MỤC LỤCTrangLỜI CẢM ƠN 4MỞ ĐẦU 5CHƯƠNG I: Giới thiệu về ngôn ngữ sử dụng 71.1. Tổng quan về World Wide Web và ngôn ngữ HTML 71.1.1. Tổng quan về World Wide Web (WWW) 81.1.2. Tổng quan về Web Server 81.1.3. Ngôn ngữ HTML 81.1.3.1. Khái niệm 81.1.3.2. Cấu trúc cơ bản của một file HTML 91.2. Active Server Pages 101.2.1. Giới thiệu về Active Server Pages 101.2.1.1. Khái niệm về Active Server Pages 101.2.1.2. Cách hoạt động của ASP 101.2.1.3. Cấu trúc của một trang ASP 111.2.1.4. Mô hình ứng dụng Web qua công nghệ ASP 111.2.1.5. Hoạt động của một trang ASP 121.2.1.6. Các tính chất của ASP 121.2.1.7. Một số ưu và khuyết điểm của ASP 131.2.2. Các đối tượng Builtin trong ASP 141.2.2.1. Đối tượng Request 141.2.2.2. Đối tượng Response 171.2.2.3. Đối tượng Session 191.2.2.4. Đối tượng Application 201.2.2.5. Đối tượng Server 211.2. 3. Các component của ASP 211.3. VBScript 221.3.1. Khái niệm về VBScript 221.3.2. Sự phát triển của VBScript 221.3.3. Kiểu dữ liệu của VBScript 221.3.4. Biến 231.3.4.1. Khai báo biến 241.3.4.2. Quy tắc đặt tên biến 241.3.4.3. Thời gian sống của biến 241.3.5. Hằng 251.3.6. Toán tử (Operator) 251.3.7. Các cấu trúc điều khiển chương trình 251.3.7.1. If then Else 251.3.7.2. Do Loop 261.3.7.3. For.Next 261.3.8. Procedures 261.3.8.1. Sub Procedure 261.3.8.2. Function Procedure 261.3.8.3. Cách dùng Sub và Function 271.4. Cơ sở dữ liệu MS Access 271.4.1. Giới thiệu MS Access 271.4.1.1. Định nghĩa lưu trữ dữ liệu 271.4.1.2. Xử lý dữ liệu 281.4.1.3. Kiểm soát dữ liệu 291.4.2. MS Access – công cụ để phát triển ứng dụng 291.4.3. Các đặc điểm của MS Access 301.4.4. Các đối tượng bên trong tập tin CSDL MS Access 311.4.4.1. Bảng (Table) 311.4.4.2. Truy vấn (Query) 32CHƯƠNG II: Phân tích và thiết kế bài toán quản lý thư viện điện tử 332.1. Bài toán quản lý thư viện điện tử 332.1.1. Giới thiệu bài toán 332.1.2. Những ưu điểm của Thư viện điện tử 342.1.3. Phát biểu bài toán 342.1.4. Các chức năng hệ thống 352.1.5. Yêu cầu đặt ra cho hệ thống 362.2. Phân tích thiết kế hệ thống 382.2.1. Sơ đồ phân rã chức năng 382.2.2. Sơ đồ xử lý hệ thống 392.2.3. Các sơ đồ chức năng con 402.2.4. Phân tích thiết kế CSDL 422.2.4.1. Các thực thể 422.2.4.2. Sơ đồ quan hệ 44CHƯƠNG III: Cài đặt và sử dụng 453.1. Cách thức cài đặt chương trình 453.2. Hướng dẫn sử dụng chương trình 463.3. Một số giao diện của trang Web 47KẾT LUẬN 55I. Nhận xét và tự đánh giá 55II. Hướng phát triển trong tương lai 56TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG WEBSITE
QUAN LY THU VIEN DIEN TỬ
Giáo viên huéng dan: ThS Dang Hong Linh
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thái
Lop : 42E,- CNTT
Trang 2MỤC LỤC
Trang LỜI CẢM ƠN 2-5-1 HE HH HH 4
6000 .à.)Ỉ)Ỉ)HẬHẬH}),), 5 CHUONG I: Giới thiệu về ngôn ngữ sử dụng .- - -<-s 7 1.1 Tổng quan về World Wide Web và ngôn ngữ HTML 7
1.1.1 Tổng quan về World Wide Web (WWW) ccccccccreree 8
1.1.2 Téng quan vé Web Server .cccccesessssssssseeseseeeeeeseseseseseseseseseeees 8
1.1.3 Ngôn ngữ HTMLL, - - G5 <1 1xx ngư 8
1.1.3.1 Khái niệm ¿+ + xxx xvHhnnH HH nHnưêt §
1.1.3.2 Cấu trúc cơ bản của một file HTML ¿<5 «+ +s+++ 9
1.2 Active Server P4g€S nh HH HH HH ng nưư 10
1.2.1 Giới thiệu về Active Server Pages ¿se cccscsesersevee 10 1.2.1.1 Khái niệm về Active Server Pages c+c+csssxsxs+ 10
1.2.1.2 Cách hoạt động của ASP - 5+ St sssireerreerree 10
1.2.1.3 Cấu trúc của một trang ASP - - c+s<+x stress 11 1.2.1.4 Mô hình ứng dụng Web qua công nghệ ASP - 11 1.2.1.5 Hoạt động của một trang ASP ++s++e++x+exsersesee 12 1.2.1.6 Các tính chất của ASÌP - xxx sxkEsterrrsrerrkrre 12 1.2.1.7 Một số ưu và khuyết điểm của ASP 5-5-5552 13
Trang 31.3.1 Khái niệm về VBSCrip( ¿5c S533 + EE+Eeeeeererrserersre 22
1.3.2 Sự phát triển của V BScrip( ¿ ¿52555 Sesesexexeseresercre 22 1.3.3 Kiểu dữ liệu của V BScript - -+cc+c+st+versrerterrrrrrvee 22
I6 23
1.3.4.1 Khai D&0 DIGI 24 1.3.4.2 Quy tắc đặt tên DIEM eee esesseeseseesesesseeesteteeceeeteeseeeees 24
1.3.4.3 Thời gian sống của biếT - cà + St serexereeree 24 1.3.5 Hằng -2222cccc2222111.2222 E21 rrre 25 IENJOvU 100090 25 1.3.7 Các cấu trúc điều khiển chương trình . - 2-5-5 =s=s=+ 25 1.3.7.1 TỂ then EÏSe + S SH re 25 1.3.7.2 DO LOOD Ăn TH nh ngư 26 1.3.7.3 FOT ÌN€XÍ L SH HH TH HH HH HH 26 1.3.8 PTOC€đLIF€S . 52 S2 + S2 S1 21 vn ngư 26 1.3.8.1 Sub Procedure 2Ó
1.3.8.2 Function PrOC€dUuTe . «+ + +5+ +2 S*+*£+x£+£sezxerexex 26
1.3.8.3 Cách dùng Sub và FunctiOn - «+ «+ ++£ssxsxseesse 27
1.4 Cơ sở dữ liệu MS ACC€SS - Ác 3223213221 rirrerre re 27
1.4.1 Giới thiệu MS ACC€SS - - G111 re 27 1.4.1.1 Định nghĩa lưu trữ dữ liệu . 5s «+ s+++x++ex+ 27
1.4.1.2 Xử lý đữ liệu - 6 «+ + gen 28
1.4.1.3 Kiém sodt nan 29 1.4.2 MS Access — công cụ để phát triển ứng dụng 29 1.4.3 Các đặc điểm của MS Access ¿5+ S2 Sc Sex sxsxcecexexre 30
1.4.4 Các đối tượng bên trong tập tin CSDL MS Access 31
1.4.4.1 Bảng (Tabl€), 6 + tt vn ng Hư 31
Trang 4CHUONG II: Phân tích và thiết kế bài toán quản lý thư viện điện tử 33 2.1 Bài toán quản lý thư viện điện tỬ - - ++s++s++x+sx+xxeexexse 33
2.1.1 Giới thiệu bài tOấT - «<< xxx vn rưrưy 33
2.1.2 Những ưu điểm của Thư viện điện tử - - 2-2-5 =s=s=+ 34
2.1.3 Phát biểu bài toán ¿+ - + + + ++x+xeEeEEexexerresrrrrererererrre 34
2.1.4 Các chức năng hệ thống . + +++ +++sx+x++x£+eeeesereers 35 2.1.5 Yêu cầu đặt ra cho hệ thống - -5- +5 ++++s++s=+e+ex+exeexexxe 36
2.2 Phân tích thiết kế hệ thống ¿+ +5 ++++++s++s£+e+ex+e+exexse 38
2.2.1 Sơ đồ phân rã chức năng - - + +2 5+ ++s++s*+t+eE+eexezeereerexre 38
2.2.2 Sơ đỏ xử lý hệ thống
2.2.3 Các sơ đồ chức năng con
2.2.4 Phân tích thiết kế CSDL
2.2.4.1 Các thực thể 42
2.2.4.2 Sơ đồ quan hỆ - ¿+ + +3 St EeE+EE+eEetreErkrersrrerererre 44 CHƯƠNG II: Cài đặt và sử dụng .- 5-5-5 55555 sss+s++ 45
3.1 Cách thức cài đặt chương trÌnhh + «+ «+ £++£++seeesx 45
3.2 Hướng dẫn sử dụng chương trình: - 5 «+ ++s=+s=+x+e+ 46 3.3 Một số giao diện của trang Web -.- - se se s+essserskrsesee 4
KẾT LUẬN - - <5 SE TT 7111111111111 1111 cyee 55 1 Nhận xét và tự đánh gií - ¿+ xxx xi 55
II Hướng phát triển trong tương lai ¿+ + +5+5ss+s+sexezesezsr+ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 2< 2 2E +2 E2 E2 E+EE+E£E+EEzE£E£E£z£zxrxrz 57
Trang 5
LỜI CẢM ƠN
Suốt quá trình học tập trong trường Đại học vừa qua, em đã
được thầy cô cung cấp và truyền đạt tất cả kiến thức chuyên môn
cần thiết và quý giá nhất Ngoài ra em cũng được rèn luyện một tỉnh
thần học tập và làm việc độc lập và sáng tạo Đây là tính cách hết
sức cần thiết để có thể thành công trong khi em bắt tay vào nghề
nghiệp trong tương lai
Khóa luận tốt nghiệp là cơ hội để em có thể áp dụng, tổng kết
lại những kiến thức mà em đã học Đồng thời rút ra được những
kinh nghiệm thực tế và quý giá trong suốt quá trình thực hiện đề
tài Sau một học kỳ em tập trung công sức cho đề tài và làm việc tích
cực, đặc biệt là nhờ sự chỉ đạo và hướng dẫn tận tình của thầy giáo
ThS Dang Hồng Lĩnh cùng với các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Vĩnh, đã giúp cho em hoàn thành đề
tài một cách thuận lợi và gặt hái được những kết quả mong muốn
Bên cạnh những kết quả khiêm tốn mà em đạt được, chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót khi thực hiện đề tài của mình,
kính mong thầy cô thông cảm Sự phê bình, góp ý của thầy cô sẽ là
những bài học kinh nghiệm rất quý báu cho công việc thực tế của em
sau này
Trang 6MỞ ĐẦU
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự lớn
mạnh, rộng khắp của mạng máy tính toàn cầu Việc ứng dụng tin học vào
các lĩnh vực của cuộc sống ngày càng được quan tâm và sử dụng hiệu
quả, đem lại lợi ích to lớn về mọi mặt Sự lớn mạnh của mạng máy tính đã xóa bỏ mọi ranh giới về không gian và thời gian để đem con người xích
lại gần nhau hơn.Thông qua mạng máy tính con người có thể tiếp xúc với
mọi loại tri thức như tri thức văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, với sự thay đổi không ngừng của công nghệ và kỹ thuật, thì mạng máy tính sẽ là nơi học tập, trao đổi
kinh nghiệm, thử nghiệm và truyền đạt những tri thức mới một cách
nhanh chóng và hiệu quả nhất Ngày nay, việc cập nhật và bổ sung tri thức phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của con người là rất quan trọng Tuy nhiên, do điều kiện khách quan như các nguồn sách báo, tài liệu và giáo trình trong nước chưa đầy đủ và không tập trung, và giá thành
các sách, tài liệu tham khảo còn cao gây trở ngại cho việc tìm kiếm học
tập và tham khảo Để khắc phục nhược điểm trên cần phải có một hệ
thống thông tin, trong đó lưu trữ toàn bộ giáo trình, tài liệu liên quan đến
mọi lĩnh vực để tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta trong việc tra cứu và
tìm kiếm cũng như tham khảo, học tập và trao đổi thông tin lẫn nhau Từ nhu cầu thực tế đó, là sinh viên của khoa công nghệ thông tin em mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về các dịch vụ Internet Trên cơ sở muốn
tìm hiểu về Web và ứng dụng của Web cũng như những phát triển của nó
em đã đi sâu nghiên cứu và thực hiện khóa luận với đề tài “Xây dựng
Website quản lý Thư viện điện tử” Điều này có thể thực hiện được
Trang 7với các máy chủ và các cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng hơn.Vậy ASP,
Access, VBScript là gì ? chúng hoạt động ra sao ? Tất cả sẽ được nghiên
cứu trong đề tài: “Xây dựng Website quản lý Thư viện điện tử” Đề tài
chia làm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu về ngôn ngữ sử dụng
Chương II: Phản tích và thiết kế bài toán quản lý Thư viện điện tử Chuong III: Cadi dat va su dụng
Một chương trình hay, hoàn hảo đáp ứng nhu cầu thực tế là mục tiêu của tất cả những ai quan tâm đến phần mềm ứng dụng nói chung va
chương trình này nói riêng Tuy nhiên do kiến thức còn chưa nhiều và
thời gian có hạn nên chương trình không tránh khỏi thiếu sót, em rất
mong được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô trong khoa và các bạn Nhân đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn ThS Đặng Hồng Lĩnh đã tận tình giúp đỡ, dạy dỗ em trong những bước chập chững
đầu tiên, cho em từng bước nắm được những kỹ thuật cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin đầy thành công và cũng đầy thử thách này.Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được nhiều sự động viên, giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, em xin được bày tỏ lòng cảm ơn và hứa sẽ cố gắng hơn
Trang 8CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU VỀ NGÔN NGỮ SỬ DỤNG
1.1 TỔNG QUAN VỀ WORLD WIDE WEB VÀ NGÔN NGỮ HTML
1.1.1 Tống quan về World Wide Web (WWW)
WWW thường được gọi là Web, là tập hợp các văn bản dạng Hypertext/Hypermedia được chứa trên nhiều máy (web server), liên kết với nhau qua Internet Nó cho phép người sử dụng tìm kiếm hoặc trao đổi thông tin với nhau
Để hiện thị thông tin trên Web, người dùng cần có Web Browser Đây là phần mềm cho phép hiển thị thông tin trang Web Hiện nay có
nhiều Browser hỗ trợ cho nhiều hệ thống khác nhau như Internet
Explorer, Netscape Navigator
Để tạo văn ban dang Hypertext/Hypermedia người ta sử dụng
HTML Đây là ngôn ngữ định dạng, dùng các Tag để định dạng văn bản Cách xử lý trên Web
Người dùng thông qua trình duyệt Web Browser sẽ gửi các yêu cầu đi Web Server sẽ kiểm tra các yêu cầu này của người dùng.Nếu yêu cầu đó được đáp ứng, thì server sẽ gửi thông tin về lại cho người dùng thông qua nghi thức HTTP (Hypertext Transfer Protocol), ngược lại sẽ
thông báo lỗi
URL (Uniform Resource Locator) là một thuật ngữ để chỉ ra vị trí tài nguyên (resource) trên Internet Các kết nói từ một tài liệu HTML đến một file hoặc một service khác phải được viết theo dạng sau:
scheme://server [:port]/path/ dataname[#anchor]
+ Scheme: Chi ra loai protocol ma tai nguyên sử dụng (hay nói
Trang 9+ Server: chỉ ra server mà trên chứa đữ liệu user cần
+ Port: Là điểm truy cập dịch vụ ở lớp transport chỉ ra nếu server
không sử dụng port mặc nhiên (ví dụ port mặc nhiên của Gopher Server là 70)
+ Path/dataname: Đường dẫn tương đối hoặc tuyệt đối đến file trên
server Được quy định bởi quy ước đặt tén chung (Uniform Naming Convention)
+ #anchor: Chỉ ra vị trí trong một trang tài liệu HTML + Đây là minh họa cho các khái niệm trên:
SCHEME DATA TYPE SAMPLE URL
File Data files
http HTML Files
Gopher Gopher server gorher://ttdt01/localweb
Ngoài ra qua URLs, WWW cũng cho phép sử dụng các services khác nhu: ftp, finger, usenet, telnet, E-mail, wais
1.1.2 Tống quan về Web Server
Web Server được xem như là nơi lưu trữ và xử lý thông tin của người sử dụng thông qua nghi thức HTTP Khi có yêu cầu từ Web Browser (Web Client) gửi đến, thì Web Server tiến hành tiếp nhận và xử lý theo
nội dung mà Web Client yêu cầu Với phạm vi luận văn thì chỉ xin giới
thiệu sơ lược về Web Server
1.1.3 Ngôn ngữ HTML 1.1.3.1 Khái niệm
Trang 10đánh dấu một văn bản, một file ảnh hoặc một đoạn phim giúp cho Web Browser thông dịch và hiển thị chúng trên màn hình của bạn HTML có những phần mở rộng rất quan trọng cho phép những liên kết hyperlink từ một tài liệu này tới một tài liệu khác (có thể là một đoạn text, cũng có thể là một file ảnh ) 1.1.3.2 Cấu trúc cơ bán của một file HTML <HTML> <HEAD> <TITLE></TITLE> </HEAD> <BODY> <HI> Đây là một dau dé </HI> </BODY> </HTML> Theo cấu trúc trình bày như trên ta thấy một file HTML được chia làm hai phần cơ bản:
Phần đầu: Được bao bởi hai tag <head>, </head>: tai day dinh nghĩa tên (hay được gọi là tiêu đề) của trang Web Phần này được hién thi
trên thanh tiêu đề của trang Web được khai báo giữa hai tag <title> </title>
Phan than dugc bao béi hai tag <body>, </body>: trinh bay ndi
dung thé hiện trên trang Web Các nội dung cần hiển thị hoặc xử lý trên
trang Web sẽ được định nghĩa trong phần body của file HTML Đề cho
các trang web được sinh động hơn, ngôn ngữ HTML cũng bao gồm rất nhiều tag dựng cho việc định trang, liên kết các trang với nhau, thêm hình
Trang 111.2 ACTIVE SERVER PAGES
1.2.1 Giới thiệu về Active Server Pages 1.2.1.1 Khai niém vé Active Server Pages
Microsoft Active Server Pages (ASP) không hắn là một ngôn ngữ lập trình, Microsoft gọi nó là môi trường Server-Side Scripting, môi trường
này cho phép tạo ra các trang Web có nội dung linh hoạt Với các người dùng khác nhau khi truy cập vào những trang Web này có thể sẽ nhận được các kết quả khác nhau Nhờ những đối tượng có sẵn (Built-in Object)
và khả năng hỗ trợ các ngôn ngữ script như VBScript và Jscript ASP giúp người xây dựng dễ dàng và nhanh chóng tạo ra các trang Web chất lượng
Những tính năng trên giúp người phát triển ứng dụng nhanh chóng tiếp cận
ngôn ngữ mới, điều này là một ưu điểm không nhỏ của ASP Mô hình hoạt động của ASP Web Server Active Server Pages HTTP Request HTTP Response Browser
Mô hình tổng quát hoạt động của ASP 1.2.1.2 Cách hoạt động của ASP
Các script của ASP được chưá trong các text file có tên mở rộng là.asp, trong script có chứa các lệnh của một ngôn ngữ script nào đó
Trang 12
Khi một Web Browser gửi một request tới một file.asp thì script
trong file sẽ được chạy để trả kết quả về cho browser đó Khi web server
nhận được request tới một file.asp thì nó sẽ đọc từ đầu tới cuối file.asp đó, thực hiện các lệnh script trong đó và trả kết quả về cho Web Browser
dưới dạng của một trang HTML 1.2.1.3 Cấu trúc của một trang ASP
Trang ASP đơn giản là một trang văn bản với phần mở rộng là.asp gồm có 3 phần như sau
a Văn bản (text)
b HTML tag (HTML: Hypertext Markup Language)
c Các đoạn script asp
Khi thêm một đoạn script vào HTML, ASP dựng dấu phân cách
(delimiters) để phân biệt giữa đoạn HTML và đoạn ASP <% bắt đầu đoạn script và %> đề kết thúc đoạn script Có thể xem trang ASP như một trang
HTML có bổ sung các ASP Script Command Ví dụ: <HTML> <BODY> Bạn bắt đâu với trang ASP này ngày: <%Now()%> <BODY> </HTML>
1.2.1.4 Mô hình ứng dụng Web qua công nghệ ASP
Trang 13Trình duyệt O Web ASP LỊA ||O||P || || paMss D L B QL H ol|E|IC Server D B L DB server Client Web server
Mô hình ứng dụng Web thể hiện qua công nghệ ASP
1.2.1.5 Hoạt động của một trang ASP
Khi một trang ASP được yêu cầu bởi web browser, web server sẽ
duyệt tuần tự trang này và chỉ dịch các script ASP tuỳ theo người xây
dựng trang web quy định mà kết quả do web server dịch sẽ trả về lần lượt cho trình duyệt của người dùng hay là chỉ trả về khi dịch xong tat cả các
script kết quả trả về này mặc định là một trang theo cấu trúc của một
trang HTML
1.2.1.6 Cac tinh chat cua ASP
Với ASP có thể chọn các script thực thi được vào trực tiếp các file
HTML Khi đó việc tạo ra trang HTML và xử lý script trở nên đồng thời,
điều này cho phép ta tạo ra các hoạt động của web site một cách linh hoạt uyên chuyền, có thể chọn các thành phan HTML động vào trang Web tuỳ vào từng trường hợp cụ thé
Các tính chất của ASP
- Có thể kết hợp với file HTML
Trang 14- Hoạt động theo hướng đối tượng, với cdc build-in Object rat tién
dung: Request, Response, Server, Aplication, Session
- Có khả năng mở rộng các thành phần ActiveX server (ActiveX
server components)
Môi trường của ASP sẽ được cài đặt trên Server cùng với Web
server một ứng dụng viết bằng ASP là một file hay nhiều file văn bản có phần tên mở rộng là.asp, các file này được đặt trong một thư mục ảo (Virtual Dirrectory) của Web server
Các ứng dụng ASP dễ tạo và ta dùng các ASP script để viết các ứng
dụng Khi tạo các script của ASP ta có thể dùng bất kỳ một ngôn ngữ script nao, chỉ cần có scripting engine tương ứng của ngôn ngữ đó mà thôi ASP cung cấp sẵn cho ta hai scripting engine là Visual Basic Script
(VBScript) và Java Script (Jscript) Ngoài ra ASP cũng cung cấp sẵn các ActiveX Component rất hữu dụng, ta có thể dùng chúng để thực hiện các
công việc phức tạp như truy xuất cơ sở đữ liệu, truy xuất file, Không
những thế mà ta cũng có thê tự mình tạo ra cả component của riêng mình
và thêm vào để sử dụng trong ASP ASP tạo ra các trang HTML tương thích với các Web Browser chuẩn
1.2.1.7 Một số ưu và khuyết điểm của ASP
a Ưu điểm:
- ASP giúp người dùng xây dựng các ứng dụng Web với những
tính năng sinh động Các trang ASP không cần phải hợp dịch
- Dễ dàng tương thích với các công nghệ của Microsoft ASP sử dụng ActiveX Data Object (ADO) để thao tác với cơ sở dữ liệu hết sức tiện lợi
- Với những gì ASP cung cấp, các nhà phát triển ứng dụng web dễ dàng tiếp cận công nghệ này và nhanh chóng tạo ra các sản phẩm có giá trị
Diéu này hết sức có ý nghĩa trong điều kiện phát triển như vũ bão của tin
Trang 15- ASP có tính năng mở Nó cho phép các nhà lập trình xây dựng các component và đăng ký sử dụng dễ dàng b Khuyết điểm: - ASP chỉ chạy và tương thích trên môi trường Window điều này làm ASP bị hạn chế rất nhiều - Dùng ASP chúng ta sẽ gặp không it khó khăn trong việc can thiệp sâu vào hệ thống
- Các ứng dụng ASP chạy chậm hơn công nghệ Java Servlet
- Tính bảo mật thấp do các mở ASP đều có thể đọc được nếu người dùng có quyền truy cập vào web server Có lẽ đây là lý do quan trọng nhất để người dùng không chọn công nghệ ASP
1.2.2 Các đối tượng Built-in trong ASP
ASP có sẵn 5 đối tượng ta có thể dùng được mà không cần phải tạo Chúng được gọi là các build-in object, bao gồm:
e Request: Là đối tượng nhận tất cả các giá trị mà trình duyệt của client gởi đến server thông qua một yêu cầu HTTP (HTTP request)
e Response: Khác với đối tượng Request, Response gửi tất cả
thông tin vừa xử lý cho các client yêu cầu
e Server: Là môi trường máy server nơi ASP đang chạy, chứa các
thông tin và tác vụ về hệ thống
e Aplication: Dai diện cho ứng dụng Web của ASP, chứa script
hiện hành
e Session: Là một biến đại diện cho user 1.2.2.1 Đối tượng Request
e Định nghĩa:
Trang 16Ví dụ: Khi user submit thông tin từ một form
Đối tượng Request cho phép truy xuất tới bất kỳ thông tin nào do
user gửi tới bằng giao thức HTTP như:
- Các thông tin chuẩn nằm trong các biến server
-_ Các tham số gửi tới bằng phương thức POST
-_ Các tham số gửi tới bằng phương thức GET - Cac Cookies
- Cac Client Certificates
e Cú pháp tổng quát:
Request.(Collection Name)(Variable) e Đối tượng Request: Có 5 Collection:
- Client Certificates: Nhận Certification Fields từ Request của
Web Browser Nếu Web Browser sử dụng http:// để connect với server, Browser sẽ gửi certification fields
- Query string: Nhận giá trị của các biến trong HTML query string
- Đây là giá trị được gửi lên theo sau dấu chấm hỏi (?) trong HTML Request - Form: Nhận các giá trị của các phần tử nên form sử dụng phương thức POST - Cookies: Cho phép nhận những giá trị của cookies trong một HTML Request
- Server Variable: Nhận các gía trị của các biến môi trường e Ví dụ lấy thông tin từ form:
HTML form là cách thức thông thường để trao đồi thông tin giữa
Web Server và user HTML form cung cấp nhiều cách nhập thông tin của
user nhu: textboxes, radio button, check boxes, và hai phương thức
Trang 17Ứng dụng ASP có thể sử dụng form để tạo ra sự liên lạc dữ liệu
giữa các trang theo một trong ba cách:
-_ File.htmI chứa các form và gửi giá trị của nó tới một file.asp - File.asp c6 thé tao form và gửi giá trị của nó tới một file.asp - File.asp c6 thé tạo form và gửi thông tin tới ngay chính nó
Khi lấy thông tin từ form, đối tượng Request có thể lấy các loại thông tin khác nhau bằng cách “Sử dụng Query String” Việc sử dụng Querystring Collection làm cho việc truy xuất thông tin trở nên dễ dàng hơn Nếu phương thức gửi từ form là GET, thì QueryString chứa tồn bộ thơng tin gửi tới như các tham số đi đằng sau dấu chấm hỏi (2) address
box nếu phương thức gửi là POST thì thông tin gửi đi sẽ dấu đi
Gửi thông tin trong cùng một file.asp: ASP cho phép một file.asp chứa form, khi user điền các giá trị vào form rồi gửi thì chính file.asp đó sẽ nhận các thông tin này và xử lý
Ví dụ: File " Example.asp” có nội dung như sau: <Html> <Head> <Title>Login user</Title> </Head> <Body> <% If IsEmpty(Request("Email")) = 0 then
Msg= " Vui long danh dia chi cua ban” Else If InStr(Request("Email"”), "@") = 0 then
Msg=" Vui lòng đánh địa chỉ trong
Servername@location” Else
Trang 18%> <Form method="POST" Action="Example.asp> <Pre> E.mail: <imput type="Text" Name="Email — size=30 value = "<%Request("Email”)%> <%=MSg%><p> <input type="Submit" Value="Submit"> <Pre> </Form> </Body> </Html>
Khi user dién vao form dia chi email va submit thi file example.asp
này sẽ nhận thông tin bang phát biểu: value =”<%Request (“Email”) %>
Đoạn script này sẽ tuỳ thuộc vào giá trị chuỗi ký tự nhận được có
chứa ký tự @ hay không để trả lời với user cũng chính bằng văn bản
HTML nhưng trong example.asp 1.2.2.2 Đối tượng Response
e Định nghĩa: Việc gửi thông tin tới cho user sẽ được thực hiện
nhờ đối tượng Response
e Cú pháp tổng quát: Response.Collection] property] method e Collection của đối tượng Response:
Cookies: Xác định giá trị biến cookies Nếu cookies được chỉ ra không tồn tại, nó sẽ được tạo ra Nếu nó tồn tại thì nó được nhận giá trị mới
e Các Properties:
- Buffer: Chỉ ra trang Web output được giữ lại đệm buffer hay
Trang 19cho Browser cho đến khi tất cả các script trên trang hiện tại đó được thực
thi xong hay phương pháp FLUSH or END được gọi
- ContentType: Chi ra HTML content type cho response Nếu
không có ContentType nào được chỉ ra, thì mặc nhiên là “text/HTML” - Expires: Chỉ định số thời gian trước khi một trang được cache
trên một browser hết hạn
- ExpiresAbsolute: Chỉ ra ngày giờ của một trang được cache trên browser hết hạn
- Status: Chỉ ra giá trị trạng thái được Server Giá trị trạng thái duoc dinh nghia trong dac ta HTTP
e Cac Methods:
- AddHeader: Thêm một HTML header với một giá trị được chỉ
định Phương thức này luôn luôn thêm mới một header vào response Nó
sẽ không thay thế những header có sẵn cùng tên với header mới
- AppendToLog: Thêm một chuỗi vào cuối file Log của Web server cho request này
- BinaryWrite: Xuất thong tin ra output HTML dang binary
- Clear: Xoá đệm output HTML Tuy nhiên, phương thức này chỉ
xố Response body mà khơng xóa response head Phương thức này sẽ
sinh lỗi nếu như Response.Buffer chưa set thành TRUE - End: Dừng xử lý file.asp và trả về kết quả hiện tại
- Flush: Gửi thông tin trong buffer cho client Phuong thức này sẽ
sinh lỗi nếu Response.Buffer chưa set thành TRUE
Trang 20- Response Write “Đây là thông báo xuất ra bằng Response” sẽ xuất ra chuỗi ký tự giữa hai dấu nháy kép
- Response.Clear: Xoá hết nội dung của Buffer (chỉ sử dụng được
khi Response Buffer = True)
- Response.Redirect “WebPagel.html” sẽ xoá trang hiện tai va thay bằng trang WebPage1.html tại Web Browser trên máy Client
1.2.2.3 Đối tượng Session e Định nghĩa:
Chúng ta có thé sir dụng 1 object session để lưu trữ thông tin cần thiết cho 1 user Những biến được lưu trữ trong object vẫn tồn tại khi user
nhảy từ trang này sang trang khác trong ứng dụng Web server tự động
tạo object session khi user chưa có session yêu cầu một trang web Khi
session này kết thúc thì các biến trong nó được xoá để giải phóng tài nguyên Các biến session có tầm vực trong session đó mà thôi
e Cú pháp tông quát: Session.property / method e Các Properties:
- SessionID: Trả về sessionID cho user Mỗi session sẽ được server cho một số định danh duy nhất khi nó được tạo ra
- Timeout: Khoảng thời gian tồn tại của session, tính bằng phút (mặc định 20 phút)
e Các Methods:
-_ Abandon: Xoá bỏ một object session, trả lại tài nguyên cho hệ thống
-_ Ví dụ: Ta có thể tạo các biến trong đối tượng session để lưu
thông tin cho mỗi kết nối đến Server
+ Session(“Login”): Cho biết người yêu cầu truy xuất đến trang
Trang 21+ Session(“SelectedTopic”): Tên chủ đề đang được chọn để thực hiện một thao tác nào đó
1.2.2.4 Đối tượng Application
e© Định nghĩa: Ta có thể sử dụng object Application để cho phép
nhiều người cùng sử dụng một ứng dụng chia sẻ thông tin với nhau Bởi vì object Application được dùng chung bởi nhiều người sử dụng, do đó object có 2 method Lock và Unlock để cắm không cho nhiều user đồng thời thay đổi property của object này, các biến Application là toàn cục, có
tác dụng trên toàn ứng dụng
e_ Cú pháp tổng quát: Application.Method
e Cac Methods:
-Lock: Phương pháp nay cam không cho client khác thay đổi
property của đối tượng Application
-Unlock: Phương pháp này cho phép client khác thay đối property
của đối tượng Application
-Events: gồm có hai event được khai báo trong file Global.asa
Ngoài ra chúng ta có thê đặt các biến trong đối tượng Application để lưu những thơng tin tồn cục, hay các cờ báo hiệu
Application_Onstart: Xảy ra khi khởi động ứng dụng
Application_OnEnd: Xảy ra khi ứng dụng đúng hay server shutdown - Ví dụ:
Application(“DatabaseAccessFlag”): Cờ cho biết có ai đang truy xuất Database không
Application(“AccessNumber”): S6 lần truy xuất đến ứng dụng Khi
khởi động / đúng ứng dụng giá trị này được cập nhật vào Database Application(“arrayTopicName”): Biến đó lưu danh sách các chủ đề
Trang 22Trước khi thay đổi giá trị các biến Application nên Lock lại và sau khi thay đối nhớ Unlock
1.2.2.5 Đối tượng Server
e© Định nghĩa: Cho phép truy xuất tới các method và property của server nhưng là những hàm tiện ích e_ Cú pháp tổng quát: Server.Method e Các Properties: ScriptTimeout: Khoảng thời gian dành cho script chạy Mặc định 90 giây e Các Methods:
-CreateObject: Tạo một instance cla server component -HTMLEncode: Mã hóa một chuỗi theo dạng HTML
-MapPath: Ánh xạ đường dẫn ảo (là đường dẫn tuyệt đối trên server hiện hành hoặc đường dẫn tương đối trên trang hiện tại) thành đường dẫn
vật lý (physical path)
-URLencode: Mã hoá một chuỗi (kế cả ký tự escape) theo quy tắc
mã hoá URL
- Ví dụ: <% Server.ScripfTimeout = 30 %>: Xác định thời gian chạy tối đa của một Script là 30 giây
1.2.3 Các component của ASP
ActiveX Server Component (trước đây được gọi là Automation
Server) được thiết kế để chạy trên Web Server như là một phần của ứng
dụng Web Component chứa đựng những đặc trưng chung mà chúng ta
không cần phải tạo lại những đặc trưng này Component thường được gọi từ những file.asp tuy nhiên, chúng ta có thể gọi những component này từ
Trang 23ASP cung cấp sẵn 5 ActiveX Server Component, bao gồm: - Advertisement Rotator Component
- Browser Capabilities Component - Database Access Component - Content Linking Component - TextStream Component
1.3 VBSCRIPT
1.3.1 Khai niém vé VBScript
VBScript là một thành phần của ngôn ngữ lập trình Visual Basic VBScript cho phép thêm các Active Script vào các trang Web Microsoft Internet Explorer 3.0 có thế chạy được các chương trình VBScript chèn vào các trang HTML Với VBScript ta có thê viết ra các form dữ liệu hay các chương trình Game chạy trên Web
1.3.2 Sự phát triển của VBScript
VBScript khởi đầu phát triển cho môi trường Client side VBScript
1.0 được đưa ra như là một bộ phận của Internet Explorer 2.0 và VBScript cung cấp phần lớn các chức năng lập trình của ngôn ngữ Visual Basic Sự
khác nhau lớn nhất của VBScript và Visual Basic là VBScript ngăn chặn
truy xuất file Bởi vì mục tiêu chính của việc thiét ké VBScript là cung cấp một ngôn ngữ Script mềm dẻo nhưng ngăn ngừa các mục đích phá hoại từ phía Browser
1.3.3 Kiểu dữ liệu của VBScript
'VBScript có một kiểu dữ liệu duy nhất được gọi là Variant Variant
là một kiểu dữ liệu đặc biệt có thể chứa các kiểu thông tin khác nhau tuỳ
thuộc vào cách sử dụng nó Variant cũng là kiểu dữ liệu duy nhất được
Trang 24Ví dụ một Variant có thể chứa dữ liệu là số hoặc chuỗi, nó được
coi là số hoặc là chuỗi tuỳ thuộc vào ngữ cảnh sử dụng nó
Variant có thể chứa các kiểu dữ liệu Subtype như trong bảng sau: Subtype Diễn giải Variant mặc định giá trị 0 đôi với biên kiểu số hoặc là chuỗi Empty 5 A A x có chiêu dài là 0 (“”)đôi với biên kiêu chuôi Null Variant 1a Null Boolean | True hoặc False Byte Chứa integer từ 0 tới 255 Integer | Chứa integer từ -32, 768 tới 32, 767 Long | Chứa integer từ -2, 147, 483, 648 tới 2, 147, 483, 647 Chứa sô âm từ -3.402823E38 tới -1.401298E-45 hoặc sô Single dương từ 1.401298E-45 tới 3.402823E38
Chứa sô âm từ -1.79769313486232E308 tới -
Double | 4.94065645841247E-324 hoặc số dương từ
4.94065645841247E-324 tới 1.79769313486232E308 Date Chứa một sô tượng trưng cho ngày từ 1/1/100 tới 31/12/ (Time) | 9999 String | Chứa một chuỗi có chiều dài có thê tới khoảng 2 triệu ký tự Object | Chira mét object Error | Chứa số của lỗi 1.3.4 Biến
Biến là một vị trí xác định trong bộ nhớ máy tính có giá trị thay đôi
trong lúc Script đang chạy Ta có thể tham khảo đến giá trị của biến hoặc thay đổi giá trị của nó bằng cách dùng tên của biến Trong VBScript biến
Trang 251.3.4.1 Khai báo biến
Khai báo biến bằng cách dùng từ khoá Dim, Pubilic, Private Ví dụ:
Dim MyVar
Dim Top, Bottom, Left, Right Biến có thể được khai báo ở bat ky nơi nao trong Script 1.3.4.2 Quy tắc đặt tên biến
Khi ta khai báo biến trong procedure thì chỉ trong procedure mới
có thể truy xuất hoặc thay đổi giá trị của nó, lúc đã nó được gọi là biến
cục bộ (cấp procedure) Đôi khi ta cần sử dụng biến ở phạm vi lớn hơn ví dụ như khi sử dụng ở tất cả procedure trong Script thì ta khai báo ở bên
ngoài procedure (Cấp Script)
1.3.4.3 Thời gian sống của biến
- Cấp Script: Bắt đầu từ lúc khai báo đến lúc kết thúc Script
- Cấp Procedure: Bắt đầu từ lúc khai báo cho đến lúc kết thúc Procedure
Gan gia tri cho biến
Vidu: Myvar = 10
Bién day (Array):
Vidu: Dim A(10) A(O) = 1 A(1) =2 A(10) = 11
Trang 26Biến dãy không giới hạn số phần tử trong một chiều (dimension) và
ta có thê khai báo một biến dãy có tới 60 chiều, nhưng thông thường ta
chỉ sử dụng tối đa từ 3 tới 4 chiều
Dãy nhiều chiều được khai báo như sau: Vi du: Dim MyArray()
ReDim MyArray(20) 1.3.5 Hang
Tạo hằng: Tạo hằng trong VBScript bằng cách dựng từ khoá Const
và sau đó gán giá trị cho nó 1.3.6 Toan tir (Operator)
Độ ưu tiên của các toán tử: VBScript có đầy đủ các loại toán tử và có độ ưu tiên tuần tự theo các nhóm sau:
- Các toán tử toán học, các toán tử so sánh, toán tử nối chuỗi, và
các toán tử logic
- Các toán tử trong ngoặc ưu tiên hơn bên ngoài
- Nếu hai toán tử cùng độ ưu tiên như nhau ví dụ như toán tử cộng (+) và trừ (-) hay nhân (*) và chia (/) thì theo thứ tự ưu tiên từ trái qua
phải
1.3.7 Cấu trúc điều khiến chương trình 1.3.7.1 If then Else
Nếu ta muốn chạy một lệnh đơn khi điều kién If 1A diing thì ta chỉ sử dung mot lénh If then
Trang 271.3.7.2 Do Loop: Lặp trong khi hoặc cho đến khi điều kiện là True
Exit Do: Thoát khỏi vòng lặp Do Loop
1.3.7.3 For Next: Được sử dụng khi biết trước số lần lặp Sau mỗi lần lặp biến đếm sẽ tự động tăng lên một
Exit For: Thoát khỏi vòng lap For Next 1.3.8 Procedures
Trong VBScript có hai loại procedure là Sub và Function
1.3.8.1 Sub Procedure
Một Sub procedure là một loạt các lệnh VBScript được đặt trong hai từ khóa Sub và End Sub Sub procedure thực thi các lệnh bên trong nó nhưng không trả lại giá trị Sub có các đối số là hằng, biến hoặc là biểu thức được truyền vào khi ta thực hiện lệnh gọi Sub Nếu Sub không có đối số thì sau tên Sub phải kèm theo cặp dấu ngoặc rỗng
Trong Sub procedure có thể sử dụng hai Built-in của VBScript có
sẵn là MsgBox và InputBox đề thông báo thông tin cho user Ví dụ:
Sub ConverfTemp()
Temp = InputBox("Please enter the temperature in degrees F.", 1) MsgBox "The temperature is" & Celsius(temp) & " degrees C."
End Sub
1.3.8.2 Function Procedure
Function là một loạt các lệnh VBScript được đặt trong hai từ khóa Function va End Function Function có thể trả lại gia tri Function có các đối số là hằng, biến hoặc là biểu thức được truyền vào khi ta thực hiện lệnh
gọi Function Nếu Function không có đối số thì sau tên Function phải kèm
Trang 281.3.8.3 Cách dùng Sub và Function - Function: Phải luôn luôn được đặt bên phải của phép gán Ví dụ: Temp = Celsius(fDegrees) Hoặc
MsgBox "The Celsius temperdtuIe is " & Celsius(Tegrees) & ” degrees.” - Đề gọi một Sub từ một Procedure khác, ta ghi tên của Sub kèm
theo các đối số mà không cần dấu ngoặc Nếu dùng lệnh Call, ta phải đặt
các đối số trong dấu ngoặc Ví dụ:
Call MyProc(firstarg, secondarg)
MyProc firstarg, secondarg 1.4 CƠ SỞ DỮ LIỆU MS ACCESS 1.4.1 Giới thiệu MS Access
MS Access là Hệ quản trị CSDL(CSDL) đảm bảo đáp ứng gần như
đầy đủ những yêu cầu của một hệ quản trị CSDL: - Tính đúng đắn - Bảo mật - An toàn - Thân thiện - Dễ sử dụng
1.4.1.1 Định nghĩa - lưu trữ dữ liệu
Với MSAccess chúng ta có thể sử dụng một cách linh hoạt trong
việc định nghĩa các dữ liệu như: Văn bản, số, thời gian, ngày tháng, tiền
Trang 29nghĩa các qui tắc hợp lệ để đảm bảo sự tồn tại chính xác của dữ liệu và
mối quan hệ hợp lệ giữa các tệp hoặc các bảng trong cơ sử dữ liệu
Ngoài ra MS Access cũng là một ứng dụng chất lượng cao của Microsft Windows, có thể sử dụng các phương tiện của cơ chế trao đối
dữ liệu động (Dynamic Data Exchange - DDE), nhúng và liên kết các đối
tượng (Object Linking And Embadding - OLE) OLE cho phép thực hiện
các hàm và trao đổi dữ liệu giữa MS Access và các ứng dụng khác dựa
trên Windows có hỗ trợ DDE Cũng có thể tạo sự kết nối DDE với các ứng dụng khác bằng Macro hoặc Access Basic OLE là một khả năng
mạnh trong Windows cho phép liên kết hoặc nhúng các đối tượng vào
một CSDL MS Access Các đối tượng đó có thẻ là hình ảnh, đồ thị, bảng tính hoặc tệp văn bản của các ứng dụng khác trong Windows cũng hỗ trợ OLE MS Access cũng có thể truy cập trực tiếp vào các tệp PARDOX,
DBASEIII, DBASEIV, BTRIVE, FOXPRO và các tệp khác, có thể nhập dữ liệu từ các tệp này vào bảng của MS Access Microsoft Access cũng
có thể làm việc với hầu hết các CSDL thông dụng hỗ trợ chuẩn kết nối
CSDL mé (OPEN DATABASE CONNECTIVITY - ODBC) bao gồm MS SQL SERVER, ORACLES, BD2 va RDB
1.4.1.2 Xử lý dữ liệu
MS Access sử dụng ngôn ngữ CSDL SQL rất mạnh để xử lý dữ liệu trong các bảng Dùng SQL có thế định nghĩa một tập hợp dữ liệu cần thiết để giải một bài toán cụ thể bao gồm dữ liệu có thé lay tir nhiéu bang Nhưng MS Access đó đơn giản hoá các nhiệm vụ xử lý dữ liệu Tuy nhiên không nhất thiết bạn phải biết đến SQL vẫn có thể sử dụng MS
Access MS Access dùng các mối quan hệ do người dùng định nghĩa để tự động liên kết các bảng cần thiết Người dùng chỉ cần tập trung vào các
Trang 30mạnh để giúp người dùng phần lớn các công việc trên máy MS Access
cũng có phương tiện định nghĩa truy vấn đồ hoạ rất mạnh được gọi là truy
van d6 hoa theo mau (Graphical Query by Example - QBE) 1.4.1.3 Kiếm soát dữ liệu
MS Access được thiết kế để sử dụng như một hệ quản trị CSDL (HQT-CSDL) đơn lẻ trên một trạm làm việc duy nhất hoặc theo thể thức khách dịch vụ được dùng chung trên mạng Người dùng có thê chia xẻ dữ liệu của MS Access với những người sử dụng khác (NSD) bởi MS Access có tính năng toàn vẹn và bảo mật dữ liệu tốt MS Access có thể qui định NSD hoặc nhóm NSD nào được truy nhập vào các đối tượng
(bảng, biểu mẫu, truy vấn ) trong CSDL MS Access cung cấp cơ chế
khoá để đảm bảo là không bao giờ có 2 NSD đồng thời truy cập vào cùng
một đối tượng Đồng thời MS Access cũng nhận biết và chấp nhận các cơ chế khoá của các cấu trúc CSDL khác như (PARDOX, DBASE, SQL) được gắn kèm với CSDL MS Access
1.4.2 MS Access — cong cu dé phat trién ing dung CSDL
Đối với MS Access việc thiết kế và xây dựng các ứng dụng CSDL
trở nên dễ dàng hơn vì MS Access không đòi hỏi người dùng phải hiểu sâu về ngôn ngữ lập trình nào cả mặc dù trong MS Access NSD phải bắt đầu từ việc định nghĩa các thao tác trên dữ liệu thông qua các Form,
Report, Query và các Macro
Khái niệm CSDL: Đó là hệ chương trình do MS Access tạo ra và
được lưu trên một tệp có đuôi MDB Một CSDL MS Access cung cấp cho người sử dụng 6 nhóm đối tượng công cụ là:
Trang 31- Báo biểu (Report)
- Tap lénh (Macro) - Don thé (Module)
MS Access là một hệ quản trị CSDL quan hệ nó trợ giúp cho người sử dụng lưu trữ thông tin dữ liệu bên ngoài vào máy tính dưới dạng các
bảng và có thé tinh toán, xử lý trên dữ liệu trong các bảng đó lưu trữ
1.4.3 Các đặc điểm của MS Access
- Hỗ trợ cơ chế tự động kiểm tra khoá chính, phụ thuộc tồn tại, miền giá trị của dữ liệu bên trong các bảng một cách chặt chẽ
- Với công cụ trình thông minh (Wizard) cho phép người sử dụng có thể thiết kế các đối tượng trong MS Access một cách nhanh chúng
- Với công cụ truy vấn bằng thí dụ QBE (Query By Example) sẽ hỗ
trợ cho người sử dụng có thể thực hiện các truy vấn mà không cần quan
tâm đến cú pháp của các câu lệnh trong ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL (Structure Query Language) được viết như thé nao
- Với kiểu trường đối tượng kết nhúng OLE (Object linking and Embading) cho phép người sử dụng có thể đưa vào bên trong tập tin CSDL MS Access các ứng dụng khác trên Windows như: Tập tin văn bản
Word, bang tinh EXcel, hinh anh BMP, 4m thanh WAV
- Dữ liệu được lưu trọn gói trong một tập tin: Tất cả các đối tượng
của một ứng dụng chỉ được lưu trong một tập tin CSDL duy nhất đó là tập
tin CSDL MS Access (MDB)
- ứng dụng có thể sử dụng trên môi trường mạng máy tính nhiều người sử dụng, CSDL được bảo mật tốt
- Có khả năng trao đổi dữ liệu qua lại với các ứng dụng khác, có thê chuyền đổi dữ liệu qua lại với các ứng dụng như Word, Excel, Fox,
Trang 321.4.4 Các đối twong bén trong tap tin CSDL MS Access Một tập tin CSDL MS Access gồm:
- Cầu trúc CSDL
- Các màn hình nhập liệu và khuôn dạng kết xuất - Công cụ khai thác dữ liệu
Được chia thành 6 đối tượng cơ bản sau:
1.4.4.1 Bang (Table):
Là thành phần cơ sở của tập tin CSDL MS Access có cấu trúc
giống như một tệp DBF của Foxpro được dùng để lưu trữ dữ liệu của
CSDL (CSDL) Do đó đây là đối tượng đầu tiên phải được tạo ra trước Một (CSDL) thường gồm nhiều bảng có quan hệ với nhau Nguồn gốc của CSDL quan hệ đầu tiên là đo tiến sĩ E.F.Codd thiết kế đó được công bố rộng rái vào tháng 7-1970 với bài “Mô hình dữ liệu quan hệ cho các ngân hàng dữ liệu lớn”: Theo mô hình này các dữ liệu sẽ được lưu vào
máy tính dưới dạng các bảng hai chiều gọi là các quan hệ và giữa các
bảng sẽ có các mối quan hệ được định nghĩa nhằm phản ánh mối liên kết thực sự của các đối tượng dữ liệu ở bên ngoài thế giới thật Trong mô hình này giới thiệu các khái niệm:
+ Bảng (Table) hay quan hệ: Gồm có nhiều dòng và nhiều cột
Trong một bảng phải có ít nhất là một cột
+ Cột (Columm) hay trường (Field): Nằm trong bảng Trong một bảng thì không thể có hai cột trùng tên nhau Trên mỗi cột chỉ lưu một loại dữ liệu Các thuộc tính cơ sở của một trường là: Tên trường (Field Name), kiểu dữ liệu (Data Type), độ rộng (Field Size)
+ Dong (Row): Nam trong bang Trong mot bang thi khong thể có
Trang 33+ Khoá chính (Primary key): Là một hoặc nhiều trường trong một bảng mà dữ liệu tại các cột này bắt buộc phải có (không được dé trống) và đồng thời phải duy nhất không được phép trùng lặp (Tính duy nhất của dữ liệu) Hơn thế nữa giá trị dữ liệu của khoá chính xác định duy nhất các
giá trị của các trường khác trong cùng một dòng
+ Khoá ngoại (Foreign key): Là một hoặc nhiều trường trong một bảng mà các trường này là khoá chính của một bảng khác Do đó dữ liệu tại các cột này bắt buộc phải tồn tại có trong một bảng khác (Tính tồn tại
của dữ liệu)
1.4.4.2 Truy vấn (Query):
Là công cụ cho phép người sử dụng dùng ngôn ngữ truy vấn có cấu
trúc SQL (Structure Query Language) hoặc công cụ truy vẫn bằng thí dụ QBE (Query By Example) đề thực hiện các truy vấn trích rút, chọn lựa dữ liệu hoặc cập nhật dữ liệu (thêm, sửa, xoá) trên các bảng Truy vấn bằng thí dụ là một cụng cụ hỗ trợ việc thực hiện các truy vấn mà không cần phải viết các lệnh SQL mà chủ yếu chỉ dựng kỹ thuật kéo thả (Drag- Drop) trên cơ sở đồ hoạ Truy vấn là công cụ mạnh của Aceess dùng để tổng hợp, sắp xếp, tìm kiếm dữ liệu trên các bảng Khi thực hiện truy vấn sẽ nhận được một tập hợp các kết quả thể hiện trên màn hình dưới dạng
bảng, gọi là DynaSet DynaSet chỉ là bảng kết quả trung gian, không được ghi lên đĩa và nó sẽ bị xoá khi kết thúc truy vấn Tuy nhiên có thể sử dụng một DynaSet như một bảng để xây dựng các truy vấn khác Chỉ với
Trang 34CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ BÀI TOÁN QUẢN LÝ
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ
2.1 BÀI TOÁN QUẢN LÝ THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ
2.1.1 Giới thiệu bài tốn
Trong thời đại cơng nghệ thông tin phát triển, việc ứng dụng các thành tựu của ngành này phục vụ cho mọi nhu cầu của con người ngày
càng tăng trên mọi lĩnh vực như học tập, sản xuất, dịch vụ, kỹ thuật, xã
hội Irong lĩnh vực nghiên cứu và học tập sự mở cữa của công nghệ
thông tin đã mang lại hiệu quả to lớn trong việc tìm hiểu thông tin.Với
đặc tính của mạng máy tính là rộng khắp toàn cầu, mọi lúc mọi nơi tập
trung một khối lượng khổng lồ lượng thông tin tri thức trên toàn thế giới
Chính vì vậy mà việc nghiên cứu học tập, tìm hiểu trên mạng đang được
ưa chuộng và phổ biến khắp nơi.Một trong những ứng dụng trong việc nghiên cứu, học tập, tìm hiểu tri thức trên mạng là thông qua các Website có nội dung và cung cấp các chức năng tiện lợi cho người dùng
Hệ thống quản lý Thư viện điện tử là một trong những Website như vậy Tham gia vào hệ thống, người dùng có thể đọc bất cứ loại sách nào thuộc bất cứ một lĩnh vực nào và của bất cứ một tác giả nào thông qua
mạng Internet Người sử dụng có thể giao tiếp với nhau thông qua
mạng máy tính để trao đổi kinh nghiệm, hỏi đáp thắc mắc với những
người khác Đọc sách điện tử mang lại hiệu quả cao hơn, giảm các chi phí và tăng khả năng tiếp thu kiến thức Đọc sách điện tử còn giúp mọi
người tiếp cận với nguồn tri thức phong phú và tiếp cận với các công
Trang 35Mục tiêu của đề tài “Xây dựng website quản lý thư viện điện tử” là: Thu thập, khai thác và chia sẻ thông tin Trang web này có tham
vọng thu thập, tuyển chọn các thông tin bổ ích, cập nhật nhất về mọi lĩnh vực của cuộc sống: Khoa học, giáo dục, giải trí và được phát
hành miễn phí
Điều khó khăn khi xây dựng đẻ tài này chính là thông tin Thông tin lấy ở đâu? Một số hướng có thể:
Y Thông tin miễn phí: Thừa kế các nguồn miễn phí
* Mua bản quyền Nguồn kinh phí sẽ thu về từ nguồn quảng cáo trên website và tiền tài trợ khác
Như vậy, thực ra, thư viện điện tử là phi thương mại nhưng lại là
website thương mại Người đọc được cung cấp kiến thức miễn phí, nhưng
các nhà cung cấp sản xuất có sự quan hệ sống còn với nó, họ cung cấp tài
chính để website tồn tại, và quảng bá sản phẩm của họ
2.1.2 Những ưu điểm của Thư viện điện tử
Tính mềm dẻo, tính truy cập và tính hiện đại:Người sử dụng có thể
học tập tham khảo bất cứ quyển sách nào, thuộc bất cứ lĩnh vực nào vào các thời điểm bất kỳ và tại bất cứ đâu chỉ với chiếc máy tính kết nối
Internet
Dễ dàng cập nhật: Các cuốn sách, tài liệu luôn được cập nhật, nâng
cấp và bổ sung
Giảm giá thành và tiết kiệm thời gian: Không có bất cứ chỉ phí nào
cho người sử dụng khi truy cập vào Thư viện điện tử, không thời gian đi
lại và không chi phí mua sách
2.1.3 Phát biểu bài toán
Trang 36một Thư viện điện tử tập hợp các cuốn sách, giáo trình, tài liệu tham khảo thuộc mọi lĩnh vực khác nhau
Bài toán quản lý thư viện điện tử:
- Thư viện có nhiều loại Tài liệu
- Mỗi loại tài liệu có thể có nhiều Tài liệu
- Mỗi Tài liệu có thể có nhiều nội dung(ít nhất là 1 nội dung) - Thư viện có nhiều thành viên.Thành viên có quyền cập nhật nội dung, duyệt phản hồi của độc giả
- Người quản trị có quyên cập nhât nội dung, duyệt nội dung, quan lý các thành viên khác và phản hồi của độc giả
- Người đọc có quyền tìm kiếm, tham khảo, phản hồi, đánh giá nội
dung
- Thư viện phải hỗ trợ tốt tìm kiếm nhanh, chính xác: Tìm kiếm
theo tên sách, theo tên tác giả.Tìm nhanh ký tự đầu tiên theo tên sách, tìm
kiếm nhanh theo ký tự đầu tiên theo tên tác giả
2.1.4 Các chức năng hệ thống
Hệ thống Thư viện điện tử có nhiệm vụ quản lý, phục vụ công tác tra cứu nghiên cứu của độc giả.Hệ thống quản lý thư viện phải nắm giữ được số lượng sách trong thư viện, phải loại sách theo từng phân mục để có thể dễ dàng tiện cho việc tra cứu.Ngoài ra hệ thống cũng phải biết
được tình trạng sách hiện tại, phải được cập nhật thông tin mới khi bổ sung sách hoặc thanh lý sách khi không còn giá trị.Đối với việc phục vụ tra cứu, hệ thống phải đưa ra mục lục phân loại các sách có trong thư viện
sao cho độc giả dễ dàng tìm được những cuốn sách cần thiết Thư viện điện tử giúp cho việc quản trị tự động về việc hoạt động của việc đọc sách trên mạng và người đọc chỉ việc ngồi tại bất cứ máy tính nào có kết nối
Trang 37tên sách và tên tác giả, quản trị website, tiếp nhận và xử lý phản hồi của độc giả
e Cập nhật nội dung Nội dung được cập nhật động, dễ dàng thuận tiện nhưng chặt chẽ Chúng được kiểm duyệt bởi người quản trị Thật
may mắn, khi thực hiện website này, cộng đồng mã nguồn mở đã cung
cấp nhiều công cụ lập trình cho phép cập nhật nội dung rất tốt Một trong
số đã là bộ soạn thảo FCKeditor Nó thay thế Textare một cách hoàn hảo,
và khi cập nhật nội dung, mọi thao tác đều rat dễ dàng thuận tiện như làm trên chương trình soạn thảo Microsoft Word
e Phan loại theo nội dung Người đọc thường chỉ quan tâm những
lĩnh vực liên quan đến họ, bởi vậy, phân loại theo nội dung sẽ đáp ứng tốt
hơn cho họ Hơn nữa, điều này cũng khiến website được cấu trúc chặt
chẽ và dễ sử dụng
¢ Tim kiếm thơng tin Người đọc khó tính và không có nhiều thời gian nên website phải hỗ trợ tốt công tác tìm kiếm
e Quản trị website Website quản lý nội dung lượng tin lớn bởi
vậy quản trị cũng phải được đặt lên hàng đầu Nếu không phân quyền, chức năng của thành viên, thật khó để đảm bảo quản lý được nội dung
thông tin
e Tiếp nhận, và xử lý phản hồi của độc giả Độc giả là nhân tố
quyết định sự sống còn của trang web Đây cũng chính là tính mở của trang web
2.1.5 Yêu cầu đặt ra cho hệ thống
Hệ thống gồm có hai phần:
a Phần thứ nhất dành cho người duyệt web: Khách duyệt web sẽ sẽ tìm kiếm các tài liệu mình cần Vì thế trang web phải thỏa mãn các
Trang 38Thứ nhất: Hiển thị danh sách các loại tài liệu lựa chọn Và danh
sách theo từng loại tài liệu cụ thé
Thứ hai: Phải hỗ trợ tốt chức năng tìm kiếm tài liệu
Thứ ba: Phản hồi của độc gia Đề đáp ứng tốt nhất đòi hỏi của độc
giả, điều không thể bỏ qua là ý kiến xây dựng của các độc giả khó tính b Phần thứ hai dành cho người quản trị: Bao gồm người nhập liệu và người duyệt bài Là người làm chủ ứng dụng, có quyền kiểm soát
mọi hoạt động của hệ thống Người này được cấp một username và
password để đăng nhập vào hệ thông thực hiện những chức năng của minh
Nếu như quá trình đăng nhập thành công thì nhà quản lý có những
chức năng sau:
Thứ nhất: Chức năng quản lý cập nhật (thêm, xóa, sửa) các nội dung tài liệu
Thứ hai: Duyệt nội dung tài liệu và cho đăng tải
Thứ ba: Các chức năng hệ thống khác Như quản trị người thành
viên Quản trị thông tin phản hồi
Ngoài các chức năng nêu trên thì trang web phải được trình bày sao cho dé hiéu, giao diện mang tính dễ dùng, đẹp mắt và làm sao cho người
duyệt web có ngay được những thông tin cần tìm Người quản trị dễ dàng
trong việc cập nhật thông tin, quản trị thông tin
Trang 392.2 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 2.2.1 Sơ đồ phân rã chức năng Thư viện điện tử Cập nhật Tìm sách Trình diễn
Thành viên Theo Tên sách DS sách mới
Loại sách Theo Tac gia DS sach theo loai
Tén sach Tim nhanh theo Tgia DS sach theoTgia
Nội dung Tim nhanh theoTSach DS sach theo Tsach
Phan hoi Nội dung
Phản hồi