài hạn của năm tài chính
* Phương án phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính, trong đó nêu rõ mục đích phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ phát hành giấy tờ có giá dài hạn; Tổng mệnh giá phát hành, mệnh giá, tên gọi của giấy tờ có giá, đồng tiền phát hành, địa điểm phát hành, phương thức phát hành, hình thức phát hành, thời hạn, lãi suất, phương thức trả lãi, địa điểm trả gốc và lãi, người mua giấy tờ có giá, số lượng và thời gian dự kiến của từng
Trang 11dot phat hanh; Cac diéu kién va diéu khoan vé quyén va nghia vu cua tô chức
tín dụng và người mua Phương án phát hành giây tờ có giá dài hạn phải được Hội đông quản trị thông qua
* Phương án phát hành trái phiếu để bổ sung vốn tự có của tổ
chức tín dụng thuộc sở hữu nhà nước phải được Bộ Tài chính châp thuận
* Các báo cáo tài chính của hai năm liên tục gần nhất được
kiểm toán và tính đến thời điểm có đơn đề nghị phát hành Các tổ chức tín
dụng có thời gian hoạt động đưới 2 năm gửi các báo cáo tài chính từ khi bắt đầu hoạt động đến thời điểm có đơn đề nghị phát hành Nội dung của các báo
cáo tài chính thực hiện theo quy định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước về chế độ báo cáo đối với các tổ chức tín dụng Trường hợp nộp hồ sơ phát hành trong Quý I hàng năm, tổ chức tín dụng có thể nộp báo cáo tài
chính của năm trước đó chưa được kiểm toán và phải nộp các báo cáo tài chính được kiểm toán ngay sau khi hoàn tất kiểm toán
* Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có)
v Kế hoạch kinh doanh, kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn của năm tài chính
_ Điều lệ và Giấy phép hoạt động (đối với tổ chức tín dụng phát
hành lân đâu)
* Các thay đôi về bộ máy tổ chức và các thay đối khác (nếu có)
" Bước 2: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét và ra quyết định về việc phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính của TCTD Thời hạn xem xét và ra quyết định về việc phát hành giấy tờ có giá dai han của năm tài chính của tổ chức tín dụng không quá 15 ngày làm việc kế từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị phát hành của TCTD (Điều 24 Quy
ché)
“Bước 3: Sau khi có quyết định phê duyệt của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước, TCTD chủ động tổ chức các đợt phát hành giấy tờ có giá dài
hạn trong phạm vi kế hoạch phát hành của năm tài chính đã được xét duyệt
(Điều 25 Quy chế)
v Trường hợp tổ chức tín dụng đã được chấp thuận kế hoạch phát hành giây tờ có giá dài hạn của năm tài chính nhưng không tô chức phát
hành phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiên tệ)
* Trường hợp TCTD tiến hành phát hành giấy tờ có giá, trước thời điểm phát hành ít nhất 3 ngày làm việc, tô chức tín dụng phải gửi Thông
báo phát hành giấy tờ có giá dài hạn của đợt phát hành dự kiến về Ngân hàng
Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ)
Trang 12v Tổ chức tín dụng chỉ được phát hành vượt quá kế hoạch đã
được xét duyệt khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản Hồ sơ đề nghị xem xét bổ sung kế hoạch phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính bao gồm: Đơn đề nghị phát hành giấy tờ có giá đài hạn
bổ sung, kế hoạch phát hành giấy tờ có giá dài hạn điều chỉnh, kế hoạch kinh
doanh của năm tài chính điều chỉnh
% Đối với phát hành trái phiếu chuyển đối trái phiếu kèm chứng
quyên: các TCTD cô phân cũng tiên hành các bước như đôi phát hành giây tờ có giá dài hạn:
" Nộp hồ sơ phát hành trái phiếu chuyền đổi, trái phiếu kèm chứng quyền với đầy đủ giấy tờ quy định tại Điều 29, 30, 32 Quy chế phát hành giây tờ có giá trong nước của TCTD và Khoán 3 Điều 1 Thông tư số
16/2009/TT-NHNN, gồm:
* Đề nghị phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm
chứng quyên của năm tài chính
——_ Phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành trái phiếu
chuyên đôi, trái phiêu kèm chứng quyên được Đại hội đông cô đông thông
qua và được sự châp thuận của Thông đôc Ngân hàng Nhà nước
* Phương án phát hành trái phiếu chuyên đổi, trái phiếu kèm
chứng quyên của năm tài chính
- v Cac bao cáo: tài chính của hai năm liên tục gần nhất được kiêm toán và tính đên thời điêm có đơn đê nghị phát hành
* Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có)
* Kế hoạch kinh doanh, kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn
của năm tài chính
vi * Điều lệ và Giấy phép hoạt động (đối với tổ chức tín đụng phát hành lân đâu)
* Các thay đổi về bộ máy tổ chức và các thay đổi khác (nếu có)
“ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét và ra quyết định về việc phát hành trái phiếu chuyển đồi, trái phiếu kèm chứng quyền của năm tài chính của TCTD trong thời hạn không quá 45 ngày làm việc kế từ ngày nhận
được đầy đủ hồ sơ đề nghị phát hành của TCTD Đây cũng là điểm sửa đổi
của Thông tư số 16/2009/TT/NHNN nhằm đảm bảo thời gian xem xét của
Thống đốc Ngân hàng đối với hồ sơ đề nghị của các TCTD một cách hợp lý
và có hiệu quả hơn
Trang 13* Sau khi duge Théng đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, TCTD cũng được quyền chủ động tô chức các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyên trong phạm vi kế hoạch phát hành của năm tài chính đã được xét duyệt Các bước tiếp theo đều tương tự như trường hợp phát hành giấy tờ có giá đài hạn
d) Điều kiện về mệnh giá của giấy tờ có giá
"Mệnh giá" là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi số
"Tổng mệnh giá" là tống các mệnh giá của các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành trong một năm
Giấy tờ có giá được phát hành bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ hoặc trong một đợt phát hành
Điều 17 Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của TCTD quy định về mênh _giá của giay to ngắn hạn: "Mệnh giá của giấy tờ có giá ngăn
hạn được in sẵn hoặc theo thoả thuận của tổ chức tín dụng phát hành đối với người mua"
Điều 20 Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của TCTD có
quy định cụ thể về mệnh giá của giấy tờ dài hạn, bao gồm:
+ Mệnh giá của giấy từ có giá dài hạn bằng đồng Việt Nam phát
hành theo hình thức chứng chỉ tôi thiêu là một trăm ngàn đông Các mệnh giá lớn hơn mệnh giá tôi thiêu phải là bội sô của mệnh giá tôi thiêu
s* Mệnh giá của giấy tờ có giá dài hạn bằng ngoại tệ phát hành
theo hình thức chứng chỉ tôi thiểu là một trăm đô la Mỹ hoặc ngoại tệ khác tương đương Các mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu phải là bội số của
mệnh giá tối thiểu
+* Mệnh giá của giấy tờ có giá dài hạn là trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn trên giấy to co gia
+» Mệnh giá của giấy tờ có giá dài hạn là chứng chỉ tiền gửi dai hạn
phát hành theo hình thức chứng chỉ được ¡n sẵn hoặc theo thỏa thuận của tô
chức tín dụng phát hành với người mua
_s Mệnh giá của giấy tờ có giá dài hạn phát hành theo hình thức ghi số do tô chức tín dụng phát hành thỏa thuận với người mua
Như vậy, pháp luật đã quy định rõ về điều kiện về mệnh giá đối với
giây tờ có giá Khi muôn tiên hành hoạt động này, các TCTD cân phải đảm bảo được yêu câu này của pháp luật
Trang 14Các TCTD huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá phải có trách nhiệm công bố công khai vê việc phát hành giấy tờ có giá theo quy định, phải thanh toán cả tiền gốc và tiền lãi đúng hạn và đầy đủ cho người sở hữu giấy tờ có giá và phải thực hiện chế độ báo cáo kết quả phát hành cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định Những quy định trên là nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động phát hành giấy tờ có
giá của các TCTD
3 Phương thức phát hành giấy tờ có giá
Các tổ chức tín dụng có thể thực hiện phát hành giấy tờ có giá theo các
phương thức quy định cụ thê tại Chương V của Quy chê phát hành giây tờ có
giá trong nước của TCTD, từ Điêu 34 đên Điêu 39 Cụ thê là các phương thức Sau:
a) Phương thức trực tiếp phát hành giấy tờ có giá
Theo quy định tại Khoản 19 Điều 4 Quy chế phát hành giấy tỜ có giá
trong nước của các TCTD, thì "Truc tiép phat hành giáy tờ có giá" là việc tổ chức tín dụng tự tổ chức thực hiện phát hành giấy tờ có giá cho người mua
giấy to co gia
Điều 35 Quy chế đã chỉ rõ: "Tổ chức tín dụng trực tiếp tổ chức thực
hiện việc phát hành giấy tờ có giá cho phù hợp với đặc điển, điều kiện tổ
chức tín dụng" Quy định này là rất hợp lý bởi mỗi TCTD có những đặc điểm,
điều kiện riêng trong tổ chức và hoạt động của mình Do đó, tuỳ theo từng điều kiện ở môi TCTD, mà các tổ chức này tự tiến hành hoạt động trực tiếp phát hành giấy tờ có giá một cách chủ động và hiệu quả nhất
b) Phương thức bảo lãnh phát hành giấy tờ có giá
"Bảo lãnh phát hành" là việc tô chức bảo lãnh phát hành cam kết với tô chức tín dụng phát hành thực hiện các thủ tục trước khi phát hành giấy tờ có giá nhận mua một phần hay toàn bộ giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để bán lại hoặc mua số giấy tờ có giá còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức tin
dụng phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức tín dụng phát hành trong việc phân phối
giấy tờ có giá (Khoán 21 Điều 4 Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong
nước của TCTD)
Điều 36 và 37 Quy chế này cũng có những quy định cụ thể về phương
thức này Cụ thê là:
s* Các tổ chức bảo lãnh phát hành giấy tờ có giá gồm các TCTD, cơng ty chứng khốn được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và các định chế tài chính khác theo quy định tại giấy phép hoạt động Các ngân hàng
thương mại thực hiện bảo lãnh phát hành trái phiêu ra công chúng phải được
Trang 15Uỷ ban chứng khoán Nhà nước chấp nhận theo điều kiện do Bộ Tài Chính
quy định
s% Việc bảo lãnh có thể do một hoặc một số tổ chức đồng thời thực
hiện Trường hợp nhiêu tô chức cùng thực hiện bảo lãnh phát hành giây tờ có
giá, thực hiện theo phương thức đông bảo lãnh phát hành giây tờ có giá s Tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện theo đúng cam kết bảo lãnh phát hành với tô chức tín dụng
; s* Phí bảo lãnh phát hành do tô chức tín dụng phát hành thỏa thuận với
tô chức bảo lãnh phát hành giây tờ có giá
©)Phương thức đại lý phát hành giấy tờ có giá
Theo Khoán 20 Điều 4 Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước
cua TCTD thi "Dai ly phát hành" là việc tô chức đại lý phát hành thực hiện
việc bán giấy tờ có giá cho người mua giấy tờ có giá theo sự ủy quyền của tổ chức tín dụng phát hành
Điều 38 Quy chế này có quy định cụ thể về phương thức phát hành
giây tờ có giá này, với những nội dung sau:
& Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá có thé ủy quyền cho một hoặc một số tổ chức cùng làm nhiệm vụ đại lý phát hành giấy tờ có giá
* Tổ chức đại lý phát hành thực hiện bán giấy tờ có giá cho người mua giấy tờ có giá theo đúng cam kết với tổ chức tín dụng phát hành Trường
hợp không bán hết, tổ chức đại lý phát hành được trả lại cho tổ chức tín dụng phát hành số giấy tờ có giá còn lại
Phí đại lý phát hành giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành thỏa thuận với tô chức đại lý phát hành giây tờ có giá
d)Phương thức dấu thầu giấy tờ có giá
"Đầu thâu giấy tờ có giá" là việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân tham gia dự thầu đáp ứng đủ yêu câu của tổ chức tín dụng phát hành (Khoản 22 Điều 4 Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của TCTD)
Điều 39 Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của TCTD quy
định về phương thức này, cụ thể là:
s* Các phương thức đấu thầu mà TCTD phát hành giấy tờ có giá được
lựa chọn, đó là:
“_ Đấu thầu trực tiếp tại tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá
“_ Đấu thầu thông qua các tô chức tài chính trung gian
Trang 16“_ Đấu thầu thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán
oe Tổ chức tín dụng tự quyết định hình thức đấu thầu giấy tỜ có giá
và xây dựng quy trình đấu thầu cụ thể cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh của đơn vị mình và các văn bản pháp luật có liên quan
* Việc tổ chức đấu thầu phải đảm bảo nguyên tắc bí mật về thông tin của các tổ chức, cá nhân tham gia dự thầu và bảo đảm sự bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu
‹%
% Phí đấu thầu giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành thỏa
thuận với tô chức được ủy quyên tô chức đâu thâu giây tờ có giá
Như vậy, có thể thấy rằng, pháp luật đã có những quy định rất cụ thé
đối với từng phương thức phát hành giấy tờ có giá Đây chính là cơ sở pháp lý
cho các TCTD khi thực hiện hoạt động phát hành giây tờ có giá theo những phương thức này
Từ sự phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các TCTD, có thể thấy rằng pháp luật nước ta đã có những quy định tương đối đầy đủ và chặt chẽ về hoạt động này, đám bảo cho
hình thức huy động vốn này được tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định
nhưng vẫn đảm bảo được tính chủ động của các TCTD và sự kiểm soát, theo
dõi chung của Ngân hàng Nhà nước đối với các hoạt động này
1H THUC TRANG PHAP LUAT VE HOAT DONG PHAT HANH GIAY TO CO GIA VA PHUONG HUONG HOAN THIEN
1 Thực trạng pháp luật về hoạt động phát hành giấy tờ có giá
a) Những thành tựu
s% Về quy định pháp luật: Có thể thấy rằng, ở Việt Nam, giao dịch phát hành giấy tờ có giá của TCTD_ được quy định lần đầu tiên tại Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính Sau đó, văn bản này
được cụ thể hoá bằng các Quyết định số 212/QĐ-NHI ngày 22/9/1994; Quyết
định số 214/QĐ-NHI ngày 23/9/1994; Quyết định số 243/QĐ-NHI ngày 30/3/1994 và Quyết định số 247/QĐ-NHI ngày 05/10/1994 về việc cho phép
các TCTD, ngân hàng đầu tư phát triển được phát hành trái phiếu ngân hàng
cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam đề huy động vốn trung hạn và dài hạn trên
thị trường vốn Gần đây, giao dịch phát hành trái phiếu ngân hàng và các giấy tờ có giá khác lại tiếp tục được quy định trong Luật Các TCTD ban hành ngày
12/12/1997 (đạo luật này đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm
2004) và được cụ thể hoá bằng các văn bản dưới luật như Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của
Trang 17ngân hàng thương mại (khoản 2 Điều 3); Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày
17/3/1999 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của TCTD nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài tại Việt Nam (khoản 2 Điều 30); Quyết
định số 1287/2002/QĐ-NHNN ngày 22/11/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá của TCTD để
huy động vốn trong nước Sau đó, văn bản này đã bị thay thế bởi Quyết định sô 02/2005/QĐ-NHNN ngày 04/01/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
về việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá của TCTD dé huy động vốn trong nước (sau đây gọi tắt: Quyết định số 02) Gần đây nhất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định sô 07/2008/QĐ-NHNN ngày
24/3/2008 ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của TCTD thay thế cho Quyết định số 02/2005/QĐ-NHNN Việc kịp thời ban hành
những quy định mới điều chỉnh hoạt động phát hành giấy tờ có giá chính là sự khẳng định những nỗ lực đáng kế của Ngân hàng Nhà nước trong việc kết nối hoạt động huy động vốn của TCTD với thị trường chứng khốn, thơng qua đó góp phần thúc đấy hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, vốn đang gặp nhiều khó khăn trong thời điểm hiện nay Rõ ràng, việc ban hành Quyết định số 07/2008/QD-NHNN la can thiét va
đúng hướng Văn bản này, đã từng bước thiết lập sự đồng bộ giữa các quy định về phát hành giấy tờ có giá của TCTD với các quy định của Luật chứng khoán năm 2006 về phát hành chứng khoán ra công chúng Đặc biệt, văn bản này đã quy định thêm một số vấn đề mới mà các văn bản bị thay thế chưa quy định hoặc quy định chưa rõ, chẳng hạn như: quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi và chứng quyền của TCTD cổ phần; việc áp dụng cơ chế phát
hành thông qua phương thức đấu thầu, thông qua tổ chức làm đại lý hoặc tổ
chức trung gian bảo lãnh phát hành chứng khoán
+» Về thực tiễn áp dụng quy định: Có thể thấy rằng, trong những năm gần đây, hoạt động huy động vốn thông qua phát hành giấy to co gid của các TCTD ngày càng phô biến, trở thành một kênh huy động vốn tương đối quan trọng cho các TCTD Đặc biệt từ khi Ngân hàng Nhà nước phát triển thị
trường tiền tệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước liên tiếp kí các quyết định cho phép các TCTD phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn như:
" Quyết định số 893/2008/QĐ-NHNN cho phép Ngân hành
TMCP A Chau (4CB) phát hành giây tờ dài hạn năm 2008 với tông mệnh giá
là 6500 tỷ đồng
“ Quyết định số 1356/2008/QĐ-NHNN cho phép Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín phát hành giây tờ có giá dài hạn trong nước bằng đồng Việt Nam với tổng mệnh giá 5000 tỷ đồng
Quyết định số 1416/2008/QĐ-NHNN cho phép Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TPHCM phát hành giây tờ có giá dài hạn với tổng mệnh giá 1080 tỷ đồng
Trang 18" Quyết định số 2877/2008/QĐ-NHNN cho phép Ngân hàng
Phương Đông phát hành trái phiêu chuyên đôi với tông mệnh giá 600 tỷ đồng
" Quyết định số 558/2009/QĐ-NHNN cho phép Ngân hang
TMCP Ngoại thương Việt Nam phát hành giây tờ có giá dài hạn với tông mệnh giá 10000 ty dong
Quyết định số 440/2009/QĐ-NHNN cho phép Ngân hàng Đầu tự và phát triên Việt Nam phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn với tổng mệnh giá 9000 tỷ đồng
Việc phát hành giấy tờ có giá của TCTD thời gian qua nhìn chung đều tuân thủ khá chặt chẽ các quy định của pháp luật, thanh tra ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực tài chính của các TCTD trước khi ra quyết định cho phép phát hành giấy tờ có giá Như vậy, những quy định chặt chẽ của pháp luật trong hoạt động phát hành giấy tờ có giá của TCTD
chính là cơ sở pháp lý cho các chủ thể thực hiện hoạt động này trên thực tiễn Với một trình tự, thủ tục chặt chẽ kết hợp với những điều kiện bắt buộc đối với các TCTD khi tiến hành hoạt động phát hành giấy tờ có giá, hoạt động
của các tô chức này được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của những cơ quan được Nhà nước quy định thâm quyền Từ đó tạo nên một trật tự ồn định, tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn của các TCTD được thuận lợi và theo đúng quy định pháp luật
b) Những điểm hạn chế
Có thể thấy, bên cạnh những thành tựu đạt được, nhìn từ góc độ lí luận
hay thực tiễn thì các quy định hiện hành về hoạt động phát hành giấy tờ có giá vẫn tồn tại nhiều hạn chế và bắt cap Cu thé 1a:
% Về bán chất pháp lý của quan hệ phát hành giấy tờ có giá: Trên nguyên tắc, việc phát hành các giấy tờ có giá của TCTD chính là những thoả thuận vay nợ giữa TCTD với khách hàng Bởi, thực chất các giấy tờ có giá được phát hành theo Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của TCTD đều là những phiếu nợ do các TCTD phát hành để cam kết hoàn trả một số tiền nhất định ghi trên giấy tờ có giá đó cho người sở hữu vào một ngày nhất định trong tương lai Điều này có nghĩa rằng: khi phát hành giấy tờ có giá cho người đầu tư là các tổ chức, cá nhân, TCTD không phải là “người bán” giấy tờ có giá mà chỉ là người tiếp nhận vốn đầu tư (người vay), còn khách hàng là tổ chức, cá nhân cũng không phải là “zøgười mua” giầy tờ có giá theo đúng
nghĩa của từ này mà chỉ là người đầu tư gián tiếp vào TCTD bằng cách cho vay đối với chủ thể này để được nhận một khoản lãi cho vay theo thoả thuận
Tuy nhiên, các quy định hiện hành trong Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN lại thể hiện quan điểm coi giao dịch phát hành giấy tờ có giá của TCTD như là một giao dịch “øa bán” giấy tờ có giá, chứ không khẳng định và thừa
Trang 19nhận bản chất là giao dịch cho vay của quan hệ phát hành giấy tờ có giá của TCTD
+ Về sự phân định giữa hoạt động phát hành giấy từ có giá của TCTD với hoạt động phát hành giấy từ có giá của các tô chức khác không
phải là TCTD: Mặc dù Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN đã đặt nền móng
cho việc nhất thể hoá các quy chế về phát hành các loại giấy tờ có giá của TCTD, nhưng nét nỗi bật đễ nhận thấy trong văn bản pháp quy này là nhà làm luật vẫn chủ trương tách bạch giữa hoạt động phát hành giây tờ có giá của TCTD với hoạt động phát hành giây tờ có giá của các tổ chức khác không
phải là TCTD Điều này thể hiện ở chỗ, hiện tại, việc phát hành các giấy to co
giá của các chủ thể không phải là TCTD đang được thực hiện theo quy định của Luật chứng khoán năm 2006, còn việc phát hành giấy tờ có giá trong nước của TCTD để huy động vốn (trong đó chủ yếu là các trái phiếu ngân
hàng) thì vẫn được thực hiện theo quy định riêng tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này Theo em quy định như vậy là chưa hợp lý, bởi lẽ trái
phiếu ngân hàng thực chất cũng là một loại chứng khoán đài hạn nên về
nguyên tắc cần phải được phát hành và lưu thơng trên thị trường chứng
khốn, giống như cổ phiếu và trái phiếu công ty hay trái phiếu chính phủ Đặc biệt, việc phát hành Hối phiếu nhận nợ của các TCTD cho khách hàng (người
cho vay), với ý nghĩa là một loại giấy tờ có giá ngắn hạn để huy động vốn, đồng thời tạo thêm “hàng hođ” cho thị trường tiền tệ, cũng chưa được đề cập
đến trong Quy chế này, dù chỉ là một quy định mang tính dẫn chiếu đến Luật các công cụ chuyền nhượng
2./ Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động phát hành giây tờ có giá của các TCTD
‹ Từ việc phân tích những hạn chế còn tổn tại trong quy định pháp luật về hoạt động phát hành giây tờ có giá của các TCTD, có thê đưa ra phương hướng hoàn thiện những quy định đó với những nội dung cơ bản sau:
+* Thứ nhất: Nên tiếp cận việc phát hành giấy tờ có giá đúng với bản
chât pháp lí của nó, đó là những thỏa thuận vay nợ của các TCTD và khách hàng trên cơ sở những quy định phù hợp
¢ Thứ hai: Cần rút ngắn hơn nữa thời hạn Thống Đốc Ngân hàng Nhà
nước xem xét và ra quyết định về việc phát hành giấy tờ có giá sau khi nhận được hồ sơ đề nghị phát hành của TCTD, cũng như cần quy đỉnh chỉ tiết, cụ
thể hơn về trường hợp TCTD đề nghị phát hành vượt kê hoạch đã được xét
duyệt, bố sung thêm quy định về giới hạn tổng mệnh giá giấy tờ có giá mà TCTD được phát hành
+* Thứ ba: Cần thống nhất các quy chế về phát hành giấy tỜ có giá của
TCTD với Luật chứng khoán 2006, dần đưa việc phát hành giấy tờ có giá của TCTD và của các tổ chức khác vào điều chỉnh chung bởi một hành lang pháp
Trang 20lí Điều này sẽ hạn chế được một số bất cập đang tồn tại của pháp luật hiện
hành
* Thứ tư: Trong thời gian tới, cần thiết phát huy hơn nữa các nghiệp vụ thị trường mở thông qua các biện pháp như: ồn định lãi suất phù hợp với
diễn biến thực tế trên thị trường và điều tiết vốn khả dụng của các TCTD ở
mức hợp lí, sử dụng linh hoạt các phương thức đấu thầu khối lượng, lãi suất
với các thời hạn phù hợp