Chúng ta sẽ thường mua dụng cụ, linh kiện ở Chợ Điện tử Nhật Tảo. Chợ Nhật Tảo ngày xưa ngự trên đường Nhật Tảo, sau này do chợ đó quá lụp xụp, xuống cấp nên đã được “di dời” vào cao ốc Nguyễn Kim, bố trí ở tầng trệt là lầu 1, chia thành các khu A, B, C, D, … Trên đường Nhật Tảo vẫn còn một số tiệm tư nhân sót lại
[FOR BEGINNER] Pay It Forward Loạt bài về: GIỚI THIỆU MỘT SỐ LINH KIỆN – DỤNG CỤ CƠ BẢN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU PHẦN 1: *** Đôi điều về nơi chúng ta sẽ mua linh kiện: - Chúng ta sẽ thường mua dụng cụ, linh kiện ở Chợ Điện tử Nhật Tảo. Chợ Nhật Tảo ngày xưa ngự trên đường Nhật Tảo, sau này do chợ đó quá lụp xụp, xuống cấp nên đã được “di dời” vào cao ốc Nguyễn Kim, bố trí ở tầng trệt là lầu 1, chia thành các khu A, B, C, D, … Trên đường Nhật Tảo vẫn còn một số tiệm tư nhân sót lại. - Ngoài ra có các công ty như Chip Lê Trần (88 Nguyễn Kim), Thiên Minh (đường Tân Phước), … Nói chung thì hàng công ty đương nhiên phải đảm bảo hơn hàng chợ, giá cả ổn định hơn, nhìn chung là rẻ hơn chợ, tuy nhiên mấy công ty này chủ yếu bán về IC và linh kiện dán + những linh kiện cao cấp khó kiếm trong chợ. Còn những thứ linh tinh vẫn phải mua trong chợ. Các bạn có thể xem các linh kiện mà 2 công ty này bán trên web của họ: http://www.tme.com.vn/ http://www.chipletran.com/ Ngoài ra trên đường Nhật Tảo có một tiệm là Tân Tấn Phát, hay tên gì giống giống vậy, giá cả cũng ổn định và rẻ hơn nhiều nơi trong chợ, tuy nhiên mặt hàng cũng không nhiều lắm. - Phong cách bán hàng ở chợ Nhật Tảo là: Điều 1: “Chém được thì không tha”: 1 loại linh kiện nào đó (điện trở, tụ, led, diode,…) người ta bán theo đơn vị 100 con mà bạn hỏi mua 1, 2 hay 10 con thì bạn cũng sẽ mua được nhưng với giá trên trời. Ví dụ: LED 3 ly loại thường: mua lẻ 500d/con, mua 30 con 15k, mua nguyên bọc 100 con = 15k !!! Điều 2: “Mày cần tao chứ tao không cần mày”: Nếu bạn muốn mua 1 thứ gì đó mà bạn không nói đúng tên chợ gọi, và bạn miêu tả mà người ta không hiểu bạn đang tả cái gì thì người ta sẽ kêu là ko có bán cái đó để bạn biến đi cho lẹ, đứng chật chỗ tiệm người ta (dù thực tế là tiệm đó có bán cái đó). Túm lại là đi mua nhiều, bị chém nhiều tức khắc sẽ tích luỹ được nhiều điểm kinh nghiệm. [FOR BEGINNER] Pay It Forward 1. BIẾN ÁP Vì nguồn cấp cho các mạch điện tử, đặc biệt là các mạch vi điều khiển là điện áp DC, có giá trị nhỏ (ví dụ 3.3V, 5V, 12V, 15V, …), mà điện lưới của chúng ta là xoay chiều, 220VAC, nên chúng ta phải làm 2 việc để có nguồn cấp cho các thể loại mạch điện tử: - 1 là: Hạ áp nguồn xoay chiều từ 220VAC xuống 1 mức thấp hơn phù hợp với cái mạch. - 2 là: Chỉnh lưu cái nguồn xoay chiều thành cái nguồn 1 chiều (DC). Để làm cái nhiệm vụ số 1, chúng ta sẽ dùng biến áp. Để mua 1 cục biến áp ở chợ Nhật Tảo, các bạn sẽ cần chú ý 2 thông số: Áp ra bao nhiêu, khả năng chịu dòng. Thường thì để cấp nguồn cho mạch vi điều khiển chúng ta chỉ cần biến áp 1 Ampe, còn nếu cần để kéo động cơ hay dùng cho các mạch công suất thì tuỳ loại có thể chọn biến áp 3A, hay 5A hay lớn hơn. Tất nhiên, áp ra càng lớn, dòng càng cao, tương ứng cục biến áp càng to thì giá tiền cũng càng lớn. Trong trường hợp bạn không dư nhiều tiền lắm, bạn có thể mua cục biến áp 12V – 1A để bắt đầu (có điều nên nhớ rằng, hàng Nhật Tảo, nó ghi là 1A thì thực tế không thể tới giá trị đó được). Cái biến áp thì nó có cuộn sơ và cuộn thứ. Phía cuộn sơ là để cấp điện 220VAC (điện lưới, tức là lấy ra từ cái ổ cắm điện của gia đình), còn phía cuộn thứ người ta thường để nhiều mức ra (như trong hình) Hình 1.1: Cục biến áp 18V – 1A, phía mặt thứ cấp [FOR BEGINNER] Pay It Forward Hình 1.2: Cục biến áp 24V – 5A, mặt thứ cấp - Phía sơ cấp: Nối với nguồn 220VAC bằng dây-điện-có-phích-cắm (tất nhiên là để cấp điện rồi), tới đây cần lưu ý rằng, phía thứ (áp nhỏ) đụng vô chắc không chết (trừ khi rò điện), chứ bên sơ 220VAC – đụng vô thì chết ngắc, vì vậy sau khi nối dây chúng ta cần cách điện bên các đầu mối nối để đảm bảo an toàn: Hình 1.3: Nối dây sơ cấp và cách điện bằng keo Tuy nhiên sau khi trét keo, nếu ta thao tác quá mạnh tay, sợi dây điện bị xê dịch, có thể làm gãy mối nối (các miếng kim loại lòi ra để nối dây) nên ta phải tìm cách cố định sợi dây để tránh rủi ro: như trên hình, ta cột sợi dây điện vào cái đế (tận dụng cái lỗ bắt vít của cục biến áp) (cột bằng sợi dây đồng màu xanh). [FOR BEGINNER] Pay It Forward Hoặc ta có thể dùng băng keo cách điện, vừa cách điện vừa cố định được sợi dây như hình sau: Hình 1.4: Cách điện phần sơ cấp bằng băng keo cách điện – mục đích là lỡ đụng vô thì khỏi chết - Phần thứ cấp: Về mặt lý thuyết mà nói, đụng vô phần thứ thì còn sống, nhưng cục biến áp không-rõ-chất-lượng có thể bị rò điện, hoặc nó bị rơi rớt, … làm hỏng cách điện Tốt nhất là cách điện luôn phần thứ + trét keo để giữ mối nối được bền: Hình 1.5: Nối dây thứ cấp Vấn đề còn lại là, cái đầu ra của cọng dây mình nối vào thứ cấp đó, thì nó nối vào cái j? [FOR BEGINNER] Pay It Forward Từ cục biến áp mình sẽ lấy nguồn AC (ví dụ 12VAC) nối vào 1 cái cầu diode để chỉnh lưu thành áp 1 chiều. Cái cầu diode và phần còn lại của cái mạch điện tử sẽ nằm trên board mạch. Như vậy cái cọng dây mình đang quan tâm ở đây (cái cọng dây thứ cấp) sẽ làm nhiệm vụ nối cái cục biến áp với cái board. - Cách 1: hàn trực tiếp vô board: thường thì chả ai xài cách này. - Cách 2: Dùng 1 cặp “jack DC đực – cái” (tên chợ) như thế này: Hình 1.6: Jack DC đực (bên trái) – cái (bên phải) [Tiếng Anh là DC Socket male & female] Tất nhiên, phần “đực” sẽ nối với dây, phần “cái” hàn trên board. Ở đây là cấp điện AC, không cần quan tâm tới chiều, còn nếu dùng jack này để cấp điện DC, các bạn cần lưu ý dây dương-âm trên phần male và female. Tác phẩm sẽ trông như thế này: Hình 1.7: Trái: Biến áp với Jack-DC male Phải: Jack-DC female trên board [FOR BEGINNER] Pay It Forward - Cách 3: Dùng Domino Domino: Tiếng Anh gọi là Terminal Block, được “dịch” sang tiếng chợ là “Đô – mi – nô”, nó gồm các lỗ để bắt vít dây điện vào đó, và các chân để hàn xuống board. + Ngoài chợ thì sẽ có loại Domino 2 chân, 3 chân, các domino này có rãnh, có thể ghép với nhau để tạo thành nhiều chân hơn. + Kích thước có thể to nhỏ khác nhau. + Hình dạng: cơ bản là có 2 loại, loại ngắn và loại dài (hay loại 1 miếng loại thường, và loại 2 miếng) Hình 1.8: Hình trên: Domino loại ngắn. Hình dưới: Domino loại dài. Riêng Domino dài thì còn chia thành 2 loại nhỏ nữa là loại chân cong (vuông góc 90º) và chân thẳng. Sự khác biệt giữa loại ngắn và dài đó là: + Domino loại ngắn: hàn domino trên board, bắt vít dây vào domino như hình sau: Hình 1.9: Domino loại ngắn + dây điện [FOR BEGINNER] Pay It Forward + Domino loại dài: gồm có 2 miếng, 1 miếng hàn cố định trên board, 1 miếng dùng để bắt vít dây điện: Hình 1.10: Domino loại dài – chân cong Bên trái: hàn lên board. Bên phải: bắt dây. Mọi thao tác với biến áp nên thực hiện khi không cắm điện, vì lý do an toàn. Khi sử dụng biến áp cần cẩn thận không cho 2 sợi dây phần thứ cấp chạm nhau ( ngắn mạch thứ cấp Dòng điện rất lớn bùm bùm) . ở chợ Nhật Tảo là: Điều 1: “Chém được thì không tha”: 1 loại linh kiện nào đó (điện trở, tụ, led, diode,…) người ta bán theo đơn vị 10 0 con mà bạn hỏi mua 1, 2 hay 10 con thì bạn cũng sẽ mua. người ta thường để nhiều mức ra (như trong hình) Hình 1. 1: Cục biến áp 18 V – 1A, phía mặt thứ cấp [FOR BEGINNER] Pay It Forward Hình 1. 2: Cục biến áp 24V – 5A, mặt thứ cấp - Phía sơ. Hình 1. 9: Domino loại ngắn + dây điện [FOR BEGINNER] Pay It Forward + Domino loại dài: gồm có 2 miếng, 1 miếng hàn cố định trên board, 1 miếng dùng để bắt vít dây điện: Hình 1. 10: Domino