Chuyên đề truyện Lục Vân Tiên

10 2K 4
Chuyên đề truyện Lục Vân Tiên

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xây dựng nhân vật theo phương thức 3: qua hành động, cử chỉ, lời nói, ít khắc hoạ ngoại hình, lại càng ít đi sâu vào nội tâm. Tác giả chỉ kể về nhân vật để nhân vật tự bộc lộ tính cách, chiếm cảm tình – ghét nơi người đọc. Ngôn ngữ: mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam bộ. Nó có phần thiếu chau chuốt, uyển chuyển nhưng phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Ngôn ngữ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết. Giọng điệu: thay đổi linh hoạt, phù hợp với tình tiết truyện và tính cách nhân vật, đoạn đầu tên tướng cướp kiêu căng, hống hách, giọng Lục Vân Tiên đanh thép, căm giận; đoạn sau Lục Vân Tiên ân cần, Kiều Nguyệt Nga mềm mỏng, ân tình.

TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN Nguyễn Đình Chiểu I. Nhà thơ Nguyễn Đỡnh Chiểu: - NĐC ( 1822- 1888) quê nội ở Thừa Thiên- Huế; quê ngoại ở Gia Định. - Cuộc đời ông gặp nhiều trắc trở gian truân : mù loà, công danh không thành, tình duyên trắc trở, gặp buổi loạn li. - Nhưng vượt lên nỗi đau, cuộc đời ông là bài học lớn về nghị lực sống, sống để cống hiến cho đời. Bị mù mắt nhưng NĐC không chịu đầu hàng số phận, vẫn sống làm việc có ích: dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn. Là thầy giáo ông đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ. Là thầy thuốc ông xem trọng y đức lấy việc cứu người làm trọng. Là nhà thơ ông quan tâm đến việc dùng văn chương giúp con người hướng cái thiện, đúng đạo lý làm người. + Là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. Khi Pháp xâm lược ông nêu cao lập trường kháng chiến, sáng tác thơ văn khích lệ nghĩa sĩ. Khi triều đình đầu hàng ông nêu cao khí tiết, từ chối mọi sự cám dỗ, giữ gìn lối sống trong sạch. => Một nhân cách lớn khiến “kẻ thù cũng phải kính nể”. - Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị: Truyện Lục Vân Tiên; Dương Từ- Hà Mậu; Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…. II) Tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên ". 1) Hoàn cảnh ra đời: Đầu những năm 50 của thế kỉ 19.( Trước khi thực dân Pháp xâm lược) 2) Đặc điểm: Là truyện thơ Nôm, gồm 2082 câu thơ lục bát kết cấu theo lối chương hồi dùng để kể, xoay quanh cuộc đời các nhân vật chính. 3) Tóm tắt truyện: 4) Kết cấu: * "Truyện LVT" gồm 4 phần:- Phần 1: LVT cứu KNN khỏi tay bọn cướp - Phần 2: LVT gặp nạn được thần và dân cứu giúp. - Phần 3: KNN gặp nạn vẫn chung thuỷ với LVT. - Phần 4: LVT và KNN gặp lại nhau 5. Giá trị: a.Nội dung: * Giá trị hiện thực: Vạch trần cái ác, cái xấu trong XH. Chửi thói gian ác, bất công, chửi những kẻ tráo trở, bội bạc, phản phúc như cha con Võ Công, chửi những kẻ bất nghĩa, bất nhân như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, chửi bọn người làm ăn bất lương chuyên nghề lừa bịp, bóp nặn nhân dân (bọn thầy bói, thầy pháp, bọn lang băm). * Giá trị nhân đạo: Đề cao đạo lý làm người: Mở đầu truyện, NĐC viết: Ai ơi lẳng lặng mà nghe Trước răn việc dữ, lành dè thân sau. Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình. Đạo lí làm người đó được thể hiện qua các điểm sau: - Ca ngợi tình nghĩa giữa con người với con người: Tình cha con, tình vợ chồng, tình bạn bè, tình thương cưu mang giữa những ocn người gặp khoá khăn hoan nạn. - Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy - Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng trong cuộc đời: Cái thiện thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà, người tốt được hưởng hạnh phúc, kẻ ác bị trừng trị. b.Nghệ thuật: - Mang tính chất để kể nhiều hơn để đọc, để xem nên chú trọng đến hành động của nhân vật hơn là miêu tả nội tâm, tính cách nhân vật cũng được bộc lộ chủ yếu qua việc làm, lời nói, cử chỉ, ít khắc hoạ ngoại hình cũng ít miêu tả nội tâm. - Ngôn ngữ thô mộc mang đậm tính địa phương Nam bộ và góp phần thể hiện rõ nét tính cách nhân vật. - Nghệ thuật k/c, miêu tả hấp dẫn, sinh động. + Đặt nhân vật vào tình huống cụ thể để bộc lộ tính cách qua lời nói, cử chỉ, hành động - Giọng thơ biến đổi linh hoạt, đặc biệt là theo lời thoại của nhân vật. => Dễ đi ssau vào quần chúng nhân dân và biến thành các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian như Kể thơ, hát thơ… => Sức truyền bá rộng rãi nội dung, tư tưởng t/p. * Hạn chế: - Một số từ ngữ còn thô mộc. Còn ép vần. …………………………………………………………. ĐOẠN TRÍCH: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA A. KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần đầu truyện “Lục Vân Tiên”. Trên đường trở về nhà thăm cha mẹ trước khi lên kinh đô thi, gặp bọn cướp đang hoành hành, Lục Vân Tiên đã một mình làm gậy xông vào đánh tan bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga và cô hầu Kim Liên. 2. Bố cục: 2 phần - Phần 1: Lục Vân Tiên đánh cướp. - Phần 2: Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga B. Thực hành: Đề 1: Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu KNN”. Dàn ý 1)MB: Nói đến Nguyễn Đình Chiểu không những là nói đến một nhà thơ yêu nước tiêu biểu nhất của thời kỳ đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX mà ông còn được nhân dân biết đến như một nhà thơ lớn, ca ngợi đạo lí làm người, đề cao tiết hạnh của người phụ nữ, ca ngợi lòng trung hiếu và hành động vị nghĩa của nam giới mà tác phẩm Lục Vân Tiên là một minh chứng hùng hồn. Lục Vân tiên – nhân vật chính của tác phẩm, hơn ai hết đã biểu hiện rõ nét lý tưởng của người anh hùng. Đặc biệt là đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ về hình ảnh một trang nghĩa sĩ đánh cướp cứu người 2) Thân bài a. Vị trí đoạn trích và tóm tắt: Đây là đoạn trích nằm ngay trong phần mở bài của tác phẩm. Nghe tin triều đình mở khoa thi, LVT từ giã thầy học về kinh ứng thí. Trên đường về nhà thăm cha mẹ, LVT gặp một toán cướp đang cướp bóc khiến dân làng chạy toán loạn, kêu khóc thảm thiết. LVT đã ghé lại hỏi han sự tình và khảng khái nhận việc đánh cướp: “Tôi xin ra sức anh hào Cứu người ra khỏi lao đao buổi này Mặc cho mọi người hết sức can ngăn nhưng Vân Tien vẫn kiên quyết thực hiện quyết định của mình. Toàn bộ đoạn trích đã làm nổi bật chân dung sáng ngời của chàng trai họ Lục. b) Phân tích * Anh hùng hào hiệp, vị nghĩa, dũng cảm, văn võ song toàn. - Vừa nghe tin có bọn cướp đường, Vân Tiên đã nổi giận và ngay lập tức: “Vân Tiên ghé lại bên đường Bẻ cây làm gậy nhắm làng xông vô” - Hành động của chàng là hành động tức thì, không có sự suy nghĩ, tính toán. Thấy người dân gặp nạn, chàng lập tức ra tay. Đó là hành động của con người vì nghĩa quên thân, - Hành động đó còn chứng tỏ LVT là người dũng cảm. Vì tương quan lực lượng hai bên hết sức chênh lệch. Một bên chỉ có một mình LVT với vũ khí thô sơ, còn bên kia là một băng cướp khét tiếng với gươm giáo sáng lòa. Sự chênh lệch ấy càng làm nổi bật tinh thần dũng cảm của VT. Bởi trong cuộc chiến này có thể chàng phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong khi trước mắt chàng là một tương lai tươi sáng: Chàng học giỏi, có thể sẽ đỗ đạt, sẽ được hưởng công danh phú quý. Nhưng trong giây phút này, trong suy nghĩ của LVT chỉ có 1 ý nghĩ duy nhất là giúp đỡ người gặp nạn. Có thể nói thấy việc nghĩa là làm đã trở thành bản chất của chàng. - Cách đánh giá của LVT rất quang minh chính đại: Đó là cách đánh của các trang anh hùng hảo hán: gọi tên, trách mắng rồi đánh. Hình ảnh LVT đánh cướp được miêu tả thật đẹp: “Vân Tiên tả đột hữu xung Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang” - Hình ảnh LVT đánh cướp đươc so sánh với Triệu Tử trong thời Tam quốc. Một mình LVT hiện lên oai phong với 4 phía là lũ cướp bủa vây bịt bùng. Nhưng chàng không hề nao núng, chàng xông bên trái đánh bên phải. Đó là cách đánh của 1 người giỏi võ, kín võ. Hình ảnh của chàng giống như hình ảnh Triệu Tử Long trong trận chiến Đường Dang hôm nào.Cũng đẹp, cũng oai vệ, cũng khí phách. Nhưng nếu tìm hiểu kĩ ta sẽ thấy tính chất hành động vị nghĩa của VT sâu sắc hơn. Bởi vì hành động của Triệu Tử Long là cứu A Đẩu – Âu chúa của Lưu Bị, đó là trách nhiệm, là bổn phận của bề tôi trung thành. Hơn thế giữa Triệu Tử Long và Lưu Bị còn có mối quan hệ sâu nặng về t/c. Còn hành động của LVT là cứu người dân thường không quen biết gặp nạn. - Cuộc chiến đấu kết thúc nhanh chóng, bất ngờ với kết quả rực rõ như trong truyện cổ tích: “Lâu la bốn phía vỡ tan Đều quăng gươm giáo tìm đường chạy ngay Phong Lai trở chẳng kịp tay Bị Tiên một gậy thác rày thân vong” - Nếu bắt đầu cuộc chiến người đọc lo lắng phấp phỏng cho LVT thì kết thúc cuộc chiến với kết quả nằm ngoài dự đoán. Bởi đây không phải là cuộc chiến của sức lực đơn thuần mà là cuộc chiến của chính nghĩa với gian tà, của cái thiện và cái ác. Sức mạnh của LVT bao gồm sức mạnh của chính nghĩa, của nhân dân. * Giàu tình cảm, dễ xúc động, lịch sự tế nhị, am hiểu sâu sắc lễ giáo phong kiến. - Sau khi đánh tan bọn cướp đường, LVT đã ân cần hỏi han: “Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?” Nghe người tì tất rãi bày thì Vân Tiên đã động lòng trắc ẩn. Cử chỉ ấy cho thấy chàng là con người giàu lòng vị tha, dễ xúc động,dễ cảm thông và chia sẻ với người khác. Chàng đã hỏi han ân cần và chia sẻ với 2 cô gái những nguy hiểm mà họ vừa trải qua - Khi nghe người tì tất ngỏ ý: “Cúi đầu trăm lạy cứu cô tôi cùng” thì LVT đã ngăn lại: “Khoan ngồi đó chớ ra Nàng là phận gái ta là phận trai” Chỉ một lời thơ, một câu nói cũng giúp ta hiểu LVT là người có văn hóa, hiểu sâu sắc lễ giáo phong kiến với quan niệm: “Nam,nữ thụ thụ bất thân”.Chàng đã cư xử hết sức lịch sự, tế nhị . Và qua trọng hơn hết, nàng không muốn nhận hành động lạy tạ ơn cứu mạng của hai cô. * LĐ3: Quan niệm cao đẹp về việc nghĩa - Khi Kiều Nguyệt Nga bày tỏ tấm lòng cảm ơn thì LVT nghe thấy liền cười: “Làm ơn há để cho người trả ơn” - Đó là nụ cười vô tư trong sáng. Chàng cười, bởi trong suy nghĩ của chàng làm việc nghĩ không phải chờ để trả ơn. Chàng đã bày tỏ rõ quan điểm sống của mình. “Nhớ câu biến nghĩa bất vi Làm không thế ấy cũng phi anh hùng” - Chàng cho rằng: thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người anh hùng. Mà theo chàng, làm việc nghĩa chính là bổn phẩn, là trách nhiệm của người quân tử. Làm việc nghĩa nhưng không chờ trả ơn, không cần nổi danh mà làm với một thái độ vô tư, trong sáng. Chỉ với mục đích duy nhất là giúp được người gặp nạn. Đó chính là quan niệm sống cao đẹp và càng làm cho bức chân dung của chàng trai họ Lục càng tỏa sáng hơn. *ĐGNC: Đoạn thơ đã khắc họa thành công hình ảnh LVT – một hình mẫu nhân vật lí tưởng văn võ song toàn, tài năng đức độ. Trong một XHPCK mà cái ác đang lan tràn thì LVT chính là hình ảnh đẹp lí tưởng để Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và khát vọng của mình: Mong có người thực sự có tài, có đức ra tay dẹp loạn cho dân. Đó cũng chính là khát vọng chung của người dân Nam Bộ. 3. Kết bài: Gấp trang sách lại, hình ảnh hào hùng của chàng nghĩa sĩ sẵn sàng ra tay “trừ thói hồ đồ hại dân” vẫn cứ hiện rõ. Trong lời thơ mộc mạc của nhà thơ vẫn âm vang mãi một tấm gương sáng về tinh thần thượng võ. Ngày nay, đâu phải việc “cứu khốn, phò nguy” là không cần thiết nữa, do đó, Lục Vân Tiên vẫn góp phần giúp cho chúng ta sống đẹp hơn và xứng đáng hơn với lời tâm niệm: “Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Đề bài: Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt nga trong đoạn trích “ LVT cứu KNN” I. MB: - TG,TP,HCST - Bên cạnh LVT- một hình mẫu nhân vật lí tưởng, người đọc còn say mê trước 1 cô gái khuê các, xinh đẹp, nết na, thuy mị, có văn hóa. Đó chính là Kiều Nguyệt Nga.Đoạn trích “LVT cứu KNN” đã khắc họa sinh động chân dung của cô gái nết na, thùy mị ấy. II)Thân bài a) Giới thiệu vị trí: Trên đường đến Hà Khê để gặp cha, KNN gặp bọn cướp đường. Nhưng rất may mắn, nàng đã được LVT giải cứu 0 chỉ trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, người đọc hình dung được những nét đẹp của cô gái tài sắc này. b) Phân tích * LĐ 1: Là cô gái khuê các, thùy mị, có văn hóa: - Trước hết, ta bắt gặp ở KNN 1 cô gái rất thùy mị, nết na, có văn hóa. Sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình danh giá nhưng không vì thế mà KNN tỏ ra kiêu ngạo, hách dịch. Nàng là một tiểu thư vốn được yêu chiều nhưng cũng được chăm lo học hành đến nơi đến chốn. Chính vì vậy, cách ứng xử của nàng rất có văn hóa. Nét đẹp văn hóa ấy được thể hiện khi nàng nói chuyện với LVT: “Thưa rằng: tôi KNN Con nầy tì tất tên là Kim Liên Quê nhà ở quận Tây Xuyên Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê Sai quân đem bức thơ về Rước tôi qua đó định bề nghi gia Làm con đâu dám cãi cha Vì đâu ngàn dặm đàng xa cũng đành. Chỉ qua câu trả lời của KNN cũng thấy nàng là cô gái có học thức. Nàng đã trả lời đầy đủ, khúc triết tất cả những câu hỏi mà LVT đưa ra. Qua câu trả lời của nàng, ta còn thấy KNN là đứa con hiếu thảo. Đồng thời qua câu trả lời ấy ta thấy KNN rất khiêm tốn. Nàng gọi LVT là “quân tử” và tự xưng mình là”tiện, thiếp” “chút tôi”. Ngôn ngữ của nàng vô cùng chuẩn mực. * LĐ 2: Đánh giá cao công ơn cứu mạng của LVT, trọng tình nghĩa. - Bằng sự cảm nhận tinh tế của cô gái có học thức, KNN ý thức được ơn cứu mạng to lớn của LVT. KNN nói đến tiết trăm năm là nói đến việc hệ trọng của cuộc đời người. Nếu không có LVT kịp thời giải nguy thì cuộc đời nàng cũng là cuộc đời bỏ đi. Chính vì vậy, nàng đã vô cùng băn khoăn áy náy: “Gặp đây đương lúc giữa đàng Của tiền chẳng có bạc vàng cũng không Ngẫm câu báo đức thù công Lấy chí cho phỉ tấm lòng cùng ngươi - Nàng nói đến “của tiền, bạc vàng” để nói đến sự thiếu thốn về vật chất. Nói tới “báo đức thù công” để nói đến sự đền đáp công ơn cứu mạng. KNN băn khoăn vì nàng không có chút vật chất nào để cảm tạ chàng. Nàng đã mời chàng qua Hà Khê để nàng được “đền ân”. Khi LVT từ chối nàng băn khoăn day dứt không nguôi. Chỉ đến khi LVT nói rõ quan điểm của mình thì nỗi băn khoăn ấy mới giảm bớt. Nàng ân cần hỏi thăm gia đình ân nhân. Cuối cùng nàng đã rút cây trâm cài đầu để tặng nhưng chàng không nhận. Hai người chỉ họa với nhau 1 bài thơ rồi chia tay. Cảm phục trước tấm lòng của LVT, KNN đã nguyện suốt đời chung thủy với chàng. *ĐGNC: Đoạn trích đã khắc họa thành công chân dung KNN. Llà 1 cô gái sinh trưởng trong 1 gia đình quý tộc nhưng KNN lại hội tụ những nét đẹp của nhân dân lao động. Với nét đẹp ấy, nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc. *Câu hỏi: Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu đoạn trích? - Xây dựng nhân vật theo phương thức 3: qua hành động, cử chỉ, lời nói, ít khắc hoạ ngoại hình, lại càng ít đi sâu vào nội tâm. Tác giả chỉ kể về nhân vật để nhân vật tự bộc lộ tính cách, chiếm cảm tình – ghét nơi người đọc. - Ngôn ngữ: mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam bộ. Nó có phần thiếu chau chuốt, uyển chuyển nhưng phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Ngôn ngữ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết. - Giọng điệu: thay đổi linh hoạt, phù hợp với tình tiết truyện và tính cách nhân vật, đoạn đầu tên tướng cướp kiêu căng, hống hách, giọng Lục Vân Tiên đanh thép, căm giận; đoạn sau Lục Vân Tiên ân cần, Kiều Nguyệt Nga mềm mỏng, ân tình. ……………………………………………………… . hoành hành, Lục Vân Tiên đã một mình làm gậy xông vào đánh tan bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga và cô hầu Kim Liên. 2. Bố cục: 2 phần - Phần 1: Lục Vân Tiên đánh cướp. - Phần 2: Lục Vân Tiên gặp Kiều. tác phẩm Lục Vân Tiên là một minh chứng hùng hồn. Lục Vân tiên – nhân vật chính của tác phẩm, hơn ai hết đã biểu hiện rõ nét lý tưởng của người anh hùng. Đặc biệt là đoạn trích Lục Vân Tiên cứu. nể”. - Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị: Truyện Lục Vân Tiên; Dương Từ- Hà Mậu; Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…. II) Tác phẩm " ;Truyện Lục Vân Tiên ". 1) Hoàn cảnh ra đời: Đầu những

Ngày đăng: 18/10/2014, 16:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan