Đây là ví dụ minh hoạ rõ ràng cho việc xác định giá trị của tài sản vô hình từ các chi phí có liên quan từ khâu nghiên cứu , triển khai, áp dụng và đem định giá cho TSCĐ vô hình do nội bộ doanh nghiệp cung cấp
Trang 1VD1:
Doanh nghiệp X mua một nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp Y để sử dụng trong 10 năm Giá mua chưa có thuế là 100.000 USD Thuế GTGT: 10% Chiết khấu thanh toán: 2.000 USD Chi phí môi giới là 4.000 USD
Yêu cầu: Xác định nguyên giá của nhãn hiệu hàng hóa này? Xác định mức khấu hao hàng năm?
Trả lời:
Nguyên giá TSVH = Giá mua + Chi phí môi giới – Chiết khấu thanh toán
= 100.000 + 4.000 – 2.000 = 102.000
Mức khấu hao hàng năm:
10
0 102000
ich huu dung su gian Thoi
tinh uoc ly thanh tri Gia gia
Nguyen
VD2:
Ngày 1/1/N, Công ty TNHH dược phẩm A tiến hành nghiên cứu chế tạo ra một loại thuốc đặc trị cúm Công ty tiến hành nghiên cứu trong 2 tháng đầu năm N, các chi phí phát sinh như sau:
- Chi phí nhân viên nghiên cứu: $5 000
- Chi phí liên quan khác: $3.000
- Các chi phí phát sinh chi bằng TGNH
Nhận thấy khả thi, công ty tiến hành giai đoạn triển khai, có các chi phí liên quan như:
- Chi phí nhân công: 15.000
- Chi phí nguyên liệu: 10.000
- Chi phí giai đoạn thử nghiệm 1: 13.000
- Chi phí giai đoạn thử nghiệm 2: 7.000
- Các chi phí phát sinh đều trả bằng TGNH
Đến ngày 1/1/N+1, giai đoạn triển khai thành công, công ty đem công thức chế tạo đi đăng ký bản quyền Toàn bộ chi phí giai đoạn triển khai đều thỏa mãn điều kiện để ghi nhận vào nguyên giá
Công ty dự tính thời gian sử dụng hữu ích của bằng phát minh sáng chế này là
15 năm, giá trị thanh lý ước tính bằng 0
Yêu cầu:
1, Xác định giá trị ban đầu, tính nguyên giá và khấu hao Tài sản này?
2, Đến đầu năm N+6, công ty mang tài sản vô hình này đi trao đổi, hình thức trao đổi là không tương tự
Công ty đem bằng phát minh sáng chế thuốc đặc trị cúm đi trao đổi với bản quyền sản xuất thuốc trị lao XYZ:
+Giá trị hợp lý của bằng phát minh sáng chế thuốc trị cúm là $40.000
+ Bản quyền sản xuất thuốc trị lao XYZ: Thời gian sử dụng không xác định + Giá trị hợp lý của bản quyền thuốc trị lao XYZ là: $35.000
+Doanh nghiệp được trả thêm $5000 TGNH
Trang 2Tiến hành định khoản
3, Cuối năm N+7, doanh nghiệp đánh giá thấy giá trị hợp lý của bản quyển thuốc XYZ là 36.500 Xử lý kế toán tình huống này?
Trả lời:
1, Các chi phí trong giai đoạn nghiên cứu không được tính vào nguyên giá tài sản, mà tính vào chi phí trong kỳ Định khoản:
Nợ TK chi phí: 8.000
Có TK TGNH: 8.000
Các chi phí giai đoạn triển khai đều tính hết vào nguyên giá Tài sản vô hình Nguyên giá = 15.000 + 10.000 + 13.000 + 7.000 = 45.000
Nợ TK Tài sản vô hình: 45.000
Có TK TGNH: 45.000
Đến cuối năm N+1, tiến hành trích khấu hao:
15
0 45000
ich huu dung su gian Thoi
tinh uoc ly thanh tri Gia gia Nguyen
Định khoản:
Nợ TK chi phí: 3.000
Có TK Hao mòn Tài sản vô hình: 3.000
2,
- Ghi nhận giảm tài sản mang đi trao đổi:
Số khấu hao lũy kế: (45.000:15) x 5 = 15.000
Giá trị còn lại: 45.000 – 15.000 = 30.000
Định khoản:
Nợ TK Hao mòn tài sản vô hình: 15.000
Nợ TK Chi phí: 30.000
Có TK Tài sản vô hình: 45.000
- Ghi tăng thu nhập từ trao đổi TSVH:
Nợ TK Nợ Phải thu khách hàng: 40.000
Có TK Doanh thu: 40.000
Trang 3- Nhận tài sản vô hình mới trao đổi:
Nợ TK Tài sản vô hình: 35.000
Có TK Nợ phải thu khách hàng: 35.000
- Khoản tiền điều chỉnh thêm:
Nợ TK Tiền gửi Ngân hàng: 5.000
Có TK Nợ phải thu khách hàng: 5.000
3,
Chênh lệch tăng ghi nhận vào doanh thu trong kỳ: 1.500
Định khoản:
Nợ TK tài sản vô hình: 1.500
Có TK doanh thu: 1.500
VD3:
Ngày 1/1/N, doanh nghiệp A mua một phần mềm quản trị doanh nghiệp, với giá mua trả chậm chưa có thuế là 120 triệu đồng Thuế GTGT: 10% Doanh nghiệp đã trả 40 triệu đồng bằng tiền gửi ngân hàng Giá mua ngay của phần mềm này là 100 triệu đồng Chi phí chạy thử là 20 triệu, đã trả bằng tiền mặt Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản này là 5 năm Doanh nghiệp khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng Giá trị thanh lý ước tính của tài sản bằng 0
1, Xác định giá trị ban đầu, định khoản và xác định mức khấu hao tài sản
2, Trình bày các thông tin liên quan đến tài sản này trên bảng Cân đối kế toán năm N?
3, Giả sử đến ngày 1/1/N+4, doanh nghiệp xác định không tiếp tục sử dụng phần mềm này do nó trở nên lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp Kế toán sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Trả lời:
1, Ta thấy, Tài sản được mua theo phương thức trả chậm Vì vậy nguyên giá của phần mềm này được phản ánh theo giá mua trả ngay
Tại ngày 1/1/N: Nguyên giá tài sản
= Giá mua( chưa thuế GTGT) +Chi phí liên quan đưa tài sản vào sử dụng
Trang 4→Nguyên giá= 100 + 20 = 120 triệu đồng
Còn phần chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả ngay = 20 triệu được ghi nhận vào chi phí tiền lãi trong kì
Đinh khoản:
Nợ TK Tài sản vô hình: 120
Nợ TK Chi phí tiền lãi: 20
Nợ TK Thuế GTGT: 12
Có TK Nợ phải trả người bán: 92
Có TK Tiền gửi Ngân hàng: 40
Có TK Tiền mặt: 20
Ta có: Mức khấu hao hằng năm của Phần mềm là:
5
0 120
ich huu dung su gian Thoi
tinh uoc ly thanh tri Gia gia
Nguyen
Như vậy mức khấu hao Tài sản hằng năm = 24 triệu đồng
Định khoản:
Nợ TK Chi phí quản lý doanh nghiệp : 24
Có TK Hao mòn tài sản vô hình: 24
2, Thông tin trình bày trên BCĐKT năm N: Đvt: Triệu đồng
- Chỉ tiêu Nguyên giá Tài sản vô hình: 120
- Chỉ tiêu Giá trị hao mòn lũy kế: 24
- Chỉ tiêu Tài sản vô hình: 96
3, Do Doanh nghiệp không tiếp tục sử dụng phần mềm này do nó trở nên lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp không thu được lợi ích kinh tế từ việc dùng phần mềm này
Kế toán sẽ tiến hành dừng ghi nhận tài sản này
VD4:
Trang 5Trong năm N, doanh nghiệp A tiến hành nghiên cứu và triển khai xây dựng một quy trình sản xuất sản phẩm mới, các chi phí liên quan bao gồm:
Chi phí về nghiên cứu phát sinh trước 1/5/N là 500 triệu đồng, đã trả bằng tiền mặt
Chi phí liên quan đến việc triển khai xây dựng quy trình công nghệ trên phát sinh từ 1/5 đến 31/12/N là 2000 triệu đồng
Biết rằng: Tại 1/5/N doanh nghiệp xác định bí quyết của quy trình sản xuất sản phẩm mới này thỏa mãn điều kiện ghi nhận Tài sản vô hình
Quy trình sản xuất được hoàn thành trong năm N và bắt đầu đưa vào sử dụng trong bộ phận sản xuất từ 1/1/N+1 Thời gian sử dụng hữu ích ước tính là 5 năm Giá trị thanh lý cuối năm thứ 5 là không đáng kể Khấu hao Tài sản theo phương pháp đường thẳng
Ngày 31/12/N+2, doanh nghiệp thực hiện đánh giá lại giá trị của quy trình công nghệ trên Theo đó giá trị hợp lý của tài sản tại thời điểm này là 2400 triệu đồng
Yêu cầu: xác định nguyên giá, giá trị khấu hao của quy trình công nghệ ở thời điểm ghi nhận ban đầu và thời điểm đánh giá lại
Trả lời:
Tại ngày 1/1/N+1
- Nguyên giá Tài Sản Vô Hình = 2000 triệu đồng
Định khoản:
Nợ TK Tài sản vô hình: 2000
Có TK Liên quan: 2000
- Chi phí phát sinh trong kỳ từ hoạt động nghiên cứu= 500 triệu đồng Định khoản:
Nợ TK Chi phí sản xuất chung: 500
Có TK: Tiền mặt: 500
- Giá trị khấu hao hàng năm là:
5
0 2000
ich huu dung su gian Thoi
tinh uoc ly thanh tri Gia gia
Nguyen
Trang 6Định khoản:
Nợ TK Chi phí sản xuất chung: 400
Có TK Hao mòn tài sản vô hình: 400
Tại ngày 31/12/N+2,Vậy giá trị còn lại = 2000 – 400*2 =1.200
- Bút toán ghi tăng giá trị ghi sổ của tài sản theo giá trị đánh giá lại:
Nợ TK Tài sản vô hình: 1.200
Có TK Chênh lệch đánh giá lại tài sản: 1.200
Số khấu hao hàng năm trong 3 năm tới là: 2.400 : 3 = 800 triệu đồng
So sánh với số khấu hao theo nguyên giá cũ là 400 triệu đồng Vì vậy mỗi năm chênh lệch 800 – 400 = 400 sẽ được hạch toán như một khoản thu nhập được thực hiện:
Nợ: TK Chênh lệch đánh giá tài sản: 400
Có: Lợi nhuận chưa phân phối: 400
VD5:
- Ngày 1/1/N công ty A mua một bằng sáng chế công thức sữa của công
ty B dùng cho bộ phận sản xuất Giá mua trả chậm chưa có thuế: 24.000 USD Doanh nghiệp đã trả bằng TGNH 4.000 USD Số tiền còn lại trả dần trong 5 tháng tiếp theo Thuế suất thuế GTGT 10% Giá mua trả ngay của bằng sáng chế này là 19.000 USD
- Chi phí phát sinh liên quan tới mua tài sản là:
Chi phí môi giới : 1.000USD
Chi phí đào tạo nhân viên sử dụng công nghệ mới này là 3.000 USD Tất cả chi phí đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
- Tài sản dự kiến sử dụng hữu ích trong vòng 5 năm, giá trị thanh lý bằng 0
Yêu cầu:
1, Xác định ghi nhận ban đầu và Định khoản
2, Trình bày các chỉ tiêu trên BCĐKT năm N, N+1, N+2
Trả lời: Đơn vị tính: USD
Trang 71,
a, Năm N
- Nguyên giá tài sản = Giá mua trả tiền ngay + chi phí môi giới
= 19.000 +1.000 = 20.000 USD
5
0 20000
ich huu dung su gian Thoi
tinh uoc ly thanh tri Gia gia Nguyen
Định khoản:
Ngày 1/1/N:
+ Nợ TK Tài sản vô hình: 20.000
Nợ TK Thuế GTGT: 2.000
Nợ TK Chi phí tiền lãi: 5.000
Có TK Tiền gửi Ngân hàng: 5.000
Có TK Nợ phải trả người bán 22.000 (SCT: Công ty B: 22.000) + Chi phí đào tạo:
Nợ TK Chi phí quản lý doanh nghiệp: 3.000
Có TK Tiền gửi ngân hàng: 3.000
Trong năm: Hao mòn lũy kế:
Nợ TK Chi phí sản xuất chung: 4.000
Có TK Hao mòn tài sản vô hình: 4.000
Số tiền trả ở những tháng tiếp theo, khi trả tiền hạch toán:
Số tiền chưa trả: 24.000 – 4.000 = 20.000
Số tiền phải trả hàng tháng: 20.000 : 5 = 4.000
Định khoản:
Nợ TK Nợ phải trả người bán: 4.000
(SCT công ty B: 4.000)
Có TK TGNH: 4.000
Trang 8b, Năm N+1:
- Giá trị khấu hao trong kỳ là: 4.000
Nợ TK Chi phí sản xuất chung: 4.000
Có TK Hao mòn Tài sản vô hình: 4.000
c, Năm N+2:
- Giá trị khấu hao Tài sản trong kỳ là: 4.000
Nợ TK Chi phí sản xuất chung: 4.000
Có TK Hao mòn tài sản vô hình: 4.000
2, Trình bày các thông tin trên BCĐKT:
a, Năm N
- Chỉ tiêu Nguyên giá tài sản vô hình: 20.000
- Chỉ tiêu Giá trị hao mòn lũy kế: 4.000
- Chỉ tiêu Tài sản vô hình: 16.000
b, Năm N+1
- Chỉ tiêu Nguyên giá Tài sản vô hình: 20.000
- Chỉ tiêu Giá trị hao mòn lũy kế: 8.000
- Chỉ tiêu Tài sản vô hình: 12.000
c, Năm N+2
- Chỉ tiêu Nguyên giá Tài sản vô hình: 20.000
- Chỉ tiêu Giá trị hao mòn lũy kế: 12.000
- Chỉ tiêu Tài sản vô hình: 8.000
VD6:
Trang 9Ông A sở hữu quyền sử dụng đất và nhà trị giá 40.000 và 60.000 từ 5 năm trước Quyền sử dụng đất không được khấu hao, tòa nhà khấu hao trong 10 năm Một chuyên gia định giá và kết luận: giá trị thị trường của tài sản này là 120.000 và 50.000
Yêu cầu: Xác định giá trị của từng tài sản trên bảng cân đối kế toán theo phương pháp giá gốc?
Trả lời:
Theo bài ra: Quyền sử dụng đất không khấu hao, tòa nhà được khấu hao trong
10 năm
Suy ra: Số khấu hao hàng năm cho tòa nhà là: 60.000 : 10 = 6.000
Số còn lại chưa khấu hao là: 60.000 - 6.000*5 = 30.000
Suy ra: Theo phương pháp giá gốc:
Trị giá quyền sử dụng đất là: 40.000
Trị giá tòa nhà là: 30.000
VD7: (ĐVT: nghìn đồng)
Doanh nghiệp A trao đổi tương tự với công ty X một phần mềm thanh toán sử dụng cho máy tính Cả 2 phần mềm đem trao đổi này đều không xác định được thời gian sử dụng hữu ích Nguyên giá của phần mềm DN A đem trao đổi là 3000
- Cuối năm N, doanh nghiệp đánh giá lại phần mềm trao đổi được Giá trị đánh giá lại là 3.200
- Cuối năm N+1, doanh nghiệp đánh giá lại phần mềm trao đổi được Giá trị giảm xuống còn 2.900
- Cuối năm N+4, doanh nghiệp đánh giá lại phần mềm trao đổi được Giá trị đánh giá lại là 2.500
-Cuối năm N+9, DN nhận thấy không thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng phần mềm này nữa DN quyết định dừng ghi nhận phần mềm này
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ?
Trả lời: Định khoản:
-Khi trao đổi:
+Phản ánh phần tài sản đem đi trao đổi:
Trang 10Nợ TK Chi phí: 3000
Có TK Tài sản vô hình: 3000
+Phản ánh phần tài sản nhận về do trao đổi:
Nợ TK Tài sản vô hình: 3000
Có TK Doanh thu: 3000
-Cuối năm N:
Nợ TK Tài sản vô hình: 200
Có TK Doanh thu: 200
-Cuối năm N+1:
Nợ TK Chi phí: 300
Có TK Tài sản vô hình: 300
-Cuối năm N+4:
Nợ TK Chi phí: 400
Có TK Tài sản vô hình: 400
-Cuối năm N+9:
Nợ TK Chi phí: 2500
Có TK Tài sản vô hình: 2500
VD8: (ĐVT: nghìn đồng)
Ngày 1/1/N, doanh nghiệp X mua bằng sáng chế một dây chuyền công nghệ dùng cho sản xuất sản phẩm với giá mua chưa thuế 5.000, Thuế GTGT: 10% Doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
Chi phí mua tài sản này tập hợp được là 400, chi phí đào tạo nhân viên là 200, đều được thanh toán bằng tiền mặt Tài sản vô hình này có thời gian sử dụng
Trang 11hữu ích dự tính là 9 năm, DN khấu hao theo phương pháp đường thẳng, giá trị thanh lý dự tính là 0
Yêu cầu: Xác định ghi nhận ban đầu, tính khấu hao và định khoản trong năm N?
Trả lời:
- Nguyên giá tài sản vô hình = Giá mua + Chi phí mua
= 5.000 + 400 = 5.400
Định khoản:
Nợ TK Tài sản vô hình: 5.400
Nợ TK Thuế GTGT: 500
Có TK Tiền gửi ngân hàng: 5.500
Có TK Tiền mặt: 400
- Phản ánh chi phí đào tạo nhân viên:
Nợ TK Chi phí: 200
Có TK Tiền mặt: 200
- Cuối năm N:
Giá trị khấu hao hàng năm của TSCĐ vô hình này là:
9
0 5400
ich huu dung su gian Thoi
tinh uoc ly thanh tri Gia gia
Nguyen
Nợ TK Chi phí: 600
Có TK Hao mòn tài sản vô hình: 600
VD9:
Năm N, Doanh nghiệp A mua một thương hiệu bánh trung thu X Giá trị: $1m, Năm N+1, Doanh nghiệp B yêu cầu mua lại thương hiệu này với giá $1,5m Liệu doanh nghiệp X có ghi nhận lại giá trị của thương hiệu bánh là $1,5m không? Tại sao?
Trả lời:
Trang 12Doanh nghiệp A không ghi nhận nguyên giá của Tài sản vô hình này là $1,5m Bởi chỉ có duy nhất một doanh nghiệp B đến mua Nên mức giá $1,5m là không hợp lý
VD10
Ngày 1/1/N, công ty dệt may A mua bản quyền sản xuất mẫu thiết kế DL08 của công ty thời trang X Giá mua: 60.000, trong thời hạn là 5 năm Bên cạnh đó, công ty dệt may A còn bỏ ra 10.000 để thuê nhà tư vấn thiết kế của công ty X
để giám sát và tư vấn trong quá trình sản xuất
Yêu cầu: Ghi nhận ban đầu tài sản tại công ty A
Trả lời:
Nguyên giá của tài sản = Giá mua + chi phí tư vấn = 60.000 + 10.000 = 70.000 Định khoản:
Nợ TK tài sản vô hình: 70.000
Có TK phải trả cho người bán: 70.000
(SCT công ty X: 70.000)
VD11:
Nhà đài mua bản quyền chương trình truyền hình một game show Hợp đồng có thỏa thuận được quyền phát trong vòng 5 năm Có các chi phí sau:
- Mua bản quyền: 1 tỷ
- Quảng cáo chương trình: 100 triệu
Yêu cầu: Xác định chi phí nào được phép vốn hóa vào TSVH trên
Trả lời:
- Chỉ mua bản quyền: được phép vốn hóa
- Chỉ quảng cáo: tính vào chi phí