Đề KTVL8 có ma trận (Theo chuẩn mới)

51 485 1
Đề KTVL8 có ma trận (Theo chuẩn mới)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO - VẬT LÍ LỚP 8 A. HỌC KỲ 1: I. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 09 theo PPCT (sau khi học xong bài 9: Áp suất khí quyển). 1. ĐỀ SỐ 1. Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL) 1.1. NỘI DUNG ĐỀ A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1. Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi A. vật đó không chuyển động. B. vật đó không dịch chuyển theo thời gian. C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc. D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi. Câu 2. Áp suất không có đơn vị đo là A. Paxcan B. N/m 3 C. N/m 2 D. N/cm 2 Câu 3. Nguyên tắc cấu tạo của máy nén thủy lực dựa vào A. sự truyền áp suất trong lỏng chất lỏng B. sự truyền áp suất trong lòng chất khí C. sự truyền lực trong lòng chất lỏng D. nguyên tắc bình thông nhau Câu 4. Phương án có thể giảm được ma sát là A. tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc. B. tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. C. tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. D. tăng diện tích của mặt tiếp xúc. Câu 5. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe A. đột ngột giảm vận tốc. B. đột ngột tăng vận tốc. C. đột ngột rẽ sang trái. D. đột ngột rẽ sang phải. Câu 6. Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 0,2km là A. 50s B. 40s C. 25s D. 10s B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau Câu 7. Tốc độ trung bình là gì? Cách xác định tốc độ trung bình của chuyển động không đều? Câu 8. Trong các trường hợp dưới đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện? a) Kéo một hộp gỗ trượt trên bàn. b) Đặt một cuốn sách lên mặt bàn nằm nghiêng so với phương ngang, cuốn sách vẫn đứng yên. c) Một quả bóng lăn trên mặt đất. Câu 9. Trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực? Câu 10. Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 180m. Biết rằng trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300N/m 3 . a) Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu? b) Nếu cho tàu lặn sâu thêm 30m nữa, độ tăng áp suất tác dụng lên thân tàu là bao nhiêu? Áp suất tác dụng lên thân tàu lúc đó là bao nhiêu? 1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C B A C D B B. TỰ LUẬN: 7 điểm Câu 7: 2,0 điểm. - Tốc độ trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức t s v tb = , trong đó, v tb là tốc độ trung bình, s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường. - Để xác định tốc độ trung bình của chuyển động trên một quãng đường, ta đo quãng đường và thời gian để đi hết quãng đường đó rồi thay các giá trị đo được vào công thức tính tốc độ trung bình t s v tb = 1 điểm 1 điểm Câu 8. 1,5 điểm a) Khi kéo hộp gỗ trượt trên mặt bàn, giữa mặt bàn và hộp gỗ xuất hiện lực ma sát trượt. b) Cuốn sách đặt trên mặt bàn nghiêng so với phương ngang, cuốn sách đứng yên thì giữa cuốn sách với mặt bàn xuất hiện ma sát nghỉ. c) Khi quả bóng lăn trên mặt đất, giữa mặt đất và quả bóng có lực ma sát lăn. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 9. 1,5 điểm - Cấu tạo: Bộ phận chính của máy ép thủy lực gồm hai ống hình trụ tiết diện s và S khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng, mỗi ống có một pít tông. - Hoạt động: Khi ta tác dụng một lực f lên pít tông A. lực này gây một áp suất p lên mặt chất lỏng p = s f áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn tới pit tông B và gây ra lực F = pS nâng pít tông B lên. 0,5 điểm 1 điểm Câu 10. 2,0 điểm a) Áp suất tác dụng lên thân tàu ở độ sâu 180m là: p = h.d = 180.10300 = 1854000 N/m 2 b) Nếu tàu lặn sâu thêm 30m nữa, độ tăng của áp suất là: ∆p = ∆h.d = 30.10300 = 309000 N/m 2 Áp suất tác dụng lên thân tàu lúc này là: p ' = p + ∆p = 1854000 + 309000 = 2163000 N/m 2 0,75 điểm 0,75 điểm 0,5 điểm 2. ĐỀ SỐ 2. Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (70% TNKQ, 30% TL) 2.1. NỘI DUNG ĐỀ A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1. Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi A. vật đó không chuyển động. B. vật đó không dịch chuyển theo thời gian. C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc. D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi. Câu 2. Độ lớn của tốc độ cho biết A. quãng đường dài hay ngắn của chuyển động B. mức độ nhanh hay chậm của chuyển động C. thời gian dài hay ngắn của chuyển động D. thời gian và quãng đường của chuyển động Câu 3. Khi nói về quán tính của một vật, trong các kết luận dưới đây, kết luận nào không đúng? A. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính. B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được. C. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính nhỏ và ngược lại. D. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính lớn và ngược lại. Câu 4. Áp lực là A. lực tác dụng lên mặt bị ép. B. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. C. trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng. D. lực tác dụng lên vật chuyển động. Câu 5. Khi nói về áp suất chất lỏng, câu kết luận nào dưới đây không đúng? A. Trong cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang đều bằng nhau. B. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng tăng. C. Chân đê, chân đập phải làm rộng hơn mặt đê, mặt đập. D. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng giảm. Câu 6. Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi A. tiết diện của các nhánh bằng nhau. B. các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên. C. độ dày của các nhánh như nhau. D. độ dài của các nhánh bằng nhau. Câu 7. Một chiếc thuyền chuyển động trên sông, câu nhận xét không đúng là A. Thuyền chuyển động so với người lái thuyền. B. Thuyền chuyển động so với bờ sông. C. Thuyền đứng yên so với người lái thuyền. D. Thuyền chuyển động so với cây cối trên bờ. Câu 8. Chuyển động đều là A. chuyển động của một vật đi được những quãng đường khác nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. B. chuyển động của một vật có tốc độ không đổi theo thời gian C. chuyển động của một vật mà tốc độ thay đổi theo thời gian. D. chuyển động của một vật đi được những quãng đường khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau Câu 9. Lực là đại lượng véctơ vì A. lực làm cho vật chuyển động B. lực làm cho vật bị biến dạng C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ D. lực có độ lớn, phương và chiều Câu 10. Phương án có thể giảm được ma sát là: A. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích của mặt tiếp xúc. Câu 11. Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 0,2km là A. 50s B. 25s C. 10s D. 40s Câu 12. Một người đi xe đạp trong một nửa quãng đường đầu với tốc độ v 1 = 12km/h và nửa quãng đường còn lại với tốc độ v 2 = 20km/h. Tốc độ trung bình của người đó trên cả quãng đường là A. 15km/h B. 16km/h C. 11km/h D. 14km/h. Câu 13. Hành khách đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang phải, chứng tỏ xe A. đột ngột giảm vận tốc. B. đột ngột tăng vận tốc. C. đột ngột rẽ sang trái. D. đột ngột rẽ sang phải. Câu 14. Một bình hình trụ cao 3m chứa đầy nước, trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m 2 , một điểm A trong bình cách đáy bình 1,8m. Áp suất của nước tác dụng lên điểm A là A. 18000N/m 2 B. 10000N/m 2 C. 12000N/m 2 D. 30000N/m 2 . B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau Câu 15. Trong các trường hợp dưới đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện? a) Kéo một hộp gỗ trượt trên bàn. b) Đặt một cuốn sách lên mặt bàn nằm nghiêng so với phương ngang, cuốn sách vẫn đứng yên. c) Một quả bóng lăn trên mặt đất. Câu 16. Một bánh xe xích có trọng lượng 45000N, diện tích tiếp xúc của các bản xích xe lên mặt đất là 1,25m 2 . Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đất? 2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án C B C B D B A B D C D A C C B. TỰ LUẬN: 3 điểm Câu 15. 2 điểm a) Khi kéo hộp gỗ trượt trên mặt bàn, giữa mặt bàn và hộp gỗ xuất hiện lực ma sát trượt. b) Cuốn sách đặt trên mặt bàn nghiêng so với phương ngang, cuốn sách đứng yên thì giữa cuốn sách với mặt bàn xuất hiện ma sát nghỉ. c) Khi quả bóng lăn trên mặt đất, giữa mặt đất và quả bóng có lực ma sát lăn. 0,75 điểm 0,75 điểm 0,5 điểm Câu 16. 1 điểm Áp lực của xe tác dụng lên mặt đất là: F 1 = P 1 = 45000N. Áp suất do xe tác dụng lên mặt đường coi như nằm ngang là: 2 1 1 1 N/m36000 25,1 45000 S F p === 0,5 điểm 0,5 điểm II. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ: Thời gian làm bài 45 phút Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 16 theo PPCT (sau khi học xong bài 14: Định luật về công). 1. ĐỀ SỐ 1. Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL) 1.1. NỘI DUNG ĐỀ A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1. Chuyển động cơ học là A. sự dịch chuyển của vật. B. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác. C. sự thay đổi tốc độ của vật. D. sự không thay đổi khoảng cách của vật. Câu 2. Công cơ học được thực hiện khi A. Cô phát thanh viên đang đọc tin tức. B. Một chiếc xe đang dùng và tắt máy. C. Học sinh đang nghe giảng bài trong lớp. D. Chiếc ô tô đang chạy trên đường. Câu 3. Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động không đều là A. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc. B. Chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời. C. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất. D. Chuyển động của kim phút đồng hồ. Câu 4. Lực là đại lượng véctơ vì A. lực làm cho vật bị biến dạng B. lực có độ lớn, phương và chiều C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ D. lực làm cho vật chuyển động Câu 5. Một người đi xe đạp trong một nửa quãng đường đầu với tốc độ v 1 = 12km/h và nửa quãng đường còn lại với tốc độ v 2 = 20km/h. Tốc độ trung bình của người đó trên cả quãng đường là A. 11km/h B. 14km/h. C. 15km/h D. 16km/h Câu 6. Bạn Hà nặng 45kg đứng thẳng hai chân trên mặt sàn lớp học, biết diện tích tiếp xúc với mặt sàn của một bàn chân là 0,005m 2 . Áp suất mà bạn Hà tác dụng lên mặt sàn là: A. 45000 N/m 2 B. 450000 N/m 2 . C. 90000 N/m 2 D. 900000 N/m 2 B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau Câu 7. Với điều kiện nào thì một vật nhúng trong lòng chất lỏng sẽ nổi lên, chìm xuống hoặc lơ lửng? lấy ví dụ minh họa? Câu 8. Phát biểu định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản? lấy ví dụ minh họa? Câu 9. Một thùng cao 80cm đựng đầy nước, tính áp suất tác dụng lên đáy thùng và một điểm cách đáy thùng 20cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m 3 . Câu 10. Một cục nước đá có thể tích 360cm 3 nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần cục đá ló ra khỏi mặt nước biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm 3 , trọng lượng riêng của nước là 10000N/m 3 . 1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B D A B C A B. TỰ LUẬN: 7 điểm Câu 7: 2 điểm. - Một vật nhúng trong lòng chất lỏng chịu hai lực tác dụng là trọng lượng (P) của vật và lực đẩy Ác-si-mét (F A ) thì: + Vật chìm xuống khi F A < P. + Vật nổi lên khi F A > P. + Vật lơ lửng khi P = F A - Lấy được ví dụ, chẳng hạn như: một lá thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả xuống nước lại chìm còn gấp thành thuyển thả xuống nước lại nổi? 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 8. 2 điểm - Định luật: Khi sử dụng các máy cơ đơn giản nếu được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. Không cho lợi về công. - Ví dụ khi sử dụng các máy cơ đơn giản không được lợi về công, chẳng hạn như: Dùng mặt phẳng nghiêng để di chuyển vật lên cao hay xuống thấp, nếu được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. Công thực hiện để di chuyển vật không thay đổi. Câu 9. 1 điểm Đổi: h = 80cm = 0,8m; h ' = 20cm = 0,2m Áp dụng công thức p = d.h. Áp suất tác dụng lên đáy thùng là: p = d.h = 10000.0,8 = 8000 N/m 2 . Áp suất tác dụng lên điểm cách đáy thùng 20 cm là: p A = d.h A = d.(h - h ' ) = 10000.(0,8 - 0,2) = 10000.0,6 = 6000 N/m 2 . 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 10. 2 điểm Khối lượng của cục nước đá: m = D.V = 0,92.360 = 331,2g = 0,3312kg Trọng lượng của cục nước đá: P = 10.m = 10.0,3312 = 3,321N Khi cục đá nổi, trọng lượng của vật bằng lực đẩy Ác-si-mét: P = F A = d ' .V ' 33 ' ' cm331,2m0,0003312 10000 3,312 d P V ====⇒ Thể tích phần cục nước đá ló ra khỏi mặt nước: V nôi = V - V ' = 360 - 331,2 = 28,8cm 3 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 2. ĐỀ SỐ 2. Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (70% TNKQ, 30% TL) 2.1. NỘI DUNG ĐỀ A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1. Tốc độ của chuyển động không có đơn vị đo là A. km/h B. m/s 2 C. m/s D. cm/s Câu 2. Khi nói về áp suất chất lỏng, câu kết luận nào dưới đây không đúng? A. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng giảm. B. Trong cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang đều bằng nhau. C. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng tăng. A h A h h ' D. Chân đê, chân đập phải làm rộng hơn mặt đê, mặt đập. Câu 3. Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi A. tiết diện của các nhánh bằng nhau. B. các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên. C. độ dày của các nhánh như nhau. D. độ cao của các nhánh bằng nhau. Câu 4. Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng, vật nổi lên khi A. Trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng. B. Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng. C. Trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của chất lỏng. D. Trọng lượng của vật bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 5. Trong các trường hợp dưới đây, Công cơ học được thực hiện khi A. cô phát thanh viên đang ngồi đọc tin tức. B. một chiếc xe đạp dựng trong nhà xe. C. học sinh đang ngồi nghe giảng bài trong lớp. D. chiếc máy cày đang cày đất trồng trọt. Câu 6. Trong các công thức dưới đây, Công thức không dùng để tính công cơ học là A. A = P.t (P là công suất, t: thời gian thực hiện công) B. A = F.s (Lực tác dụng lên vật, quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực tác dụng) C. A = F.v (Lực tác dụng lên vật, vận tốc chuyển động của vật) D. A = F/s (Lực tác dụng lên vật, quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực tác dụng) Câu 7. Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì A. vật chuyển động với tốc độ tăng đần. B. vật chuyển động với tốc độ giảm dần. C. hướng chuyển động của vật thay đổi. D. vật vẫn giữ nguyên tốc độ như ban đầu Câu 8. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên. B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ. C. Có thể hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ. D. Đổ nước vào quả bóng bay chưa thổi căng, quả bóng phồng lên. Câu 9. Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng không mô tả sự tồn tại của lực đẩy Acsimét là A. Ô tô bị xa lầy khi đi vào chỗ đất mềm, mọi người hỗ trợ đẩy thì ô tô lại lên được. B. Nâng một vật dưới nước ta thấy nhẹ hơn nâng vật ở trên không khí. C. Nhấn quả bóng bàn chìm trong nước, rồi thả tay ra, quả bóng lại nổi lên mặt nước. D. Thả quả trứng vào bình đựng nước muối, quả trứng không chìm xuống đáy bình. Câu 10. Khi sử dụng các máy cơ đơn giản nếu A. được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về đường đi và được lợi hai lần về công. B. được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về công. C. được lợi bao nhiêu lần về đường đi thì được lợi bấy nhiêu lần về công. D. được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi không cho lợi về công. Câu 11. Bạn An đi từ nhà đến trường trên đoạn đường dài 4,8 km hết 20 phút. Tốc độ trung bình của bạn An là A. 0,24m/s B. 3m/s C. 4m/s D. 5m/s Câu 12. Bạn Hà nặng 45kg đứng thẳng hai chân trên mặt sàn lớp học, biết diện tích tiếp xúc với mặt sàn của một bàn chân là 0,005m 2 . Áp suất mà bạn Hà tác dụng lên mặt sàn là: A. 45000 N/m 2 B. 450000 N/m 2 . C. 90000 N/m 2 D. 900000 N/m 2 Câu 13. Thể tích của một miếng sắt là 2dm 3 . Nhúng miếng sắt chìm trong nước thì lực đẩy Ác - si - mét tác dụng lên miếng sắt là A. 10N. B. 15N. C. 20N. D. 25N. Câu 14. Một vật có khối lượng 500g, rơi từ độ cao 20dm xuống đất. Khi đó trọng lực đã thực hiện một công là: A. 10000J B. 1000J C. 10J D. 1J B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau Câu 15. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào ma sát có lợi, có hại? a) Ma sát giữa lốp xe ô tô với mặt đường. b) Ma sát giữa các chi tiết máy trượt trên nhau. c) Ma sát giữa bàn tay với vật đang giữ trên tay. d) Ma sát giữa bánh xe của máy mài với vật được mài. e) Ma sát giữa các viên bi với thành trong của ổ bi. Câu 16. Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 100cm 3 . Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 7,8N. Cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m 3 . a) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật? b) Xác định khối lượng riêng của chất làm nên vật? 2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án B A B B D D D C A D C A C C B. TỰ LUẬN: 3 điểm Câu 15. 1 điểm + Ma sát có lợi: a, c, d. + Ma sát có hại: b, e. 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 16. 2 điểm a) Thể tích nước dâng lên trong bình bằng đúng thể tích của vật chiếm chỗ trong nước: V = 100cm 3 = 0,0001m 3 . Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật: F A = dV = 10000.0,0001 = 1N. b) Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật. Số chỉ của lực kế bằng đúng trọng lượng của vật: P = 7,8N. Trọng lượng riêng của vật: 3 N/m78000 0,0001 7,8 V P d === Khối lượng riêng của vật: D = 7800 kg/m 3 . 0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm B. HỌC KỲ 2: I. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 18 đến tiết thứ 26 theo PPCT (sau khi học xong bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt). 1. Đề số 1. Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL) 1.1. NỘI DUNG ĐỀ A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1. Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho biết A. Công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó. B. Công thực hiện được của dụng cụ hay thiết bị đó C. Khả năng tạo ra lực của dụng cụ hay thiết bị đó D. Khả năng dịch chuyển của dụng cụ hay thiết bị đó Câu 2. Phát biểu nào sau đây về cấu tạo chất đúng? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt. B. Các chất ở thể rắn thì các phân tử không chuyển động. C. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất. D. Giữa các phân tử, nguyên tử không có khoảng cách. Câu 3. Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên sàn nằm ngang, thì A. Vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn. B. Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn. C. Vật có tốc độ càng lớn thì động năng càng lớn. D. Hai vật có cùng khối lượng nên động năng hai vật như nhau. Câu 4. Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau: A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. B. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh. C. Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. D. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-rao là do các phân tử nước chuyển động va chạm vào Câu 5. Khi mở lọ nước hoa trong lớp học, sau một lúc cả phòng đều ngửi thấy mùi thơm. Lí giải không hợp lí là A. Do sự khuếch tán của các phân tử nước hoa ra khắp lớp học B. Do các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn không ngừng, nên nó đi ra khắp lớp học C. Do các phân tử nước hoa nhẹ hơn các phân tử không khí nên có thể chuyển động ra khắp lớp học D. Do các phân tử nước hoa có nhiều hơn các phân tử không khó ở trong lớp học nên ta chỉ ngửi thấy mùi nước hoa. Câu 6. Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Bởi vì A. khi khuấy đều nước và đường cùng nóng lên. B. khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào các khoảng cách giữa các phân tử nước. C. khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng. D. đường có vị ngọt B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau Câu 7. Phát biểu định nghĩa, viết công thức tính công suất và đơn vị công suất? Câu 8. Kể tên các hình thức truyền nhiệt? nội dung các hình thức truyền nhiệt? lấy ví dụ minh họa cho mỗi cách? Câu 9. Giải thích tại sao khi bỏ thuốc tím vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng ta thấy ở cốc nước lạnh thuốc tím lâu hoà tan hơn so với cốc nước nóng? Câu 10. An thực hiện được một công 36kJ trong 10 phút. Bình thực hiện được một công 42kJ trong 14 phút. Ai làm việc khoẻ hơn? 1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A A C B D B B. TỰ LUẬN: 7 điểm Câu 7: 2,0 điểm. - Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. - Công thức tính công suất là t A =P ; trong đó, P là công suất, A là công thực hiện (J), t là thời gian thực hiện công (s). - Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W. 0,75 điểm 0,75 điểm 0,5 điểm Câu 8. 2 điểm - Có 3 hình thức truyền nhiệt là: Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. + Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác. Ví dụ: Nhúng một đầu chiếc thìa nhôm vào cốc nước sôi, tay cầm cán thìa ta thấy nóng. Điều đó chứng tỏ, nhiệt năng đã truyền từ thìa tới cán thìa bằng hình thức dẫn nhiệt. + Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng nhờ tạo thành dòng chất lỏng hoặc chất khí Ví dụ: Khi đun nước, ta thấy có dòng đối lưu chuyển động từ dưới đáy bình lên trên mặt nước và từ trên mặt nước xuống đáy bình. + Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Ví dụ: Mặt trời hàng ngày truyền một nhiệt lượng khổng lồ xuống Trái Đất bằng bức xạ nhiệt làm Trái Đất nóng lên. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 9. 1 điểm Vì cốc nước lạnh có nhiệt độ thấp hơn nên hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm hơn. 1 điểm Câu 10. 2,5 điểm Công suất làm việc của An: W60 600 36000 t A P 1 1 1 === Công suất làm việc của Bình: W50 840 42000 t A P 2 2 2 === Ta thấy P 1 > P 2 ⇒ An làm việc khoẻ hơn Bình. 1 điểm 1 điểm 0,5 điểm II. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ (Thời gian là bài 45 phút) Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 18 đến tiết thứ 32 theo PPCT (sau khi học xong bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt). [...]... (1,0đ; 5') 2,5 17,5 100 2,8 ≈ 3 10 4 (2đ; 8') 6 (7đ; 30') 2 (7đ; 15') 2,0 10 (đ) 2.1 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 2.21 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Nhận biết Tên chủ đề TNKQ TL 1 Cảm ứng điện từ 9 tiết 1 Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay 2 Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng 3 Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện... 17,5 100 1,75 ≈ 2 10 1 (0,5đ; 3') 6 (3đ; 15') 1 (1,5đ; 7') 4 (7đ; 30') 2,0 10 (đ) 2.21 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Nhận biết Tên chủ đề TNKQ TL 1 Cảm ứng điện từ 9 tiết Số câu hỏi 1 Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay 2 Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng 3 Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay... nhau, có cùng tiết diện và được làm từ các vật liệu khác nhau D Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài, có tiết diện khác nhau và được làm từ cùng loại vật liệu Câu 2 Căn cứ thí nghiệm Ơcxtét, hãy kiểm tra các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng? A Dòng điện gây ra từ trường B Các hạt mang điện có thể tạo ra từ trường C Các vật nhiễm điện có thể tạo ra từ trường D Các dây dẫn có thể... (3đ; 15') 4 (7đ; 30') 10 (đ) 2.2 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Nhận biết Tên chủ đề TNKQ TL 1 Điện trở của dây dẫn Định luật Ôm 11 tiết Số câu hỏi Số điểm 1 Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó 2 Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì 3 Phát biểu được định luật Ôm đối với một đoạn mạch có điện trở 4 Viết được công thức... một dây dẫn đồng chất tiết diện đều có điện trở R = 10Ω; R0 = 3Ω Hiệu điện thế M C N UAB = 12V Khi con chạy ở vị trí mà MC = 0,6m Tính điện trở của đoạn mạch MC của biến trở Tính hiệu điện thế giữa hai điểm AC và số A chỉ của ampekế A B Câu 10 Hình 3 a Có thể coi Trái Đất là nam châm được không? Nếu có thì cực của nó thế nào? b Có hai thanh thép giống hệt nhau, trong đó có một thanh bị nhiễm từ, làm... điện có sơ đồ (hình 1.22) trong đó dây nối, ampekế có điện trở không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn Hai đầu mạch R A được nối với hiệu điện thế U = 9V U a) Điều chỉnh biến trở để biến trở chỉ 4V thì khi đó ampekế chỉ Hình 1 5A Tính điện trở R1 của biến trở khi đó? b) Phải điều chỉnh biến trở có điện trở R2 bằng bao nhiêu để von kế chỉ có số chỉ 2V? Câu 10 Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin có. .. 2.2 NỘI DUNG ĐỀ A TRẮC NGHIỆM Câu 1 Để xác định sự phụ thuộc của điện trở của dây dẫn vào chiều dài dây dẫn cần phải: A Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài khác nhau, có tiết diện như nhau và được làm từ cùng loại vật liệu B Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau C Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài... kính hội tụ bằng thí nghiệm 1 C26.14 0,5 8 4,5 (45%) 16 10,0 (100%) 2.2 NỘI DUNG ĐỀ A TRẮC NGHIỆM: Câu 1 Dòng điện xoay chiều là dòng điện: A đổi chiều liên tục không theo chu kỳ B lúc thì có chiều này lúc thì có chiều ngược lại C luân phiên đổi chiều liên tục theo chu kỳ D có chiều không thay đổi Câu 2 Dùng vôn kế xoay chiều có thể đo được: A giá trị cực đại của hiệu điện thế một chiều B giá trị cực đại... đổi D nhiệt năng của nước giảm Câu 5 Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao Vì A ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt B ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt C ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt D ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt Câu 6 Một công nhân khuân vác trong 2 giờ chuyển được 48 thùng hàng từ ô tô vào trong... Cho hai điện trở, R1 = 20Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 2A và R2 = 40Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 1,5A Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào 2 đầu đoạn mạch gồm R1 nối tiếp R2 là A 210V B 120V C 90V D 80V A P = R.I2 B P = U.I C P = B TỰ LUẬN Câu 7 Phát biểu và viết hệ thức của định luật Ôm? Nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Câu 8 Nêu lợi ích của việc . trường hợp nào ma sát có lợi, có hại? a) Ma sát giữa lốp xe ô tô với mặt đường. b) Ma sát giữa các chi tiết máy trượt trên nhau. c) Ma sát giữa bàn tay với vật đang giữ trên tay. d) Ma sát giữa. là quán tính. B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được. C. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính nhỏ và ngược lại. D. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính lớn và. MỘT SỐ MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO - VẬT LÍ LỚP 8 A. HỌC KỲ 1: I. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết

Ngày đăng: 18/10/2014, 23:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan