1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bai giảng Access 2003

94 383 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Lý Minh Thuận MICROSOFT ACCESS Lý Minh Thuận NỘI DUNG Chương I. Một số khái niệm cơ bản Chương II. Các thao tác với bảng ( Tables ) Chương III. Truy vấn thông tin ( Queries ) Chương IV. Thiết kế giao diện ( Forms ) Chương V. Thiết kế báo cáo ( Reports ) Chương VI. Các lệnh vĩ mô ( Macros ) Chương VII. Lập trình trong Access ( Modules ) Lý Minh Thuận CHƯƠNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN NỘI DUNG: §1.1. CSDL & hệ quản trị CSDL 1. Cơ sở dữ liệu 2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 3. Công cụ quản trị CSDL Microsoft Access §1.2. Mô hình dữ liệu quan heä 1. Thuộc tính 2. Khóa (Khóa chính, khóa ngoại) 3. Ràng buộc toàn vẹn Lý Minh Thuận §1.1. CSDL & hệ quản trị CSDL 1. Cơ sở dữ liệu (CSDL – Database) là một hệ thống thông tin có cấu trúc, được lưu trữ trên các thiết bị mang tin từ tính (thường là đĩa từ), phục vụ việc khai thác thông tin đồng thời của nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.  Các đặc tính quan trọng cơ bản nhất của Cơ sở dữ liệu được in màu và gạch chân. 2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DataBase Management System – DBMS) là một hệ thống chương trình quản trị CSDL đồng thời là công cụ giao tiếp giữa người sử dụng (NSD) với hệ thống cơ sở dữ liệu. Một hệ quản trị CSDL phải có các cơ chế:  Đảm bảo tính chất đầy đủ, không trùng lặp và không dư thừa thông tin. Lý Minh Thuận (tiếp theo)  Đảm bảo tính nhất quán, an toàn và toàn vẹn dữ liệu.  Bảo mật dữ liệu.  Giải quyết tranh chấp dữ liệu.  Đảm bảo tính độc lập giữa dữ liệu và chương trình.  Tự sao lưu (BackUp) và phục hồi (Restore) khi có sự cố.  Ngôn ngữ truy nhập CSDL, cho phép người sử dụng và các chương trình ứng dụng khai thác thông tin trong CSDL. Ngôn ngữ này được chia thành 4 lĩnh vực (hay phạm trù – Categoria): (a) Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (Data Definition Language - DDL), cho phép tạo các cấu trúc dữ liệu lưu trữ. (b) Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (Data Manipulation Language - DML), cho phép cập nhật (thêm, xóa, sửa) dữ liệu. (c) Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu (Strutured Query Language – SQL). (d) Ngôn ngữ kiểm soát dữ liệu (Data Control Language – DCL) Lý Minh Thuận (tiếp theo) 3. Công cụ quản trị CSDL Microsoft Access. Microsoft Access là một công cụ quản trị CSDL, cho phép xây dựng các ứng dụng CSDL theo mô hình dữ liệu quan hệ trên một môi trường gọn nhẹ, đơn giản, dễ thao tác, nhưng vẫn đảm bảo được các tính chất quan trọng đã nêu của một hệ quản trị CSDL. Mỗi ứng dụng CSDL trên môi trường Access là một file trên đĩa từ có phần mở rộng mặc định là .mdb, gồm 6 đối tượng: các bảng (Tables ≈ Relation – quan hệ theo lý thuyết CSDL quan hệ), Các câu truy vấn (Queries), Các giao diện nhập liệu (Forms), Các báo cáo (Reports), Các lệnh vĩ mô (Macros) và các Modules chương trình. Mỗi đối tượng đều có các chức năng: New – Tạo đối tượng mới, Design – Sửa lại đối tượng đã có, và Open – Mở (hoặc thực hiện) đối tượng đã chọn. Lý Minh Thuận §1.2. Mô hình dữ liệu quan hệ 1. Thuộc tính (Attribute): Thuộc tính là một tính chất của đối tượng cần được phản ảnh trong CSDL phục vụ cho việc khai thác thông tin về sau này. Ví dụ: Về con người, các đặc tính sau đây cần được lưu trữ: Họ tên, Giới tính, Ngày sinh… Thuộc tính được đặc trưng bởi: a. Tên gọi: Tên của thuộc tính là một dãy ký tự bất kỳ bắt đầu bằng ký tự khác khoảng trắng (space). Tuy nhiên, nên đặt tên thuộc tính bằng chữ cái Latin, và đặt tên một cách gợi nhớ. Nếu tên có chứa các ký tự đặc biệt thì khi sử dụng phải đặt nó trong cặp dấu ngoặc vuông [ ]. Ví duï: HoTen, GioiTinh, NgaySinh, +++, , ***, /// Tuy nhiên, 4 tên gọi sau, khi sử dụng phải đặt trong ngoặc vuông: [+++], [ ], [***], [///] Lý Minh Thuận (tiếp theo) b. Kiểu giá trị: Mỗi công cụ quản trị CSDL có các kiểu dữ liệu khác nhau. Tuy nhiên đều có chung các kiểu dữ liệu cơ bản sau: - Ký tự: (Text, String, Char, ) - Kiểu số: (Number, Decimal, Float, …) - Kiểu ngày tháng: (Date/Time) phải có đầy đủ cả ngày, tháng và năm. - Kiểu luận lý: (Logical, Boolean, YesNo, …) - Kiểu dữ liệu đa phương tiện: (OLE) bao gồm hình ảnh (Bitmap), âm thanh (Audio) hoặc/và phim (Movie) c. Miền giá trị: Miền giá trị (Domain) đảm bảo tính đúng đắn của dữ liệu. Bởi nếu mới chỉ xác định có kiểu dữ liệu, ví dụ, thuộc tính chiều cao CCVC là số nguyên, thì có thể nhập giá trị 50cm! Điều này là không thể chấp nhận được. Lý Minh Thuận (tiếp theo) 2. Khóa (Key - Khóa chính, khóa ngoại, khoá lồng) Định nghĩa 1 : Là tổ hợp các thuộc tính mà giá trị của chúng xác định duy nhất một bộ giá trị. Theo định nghĩa này, nếu thêm (các) thuộc tính vào một khóa thì tổ hợp mới cũng sẽ là khóa. Định nghĩa này chưa chặt chẽ. Định nghĩa 2 : Cho R(U) là quan hệ định nghĩa trên tập thuộc tính U, và K ⊆ U. K là khóa của R nếu và chỉ nếu: (i)K xác định duy nhất một bộ giá trị. (thỏa đ/n 1) (ii)K là tập con nhỏ nhất. Định nghĩa 3 : Một quan hệ có thể có nhiều khóa theo đ/n 2. Các khóa đó được gọi là khóa chỉ định ( Candidate Key ). Định nghĩa 4 : Một khóa chỉ định tiện lợi nhất cho việc sử dụng được chọn làm khóa chính ( Primary Key ). Quy ước : Khóa chính trong quan hệ (thì) được gạch chân. Không được phép sửa đổi giá trị của thuộc tính khóa chính. Lý Minh Thuận (tiếp theo) Định nghĩa 5 : R(U), S(V) là 2 quan hệ và K 1 ⊆ U là khóa của R. Xét K 2 ⊆ V. Nếu: (i) K 1 và K 2 có cùng số lượng và ý nghĩa của các thuộc tính. (ιι)∀r∈T R thì tồn tại từ 0 đến nhiều s∈T S s/c r.K 1 =s.K 2 ; ngược lại, ∀ s∈T S ∃! r∈T R sao cho r.K 1 =s.K 2 Khi đó, K 2 của S được gọi là khoá ngoại ( Foreign Key ) khi tham chiếu tới quan hệ R. Định nghĩa 6 : R(U), S(V) là các quan hệ, K 1 ⊆ U là khóa của R, K 2 ⊆ V là khóa ngoại khi tham chiếu R, và K 3 ⊆ K 2 . Nếu K3 là các thuộc tính khóa của S thì K3 được gọi là khóa lồng ( Nested Key ). 3. Ràng buộc toàn vẹn( Integrity Constraint/Rule ) Đó là 1 quy tắc bất biến mà các thao tác trên CSDL phải tuân theo nhằm đảm bảo tính đúng đắn, nhất quán, an toàn và toàn vẹn dữ liệu. [...]... giải tán LXơ, thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) + Ngày 25/12/1991 Gooc-ba-chốp xin từ chức ? Em hãy trình bày q trình khủng hoảng và sụp đổ của chế dộ HSTL: SGK XHCN ở các nước Đơng Âu ? Giảng : Đa ngun về chính trị đó là nhiều Đảng phái chính trị cùng tồn tại, cùng hoạt động làm mất quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản ? Hậu quả cuộc khủng hoảng của các nước Đơng ÂU như thế nào? Hoàng Thuý . Control Language – DCL) Lý Minh Thuận (tiếp theo) 3. Công cụ quản trị CSDL Microsoft Access. Microsoft Access là một công cụ quản trị CSDL, cho phép xây dựng các ứng dụng CSDL theo mô hình. V. Thiết kế báo cáo ( Reports ) Chương VI. Các lệnh vĩ mô ( Macros ) Chương VII. Lập trình trong Access ( Modules ) Lý Minh Thuận CHƯƠNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN NỘI DUNG: §1.1. CSDL &. quản trị CSDL 1. Cơ sở dữ liệu 2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 3. Công cụ quản trị CSDL Microsoft Access §1.2. Mô hình dữ liệu quan heä 1. Thuộc tính 2. Khóa (Khóa chính, khóa ngoại) 3. Ràng buộc

Ngày đăng: 19/10/2014, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w