UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
7K a aK Ry Hs 2 2K A
HE THONG QUAN LY GIAO DICH CHUNG KHOAN
TREN THI TRUONG TAP TRUNG VA MOT SO ĐỀ XUẤT CHO TTGDCK HÀ NỘI
Đơn vị chủ trì: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Chủ nhiệm đề tài: Cử nhân Bùi Thu Thuỷ
MÃ SỐ: CS.03.01
HÀ NỘI -2003
4803
Trang 2NHOM THUC HIEN DE TAI
Chủ nhiệm đề tài CN Bùi Thu Thuỷ Thư ký đề tài: CN Nguyễn Hoa Anh
Thành viên tham gia:
Trang 3Trang
MỤC LỤC Ăn HS v1 0111111211121 1 111111511111 k kết DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LỒI MỞ ĐẦU - ¿t2 2 2222 2222211211111111 tre 1
Chuong 1: TONG QUAN VE HE THONG QUAN LY GIAO DICH
CHUNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG TẬP TRƯNG 4
1.1 Hệ thống quản lý hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường tap frung cành Hhheie 4 1.1.1 Khái niệm hệ thống quản lý giao dịch chứng khOÁH co HH TH TK ke nh kg 4 1.1.1.1 Khái niệm về giao dịch chứng khoán và quản lý giao dịch chứng khoán - cà nàn 4 1.1.1.2.Khái niệm về hệ thống quản lý giao dịch chứng 90 eee e en eaeeeeneecsetentenee 4 1.1.2 Các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý giao dich Chứng khhOắH HH HH HH Hàn khe, 5 1.2.Chite nang cia hệ thống quản lý giao dịch chứng khoán -cQQQQQQQQQQQQnn na 6 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng một hệ thống quản lý giao dịch cnnnHn Tnhh nh nhờ ky 8 1.3.1 Hình thức tổ chức hoạt động của thị trường 8
1.3.2 Mục tiêu hoạt động của thị trường 9
1.3.3 Phương thức giao dịch cccĂ ào ca 3
1.3.4 Công nghệ -à c nnnnnHHHYnnnnh kxen 10
Trang 41.4.1.2 Nguyên tắc và phương pháp khớp lệnh
1.4.1.3 Các quy định về giao dịch đặc biệt 1.4.1.4 Dừng giao dịch - - nh na
1.4.2 Quản lý hoạt động giao dịch của tổ chức trung gian 1.4.3 Quản lý hoạt động giao dịch của nhà đầu tư
1.4.3.1 Các quy định về loại lệnh giao dịch 1.4.3.2 Lô giao dịch, đơn vi giao dich tối thiểu, đơn vị yết giá 1.4.3.3 Các thông tin về giao dịch được công bố ra công chúng
1.5 Tính mở trong hệ thống quản lý giao dịch
Chương 2:
KINH NGHIỆM XÂY DỤNG VÀ PHÁT TRIEN HE THONG QUAN LY GIAO DICH CHUNG KHOÁN CỦA MỘT SỐ SỞ GIAO DỊCH CHUNG KHOAN TREN THE GIGI VA THUC TRANG HOAT DONG QUAN LY TREN TTGDCK TP HCM 2.1 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển hệ thống quản lý g giao ¡) 0Ì NiiaddđdđaaiaẢỶẢÝẢ
2.1.1 Các thị trường truyền thống cài c.e 2.1.1.1 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển hệ thống quản lý
giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán New York 2.1.1.2 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển hệ thống quản lý giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch Chứng khốn Hồng Kơng
2.1.2 Các thị trường mới Hổi cSìn nọ na 2.1.2.1 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển hệ thống quản lý
Trang 52.3.1.1 Về hệ thống giao dịch hiện tại và các tiêu chí quản lý hệ thỐng ch TH SE ng ng ĐK ng he ke cà 2.3.1.2 Công tác quản lý giao dịch - -
2.3.1.2.1 Các quy định về ngày, phiên và thời gian giao dịch 2.3.1.2.2 Quản lý các giao dịch đặc biỆt cà 2.3.1.2.3 Quản lý hoạt động sửa lệnh 2.3.1.2.4 Ngừng và tạm ngừng giao địch trên fg 2.3.2 Đánh giá hệ thống quản lý giao dịch trên TTGDCK Tp
(0, ĐENNHẶÀẰa
2.2.2.1 Kết quả đạt được c Sen nhe 2.3.2.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO HỆ THỐNG QUẢN LÝ GIAO DỊCH CỦA TTGDCK HÀ 1\ (0) Q0 Q2 222 nen ie 3.1 Mô hình hoạt động dự kiến của TTGDCK Hà Nội 3.1.1 Tổ chức hệ thống ĂẶ Hee nà kh t1 15 na 3.1.2.1 Hệ thống khóp lệnh tẬp trung cà nhe si 3.1.2.2 Hệ thống báo giá tập trung ¬—
3.2 Đề xuất t xây dụng r hệ Ệ thống quản n 9 sảng dịch cho TTGDCK
Hà Nội eo eae hy kh nh cv ky
3.2.1 Quản lý hệ thống giao địch -à co ren
3.2.2 Quản lý hoạt động giao dịch của tổ chức trung gian
3.2.3 Quản lý hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư
Trang 6DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHU VIET TAT
UBCKNN Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
TTGDCK Tp HCM Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
TTGDCKHN Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
GDCK Giao dịch chứng khoán
NYSE Sở Giao dịch Chứng khoán New York HKSE Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông TSE Sở Giao dịch Chứng khoán Đài Loan
Trang 7LỜI MỞ Đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhu câu xây dựng một hệ thống quản lý khoa học và phù hợp đối với các chứng khoán đang giao dịch trên thị trường tập trung là một đòi hỏi cấp thiết đối với thị trường chứng khoán Việt Nam Một hệ thống quản lý giao dịch
phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy được sự phát triển của thị trường được quản lý theo các mục tiêu và các định hướng đặt ra Một hệ thống quản lý giao dịch chứng khoán phù hợp sẽ bao gồm các phương thức quản lý phù hợp Nhưng
để có được các phương thức quản lý phù hợp cho một thị trường thì cần xuất phát từ hình thức tổ chức của thị trường, mục tiêu hoạt động của thị trường, phương thức giao dịch, đối tượng nhà đầu tư trên thị trường, loại hàng hoá được giao dịch trên thị trường
Mặc dù Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp Hồ Chí Minh đã hoạt động được hơn hai năm nhưng công tác quản lý giao dịch đối với các chứng khoán niêm yết vẫn còn rất hạn chế Thực tế hoạt động quản lý giao dịch hiện nay cho thấy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư với tư cách là một bộ phận hữu cơ của công tác quản lý thị trường nói chung Việc quản lý còn mang tính chất thụ động, tình thế hơn là chủ động đưa ra
các biện pháp quản lý từ đầu
Trong lộ trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam thì Trung tâm
Trang 82 Tình hình nghiên cứu
Trên phương diện nghiên cứu, cho đến nay chúng ta đã có các đề tài nghiên cứu về mô hình hoạt động của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh cũng như Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Nhưng chúng ta vẫn chưa có được một nghiên cứu khoa học và đầy đủ về quản lý giao dịch trên các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Bên cạnh đó, một số phương thức quản lý giao dịch đã được các dự án hỗ trợ kỹ thuật của Hàn Quốc, Ngân hàng Phát triển Châu Á kiến nghị áp dụng Tuy vậy, các đề xuất mang tính chất rời rạc và chưa có tính gắn kết thành một hệ thống quản lý cho hoạt động giao địch trên thị trường Chính vì vậy, nhu cầu cần có một nghiên cứu sâu hơn về các cách thức quản lý giao dịch là hoàn toàn cần thiết và trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị đề xuất cho hệ thống quản lý giao dịch chứng khoán của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý giao dịch của các thị trường chứng khoán trong khu vực và trên thế giới cũng như bài học quản lý giao dịch trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh để đưa ra những đẻ xuất cho hệ thống quản lý giao địch chứng khoán phù hợp với mô hình hoạt động của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Đề tài cũng là tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình xây dựng quy trình quản lý giao dịch cho Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng như hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động quản lý giao dịch
4 Đối tượng, phạm vì nghiên cứu
Đề tài sẽ nghiên cứu các vấn đề có tính lý luận về hệ thống quản lý giao dịch, tập trung làm rõ các hệ thống quản lý giao dịch hiện đang được áp
dụng trên một số Sở giao dịch chứng khoán ở các nước trên thế giới về mục
tiêu, đối tượng, và phạm vỉ áp dụng của từng phương thức quản lý trong hệ thống Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quản lý giao dịch của các nước và đánh giá thực trạng công tác quản lý giao dịch trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh dé tai sé xem xét những đặc thù hoạt động
của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội để đề xuất một hệ thống quản
Trang 95 Kết cấu đề tài
Đề tài được chia làm 3 chương;
Chuong 1: TONG QUAN VE HE THONG QUAN LY GIAO DICH
CHUNG KHOAN TREN THI TRUGNG TAP TRUNG
Tập trung vào những vấn đề mang tính lý luận về hệ thống quản lý giao dịch
làm cơ sở cho việc phân tích ở các chương sau
Chương 2: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỀN HỆ THỐNG QUAN LY GIAO DICH CHUNG KHOAN CUA MOT SO SO GIAO
DICH CHUNG KHOAN TREN THE GIGI VA THUC TRANG HOAT
ĐỘNG QUẢN LÝ TRÊN TTGDCK TP HCM
Chương này sẽ trình bày kinh nghiệm quản lý giao dịch của một số thị trường truyền thống cững như mới nổi và rút ra một số bài học kinh nghiệm Chương cũng đề cập đến thực trạng của hoạt động giao dịch trong TTGDCK
Tp HCM
Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO HỆ THỐNG QUẢN LÝ GIAO DỊCH
CỦA TTGDCK HÀ NỘI
Trên cơ sở lý luận, bài học kinh nghiệm của một số nước và thực trạng công
tác quản lý giao dịch trong TTGDCK Tp HCM, đề tài đưa ra một số đề xuất
Trang 10CHUONG 1
TONG QUAN VE HE THONG QUAN LY GIAO DICH CHUNG
KHOAN TREN THI TRUONG TAP TRUNG
1.1 HE THONG QUAN LY HOAT DONG GIAO DICH CHUNG KHOAN TREN
THI TRUONG TAP TRUNG
1.1.1 Khái niệm hệ thống quản lý giao dịch chứng khoán
Mục tiêu xuyên suốt của hoạt động quản lý giao dịch trên các thị trường
giao dịch tập trung là nhằm đảm bảo một thị trường trật tự, công bằng, hiệu
quả và minh bạch, hạn chế đến mức tối đa những biến động mang tính đột biến trên thị trường Mặc dù vậy, quản lý giao dịch chứng khoán từ lâu đã là một chủ đề gây tranh cãi cho các nhà quản lý thị trường ở rất nhiều nước trên thế giới cả về mức độ, phương thức và biện pháp quản lý Việc áp dụng biện pháp quản lý giao dịch hay sự ra đời của các loại chứng khoán mới đều có
thể góp phần làm tăng hay giảm những biến động trên thị trường
1.1.1.1 Khái niệm về giao dịch chứng khoán và quản lý giao dịch chứng khoán
Giao dịch chứng khoán! là việc mua hay bán chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, hợp đồng tương lai ) giữa người mua và người bán trên thị trường tập trung tại một mức giá thoả thuận được xác định dựa
trên cơ sở cung cầu thị trường tại một thời điểm giao dịch
Quản lý giao dịch chứng khoán là việc quản lý hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung thông qua các phương thức quản lý giao dịch nhằm đảm bảo tính trật tự, công bằng, minh bạch và hiệu quả trên thị trường Việc quản lý giao dịch chứng khoán do vậy sẽ bao gồm cả việc đưa ra các nguyên tắc giao dịch trên thị trường, cơ chế và nguyên tác xác định giá, các biện pháp kỹ thuật ổn định thị trường, xử lý tình huống và đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch trên thị trường
Trang 111.1.1.2 Khái niệm về hệ thống quản lý giao dịch chứng khoán Một thị trường chứng khốn khơng thể thực hiện được giao dịch một
cách bình thường và có hiệu quả nếu thiếu công tác quản lý giao dịch Công tác quản lý giao dịch không có nghĩa là làm cản trở các giao dịch trên thị
trường mà chỉ nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho hoạt động giao dịch được
điễn ra một cách bình thường và lành mạnh Hệ thống quản lý giao dịch chứng khoán là tập hợp tất cả các biện pháp, phương thức quản lý mà nhà quản lý áp dụng nhằm hướng thị trường chứng khoán hoạt động một cách
trật tự, công bằng minh bạch và hiệu quả
1.1.2 Các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý giao dịch chứng
khoán
Thước đo quan trọng nhất cho một thị trường có quản lý là lòng tin của nhà đầu tư Muốn vậy, trước hết cần phải có sự đối đãi công bằng với những người tham gia thị trường trên cơ sở các mục tiêu quản lý Để có được điều
này, công tác quản lý giao dịch cần đáp ứng được các yêu cầu sau: Trung thực và công bằng:
Hệ thống xác định giá trên thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng và do vậy nhà quản lý cần trung thực trong việc hợp nhất cơ chế xác lập giá Giá được xác lập một cách công bằng dựa vào cung cầu của thị trường sẽ đảm bảo cho thị trường hoạt động được hiệu quả Nhưng muốn vậy, những người tham gia thị trường cần được tránh những hiểu lầm hoặc
gian dối và kiểm chế họ khỏi những hành vi cản trở hoặc phá vỡ trật tự của
thị trường Nhà quản lý giao dịch không nên cho những thông tin quan trọng về công ty phát hành làm sai lệch trạng thái thực của thị trường để duy trì
một thị trường công bằng
Hiệu quả
Hệ thống quản lý giao dịch cần đảm bảo giao dịch diễn ra an toàn, thuận tiện và hiệu quả Các nhà đầu tư tham gia thị trường sẽ được đáp ứng nhu cầu đầu tư tại các mức giá phản ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường
Trang 12Nhà đầu tư và những người tham gia thị trường cần được cung cấp các
thông tin trước và sau giao dịch cùng một số thông tin giao dịch của thị trường chọn lọc Thông tin này sẽ giúp cho các nhà đầu tư ra quyết định chính xác hơn và quan trọng hơn việc tiếp cận các thông tin giao dịch còn
cho phép nhà đầu tư tự đánh giá xem lệnh của họ liệu có được khớp tại một
mức giá công bằng hay không
Các phương thức giao dịch được áp dụng cũng nên rõ ràng, phù hợp với
các nguyên tắc công bằng và bình đẳng, các nguyên tắc nhằm bảo vệ lợi ích
của các nhà đầu tư Muốn vậy, hệ thống giao dịch cần được gắn kết với các nguyên tắc xác định giá cơ bản nhất như ưu tiên giá/thời gian, phân phối công bằng2
Năng lực quản lý:
Không thể có được một hệ thống quản lý tốt nếu không có những người
quản lý có năng lực và phương tiện quản lý tốt, đặc biệt là trên một thị
trường phát triển ở mức độ cao như thị trường chứng khoán Năng lực quản lý cao sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường và ngược lại Tăng
cường và củng cố năng lực quản lý giao dịch trên thị trường luôn là vấn đề
cốt yếu của tất cả các Sở Giao dịch Chứng khoán trên thế giới
1.2 CHUC NANG CUA H& THONG QUAN LY GIAO DỊCH CHUNG KHOAN
Đúng như tên gọt, hệ thống quản lý giao dịch chứng khoán có chức năng quan trọng và chủ yếu là quản lý các giao dịch trên thị trường Hệ thống quản lý giao dịch chứng khoán thông qua các phương thức quản lý và biện pháp quản lý giúp đảm bảo một thị trường hoạt động trong một khuôn khổ
nhất định đảm bảo đồng thời được tính trật tự, công bằng, minh bạch và hiệu
quả Một khi những yếu tố của một thị trường chứng khoán lành mạnh được đảm bảo sẽ góp phần làm ổn định tâm lý của những người tham gia thị trường nói chung và thu hút được các nhà đầu tư nói riêng khi tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán
? Theo nguyên tắc công bằng, ở tại cùng một mức giá nếu lượng đặt mua nhiều hơn lượng bán thì số lượng hữu hạn các chứng khoán sẽ được phân phối công bằng theo những nguyên tắc được công bố trước như dựa
Trang 13Cũng cần nhấn mạnh rằng, quản lý giao dịch chỉ là một thành tố quan
trọng trong hoạt động quản lý thị trường nhưng có tác dụng hầu như trực tiếp và thường xuyên đến mọi mặt hoạt động trên thị trường và đặc biệt là tính thanh khoản của thị trường Một thị trường thứ cấp thanh khoản sẽ giúp cho hoạt động phát hành trên thị trường sơ cấp được thuận lợi hơn và góp phần
thu hút vốn trong dân chúng để phát triển kinh tế cho đất nước
Như vậy nhìn chung, vai trò của hệ thống quản lý giao dịch vẫn là nhằm duy trì một thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh và ổn định trên cơ
SỞ:
- Duy trì một thị trường liên tục: Đây là chức năng quan trọng nhất của một sở giao dịch chứng khoán nói chung và của công tác quản lý giao dịch nói riêng Các nhà quản lý Sở cần duy trì năng lực hệ thống giao dịch đảm bảo các hoạt động giao dịch được duy trì đều đặn và ổn định trên thị trường Muốn vậy, Sở cần có các kế hoạch dự trù chuẩn bị cho các tình huống có thảm hoạ, thiên tai hay các tình huống bất ngờ xảy ra như hệ thống giao dịch
bổ trợ cho hệ thống giao địch chính v v
- Đẩm bảo xác định giá công bằng trên thị trường: Chức năng này quan trọng không kém chức năng tạo thị trường trật tự, liên tục Giá cả trên thị trường không do Sở quyết định hay bất kỳ một thành viên nào của Sở quyết định mà giá được xác định trên Sở giao dịch thông qua việc khớp các lệnh
mua và lệnh bán Công tác quản lý giao dịch cũng nhằm tạo điều kiện cho
các lệnh mua và bán gặp nhau trên thị trường và xác định được giá cả một
cách công bằng
- Đảm bảo công bằng cho những người tham gia giao dịch và tiếp cận các thông tin về giao dịch: Chỉ có các thông tin dành cho người quản lý là các thông ko được công bố rộng rãi ra công chúng Sở Giao dịch cần chứng tỏ được với các cơ quan quản lý nhà nước rằng việc xử lý giao dịch, sắp xếp lệnh, các thông tin giao dịch như yết giá và lượng giao dịch được cung cấp ra bên ngoài như nhau cho mọi nhà đầu tư và người tham gia thị trường
- Ddm bdo tinh minh bạch các thông tin về giao dịch: Các thông tin trước và sau giao dịch được cung cấp kịp thời tới tất cả những người tham gia
Trang 14hoạt động giao dịch trên thị trường và do đó cần được đảm bảo duy trì
thường xuyên Để làm được điều này, cần phải xác định rõ loại thông tin giao dịch cần được cung cấp ra công chúng đầu tư và đảm bảo các thông tin đưa ra là đầy đủ cho việc ra quyết định của nhà đầu tư
- Dam bảo tính trật tự và hiệu quả: Các giao dịch được thực hiện trên thi trường phải phản ánh được cung cầu trên thị trường, bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của các nhà đầu tư Thị trường chứng khoán rất nhạy cảm với các thông tin kinh tế xã hội đặc biệt là các thông tin có liên quan trực tiếp đến các
chứng khoán mà họ đang nắm giữ hay có ý định đầu tư Tất cả những thông
tin trọng yếu đều có khả năng làm cho giá cả chúng khoán trên thị trường biến động mạnh ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý hơn là sự phân tích cặn kẽ thông tín Người quản lý giao dịch cần phải có các biện pháp nhằm én định lại trật tự trên thị trường và cho phép nhà đầu tư xử lý một cách chính xác và thận trọng trước những thông tin nhận được Trên cơ sở đó giá trên thị trường sẽ phản ánh một cách hiệu quả các thông tin và cung-cầu đầu tư
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG TỚI VIỆC XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG QUẦN LÝ GIAO DỊCH
Hệ thống quản lý giao dịch chứng khoán thường bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố mang tính hệ thống, hay nói một cách khác các yếu tố này phần nào quy định các phương thức và biện pháp quản lý được áp dụng trên thị trường
1.3.1 Hình thức tổ chức hoạt động của thị trường
Hình thức hoạt động của thị trường có ảnh hưởng rất cơ bản đến hệ thống quản lý giao dịch chứng khoán Thị trường có tổ chức cũng sẽ khác xa với thị trường phi tập trung với các nhà kinh doanh chứng khoán cả về hệ thống giao dịch, loại và chất lượng chứng khoán được mua bán, địa điểm và cách thức tiến hành mua bán, Do vậy, hệ thống quản lý giao dịch trên các thị trường này cũng khác nhau
Trang 151.3.2 Mục tiêu hoạt động của thị trường
Mục tiêu hoạt động của thị trường sẽ quy định phương thức quản lý giao
dich nhằm đạt được mục tiêu đề ra Thông thường, mục tiêu cơ bản mà các
thị trường mong muốn đạt tới là một thị trường trật tự, công bằng, minh bạch và hiệu quả
Trong từng giai đoạn hoạt động của thị trường, một số mục tiêu khác cũng được ưu tiên đáp ứng Nếu mục tiêu của thị trường là thu hút đông đảo
sự quan tâm của các nhà đầu tư cá thể chẳng hạn, các biện pháp quản lý
cũng sẽ được thay đổi nhằm khuyến khích sự tham gia của thành phần nhà đầu tư này
Nhưng tương lai lâu dài, tất cả các mục tiêu cơ bản nêu trên đều cần
được đáp ứng để có được một thị trường chứng khoán lành mạnh và thực sự
trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế
1.3.3 Phương thức giao dịch
Hiện nay có hai phương thức giao dịch được áp dụng trên thị trường chứng khoán ở các nước trên thế giới: phương thức đấu lệnh và phương thức đấu giá Trên thị trường đấu lệnh (order-driven marketlauction market), lệnh của nhà đầu tư được khớp với nhau thông qua một hệ thống khớp lệnh với các nguyên tắc khớp lệnh đã xác định trước mà không qua các nhà tạo lập thị trường (market makers) như ở trên thị trường đấu giá (guote-driven market)
Các lệnh sẽ được khớp tại mức giá cân bằng thoả mãn cả bên mua và bên
bán, giá sẽ được xác định trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà đầu tư
Bản thân thị trường đấu giá cũng phân loại thành đấu giá định kỳ và đấu giá liên tục Với đấu giá định kỳ, các lệnh mua và bán được gom nhận sau một khoảng thời gian xác định và tiến hành khớp lệnh một lần tại một mức giá mà khối lượng mua và khối lượng bán được thoả mãn ở mức độ cao nhất Đấu giá liên tục cho phép giao dịch được thực hiện một cách liên tục bằng cách khớp ngay lập tức các lệnh mới nhập vào khi có thể khớp
Trang 16mua bán Các nhà đầu tư mua bán các chứng khoán này sẽ trở thành đối tác
của các nhà tạo lập thị trường
Như vậy, hệ thống quản lý giao dịch trên thị trường đấu giá cũng khác cơ bản so với thị trường đấu lệnh, cũng như vậy với đấu giá định kỳ và đấu giá liên tục cả về phương thức, biện pháp và tiêu chí dùng để quản lý
1.3.4 Công nghệ
Đối với thị trường chứng khoán nói chung và các thị trường tập trung nói riêng, công nghệ đóng một vai trò quan trọng đến sự phát triển của hệ thống giao dịch và hệ thống quản lý Hơn thế nữa, công nghệ còn làm tăng sự đa dạng hoá của nhu cầu đầu tư như đặt lệnh trên mạng Internet hay giao dịch trực tuyến
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào hệ thống giao dịch và quản lý giao dịch cho phép áp dụng các biện pháp quản lý tự động theo các
tiêu chí định sấn, và áp dụng ngay tức khắc các biện pháp quản lý chủ động
Bắt kịp sự tiến bộ của công nghệ sẽ làm tăng tính hiệu quả của công tác quản lý và đồng thời làm tăng hiệu quả hoạt động của thị trường
1.3.5 Hàng hóa giao dịch trên thị trường
Nhu cầu đầu tư ngày càng đa dạng kéo theo sự ra đời của hàng loạt các chứng khoán phái sinh như quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng chỉ số chứng khoán Bản thân các hàng hoá giao dịch trên thị trường cũng cần có các chỉ tiêu quản lý khác nhau do các hàng hoá này khác nhau về tính chất,
lợi suất, độ rủi ro Thị trường trái phiếu cần được tổ chức và quản lý khác so với thị trường cổ phiếu, thị trường chứng chỉ quỹ đầu tư
Chính vì vậy, hệ thống quản lý giao dịch cũng cần được phân chia theo cách thức quản lý thị trường của từng loại công cụ giao dịch đảm bảo tính
chun mơn hố và hiệu quả quản lý
1.3.6 Các yếu tố khác
Ngoài các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hệ thống quản lý giao dịch kể
Trang 17Có thể đơn cử ví dụ điển hình của Sở Giao dịch Chứng khoán New York
(NYSE) là một sở giao dịch lớn và có lịch sử hoạt động lâu đời trên thế giới Việc sử dụng đơn vị giá giao dịch là phần ba hai (1/32) thay vì các đơn vị thập phân như ở hầu hết các nước khác trên thế giới bất nguồn từ tập quán giao dịch trong quá khứ Hay việc hình ảnh giao dịch bán thủ công tấp nập tại sàn giao dịch của các nhân viên môi giới ở NYSE hay các saitory ở Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo đã trở nên quá quen thuộc với mọi người Điều này dẫn đến việc quản lý giao dịch cũng khác so với các sở giao dịch tự động hố hồn tồn
1.4 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH MỘT HỆ THỐNG QUẦN LÝ GIAO DỊCH 1.4.1 Quản lý giao dịch toàn thị trường
1.4.1.1, Các quy định về ngày, phiên và thời gian giao dịch Ngày giao dịch:
Ngày giao dịch cho việc mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung thường được chọn là tất cả các ngày làm việc trong tuần,
không tính đến các ngày lễ, tết Nếu ngày giao dịch rơi vào những ngày lễ
đặc biệt có tính chất quốc gia như quốc khánh, ngày quốc tế lao động, tết thì việc nghỉ giao dịch sẽ được thông báo trước
Trong một số trường hợp vì các lý do đột xuất đặc biệt như để sữa chữa, bảo dưỡng hệ thống, khôi phục hoạt động sau những biến cố bất ngờ đều phải thông báo chính thức về thời gian nghỉ và thời điểm bắt đầu lại hoạt động giao dịch trên thị trường
Phiên giao dịch
Phiên giao dịch được hiểu là những khoảng thời gian giao dịch khác nhau trong ngày giao dịch Như vậy, một ngày giao dịch có thể có nhiều phiên giao dịch Việc chọn phiên giao dịch cũng phụ thuộc vào quy mô thị trường, mức độ thanh khoản của thị trường, tập quán kinh doanh của một quốc gia và mức độ mở cửa và hội nhập của thị trường vào thị trường chứng khốn tồn cầu Các phiên giao dịch được chọn thường trùng với các buổi
Trang 18Ở các thị trường có mức độ phát triển tương đối cao, một ngày giao dịch thông thường chỉ có duy nhất một phiên giao dịch kéo đài từ đầu đến hết ngày làm việc như Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc -KSE Trên thị trường chứng khốn tồn cầu hiện nay có một xu hướng rất rõ rệt kéo đài thời gian giao dịch để thích nghi và đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao dịch ở cả trong và đặc biệt là ngoài nước do sự chênh lệch giữa các múi giờ tạo ra Bước khởi đầu của xu hướng này là việc kéo dài thời gian giao dịch cho đến
hết ngày làm việc Rất nhiều thị trường đã mở rộng thời gian giao dịch bằng
cách đưa thêm phiên giao dịch ngoài giờ (after-hour trading)
Phiên giao dịch ngoài giờ cho phép nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu của họ
tại mức giá đóng cửa trong một khoảng thời gian xác định trước Đó thực sự
là cách cung cấp rất tốt cơ hội cho nhà đầu tư trong nước muốn thay đổi cách
thức mua bán và các nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia đầu tư ở thị
trường nước ngoài Về bản chất, phiên giao dịch ngoài giờ thể hiện nguyện vọng của các nhà đầu tư muốn có nhiều cơ hội hơn nữa để mua bán chứng khoán trên thị trường Hơn nữa, phiên giao dịch ngoài giờ cũng góp phần làm tăng tính khả mại và tính thanh khoản cho các chứng khoán niêm yết
Thời gian giao dịch:
Thời gian giao dịch là khoảng thời gian trong một ngày giao dịch trong đó hoạt động giao dịch chứng khoán được thực hiện trên thị trường Theo thông lệ quốc tế, có hai loại thời gian giao dịch: thời gian giao dịch cho hai phiên giao dịch- buổi sáng và buổi chiều và thời gian giao dịch một phiên Cũng như phiên giao dịch, yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới việc chọn thời gian giao địch là quy mô thị trường và đặc biệt là tính thanh khoản của thị trường Với các thị trường ban đầu có quy mô nhỏ có, khối lượng giao dịch thấp,
thời gian giao dịch thường ngắn nhằm tăng cơ hội tập trung lệnh và khớp
lệnh
Việc thay đổi thời gian giao dịch đột xuất là không đáng mong muốn trên cơ sở nguyên tắc hoạt động liên tục trừ những trường hợp bất khả kháng
Khi hệ thống máy tính gặp sự cố về đường truyền lệnh hay hệ thống khớp
Trang 19Một trường hợp khác là khi một số lượng đáng kể các thành viên tham
gia giao dịch gặp sự cố máy tính không thể chuyển được các lệnh đến Sở
giao dịch một cách bình thường Theo thông lệ, tiêu chí để xác định mức độ
cần thay đổi giờ giao dịch là khi số lượng thành viên chiếm trên 25% tổng số
thành viên hoặc có doanh số giao dịch trong năm gần nhất chiếm trên 25%
tổng lượng giao dịch toàn thị trường
Khi gặp sự cố kể trên, người quản lý giao dịch nên lùi thời gian giao dịch
không quá một giờ đồng hồ so với giờ giao dịch thông thường Nếu việc khắc phục sự cố không thể sớm hơn thời gian dự định ban đầu thì ngày giao
địch có thể kết thúc hoặc chuyển sang khớp lệnh thủ công
1.4.1.2 Nguyên tắc khớp lệnh
Lệnh được khớp thông qua hệ thống giao dịch trên thị trường dựa trên
hàng loạt các nguyên tắc được xác định trước như ưu tiên giá, ưu tiên thời gian, ưu tiên khách hàng, ưu tiên quy mô
Nguyên tắc khớp lệnh đầu tiên và cơ bản nhất là ưu tiên giá, theo đó các lệnh đặt giá tốt nhất- lệnh mua với giá cao nhất, lệnh bán với giá thấp nhất- sẽ được khớp trước Nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu công
bằng và hiệu quả kinh tế Thứ tự của các nguyên tắc khớp lệnh thứ hai, thứ
ba có thể được chọn ra trong số các nguyên tắc khớp lệnh còn lại và sắp đặt tuỳ vào mục đích quản lý
Ưu tiên về thời gian thường được dùng phổ biến là nguyên tắc khớp lệnh
thứ hai Nguyên tắc này cho phép với cùng mức giá đặt lệnh, lệnh nào được đặt trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước và như vậy khuyến khích nhà đầu tư
cân nhắc đặt lệnh sớm hơn cũng như người môi giới truyền lệnh nhanh
chóng hơn đến hệ thống khớp lệnh Hơn nữa, nguyên tắc này cũng hàm ý
rằng việc đặt lệnh sớm đồng nghĩa với một cơ hội được khớp lệnh cao hơn
Kết quả tất yếu là thu hẹp khoảng chênh lệch giá, tăng độ tập trung của thị trường và giảm sự dao động của thị trường
Trang 20mực về đạo đức kinh đoanh va tránh rủi ro đạo đức trong ngành chứng khoán
Theo nguyên tắc ưu tiên về quy mô, trong số các khách hàng đặt lệnh đồng thời ở cùng một mức giá, ưu tiên thực hiện lệnh sẽ dành cho các khách
hàng có quy mô đặt lệnh lớn hơn Trên thực tế, nguyên tắc này đặc biệt linh
hoạt ở chỗ nếu nhà quản lý thị trường muốn khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư nhỏ thì sự ưu tiên có thể dành cho các khách hàng có quy mô đặt lệnh nhỏ và ngược lại
Nguyên tấc phân chia một phần theo tỷ lệ tại một mức giá đảm bảo mục tiêu công bằng khi có sự mất cân bằng hoặc lệnh mua hoặc lệnh bán tại một
mức giá Khi đó, trên thị trường các lệnh đặt bên ít sẽ được khớp đầy đủ
nhưng các lệnh đặt bên nhiều thì không, và do vậy cần có một nguyên tắc phân bổ công bằng lượng chứng khoán có hạn dựa vào tỷ trọng quy mô đặt lệnh hay phân bổ từng phần
1.4.1.3 Các quy định về giao dịch đặc biệt Giao dịch khối
Giao dịch khối (block rrađe) là giao dịch với số lượng đặc biệt lớn các chứng khoán trên Sở giao dịch, thường đã xác định trước số lượng chứng khoán được giao dịch tối thiểu trong các quy định về giao dịch tại Sở Những giao dịch loại này thường không thể trộn lẫn với các giao dịch lô chắn thông
thường do sẽ làm sốc hay có ảnh hưởng lớn đến cung câu trên thị trường và
cơ chế xác định giá hiệu quả
Hầu hết các Sở Giao dịch trên thế giới đều tách riêng giao dịch loại này
nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lớn có tổ chức Các giao dịch này
thường được thực hiện bằng một đường truyền lệnh riêng hoặc được thực hiện vào cuối ngày giao dịch trước khi đóng cửa thị trường nhằm không gây ảnh hưởng đến việc xác lập giá trong ngày trên thị trường
Chứng khoán mới niêm yết
Sau khi chào bán lần đầu ra cơng chúng hồn tất, các cổ phiếu mới sẽ
Trang 21sự được cung cầu trên thị trường cho cổ phiếu đó Trong rất nhiều trường hợp, giá cổ phiếu mới niêm yết được đẩy rất cao chỉ sau vài ngày đưa vào giao dịch trên Sở
Mỗi Sở Giao dịch Chứng khoán thường xây dựng riêng cho mình một
cách xác định giá giao dịch cho cổ phiếu trong ngày niêm yết đầu tiên Một số Sở Giao dịch chọn luôn mức giá chào bán lần đầu làm giá tham chiếu và phải mất một thời gian dài thị trường mới có thể tìm kiếm được mức giá cân bằng cho cổ phiếu đó và trong rất nhiễu trường hợp, không có giao dịch nào xảy ra trong một thời gian dài do giá tham chiếu quá thấp và biên độ dao động giá không đủ để nâng giá lên mức mong muốn
Để tránh tình trạng kể trên, phần đông các Sở Giao dịch vẫn chọn giá
chào bán làm giá tham chiếu song không đặt giới hạn giá hay đặt giới hạn giá rất rộng để nhận các lệnh mua bán trong ngày giao dịch đầu tiên Giá được khớp trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ được sử dụng làm giá tham chiếu cho ngày giao dịch sau
Cổ phiếu quỹ
Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu đã được phát hành ra công chúng nhưng sau đó
được công ty phát hành mua lại trên thị trường hay qua chao thdu (tender
offer) C6 phiéu quy sé khong có quyền biểu quyết, quyền nhận cổ tức, và không được tính vào thu nhập trên cổ phiếu Các công ty thường dùng cổ phiếu quỹ để phát hành quyền chọn mua cổ phiếu hay cổ phiếu thưởng
Trong nhiều trường hợp khi giá cổ phiếu xuống quá thấp, việc mua lại cổ phiếu cũng góp phần làm tăng giá trở lại Cổ phiếu quỹ cũng giúp cho công ty bảo vệ mình khỏi các vụ mua bán và sáp nhập của các đối thủ cạnh tranh
kình địch
Giao dịch cổ phiếu quỹ có tác động lớn đến biến động giá trên thị trường, công tác quản lý giao dịch sẽ nhằm vào việc tối thiểu hoá các ảnh hưởng này
Trang 22phiếu quỹ, đặt giới hạn số lần đặt lệnh trong ngày, giới hạn lượng bán mỗi ngày hay không cho phép huỷ lệnh hay quy định về giá đặt mua hay bán
Ngày giao dịch không hưởng cổ tức và ngày giao dịch không hưởng quyển
Trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức, công ty niêm yết khố danh
sách cổ đơng được phân phối cổ-tức của kỳ kinh doanh trước, người mua cổ phiếu ngày hôm đó sẽ không được quyền nhận cổ tức nhưng người bán lại là người được đăng danh trong sổ cổ động và được hưởng số cổ tức đó Trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức, giá của cổ phiếu sẽ giảm xuống đúng bằng lượng cổ tức dự tính mà nhà đầu tư mua cổ phiếu vào ngày hôm đó trở
đi sẽ không được hưởng Một cách chính xác hơn, giá tham chiếu lúc mở cửa
thị trường sẽ giảm xuống đúng bằng lượng cổ tức
Ngày giao dịch không được hưởng quyền là ngày giao dịch mà từ ngày
đó trở đi, người mua cổ phiếu sẽ không được hưởng một số đặc quyền của cổ
đông công ty niêm yết như quyền được mua cổ phiếu phát hành thêm Như vậy, cũng giống như ngày giao dịch không hưởng cổ tức, giá tham chiếu lúc mở cửa trong ngày sẽ tự động giảm xuống đúng bằng giá trị của quyền không được hưởng
1.4.1.4 Ditng giao dich:
Dimg giao dich (trading interuption) 14 mét phuong thitc quan ly giao
dịch được sử dụng để lập lại trật tự hay ngăn chặn khả năng thiếu trật tự có thể xảy ra trên thị trường Bằng việc tạo ra những khoảng thời gian nghỉ cách
quãng trong thời gian diễn ra giao dịch, người quản lý có thể ngăn chặn được
rủi ro của một thị trường thiếu trật tự hay những điều kiện có thể làm nảy
sinh mất trật tự trên thị trường và thậm chí khôi phục các hoạt động giao
dịch có trật tự
Dừng giao dịch thường được tận dụng triệt để phạm vi tác dụng của nó trong 2 nhóm trường hợp chủ yếu Nhóm trường hợp thứ nhất, dừng giao
dịch về mặt nguyên tắc được dùng để tạo thuận lợi cho người tham gia thị
trường hấp thụ một cách có trật tự luồng thông tin mới trong việc xác định giá trị của chứng khoán Nhóm trường hợp thứ hai, đừng giao dịch được sử
Trang 23những biến động quá mức hay khi có những dấu hiệu chứng tỏ tính thiếu trật
tự của hoạt động giao dịch trên thị trường
Người ta phân loại phương thức dừng giao dịch ra làm hai loại: dừng giao dịch chủ động (điscreationary trading interuprion) và đừng giao dich tu
dong (automatic trading interuption) Thong thuéng, ca hai phương thức này
đều được kết hợp sử dụng trên các thi trường chứng khoán
a Dừng giao dịch chủ động là một phương thức quản lý hoàn toàn chủ động của nhà quản lý thị trường để tạm đừng giao dịch của một loại chứng
khoán, một nhóm chứng khoán trên phạm vi thị trường Loại phương thức này thường được áp dụng khi lường trước sẽ có những thông tin trọng yếu về công ty phát hành, hoặc khi có những phản ứng của thị trường trước những sự kiện bất thường Khoảng thời gian đừng giao dịch chủ động có thể thay đổi phụ thuộc vào mục đích áp dụng và liệu trường hợp quản lý sẽ tác động đến một chứng khoán riêng lẻ, hay một nhóm chứng khoán hảy cả thị
trường
Phương thức đừng giao dịch chủ động bao gồm bốn biện pháp cơ bản:
(1) Tạm ngừng giao dich (trading halis) khi công bố các thông tin trọng
yến;
Việc tạm ngừng giao dịch nhằm cho phép công bố thông tỉn trọng yếu về công ty niêm yết có tác dụng thông báo cho nhà đầu tư rằng thông tin công bố sẽ có tác động nhất định đến thị trường dành cho chứng khoán liên quan Thị trường sẽ có thời gian để háp thụ thông tin đó và phản ánh vào giá cả
chứng khoán một cách có trật tự
(2) Tạm ngừng giao dịch (trading halts) khi nghĩ ngờ có các hành vì gian lận và thao túng;
Trang 24(3) Ngung giao dich (trading suspension) khi cdng ty niém yết không đáp ứng đây đả các điểu kiện niêm yết hoặc yêu cầu công bố thông tin thường
xuyên;
Khi công ty niêm yết không đáp ứng được các điều kiện niêm yết hay
không công bố thông tin đầy đủ theo quy định, chứng khoán niêm yết lập tức
bị ngừng giao dịch Cũng giống như biện pháp tạm ngừng giao dịch, mục
đích của biện pháp này cũng là để nhãm cảnh báo nhà đầu tư về quyết định
đầu tư của mình nhưng ở mức độ cao hơn Thông thường, việc ngừng giao dịch sẽ kéo dài cho đến khi các điều kiện được đáp ứng đây đủ, và khoảng thời gian này cũng được xác định trước Trong một số trường hợp, việc không đáp ứng các điều kiện niêm yết và công bố thông tin trong thời gian
xác định còn có thể dẫn tới huỷ niêm yết Chẳng hạn, trên sở Giao dịch
Chứng khoán New York, cổ phiếu bị ngừng giao dịch trong một năm sẽ bị huỷ niêm yết
(4) Đóng cửa thị trường (market closures) khi có các sự kiện bất thường
Các nhà quản lý thị trường sẽ áp dụng quyền luật định để ngừng toàn bộ
giao dich trên thị trường nếu điều này thể hiện ý nguyện của công chúng đầu
tư và nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tư, hoặc trong trường hợp khẩn cấp, bất khả kháng Các trường hợp khẩn cấp ở đây có thể là các hiểm hoa tự nhiên,
những thay đổi khí hậu nghiêm trọng, bất ổn xã hội, khủng bố, chiến tranh, mất mát hoặc ngừng hoạt động của các thiết bị phục vụ giao dịch tại Sở
b_ Dừng giao dịch tư đông là một phương thức quản lý không mang tính chủ động dựa trên các biến số quản lý định sẵn (các quy định của thị trường ) Phương thức này cho phép dừng giao dịch ngay lập tức khi có biến động giá lớn trên thị trường chứng khoán và phá vỡ tính trật tự của thị trường Phương thức dừng giao dịch tự động thường có thời gian dừng ngắn hơn phương thức chủ động và tác động đến từng chứng khoán riêng lẻ hoặc đến toàn bộ thị trường Các tham số và điều kiện áp dụng dừng giao dịch tự động thường được chỉ rõ trong các quy định của từng thị trường
Phương thức dừng giao dịch tự động bao gồm 2 biện pháp chính: (1) giới hạn giá (price limiis); và (2) ngắt mạch thị trudng (circuit breakers)
Trang 25Hầu hết các thị trường mới nổi đều áp dụng giới hạn giá với mục đích làm giảm biến động giá mạnh Giới hạn giá cho phép giao dịch diễn ra trong phạm vi giới hạn trên và giới hạn dưới giá được xác định sẵn theo một công thức đã định Trong một số trường hợp khác, giới hạn giá chỉ áp dụng khi giá có xu hướng giảm Giới hạn giá sẽ được áp dụng tự động ngay khi giá giao dịch chạm trần/sàn giới hạn đã định và thường áp dụng trên các thị trường đấu lệnh hơn là thị trường đấu giá
Ở giGi han gid tinh (static limits), các giá trần và sàn được xác định theo yết giá cuối cùng của phiên giao dịch gần nhất và/hoặc giá mở cửa Giới hạn gid dong (dynamic limits) hay cdn được gọi là giới hạn giá tiếp diễn (wrice continuity limits) được gắn chặt với giá thay đổi chẳng hạn giá giao dịch gần
nhất của một chứng khoán cụ thể nào đó
Biện pháp này cũng có tác dụng có tác dụng ổn định tâm lý cho các nhà đầu tư trước cả những tin tức tốt và xấu mà họ mới nhận được Hơn nữa, nó cũng có tác dụng cảnh báo cho nhà quản lý thị trường về khả năng mất cân
bằng cung cầu của một số chứng khoán cụ thể (2) Ngắt mạch thị trường:
Ngắt mạch thị trường không phải là một biện pháp kinh điển để quản lý
thị trường mà thực sự bắt đầu là một giải pháp tình thế sau vụ sụp đổ thị
trường tháng Mười năm 1987 trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York Một cách cụ thể hơn, là sự phản ứng lại các vấn đề về tính thanh khoản trong
thời gian giá và khối lượng giao dịch biến động quá mạnh
Ngắt mạch thị trường kết hợp với tạm ngừng giao dịch được kết hợp áp
dụng khi khi thị trường sụt giảm nghiêm trọng Nó cho phép cả thị trường và người tham gia thị trường có thời gian tiếp cận và đánh giá các thông tin, điều kiện thị trường, sức ép mang tính tâm lý và có hệ thống lên thị trường
tại thời điểm suy thối
Thơng thường, các sở thường đặt ra các tiêu thức có trước cho biện pháp ngắt mạch cho phép đừng giao dịch trên toàn bộ thị trường khi chỉ số giá chứng khoán tham chiếu vượt quá giới hạn cho phép Thời gian áp dụng ngắt mạch thị trường phụ thuộc vào mức độ suy giảm của thị trường, chẳng hạn
Trang 26ngất mạch thị trường càng lâu nếu độ sụt giảm càng lớn Thông thường nếu áp dụng biện pháp này gần với lúc đóng cửa thị trường thì thị trường cũng đồng thời đóng cửa ngay lúc đó
1.4.2 Quản lý hoạt động giao dịch của tổ chức trung gian
Người quản lý hoạt động giao dịch cần phát hiện nhanh chóng các vấn
để phát sinh trong hệ thống chuyển lệnh của thành viên giao dịch và có các
giải pháp kịp thời
Trong hoạt động quản lý giao dịch của tổ chức trung gian là thành viên các biện pháp sửa lỗi giao dịch đóng vai trò rất quan trọng Thường thì về
mặt nguyên tắc, lỗi sai là do nhân viên môi giới của thành viên và bản thân
cá nhân cũng như thành viên phải chịu trách nhiệm bồi thường và xử lý thiệt hại cho khách hàng
Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, việc sửa sai lệnh là vẫn có thể tiến hành được nếu lệnh chưa được khớp Nếu ngày giao dịch vẫn chưa kết thúc mà lệnh vẫn chưa được khớp, thành viên có thể huỷ lệnh và đặt lại lệnh cho khách hàng
Nếu trường hợp lệnh đã được thực hiện thì việc sửa lệnh sẽ được tiến
hành khi đang trong thời gian thanh toán (i+3 chẳng hạn) Tuy nhiên, các
quy định vẻ sửa huỷ lệnh phải hết sức chặt chế nhằm tránh tình trạng lợi
dụng
1.4.3 Quản lý hoạt động giao dịch của nhà đầu tư
1.4.3.1 Các quy định về loại lệnh giao dịch
Có rất nhiều loại lệnh giao địch hiện đang được áp dụng ở các thị trường
chứng khoán trên thế giới Các lệnh này được phân loại theo nhiều cách,
trong đó, cách phân loại theo giới hạn là phổ biến nhất: 1.4.3.1.1 Theo giới hạn giá:
Lệnh thị trường là lệnh mà nhà đầu tư sẵn sàng mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá khớp lệnh hiện có trên thị trường Đây là mức giá tốt nhất hiện được xác định trên thị trường do là mức giá cao nhất mà người bán có
thể bán được chứng khoán và mức giá thấp nhất mà người mua có thể mua
Trang 27giá sẽ được khớp nhất là khi thị trường khớp lệnh liên tục, nhưng bù lại, khả
năng lệnh được thực hiện sẽ cao hơn rất nhiều cho nhà đầu tư
Lệnh giới hạn là lệnh mua hay bán có đặt giới hạn cho giá tại đó lệnh
được khớp Một lệnh giới hạn mua hàm ý rằng nhà đầu tư chỉ muốn mua
chứng khoán tại mức giá bằng hoặc thấp hơn mức giá giới hạn Một lệnh giới hạn bán hàm ý rằng nhà đầu tư chỉ muốn bán chứng khoán tại mức giá bằng hoặc cao hơn mức giá giới hạn
1.4.3.1.2 Theo giới hạn thời gian:
Lệnh có giới hạn theo thời gian xuất hiện, về mặt lý thuyết cho rằng do
nhà đầu tư tin tưởng trong thời gian lệnh còn giá trị giá được xác định trên
thị trường sẽ là mức giá mà nhà đầu tư mong muốn mua hoặc bán Các lệnh
có giới hạn theo thời gian bao gồm:
Lệnh trong ngày (day order) là loại lệnh có giá trị trong cả ngày giao dịch cho đến khi thực hiện, đến cuối ngày nếu lệnh không được khớp sẽ bị tự động huỷ
Lệnh trong tuần (week order) là lệnh có giá trị trong tất cả các ngày giao địch trong tuần kể từ khi đặt lệnh, đến cuối ngày giao dịch cuối cùng trong tuần, thường là ngày thứ Sáu, nếu lệnh vẫn chưa được thực hiện sẽ bị tự động huỷ
Lệnh trong tháng (month order) là lệnh có giá trị trong tất cả các ngày giao dịch trong thắng kể từ khi đặt lệnh, đến cuối ngày giao dịch cuối cùng
trong tháng, nếu lệnh vẫn chưa được thực hiện sẽ bị tự động huỷ
Lệnh mở (open order) hay còn gọi là lệnh có giá trị đến khi huỷ (good-
til-cancel order) Lệnh này có giá trị cho đến khi hoặc là được thực hiện,
được khớp lệnh, hoặc là bị huỷ
1.4.3.1.3 Một số loại lệnh đặc biệt
Trang 28trường thông thường Lệnh dừng để bán/mua sẽ trở thành lệnh thị trường nếu
như giá chứng khoán được bán trên thị trường tại mức giá dừng hoặc thấp/cao hơn
Lệnh dừng giới han (stop limit order) được sử dụng để tận dụng mặt tích cực của lệnh dừng thế nhưng vẫn muốn chắc chấn rằng tại mức giá nào
chứng khoán sẽ được mua hoặc bán Lệnh dừng giới hạn để bán sẽ có hiệu lực ngay khi có giao dịch thực hiện ở mức giá dừng hoặc thấp hơn và khi lệnh được thực hiện sẽ ở mức giá dừng hoặc cao hơn
Lệnh khi mở của (on the opening) xuất hiện vào thời gian mở cửa phiên giao dịch do người đặt lệnh cho rằng sẽ có những biến động khó lường ngay lập tức sau phiên mở cửa
Lệnh khi đóng cửa (on the close) xuất hiện trước khi đóng cửa thị trường do tâm lý người giao dịch cho rằng nếu anh ta chưa bán được chứng khoán trong ngày giao dịch thì thà bán nốt vào cuối phiên còn hơn để đến ngày mai
Lệnh tuỳ ý (discretionary order) là lệnh mà khách hàng uỷ quyển cho nhân viên môi giới một phần nhất định của khối lượng lệnh Khối lượng này
có thể là một phần hoặc toàn bộ khối lượng đặt lệnh
Lệnh thực hiện ngay lập tức hoặc huỷ bỏ (immediate or cancel) x4c dinh rõ mức giá tại đó lệnh được thực hiện, nhưng với yêu cầu lệnh phải được thực hiện ngay lập tức hoặc là huỷ bỏ luôn
Lệnh thực hiện một phần hoặc huỷ bỏ (fHl or kill), lệnh này có bản chất phần nào giống lệnh thực hiện ngay lập tức hoặc huỷ bỏ nhưng khác ở chỗ
chỉ cần lệnh được khớp một phần nếu không thì huỷ bỏ
Lệnh tất cả hoặc không (all or none) là lệnh dùng cho người giao dịch với khối lượng là bội số đơn vị giao dịch và giá được xác định trước Người đặt lệnh muốn lệnh sẽ được thực hiện toàn bộ hoặc huỷ nếu như chỉ một phần của lệnh được khớp
Trang 29tiếp là lệnh chỉ huỷ đơn thuần lệnh đặt trước đó khi nhà đầu tư thay đối ý
định Lệnh huỷ thay lệnh mới cũng huỷ lệnh đặt trước đó và thay vào đó
bằng một lệnh mới
1.4.3.2 Lô giao dich, don vi giao dịch tối thiểu, đơn vị yết giá Lô giao dịch
Các quy định về lô giao dịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và ảnh
hưởng trực tiếp đến độ sâu và tính thanh khoản của thị trường Lô giao dịch thường duge chia thanh 16 lé (odd lot), 16 chan (round lot) Nhitng giao dich
với khối lượng lớn đã được đề cập đến trong phần 4.1.3 về các giao dịch đặc biệt
Lô chẩn là đơn vị giao dịch được áp dụng rộng rãi trên một Sở Giao dịch Chứng khoán, là số chứng khoán tối thiểu cho một lệnh được giao dịch Sở Chính vì vậy, lô chắn cũng còn được gọi là đơn vị giao dich (trading unit) hay lô giao dịch trén bang (board Jot) Dé 16n của lô chắn cũng ảnh hưởng đến cung cầu chứng khoán giao dịch do các lệnh được đặt trên cơ sở là bội
số của đơn vị lô chắn Số chứng khoán trong một lô càng lớn sẽ làm giảm cơ
hội tham gia đầu tư của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhưng nếu quá nhỏ cũng có
thể ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí của các cơng ty chứng khốn làm môi
giới thực hiện lệnh
Lô lẻ là lô giao dịch được mua bán với số lượng chứng khoán ít hơn số lượng đơn vị giao dich thông thường (lô chắn) Lô chắn thông thường chi xuất hiện trên các thị trường mới nổi là hệ quả của việc tư nhân hoá và bán
rộng rãi cổ phiếu, trái phiếu tới tay người lao động hay phát triển các hình thức khuyến khích đầu tư cổ phiếu trong nhân đân Tuy nhiên, lô lẻ chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong tổng số cổ phiếu giao dịch trên thị trường Thực tế là lô lẻ cũng chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian chuyển đổi nhất
định xong cần phải có một cơ chế quản lý thích hợp tạo thị trường cho các
chứng khoán này nhà đầu tư nắm giữ chúng Đơn vị giao dịch tối thiểu
Trang 30lớn của đơn vị giao dịch tối thiểu có thể khuyến khích hoặc không khuyến
khích sự tham gia của các nhà đầu tư nhỏ, cá thể Đơn vị giao dịch tối thiểu
càng lớn các nhà đầu tư nhỏ càng không có cơ hội tham gia thị trường Ngược lại, nếu đơn vị giao dịch tối thiểu quá nhỏ sẽ làm mất nhiều thời gian để khớp lệnh và sẽ tạo gánh nặng cho các công ty chứng khoán khi phải nhận quá nhiều lệnh nhỏ và không đạt được tính hiệu quả kinh tế theo quy
mô
Mặc dù không có một quy tác chuẩn để áp dụng, đơn vị giao dịch tối
thiểu được xác định trên cơ sở mệnh giá của chứng khoán và mức thu nhập trung bình của dân cư
Đơn vị yết giá
Đơn vị yết giá là đơn vị tiền tệ tối thiểu mà khi đặt lệnh nhà đầu tư phải cộng thêm hay trừ bớt đi vào giá tham chiếu bội số của nó để tìm được mức
giá mong muốn Đơn vị yết giá cũng có những ảnh hưởng quan trọng đến
tính thanh khoản của thị trường, cũng như cung cầu trên thị trường Đơn vị yết giá quá lớn sẽ gây khó khăn cho nhà đầu tư trong việc xác định giá mong muốn Đơn vị yết giá quá nhỏ sẽ làm gia tăng áp lực xử lý thông tin cho hệ thống khớp lệnh
1.4.3.3 Các thông tin về giao dịch được công bố ra công chúng Quản lý thông tin giao dịch và cung cấp thông tin giao dịch ra công chúng là một trong những chức năng quan trọng của công tác quản lý giao dịch Mục đích của việc này là thúc đẩy tính ổn định của giao dịch chứng
khoán, đảm bảo việc xác lập giá trên thị trường là công bằng và hiệu quả
cũng như đảm bảo thông tin được sử dụng là có hiệu quả nhất
Với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông, việc cung cấp thông tin cũng có những bước tiến vượt bậc, nhanh chóng và chính xác hơn Vấn đề quan trọng là cần xác định chính xác những tiêu chí cho việc sử dụng thông tin giao dịch để cung cấp có hiệu quả cho người sử dụng cuối cùng và tạo thuận lợi trong sử dụng thông tin thị
Trang 311.5 TINH MG TRONG HE THONG QUAN LY GIAO DICH
Thị trường chứng khốn khơng ngừng vận động, nhu cầu đầu tư luôn thay đổi và dẫn đến việc liên tục có các công cụ giao dịch mới sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học công nghệ cũng dẫn đến những thay đổi trong việc
đáp ứng nhu cầu đầu tư thuận tiện cho công chúng đầu tư Người quản lý giao dịch cần nắm bắt được các nhu cầu này và tìm cách đáp ứng tối đa
chúng
Hệ thống giao dịch luôn đi tiên phong trong việc áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật do nhu cầu đầu tư ngày càng tăng Sự phát triển theo chiều sâu
của thị trường với các công cụ phái sinh đa dạng và phức tạp cần được đáp
ứng bằng các tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật không những để đáp ứng nhu
cầu giao dịch mà còn đáp ứng cả nhu cầu quản lý các giao dịch này một cách hiệu quả
Hệ thống quản lý giao dịch luôn là một hệ thống mở theo nghĩa là một hệ thống có khả năng đáp ứng nhanh và linh hoạt nhu cầu giao dịch trên thị
trường Hệ thống quản lý giao dịch cần có kha năng điều chỉnh thích nghỉ
Trang 32CHUONG 2:
KINH NGHIEM XAY DUNG VA PHAT TRIEN HE THONG QUAN LY GIAO DICH CHUNG KHOAN CUA MOT SO SG GIAO DICH CHUNG
KHOAN TREN THE GIGI VA THUC TRANG HOAT DONG QUAN LY
TREN TTGDCK TP HCM
2.1 KINH NGHIEM QUOC TE VE PHAT TRIEN HE THONG QUAN LY GIAO
DICH
2.1.1 Cac thi trudng truyén théng
2.1.1.1 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển hệ thống quản lý giao
dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán New York
2.1.1.1.1 Tổng quan về sự phát triển hệ thống quản lý giao dịch NYSE
NYSE là một Sở Giao dịch chứng khoán có lịch sử hoạt động từ lâu đời (1792) Cho tới trước năm 1952, hệ thống giao dịch trên NYSE là hồn tồn
thủ cơng Năm 1966, bằng hiển thị thông tin điện tử đầu tiên đã xuất hiện là
một bước ngoặt trong lịch sử thị trường trong việc công bố thông tin giao dịch ra công chúng và cho đến bây giờ cách hiển thị thông tin ticker này vẫn còn được sử dụng rộng rãi nhưng với công nghệ hiện đại hơn Các thông tin được hiển thị bao gồm: mã chứng khoán, giá giao dịch mới nhất, thay đổi giá so với giá giao dịch trước đó Các chứng khoán chỉ được hiển thị trên bảng
này nếu giá của chúng thay đổi
Tháng 3 năm 1976, hệ thống chuyển lệnh đích danh gợi tắt là DOT được
đưa vào sử dụng Ban đầu hệ thống này được thiết kế để truyền điện tử các
lệnh thị trường có khối lượng 100 cổ phiếu từ văn phòng các công ty thành
viên tới các vị trí giao dịch DOT được đưa vào hoạt động nhằm tăng nhanh tính hiệu quả trong việc thực hiện lệnh trên NYSE Năm 1984, hệ thống
chuyển lệnh được nâng cấp thành SuperDot để đáp ứng nhu cầu giao dịch
Trang 33Áp lực tăng khối lượng giao dịch giao dịch đã làm cho cho thị trường
phải đóng cửa vào các ngày thứ bảy hàng tuần, nhưng bù lại thời gian giao
dịch được kéo dài thêm 30 phút Thời gian giao dịch được tiếp tục kéo dài
thêm 30 phút nữa vào năm 1985 Áp lực cạnh tranh không những từ thị trường trong nước mà còn rất mạnh ở các thị trường quốc tế, đặc biệt ở các
thị trường mới nổi ở châu Á
Năm 2000, NYSE đã vạch ra một kế hoạch xây dựng một hệ thống mới Hệ thống này được sử dụng song song cùng với các hệ thống đang sử dụng trên cơ sở mở rộng các chức năng của hệ thống giao dịch nhằm tăng cường khả năng xử lý lệnh cho từng đối tượng nhà đầu tư (cá nhân hay có tổ chức),
khả năng thực hiện triệt để các lệnh và truyền thông tin về lệnh đến nhà đầu
tư
2.1.1.1.2 Công tác quản lý giao dịch qua hệ thống giao dịch trên NYSE Hệ thống giao dịch trên NYSE bao gồm các bộ phận cấu thành cơ bản:
hệ chuyển đổi thông báo chung, hệ chuyển lệnh điện tử, hệ thống trợ giúp tại vị trí chuyên gia, số lệnh hiển thị khớp lệnh tự động, hệ thống trợ giúp tại vị
trí môi giới NYSE là một sàn giao dịch bán tự động, trên đó chứng khoán được mua bán thông qua các chuyên gia giao dịch Nét đặc thù này tạo nên sự khác biệt lớn trong hệ thống quản lý giao dịch tại đây so với các SỞ giao dịch khác trên thế giới Mặc dù vậy, công tác quản lý giao dịch tại NYSE được tiến hành một cách hoàn hảo qua hệ thống giao dịch vận hành tại SỞ
Hệ thống chuyển đổi thông báo chung (CMS) có chức năng như là một
cánh cổng trong hệ thống xử lý lệnh giữa các công ty thành viên và các hệ
thống của NYSE, đảm bảo một đường truyền tin cậy cho các thành viên, nhân viên môi giới và các nhà đầu tư CMS định dạng lệnh theo tiêu chuẩn
cho trước, truyền các thông báo lệnh, huỷ các lệnh không nhập đúng và
Trang 34cấp, số ký tự tối đa được truyền qua 4/15 dudng thong tin tăng từ 35 lên 57 ký tự để phục vụ việc chuyển sang sử dụng giá giao dịch thập phân
Hệ thống chuyển lệnh điện tử (SuperDot) được thiết kế để chuyển lệnh thị trường cho 5099 loại cổ phiến, lệnh giới hạn cho 30.099 loại cổ phiếu và
lưu trữ các lệnh mở cửa cho đến khi thay đổi hay huỷ Hệ thống này cho
phép các thành viên của Sở chuyển lệnh trực tiếp từ mạng của hệ thống chuyển đổi thông báo chung đến chuyên gia giao địch tại sàn mà tại đó lệnh
được thực hiện Sau khi lệnh được khớp, một báo cáo về việc thực hiện lệnh
được chuyển trở lại công ty thành viên cũng thông qua mạng điện tử đó
Hiện nay, hệ thống SuperDot có thể xử lý giao dịch cho số lượng cổ phiếu
lên tới 2,5 tỷ cổ phiếu một ngày Ngày 16/8/2001, hệ thống này đã nâng cấp
để có thể tăng tối đa đung lượng lệnh nhập vào hệ thống lên đến 1 triệu cổ
phiếu/ lệnh
Hệ thống trợ giúp tại vị trí chuyên gia (PSS) có chức năng như cổng
chuyển trong cho phép các hệ thống tại trạm có thể truyền thông với các
thiết bị trên sàn, cung cấp năng lực quản lý theo trình tự, giảm khả năng quá tảicủa hệ thống xử lý, truyền thông báo kết quả khớp lệnh Hệ thống này cũng cung cấp giao diện điện tử kết nối với ITS và hệ thống dữ liệu thị trường
Tại vị trí chuyên gia còn có các hệ thống khác nhằm giúp các chuyên gia thực hiện có hiệu quả chức năng của họ như dịch vụ thông báo tự động lệnh mở cửa (OARS), danh mục chuyên gia, màn hình đặc biệt Dịch vụ thông báo tự động lệnh mở cửa được tích hợp với SuperDot để nhận và lưu trữ các
lệnh mở cửa và chuyển đến sàn mỗi ngày nhằm tạo điều kiện cho các chuyên
gia nhận biết được sự mất cân bằng giữa mua và bán trên thị trường trước khi giao dich va gitip họ xác định giá mở cửa trong ngày
Sổ lệnh hiển thị khớp lệnh tự động (DBK) là tập hợp của các công cụ
Trang 35khả năng xử lý lệnh nhanh và chính xác của cá chuyên gia và chuyển thông
tin khớp lệnh đến nhà môi giới và công chúng đầu tư Bằng cách sử dụng công nghệ cao của trạm máy chuyên dụng, hệ thống cơ sở dữ liệu của DBK giúp duy trì sổ lệnh giới hạn mà chuyên gia đóng vai trò trung gian, hỗ trợ
việc ghi lại, truyền bá thông tin về giao dịch và các thay đổi yết giá, tạo điều
kiện giám sát theo dõi toàn bộ lệnh giới hạn và lệnh thị trường được nhập vào Mục đích của công cụ này là loại bỏ hoàn tồn cá cơng việc trên giấy tờ và những sai sót có thể có trong quá trình khớp lệnh Dòng lệnh từ SuperDot
sẽ tự động được chuyển vào sổ lệnh hay được nhân viên môi giới chuyển vào
sàn chuyển đến vị trí chuyên gia và được nhân viên trợ lý giao dịch nhập
lệnh từ bàn phím vào số lệnh, hệ thống DBK sẽ tự động sứp xếp lệnh và hiển
thị chúng theo thứ tự ưu tiên về giá/ thời gian và tiến hành khớp lệnh Các ứng dụng của DBK cho phép các chuyên gia chứng khoán thực hiện cùng lúc vai trò của người quản lý thị trường, người môi giới và bình ổn giá cả chứng
khoán mỗi khi có sự mất cân bằng lớn giữa cung và cầu 2.1.1.1.3 Sự phát triển hệ thống quản lý giao dịch
Sự ra đời của biện pháp ngừng giao dịch
NYSE là một Sở tự quản và tự chịu trách nhiệm về quản lý giao dịch hàng ngày tại Sở Sau khi thị trường bị sụp đổ vào ngày 19 tháng Mười năm 1987,
rất nhiều các kiến nghị về thay đổi phương thức quản lý giao dịch được đề xuất sau đó Một trong các đề xuất đó là việc áp dụng “ngắt mạch thị
trường” (circuit breakers) để làm chậm lại hoặc dừng giao dịch trong thời gian có những biến động giá mạnh Phản ứng lại, NYSE đã đưa ra hàng loạt các biện pháp quản lý có cùng một phương thức nhưng được áp dụng ở các
mức độ khác nhau:
- — Ngừng giao dịch (trading halis): Khi chỉ số Dow Jones Công nghiệp Trung bình giảm 250 điểm so với chỉ số đóng cửa ngày giao dịch trước thì hoạt động giao dịch trên thị trường sẽ ngừng lại trong vòng nửa tiếng
Trang 36ngày giao dịch trước thì hoạt động giao dịch sẽ ngừng trong 2 tiếng đồng
hồ
Nedt qudng (sidecars): Nếu chỉ số S&P 500 hợp đồng tương lai giảm 12 điểm so với chỉ số đóng cửa của phiên giao dịch trước đó, tất cả các giao
dịch qua hệ thống truyền qua SuperDot sẽ tạm dừng trong vòng 5 phút
Vòng đệm (Collar): Khi chỉ số Dow thay đối 50 điểm bất kể lên hay
xuống so với chỉ số đóng cửa ngày giao dịch trước đó, Quy định 80A của
NYSE yêu cầu lệnh thực hiện hợp đồng ac-bit chỉ số chuyển sang một “sát hạch giá” (tick test) Trường hợp thị trường giảm giá, lệnh bán chỉ có thể được thực hiện tại mức giá tăng đơn vị yết giá (plus tick) có nghía
là giao dịch có thể được thực hiện tại mức giá cao hơn giá của giao dịch
gần nhất hoặc tại mức giá khớp gần nhất nếu những thay đổi giá được
ghi nhận cao hơn mức giá khớp lệnh Quy định này vẫn còn có giá trị cho đến hết ngày giao dịch trừ khi chỉ số Dow trở về mức thay đôi 25
điểm so với chỉ số giá đóng cửa ngày giao dịch trước đó Chuyển sang giao dịch giá thập phân
Giá giao dịch được chuyển sang theo giá thập phân từ tháng 1 năm 2001, có tối đa 2 giá thập phân sau dấu chấm thay vì dùng giá có phân số với mẫu
số là 32 Mục đích của việc thay đổi này là giúp các nhà đầu tư đễ hiểu hơn,
giảm khoảng chênh lệch giá và đưa NYSE tiến gần hơn tới các chuẩn mực quốc tế Các giao dịch thử nghiệm dùng giá thập phân, các kết quả giao dịch cho thấy chênh lệch đặt mua và giá chào bán được thu hẹp đáng kể trung bình khoảng từ 0,22- 0,23 đô la ở các năm trước xuống còn 0,1 đô la, Điều này đặc biệt có lợi cho nhà đầu tư nhỏ và các nhà đầu tư giao dịch chứng khoán hoạt động mạnh Giá thập phân cũng góp phần hỗ trợ khả năng hoạt động hiệu quả hệ thống mạng cấu thành
Trang 37Một xu thế mới trong những năm gần đây của hệ thống giao dịch trên
NYSE là tiến hành phân đoạn thị trường cho các chứng khoán niêm yết trên
NYSE Tuy nhiên, xu thế này vẫn còn gây nhiều tranh cãi giữa những người
làm công tác quản lý, thành viên và nhà đầu tư Định hướng chung của tất cả các ý tưởng phát triển hệ thống vẫn là nâng cao tính hiệu quả cho thị trường Việc phân đoạn thị trường được thực hiện bằng phân chia giao dịch cho các lệnh ở các khu vực riêng rẽ khác nhau mà không có sự tương tác giữa các lệnh này Tuy nhiên, việc phân chia lệnh một mặt có những tác động lớn đến chất lượng thực hiện lệnh, tính thanh khoản, việc xác định giá, sự ổn định của thị trường và tính công bằng giữa các nhà đầu tư, mặt khác làm tăng tính cạnh tranh cho Sở
Về phía nhà đầu tư, họ chỉ quan tâm đến việc lệnh được thực hiện nhanh
nhất và chắc chắn nhất cho dù họ phải bỏ qua cơ hội tìm kiếm mức giá có lợi
nhất cho mình vì vậy, họ thường đặt lệnh qua internet hay phiên giao dịch sau giờ ở đó chứng khoán được giao dịch ở giá đóng cửa Còn các nhà đầu tư tổ chức thì mong muốn được tiếp cận gần hơn nữa tới sàn giao dịch vì họ cho rằng ảnh hưởng của các lệnh với khối lượng lớn sẽ được giảm thiểu và tính minh bạch của thị trường sẽ được đảm bảo với các thông tin về giao dịch này được công bố tức thời
NYSE đã phát triển hệ thống để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư,
trong đó phải kể đến hai hệ thống: hệ thống khớp tự động các lệnh nhỏ
(Direct+) và hệ thống khớp lệnh cho các nhà đầu tư có tổ chức (Xpress'"', Hệ thống khớp tự động các lệnh nhỏ với khối lượng ít hơn 1099 cổ phiếu mà những lệnh này thường không thể được thực hiện ngay nếu như chuyển
lệnh đến sàn theo cách thông thường Direct+ được tích hợp với hệ thống giao dịch trên sàn Lệnh giới hạn nhập vào Direct+ sẽ được khớp tại giá đang
được giao dịch trên sổ lệnh của chuyên gia, nếu giá yết thay đổi làm cho
lệnh không thực hiện được, lệnh sẽ được tự động chuyển sang hệ thống giao
Trang 38Hệ thống khớp lệnh cho các nhà đầu tư có tổ chức là một cổng điện tử
được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu giao dịch các lệnh có khối lượng lớn, trong khi vẫn duy trì tính vô danh của lệnh Xpress”" phục vụ trực tiếp việc
kết nối truyền thông điện tử giữa sàn giao dịch và các nhà đầu tư có tổ chức,
giúp họ đến gần sàn hơn Hệ thống này bao gồm các hệ thống hỗ trợ như hệ thống đảm bảo thực hiện nhanh chóng và toàn bộ các lệnh giới hạn nhập vào
hệ thống SuperDot có khối lượng 15.000 cổ phiếu trở lên Nguyên tắc khớp
lệnh Xpress là nếu các điều kiện thực hiện lệnh vẫn còn tồn tại cho đến khi
lệnh chuyển tới số lệnh thì lệnh sẽ được khớp đủ hết khối lượng đặt lệnh tại
mức giá đặt lệnh hoặc tốt hơn NYSE sẽ quản lý một chương trình cấp tín
nhiệm cho phép các nhà đầu tư thành viên bảo đảm chỉ được phép nhập lệnh
trong giới hạn tín nhiệm và khối lượng lệnh cho phép
2.1.1.2 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển hệ thống quản lý giao
dịch chứng khoán của Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông
2.1.1.2.1 Sơ lược về sự phát triển hệ thống quản lý giao dịch của Sở
Giao dịch Chứng khoán Hàng Kông
Sở Giao dịch chứng khốn Hồng Kơng (HKSE) được thành lập trên cơ sở hợp nhất bốn sở giao dịch Sở Giao dịch Chứng khốn Hồng Kơng, Sở Giao dịch Viễn Đông, Sở Giao dịch Chứng khoán Kam Ngan và Sở Giao dịch Chứng khoán Cửu Long
Hệ thống giao dịch của HKSE là hệ thống giao dịch khớp lệnh và thực hiện lệnh tự động gọi tất là AMS Hiện nay, HKSE đang áp dụng hệ thống giao dich AMS/3 - đây là thế hệ thứ 3 của hệ thống giao dịch khớp lệnh tự động và là một hệ thống giao dịch theo hình thức đấu lệnh Giao dịch được thực hiện thông qua các hệ thống thiết bị giao dịch tại Sở hoặc thông qua các thiết bị giao dịch ngoài Sở như ở tại văn phòng của các công ty thành viên
Trang 39Hệ thống ASM/3 gồm có 4 bộ phận chính: hệ thống thiết bị đầu cuối - TT, hệ thống trạm thiết bị khớp lệnh - MWS, hệ thống trợ giúp các nhà môi
giới - BSS, hệ thống đường truyền khớp lệnh - ORS
Các thành viên của Sở có thể chọn lựa trong số hệ thống thiết bị đầu cuối, hệ thống trạm thiết bị khớp lệnh và hệ thống trợ giúp các nhà môi giới tại sàn tuỳ thuộc vào các thiết bị giao dịch của họ Một lần giao dịch được
quyền sử dụng chỉ một phương tiện giao dịch mà thôi
Hệ thống đường truyền khớp lệnh do Sở xây dựng có khả năng giúp cho
các nhà đầu tư có thể đặt lệnh giao dịch điện tử thông qua internet hay các kênh tiếp cận khác như qua điện thoại đi động dùng cho những người điều hành mạng có tham gia vào hệ thống giao dịch AMS%/3 Chỉ những thành viên của Sở có sử dụng hệ thống MWS và BSS mới có thể nhận lệnh của nhà đầu tư thông qua hệ thống ORS
Hệ thống thiết bị đầu cuối gồm 2 loại thiết bị: thiết bị đầu cuối tại Sàn và thiết bị đầu cuối ngoài Sàn
Hệ thống trạm thiết bị khớp lệnh MWS là hệ thống giao dịch chạy trên nền Window-NT, nó làm việc cùng với cổng mở để thực hiện chức năng giao dịch của các nhà môi giới MWS chỉ áp dụng đối với những giao dịch ngoài Sàn, hệ thống này ưu việt hơn các thiết bị trong AMS/2 ở chỗ nó có khả năng
tạo ra môi trường hoạt động cho nhiều người cùng sử dụng hệ thống Tại mỗi
MWS có một bộ phận làm chức năng giám sát tất cả các lệnh do các nhà môi
giới nhập vào hệ thống Sau khi bộ phận này kiểm tra xong mới chuyển vào
máy chủ của AMS/3 Các chức năng chính của MWS bao gồm:
Trang 40- Chức năng quản lý rủi ro để hỗ trợ cho nhiều mức độ, người đầu tư và
đo lường rủi ro của người giao dịch và thiết lập giới hạn
- Các chức năng xuất/nhập đữ liệu để hỗ trợ trao đổi dữ liệu với các hệ thống văn phòng môi giới
Các lệnh khi được nhập qua MWS đều được nhập vào máy chủ sau khi
được kiểm tra tuỳ theo các mức độ rủi ro:
Nếu lệnh được nhập vào là hợp lệ, không vượt quá mức quản lý rủi ro do
nhà môi giới định trước thì sẽ được hệ thống tự động chấp nhận chuyển
thẳng vào hệ thống máy chủ của AMS/3 mà không cần qua bước kiểm tra thủ công nào
Nếu hệ thống có nghi ngờ gì về lệnh hoặc có giới hạn rủi ro vượt quá mức quy định, hệ thống sẽ không chấp nhận việc tự động chuyển vào máy
chủ mà sẽ chuyển sang cho các nhà môi giới để tiến hành kiểm tra lại và phê
duyệt Một khi đã được xét duyệt, lệnh giao dịch được gửi vào hệ thống dưới
dạng lệnh mua hoặc bán
Nếu các lệnh giao dịch có giới hạn quản lý rủi ro vượt quá mức cho phép mà các nhà môi giới không giải quyết được sẽ được chuyển tiếp sang cho nhân viên quản lý để được phê duyệt trước khi chuyển vào hệ thống
MWS được kết nối 2 chiều với 1 hệ thống: trước giờ mở cửa thị trường MWS sẽ nhập số liệu và sau giờ đóng cửa sẽ chuyển số liệu cho bộ phận quản lý giao dịch
Hệ thống đường truyền khớp lệnh ORS được xây dựng trên máy chủ để hỗ trợ khả năng kết nối với các kênh khác, nó cho phép các nhà đầu tư đặt