ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TIỂU LUẬN HỌC PHẦN MỘT SỐ VẤN ĐỀ HIỆN ĐẠI CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC TÊN TIỂU LUẬN: TẾ BÀO GỐC VÀ TRIỂN VỌNG ỨNG DỤNG THÁI NGUYÊN 2014 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 2 1.1. Đặt vấn đề 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 II. NỘI DUNG 3 2.1. Căn cứ khoa học 3 2.1.1 Các khái niệm 3 2.1.2. Nguyên lý và các căn cứ khoa học 4 2.2. Thành tựu quốc tế và trong nước 5 2.2.1. Thành tựu quốc tế 5 2.2.2. Thành tựu trong nước 8 2.3. Phương hướng hiện tại và tương lai 9 2.3.1. Những vấn đề đang cần giải quyết 9 2.3.2. Phương hướng nghiên cứu và giải pháp phát triển 10 III. KẾT LUẬN 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 I. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay Tế bào gốc (Stem Cells) được nhắc đến hàng ngày, hàng giờ. Stem Cells đã trở thành cụm từ nóng và hấp dẫn được cộng đồng xã hội và các nhà khoa học quan tâm đặc biệt. Với niềm hy vọng to lớn, đông đảo công chúng đang dõi theo những kết quả mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đã đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc. Tin tức về những đột phá, tiến bộ mới, về những thành tựu trong nghiên cứu tế bào gốc không chỉ xuất hiện trên các tạp chí khoa học chuyên sâu, mà còn xuất hiện trên các báo hàng ngày, trên tivi, đài phát thanh, internet… Người ta bàn thảo, tranh luận về các tế bào gốc không chỉ trong các phòng nghiên cứu, mọi người cũng thông tin cho nhau, thảo luận sôi nổi về tế bào gốc tại Liên hợp quốc, trong nhiều phiên họp chính phủ, quốc hội… Vậy Stem Cells là gì? Stem Cells có công dụng ra sao? Các công trình nghiên cứu liên quan như thế nào, kết quả ngày nay đã đạt được là những gì? Hướng tới trong tương lai các nhà khoa học sẽ làm gì với nó vv... 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Giới thiệu về tế bào gốc. Thành tựu của tế bào gốc. Vấn đề cần giải quyết ở hiện tại và phương hướng nghiên cứu trong tương lai. II. NỘI DUNG 2.1. Căn cứ khoa học
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TIỂU LUẬN HỌC PHẦN MỘT SỐ VẤN ĐỀ HIỆN ĐẠI CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC TÊN TIỂU LUẬN: TẾ BÀO GỐC VÀ TRIỂN VỌNG ỨNG DỤNG THÁI NGUYÊN - 2014 MỤC LỤC 2 I. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay Tế bào gốc (Stem Cells) được nhắc đến hàng ngày, hàng giờ. Stem Cells đã trở thành cụm từ nóng và hấp dẫn được cộng đồng xã hội và các nhà khoa học quan tâm đặc biệt. Với niềm hy vọng to lớn, đông đảo công chúng đang dõi theo những kết quả mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đã đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc. Tin tức về những đột phá, tiến bộ mới, về những thành tựu trong nghiên cứu tế bào gốc không chỉ xuất hiện trên các tạp chí khoa học chuyên sâu, mà còn xuất hiện trên các báo hàng ngày, trên tivi, đài phát thanh, internet… Người ta bàn thảo, tranh luận về các tế bào gốc không chỉ trong các phòng nghiên cứu, mọi người cũng thông tin cho nhau, thảo luận sôi nổi về tế bào gốc tại Liên hợp quốc, trong nhiều phiên họp chính phủ, quốc hội… Vậy Stem Cells là gì? Stem Cells có công dụng ra sao? Các công trình nghiên cứu liên quan như thế nào, kết quả ngày nay đã đạt được là những gì? Hướng tới trong tương lai các nhà khoa học sẽ làm gì với nó vv 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Giới thiệu về tế bào gốc. - Thành tựu của tế bào gốc. - Vấn đề cần giải quyết ở hiện tại và phương hướng nghiên cứu trong tương lai. 3 II. NỘI DUNG 2.1. Căn cứ khoa học 2.1.1 Các khái niệm * Tế bào gốc Tế bào gốc là những tế bào sinh học không (hoặc chưa) chuyên hóa trong mô sống, chúng có thể biệt hóa thành các tế bào chuyên hóa với các chức phận sinh lí. Trong điều kiện invivo hay invitro, mỗi tế bào gốc có thể tự làm mới với các tính năng riêng biệt mới. Chúng được tìm thấy trong các sinh vật đa bào. Trong động vật có vú, có hai dạng chính của các tế bào gốc: tế bào phôi gốc, và tế bào gốc trưởng thành. Trong các sinh vật trưởng thành, các tế bào gốc và tế bào tiền thân hoạt động như một hệ thống sửa chữa cho cơ thể, bổ sung thêm mô lớn. Trong một phôi thai đang phát triển, các tế bào gốc có thể biệt hóa thành tất cả các tế bào chuyên biệt (xem như các tế bào gốc toàn năng cảm ứng) - ngoại bì, nội bì và trung bì - nhưng cũng duy trì số lượng bình thường của cơ quan tái tạo, như máu, da, hoặc mô ruột. * Tế bào gốc phôi Tế bào gốc phôi là các tế bào được thu nhận trực tiếp từ phôi của người và động vật có vú, chúng có tính chất “toàn năng” hoặc “vạn năng” có khả năng phát triển thành tất cả các loại tế bào của cơ thể. Nhóm này bao gồm các tế bào được thu nhận từ lớp sinh khối bên trong (ICM), các tế bào mặt trong của lớp dưỡng bào trophoblast, các tế bào mầm sinh dục (EG) và gần đây, người ta còn tiến hành thu nhận các tế bào gốc từ phôi sớm (trước blastocyst). * Tế bào gốc trưởng thành Tế bào gốc trưởng thành là các tế bào được thu nhận từ cơ thể trưởng thành, được tìm thấy trong các mô khác nhau bao gồm tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc nhu mô, tế bào gốc thần kinh, tế bào gốc biểu mô ống tiêu hóa, tế bào gốc da, có tính chất “đa năng” hoặc “đơn năng” ít linh hoạt hơn và khó để nhận diện, phân lập và tinh luyện. 4 2.1.2. Nguyên lý và các căn cứ khoa học Sự sống của một động vật đa bào được bắt đầu bằng một tế bào gốc, vậy tế bào gốc có thể được coi là mầm sống của một cơ thể. Tế bào phân chia tạo ra nhiều thế hệ con cháu, trong cơ thể, mỗi con cháu sẽ thực hiện một chức năng sinh lý khác nhau trong hoạt động sống của mình, kể cả việc duy trì nòi giống. Tính chất mà một hay nhiều tế bào ban đầu phân chia, tạo ra các tế bào cuối cùng có chức năng sinh lí gọi là tiềm năng hay khả năng. Tế bào càng có nhiều tiềm năng cao thì chúng càng có thể tạo ra nhiều kiểu tế bào khác nhau. Những tế bào có tiềm năng thấp hơn chỉ có thể tạo ra một vài kiểu tế bào chức năng nhất định. Với những tế bào không tiềm năng, chúng không phân chia, không tạo ra bất kì tế bào nào khác, tuy nhiên, các tế bào này vẫn có chức năng hoạt động sống chuyên biệt trong mô, ví dụ tế bào hồng cầu vận chuyển khí oxi, cacbonic, tế bào thần kinh đảm trách sự dẫn truyền xung điện và tế bào cơ có chức năng co giãn… Khi một tế bào có tiềm năng biến đổi, nhằm tạo thành các tế bào có chức năng gọi là quá trình biệt hóa hay là sự biệt hóa, ví dụ các tế bào gốc tạo máu, qua nguyên phân tạo tế bào hồng cầu. Quá trình một tế bào có chức năng sau đó dưới tác động của một nhân tố nào đó, chúng có thể thay đổi căn bản kiểu hình để thực hiện một chức năng khác được gọi là sự phản biệt hóa hay biệt hóa ngược. Như vậy, một tế bào gốc đòi hỏi ít nhất phải có hai đặc tính dưới đây: - Tính tự làm mới (self-renewal): tế bào có khả năng tiến hành một số lượng lớn chu kì phân bào nguyên nhiễm, mà vẫn duy trì trạng thái không biệt hóa. - Tính tiềm năng không giới hạn (unlimites potency): tế bào đó có khả năng biệt hóa thành bất kì kiểu tế bào trưởng thành nào. Trên thực tế, đặc tính này chỉ đúng với các tế bào gốc toàn năng, hoặc vạn năng, tuy nhiên một tế bào gốc đa năng (hay tế bào tiền thân) cũng nhiều khi được gọi là tế bào gốc. 5 Những đặc tính nói trên có thể được chứng minh invitro bằng cách sử dụng các phương pháp đặc thù nhất định, chẳng hạn thử nghiệm sự phát sinh tập đoàn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chính các điều kiện nuôi cấy invitro cũng có thể làm thay đổi đặc tính của tế bào, khiến nó sẽ “cư xử” theo cách tương tự như invivo. 2.2. Thành tựu quốc tế và trong nước 2.2.1. Thành tựu quốc tế - Vào những năm 1960, Joseph Altman và Gopal Das đã đưa ra các bằng chứng về sự phát triển những tế bào thần kinh mới ở người trưởng thành, các tác giả để nghị coi đó là sự hoạt động của chính các tế bào gốc trong mô não. - Năm 1963, Mc. Culloch và Till đã mô tả sự hiện diện của một loại tế bào khu trú trong tủy xương chuột, đặc điểm của tế bào này là chúng có khả năng tự làm mới. - Năm 1968, tiến hành cấy ghép thành công tủy xương giữa các anh chị em ruột trong điều trị bệnh SCID. - Năm 1978, các tế bào gốc tạo máu lần đầu tiên được phát hiện có trong máu cuống rốn người. - Năm 1981, các tế bào gốc phôi chuột được thu nhận từ lớp sinh khối bên trong bởi Martin Evans, Matt Kaufman và Gail R. Martin. Gail martin đã gọi tế bào đó là “tế bào gốc phôi”. - Năm 1992, các tế bào gốc thần kinh người được nuôi cấy invitro thành công. - Năm 1997, bệnh Leukemia được biết bắt nguồn từ các tế bào gốc tạo máu và qua đó, lần đầu tiên người ta đưa ra bằng chứng trực tiếp về tế bào gốc ung thư. - Năm 1998, lần đầu tiên, James Thomson và cộng sự (Đại học Wisconsin – Madison) đã thu nhận được dòng tế bào gốc phôi người. - Vào những năm 2000, nhiều công trình về tính mềm dẻo của tế bào gốc trưởng thành đã được báo cáo. 6 - Năm 2001, lần đầu tiên, các nhà khoa học tại Advanced Cell Technology đã nhân bản thành công phôi người (tạo phôi giai đoạn 4 -6 tế bào), nhằm mục đích khai thác tế bào gốc phôi, ứng dụng trong trị liệu. - Năm 2003, Songtao Shi (Viện NIH) phát hiện nguồn tế bào gốc trưởng thành mới có trong răng sữa của trẻ em. - Năm 2004 – 2005, nhà nghiên cứu Hàn Quốc, Hwang Woo-Suk tuyên bố đã tạo ra một vài dòng tế bào gốc phôi người từ các trứng người chưa thụ tinh. Tuy nhiên, sau này kết quả nói trên của ông bị phủ nhận. - Năm 2005, các nhà nghiên cứu ở Đại học Kingston (Anh) tuyên bố phát hiện trong máu cuống rốn một loại tế bào gốc giống tế bào gốc phôi, chúng được thu nhận và gọi là các tế bào CBEs. Nhóm nghiên cứu này cũng đã thành công khi thử nghiệm biệt hóa các tế bào nói trên thành các tế bào có chức năng sinh lí trưởng thành. - Tháng 7/2005, Phan Toàn Thắng tại Đại học quốc gia Singapore đã phát hiện ra một nguồn tế bào gốc mới, thu nhận từ màng lót của dây rốn người. Tế bào gốc từ nguồn này có khả năng ứng dụng cao trong điều trị các bệnh như bỏng, loét khó lành, loét tiểu đường… - Tháng 8/2006, tạp chí Cell công bố Kazutoshi Takahashi và Shinya Yamanaka đã cảm ứng các nguyên bào sợi trưởng thành và nguyên bào sợi ở phôi chuột, bằng các nhân tố xác định thành các tế bào gốc vạn năng, gọi là các tế bào gốc vạn năng cảm ứng. - Tháng 10/2006, các nhà khoa học Anh đã tạo ra tế bào gan đầu tiên từ các tế bào gốc máu cuống rốn. - Tháng 1/2007, các nhà khoa học ở Đại học Wake Forset và Đại học Harvard báo cáo phát hiện một kiểu tế bào gốc mới có trong dịch ối, chúng khác với các tế bào gốc phôi, có thể sử dụng chúng trong nghiên cứu và liệu pháp điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. - Tháng 6/2007, các nghiên cứu được báo cáo bởi ba nhóm khác nhau cho thấy các tế bào da bình thường có thể tái thiết lập chương trình thành các tế bào giai 7 đoạn phôi ở chuột. Trong cùng tháng này, Shokhrat Mitalipov báo cáo thành công trong việc tạo ra dòng tế bào gốc linh trưởng, thong qua kĩ thuật chuyển nhân tế bào sinh dưỡng. - Tháng 10/2007, Mario Capecchi, Martin Evans và Oliver Smithies đã nhận giải thưởng Nobel về y sinh học cho các thành tựu nghiên cứu về tế bào gốc phôi trên chuột, khi sử dụng chiến lược nhắm mục tiêu gen để cuối cùng, tạo ra các cá thể con biến đổi di truyền mong muốn. - Tháng 11/ 2007, cảm ứng tế bào gốc vạn năng từ nguyên bào sợi người trưởng thành bằng các nhân tố xác định của Shinya Yamanaka và cộng sự (Tạp chí Cell). Cũng thời điểm này James Thompson và cộng sự, đại học Wisconsin tạo ra “dòng tế bào gốc vạn năng được cảm ứng từ tế bào soma của người. - Tháng 2/2008, Tạp chí kĩ thuật Sinh học Tự Nhiên thông báo nhóm nghiên cứu cảu Emmanuel Baetge, thuộc hang Novocell (San Diego, Hoa Kì), biến đổi tế bào gốc phôi người thành tế bào sản xuất insulin, các tế bào này đã được thử nghiệm điều trị tiểu đường có khả thi trên mô hình chuột bệnh lí. - Trong năm 2008, một loạt các công trình về iPS được công bố, các thành tựu này mở hướng ứng dụng mới, hiệu quả và ít đụng chạm tới đạo lí sinh học. - Cuối năm 2008, bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được điều trị thành công bằng công nghệ cấy ghép mô hoàn chỉnh từ tế bào gốc mà không lo ngại bị thải loại. - Tháng 1 năm 2009: Yong Zhao và các đồng nghiệp khẳng định sự đảo chiều của bệnh đái tháo đường tự miễn dịch gây ra bởi 1 loại dây tế bào máu nguồn gốc multipotent trong một thí nghiệm động vật. - Ngày 01 tháng 3 năm 2009: Andras Nagy, Keisuke Kaji, và các cộng sự phát hiện ra một phương pháp sản xuất tế bào gốc phôi giống như từ các tế bào trưởng thành bình thường bằng việc sử dụng virus để chúng thành tế bào gốc mà không có rủi ro. - 28/5/2009 Kim et al. Thông báo rằng họ đã nghĩ ra một cách để thao tác các tế bào da để tạo ra "các tế bào gốc đa năng cảm ứng", nói rằng đó là "giải pháp tế bào gốc cuối cùng ". 8 - Ngày 11 tháng 10 năm 2010, lần đầu tiên thử nghiệm tế bào gốc phôi ở người. - Năm 2011: nhà khoa học Israel Inbar Friedrich Ben-Nun dẫn đầu một nhóm mà sản xuất các tế bào gốc đầu tiên từ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. - Năm 2012: Katsuhiko Hayashi sử dụng các tế bào da chuột để tạo ra tế bào gốc và sau đó sử dụng các tế bào gốc để tạo ra trứng chuột. Những quả trứng đã được thụ tinh sau đó được đưa vào sản xuất. - Năm 2013: Lần đầu tiên trong phòng thí nghiệm phát triển thịt làm từ tế bào cơ bắp đã được nấu chín. 2.2.2. Thành tựu trong nước - Ngày 22/12/2006, tại trường Đại học Y – Dược tp. Hồ Chí Minhh, cuộc hội thảo đầu tiên về tế bào gốc ở Việt Nam diễn ra sôi nổi với sự có mặt của gần 100 nhà khoa học trên cả nước. Với tiêu đề “Tế bào gốc – tiềm năng và ứng dụng tại Việt Nam”. - Tháng 7/1995, ghép thành công tế bào tạo máu tủy xương và tế bào tạo máu ngoại vi cho bệnh nhân bị bệnh bạch cầu dòng tủy tại trung tâm truyền máu và huyết học, tp Hồ Chí Minh. - Năm 1996, Viện Bỏng quốc gia, Học viện Quân y đã thành công trong việc cấy ghép tế bào sừng, tiếp thu và ứng dụng kĩ thuật nuôi cấy tế bào sợi của người. Trên cơ sở đó, Học viện đã tiến tới tiếp nhận và phát triển công nghệ tạo mô và dần tiến tới công nghệ tạo các cơ quan phục vụ cho ghép mô, tạng. - Năm 2006, GS Nguyễn Mộng Hùng trường Đại học KHTN, ĐHQG Hà Nội thành công trong việc sử dụng các tế bào gốc thu nhận từ phôi chuột để điều trị chuột bị chiếu xạ. - Ngày 19/9/2007, dưới sự hỗ trợ chuyên môn của ThS.BS Diệp Hữu Thắng, ca ghép tế bào gốc giác mạc đầu tiên diễn ra thành công, do TS.BS Trần Công Toại trực tiếp điều hành. 9 - Ngày 20/4/2007, GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng – tổng giám đốc công ty Ngọc Tâm đã kí kết hợp tác với tổ chức Cryocord (Malaysia) để xây dựng ngân hang lưu trữ tế bào gốc tại bệnh viện thuộc công ty Ngọc Tâm, tp Hồ Chí Minh. - Năm 2008, các chuyên gia của Đại học Y Hà Nội phối hợp với Đại học Y Tokyo (Nhật Bản), sử dụng tế bào gốc trị liệu thành công việc tái tạo hệ mạch. - Vào đầu năm 2009, các nhóm nghiên cứu của GS Lê Năm và GS Lê Hữu Trác (Viện bỏng Quốc gia) đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ tế bào gốc trong cơ chế tái tạo da, qua đó điều trị cho bệnh nhân bị lóet khó lành. - Ngày 13/10/2007, Phòng thí nghiệm Tế bào gốc đầu tiên ở Việt Nam ra đời tai trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh với tên chính thức “Phòng thí nghiệm nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc”. 2.3. Phương hướng hiện tại và tương lai 2.3.1. Những vấn đề đang cần giải quyết Tế bào gốc, một đối tượng đã và đang mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nhân loại, do đó, con người đã bắt đầu tiến hành khai thác chúng. Nếu dầu mỏ được coi là nguồn tài nguyên quý giá thì tế bào gốc cũng là nguồn tài nguyên quý giá khống kém nếu không muốn nói rằng chúng còn hơn thế. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc mặc nhiên đã nảy sinh nhiều vấn đề cần thảo luận, bàn cãi, trong đó đặc biệt nổi cộm là vấn đề đạo lý y sinh học. Những vấn đề chính được nêu ra trong khía cạnh đạo lý, xoay quanh công nghệ tế bào gốc là làm sao để việc khai thác, nghiên cứu và ứng dụng loại tế bào này có hiệu quả tốt nhất, đồng thời phải đảm bảo tính nhân văn, tuân thủ nghiêm ngặt các luật định. Các ràng buộc pháp quy chủ yếu tập trung ở ba khâu quan trọng, cho dù các nghiên cứu ấy tiến hành với tế bào người hay tế bào động vật: - Vật liệu ban đầu (nguồn thu nhận và cách thức thu nhận tế bào gốc). - Các tế bào gốc ấy được sử dụng như thế nào và với mục đích gì. - Mức độ và giới hạn sử dụng tế bào gốc. 10 [...]... hành một số nghiên cứu về tế bào gốc có tính quan trọng cho việc giúp đỡ các bệnh nhân - phục vụ nghiên cứu y học như, tách tế bào gốc từ màng dây rốn; tế bào gốc biệt hóa thành tế bào cơ tim; tế bào gốc điều trị bệnh đái tháo đường; tế bào gốc nuôi thành tế bào gan; tế bào gốc điều trị bỏng - tái tạo răng; giác mạc từ tế bào gốc 11 III KẾT LUẬN Lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc còn khá mới mẻ ở Việt... bào gốc ở các nước tiên tiến Ngoài ra, tế bào gốc được ứng dụng mạnh mẽ trong làm đẹp ở Hàn Quốc, Thái Lan Với việc biệt hóa tế bào gốc thành tế bào thần kinh, bệnh alzheimer và parkinson cũng được kỳ vọng được điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc này Hiện Việt Nam đang tập trung điều trị bệnh bằng tế bào gốc trên 4 lĩnh vực là: Suy tủy, ung thư máu bằng ghép tế bào gốc tạo máu; Bệnh ly thượng bì bọng nước... (epidermolysis bullosa) bằng ghép tế bào gốc; Ghép tự thân điều trị non-Hodgkin và đa u tủy; Điều trị ngắn xương và khớp giả xương chày Việc sử dụng tế bào gốc trong thẩm mỹ tại Việt Nam cũng đang được chú trọng nhiều như: trẻ hóa da, làm liền sẹo (đặc biệt sẹo lõm) bằng tế bào gốc; kem dưỡng da và thực phẩm chức năng làm đẹp sản xuất từ tế bào gốc; răng thẩm mỹ từ tế bào gốc tủy răng Nước ta hiện cũng... thế giới công nghệ tế bào gốc đã xuất hiện cách đây cả nửa thập kỷ hứa hẹn nhiều triển vọng to lớn đặc biệt là trong y sinh học nhằm tái tạo và thay đổi các mô của cơ thể người bệnh nhờ vào công nghệ tế bào gốc, nhưng triển vọng đó không phải là không có giới hạn Thực tế vẫn tồn tại những thử thách mà hiện nay khoa học dường như chưa thể vượt qua được đối với việc sử dụng tế bào gốc phôi như là một... việc nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc (hoặc là cho phép ở mức độ này hay mức độ khác, phạm vi này hay phạm vi khác…) 2.3.2 Phương hướng nghiên cứu và giải pháp phát triển Tế bào gốc đã được ứng dụng nhiều trong điều trị ung thư máu Tuy nhiên, nhiều bệnh khác như suy tim, tổn thương cơ quan, thoái hóa khớp, xơ hóa động mạch, chỉ một số trường hợp đã được điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc ở các nước tiên... liệu pháp y học điều trị chấn thương và bệnh tật Ngược lại, nghiên cứu tế bào gốc trưởng thành cũng mang đến tiềm năng lớn tương đương mà lại vượt qua được rào cản về mặt chính trị, luân lý và xã hội, so với việc sử dụng tế bào gốc phôi người trong nghiên cứu Rõ ràng còn rất nhiều việc phải làm cho đến khi tế bào gốc, dù ở bất cứ độ tuổi nào, cũng có thể được sử dụng như là là một trị liệu y khoa 12...Với ba vấn đề nói trên, rõ ràng khái niệm đạo lí sinh học trong công nghệ tế bào gốc có tính mềm dẻo, chúng có thể được chia thành các mức độ đâọ lsy khác nhau Hơn nữa, đạo lý không phải là luật pháp, chúng phụ thuộc rất nhiều vào truyền thống văn hóa, các phong tục tập quán của một dân tộc, của một quốc gia hay vùng lãnh thổ Chính vì thế, để phù hợp,... nghiên cứu Rõ ràng còn rất nhiều việc phải làm cho đến khi tế bào gốc, dù ở bất cứ độ tuổi nào, cũng có thể được sử dụng như là là một trị liệu y khoa 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phan Kim Ngọc và cs, 2009 Công nghệ tế bào gốc NXB Giáo dục Việt Nam 2 Alexander Battler and Jonathan Leor Stem cell and gene-based therapy: frontiers in regenerative medicine Springer-Verlag London Limited, 2006 3 Anna M.Wobus and . cứu y học như, tách tế bào gốc từ màng dây rốn; tế bào gốc biệt hóa thành tế bào cơ tim; tế bào gốc điều trị bệnh đái tháo đường; tế bào gốc nuôi thành tế bào gan; tế bào gốc điều trị bỏng -. các tế bào gốc đầu tiên từ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. - Năm 2012: Katsuhiko Hayashi sử dụng các tế bào da chuột để tạo ra tế bào gốc và sau đó sử dụng các tế bào gốc để tạo ra trứng. nhau bao gồm tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc nhu mô, tế bào gốc thần kinh, tế bào gốc biểu mô ống tiêu hóa, tế bào gốc da, có tính chất “đa năng” hoặc “đơn năng” ít linh hoạt hơn và khó để nhận diện,