1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Quy tắc trọng âm cô nguyễn ngọc anh

5 351 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 278,34 KB

Nội dung

Quy tắc trọng âm cô nguyễn ngọc anh Quy tắc trọng âm cô nguyễn ngọc anh Quy tắc trọng âm cô nguyễn ngọc anh Quy tắc trọng âm cô nguyễn ngọc anh Quy tắc trọng âm cô nguyễn ngọc anh Quy tắc trọng âm cô nguyễn ngọc anh Quy tắc trọng âm cô nguyễn ngọc anh

Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Tiếng Anh (Cô Nguyễn Ngọc Anh) Qui tắc trọng âm cơ bản Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1- Thế nào là trọng âm từ? Trọng âm từ là lực phát âm được nhấn vào một âm tiết nhất định trong một từ. Khi ta đọc đến âm tiết này thì lực phát âm sẽ mạnh hơn khi phát âm các âm tiết khác. Trọng âm chỉ rơi vào những âm tiết mạnh tức là những âm tiết có chứa nguyên âm mạnh, nguyên âm đôi hoặc nguyên âm dài. 1. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất - Hầu hết các danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất Ví dụ: Danh từ: PREsent, Export, CHIna, Table Tính từ: PREsent, SLENder, CLEver, HAPpy - Đối với động từ nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và kết thúc không nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ: ENter, TRAvel, Open… - Các động từ có âm tiết cuối chứa ow thì trọng âm cũng rơi vào âm tiết đầu. Ví dụ: FOllow, BOrrow… - Các động từ có 3 âm tiết có âm tiết cuối chứa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đầu nhận trọng âm. Ví dụ: PAradise, EXercise… 2. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai - Hầu hết động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 Ví dụ: to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN - Nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết thúc với nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đó nhận trọng âm. Ví dụ: proVIDE, proTEST, aGREE… - Đối với động từ 3 âm tiết qui tắc sẽ như sau: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm ngắn hoặc kết thúc không nhiều hơn một nguyên âm thì âm tiết thứ 2 sẽ nhận trọng âm. Ví dụ: deTERmine, reMEMber, enCOUNter… 3. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 tính từ dƣới lên Những từ có tận cùng bằng –ic, -sion, tion thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 tính từ dưới lên: Ví dụ: Những từ có tận cùng bằng –ic: GRAphic, geoGRAphic, geoLOgic… Những từ có tận cùng bằng –sion, tion: sugGEStion, reveLAtion… Ngoại lệ: TElevison có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất 4. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dƣới lên Các từ tận cùng bằng –ce, -cy, -ty, -phy, -gy thì trọng âm đều rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên. Ví dụ: deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, geOLogy Các từ tận cùng bằng –ical cũng có trọng tâm rơi vào âm tiết thứ 3 tính từ dưới lên Ví dụ: CRItical, geoLOgical CÁC QUI TẮC TRỌNG ÂM CƠ BẢN PHƢƠNG PHÁP LÀM BÀI THI ĐẠI HỌC (TÀI LIỆU THAM KHẢO) Đây là tài liệu tham khảo “Các qui tắc trọng âm cơ bản và phương pháp làm bài thi Đại học” thuộc khóa học LTĐH KIT-2: Môn Tiếng Anh (Cô Nguyễn Ngọc Anh). Để có thể nắm vững toàn bộ kiến thức ôn thi Tốt nghiệp và Đại học môn Tiếng Anh, Bạn nên tham gia khóa học LTĐH KIT-2: Môn Tiếng Anh (Cô Nguyễn Ngọc Anh) tại Hocmai.vn Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Tiếng Anh (Cô Nguyễn Ngọc Anh) Qui tắc trọng âm cơ bản Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2- 5. Từ ghép (từ có 2 phần) Đối với các danh từ ghép trọng âm rơi vào phần đầu: BLACKbird, GREENhouse… Đối với các tính từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: bad-TEMpered, old-FASHioned… Đối với các động từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: to overCOME, to overFLOW… Lưu ý: 1. Các phụ tố không làm ảnh hưởng tới trọng âm của câu: -able, -age, -al, -en, -ful, -ing, -ish, -less, -ment, -ous. 2. Các phụ tố bản thân nó nhận trọng âm câu: -ain (entertain), -ee (refugee, trainee), -ese (Portugese, Japanese), -ique (unique), -ette (cigarette, laundrette), -esque (picturesque), -eer (mountaineer), -ality (personality), -oo (bamboo), -oon (balloon), mental (fundamental). Ngoại lệ: COfee, comMITtee, ENgine 3. Trong các từ có hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở âm tiết ngay trước hậu tố: -ian (musican), -id (stupid), -ible (possible), -ish (foolish), -ive (native), -ous (advantageous), -ial (proverbial, equatorial), -ic (climatic), -ity (ability, tranquility). Trước hết, chúng ta chia các từ trong tiếng anh thành hai loại: simple word và complex word. Simple word là những từ không có prefix và suffix. Tức là từ gốc của một nhóm từ đấy. Còn complex word thì ngược lại, là từ nhánh I. Simple Word 1. Two – syllable words: từ có hai âm tiết Ở đây sự lựa chọn rất đơn giản hoặc trọng âm sẽ nằm ở âm tiết đầu, hoặc âm tiết cuối. 1.1 Qui tắc cho động từ và tính từ: - Nếu âm tiết thứ 2 có nguyên âm dài hay nguyên âm đôi hoặc nó tận cùng bằng hơn một phụ âm thì nhân vào âm tiết thứ 2: Ví dụ: ap‟ply (cung ứng) – có nguyên âm đôi. ar‟rive (đến) – nguyên âm đôi at‟tract (hấp dẫn) – kết thúc nhiều hơn một phụ âm as‟sist (hỗ trợ) – kết thúc nhiều hơn một phụ âm - Nếu âm tiết có nguyên âm ngắn và có một hoặc không có phụ âm cuối thì chúng ta nhấn vào âm tiết thứ 1. Ví dụ „enter (đi vào) – không có phụ âm cuối và nguyên âm cuối là nguyên âm ngắn „envy (đố kị) – không có phụ âm cuối và nguyên âm cuối là nguyên âm ngắn Lưu ý: rất nhiều động từ và tính từ có hai âm tiết không theo qui tắc. Ví dụ: „honest/‟perfect (chân thành, hoàn hảo) 1.2 Qui tắc cho danh từ - Nếu âm tiết thứ 2 có nguyên âm ngắn thì nhấn vào âm tiết đầu Ví dụ: „money/ „product/ „larynx (tiền, sản phẩm, thanh quản) - Nếu âm tiết thứ 2 không có nguyên âm ngắn thì nhấn vào âm tiết thứ 2 Ví dụ: bal‟loon/ de‟sign/ es‟tate (quả bóng, mẫu thiết kế, bất động sản) 2. Three-syllable words: Những từ có 3 âm tiết 2.1 Qui tắc đối với động từ và tính từ: - Nếu âm tiết cuối là nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc tận cùng bằng hơn một phụ âm thì chúng ta nhấn vào âm tiết cuối: Ví dụ: enter‟tain/ resu‟rect (giải trí, cứu sống) - Nếu âm tiết cuối là nguyên âm ngắn thì nhấn vào âm tiết giữa, nếu âm tiết giữa cũng là nguyên âm ngắn thì chúng ta nhấn vào âm tiết thứ 1 Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Tiếng Anh (Cô Nguyễn Ngọc Anh) Qui tắc trọng âm cơ bản Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3- Như vậy đối với từ có 3 âm tiết, chúng ta sẽ chỉ nhận vào âm tiết nào là nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi, xét từ âm tiết cuối lên đầu 2.2 Qui tắc đối với danh từ: Chúng ta phải xét âm tiết cuối trở về trước - Nếu âm thứ 3 là nguyên âm ngắn thì âm đó KHÔNG được nhấn - Nếu âm thứ 3 là nguyên âm ngắn và âm thứ 2 là nguyên âm dài hay nguyên âm đôi thì nhấn vào âm tiết thứ 2. Ví dụ: po‟tato/ di‟saster (khoai tây, thiên tai) - Nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi, hoặc kết thúc bằng nhiều hơn một phụ âm thì chúng ta nhấn vào âm tiết thứ 1. Ví dụ: „quantity (số lượng) Đó là đối với simple words, còn đối với complex words thì khó khăn hơn vì hầu hết chúng ta đều phải nhớ máy móc. II. Complex words đƣợc chia thành 2 loại: - Từ tiếp ngữ (là những từ được tạo thành từ từ gốc thêm tiếp đầu ngữ hay tiếp vị ngữ) - Từ ghép (là những từ do hai hay nhiều từ ghép lại thành) 1. Tiếp vị ngữ (suffixes) - Trọng âm nằm ở phần tiếp vị ngữ: Đối với các từ gốc mang các vị ngữ sau đây, thì trọng âm nằm chính ở phần vị ngữ đó: ain enter‟tain (giải trí), ascer‟tain (xác định) ee emplo‟yee (nhân viên), refu‟gee (người tị nạn) eer volun‟teer (tình nguyện viên), mountain‟neer (người miền núi) ese Joura‟lese (văn phòng), Portu‟gese (người Bồ Đào Nha) ette ciga‟rette (thuốc lá), launde‟rette (tiệm giặt ủi) esque pictu‟resque (mỹ lệ), uni‟que (duy nhất) - Tiếp vị ngữ không có ảnh hưởng vị trí trọng âm: Những tiếp vị ngữ sau đây, khi nằm trong từ gốc thì không ảnh hưởng tới vị trí trọng âm của từ gốc đó, có nghĩa là trước khi có tiếp vị ngữ, trọng âm nằm ở đâu, thì bây giờ nó vẫn ở đấy: able „comfortable (thoải mái), re‟liable (đáng tin cậy) age „anchorage (nơi neo đậu) al re'fusal (từ chối), „natural (tự nhiên) en „widen (làm rộng ra) ful „beautiful (đẹp) ing a'mazing (ngạc nhiên) like „birdlike (như chim) less „powerless (bất lực) ly „lovely (dễ thương), „hurriedly (vội vàng) ment „punishment (sự trừng phạt) ness „happiness (niềm hạnh phúc) ous „dangeruous (nguy hiểm) fy „glorify (tôn vinh) wise „otherwise (mặt khác) y (tính từ hay danh từ) „funny (niềm vui) ish (tính từ) „childish (trẻ con), „foolish (dại dột) Riêng đối với động từ có từ gốc hơn một âm tiết thì chúng ta nhấn vào âm tiết ngay trước tiếp vị ngữ: de‟molish, re‟plenish. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Tiếng Anh (Cô Nguyễn Ngọc Anh) Qui tắc trọng âm cơ bản Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4- - Còn một số tiếp vị ngữ là ance, ant, ary thì trọng âm của từ luôn ở từ gốc, nhưng không có cách xác định rõ là âm tiết nào, nó tuỳ thuộc vào các nguyên âm của từ gốc đó, căn cứ vào qui tắc dành cho simple words rồi xác định là được - Đối với tiếp đầu ngữ (prefixes) thì chúng ta không có qui tắc cụ thể, do tác dụng của nó đối với âm gốc không đồng đều, độc lập và không tiên đoán được. Do vậy, các bạn phải học máy móc thôi, không có cách nào khác! 2. Từ ghép - Đối với từ ghép gồm hai loại danh từ thì nhấn vào âm tiết đầu Ví dụ: „typewriter, „suitcase, „teacup, „sunrise (máy đánh chữ, hành lý, tách trà, bình minh) - Đối với từ ghép có tính từ ở đầu, còn cuối kết thúc bằng ed, nhấn vào âm tiết đầu của từ cuối Ví dụ: bad-„tempered (nóng tính) - Đối với từ ghép có tiếng đầu là con số thì nhấn vào tiếng sau: Ví dụ: three-„wheeler (xe ba gác) - Từ ghép đóng vai trò là trạng ngữ thì nhấn vần sau Ví dụ: down-„stream (hạ lưu) - Từ ghép đóng vai trò là động từ nhưng tiếng đầu là trạng ngữ thì ta nhấn âm sau Ví dụ: down-„grade, ill-„treat (hạ bệ, ngược đãi) - Danh từ kép: nhấn ở yếu tố thứ nhất của danh từ + Noun – Noun Ví dụ: „Classroom, „teapot (lớp học, ấm trà) + Noun + Noun Ví dụ: „apple tree, „fountain pen (cây táo, bút bi) + Gerund (V_ing) + Noun Ví dụ: „writing paper, „swimming pool (giấy viết, hồ bơi) - Đa số những từ hai âm tiết có trọng âm ở âm tiết đầu, nhất là khi tận cùng bằng er, or, y, ow, ance, ent, en, on. Ví dụ: ci‟ment, e‟vent (xi măng, sự kiện) - Đa số những từ có 3 âm tiết có trọng âm ở âm tiết đầu, nhất là khi tận cùng là ary, erty, ity, oyr - Đa số những động từ có 2 âm tiết, trọng âm nằm ở âm tiết thứ 2. Ví dụ: re‟peat (nhắc lại) - Trọng âm trước những vần sau đây: -cial, -tial, -cion, -sion, -tion, -ience, -ient, -cian, -tious, -cious, - xious Ví dụ: „special, „dicussion, „nation, poli‟tician (đặc biệt, cuộc thảo luận, quốc gia, chính trị gia) - Trọng âm trước những vần sau: -ic, -ical, -ian, -ior, -iour, -ity, -ory, -uty, -eous, -ious, -ular, -ive Ví dụ: „regular, ex‟pensive, „injury (thường xuyên, đắt đỏ, vết thương) - Danh từ chỉ các môn học có trọng âm cách âm tiết cuối 1 âm tiết Ví dụ: ge‟ology, bi‟ology (địa lí, sinh học) - Từ có tận cùng bằng -ate, -ite, -ude, -ute có trọng âm cách âm tiết cuối 1 âm tiết Ví dụ: „institute (viện) - Đa số danh từ ghép có trọng âm rơi vào âm tiết đầu Ví dụ: „raincoat (áo mưa) - Tính từ ghép trọng âm rơi vào âm tiết đầu Ví dụ: „homesick (nhớ nhà) - Trạng từ ghép có trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 Ví dụ: down‟stream (hạ lưu) - Tính từ ghép có từ đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ thì trọng âm rơi vào từ thứ 2, tận cùng bằng –ed. Ví dụ: well-„dressed (mặc đẹp) - Qui tắc cơ bản: + Những từ thuộc về nội dung được đánh trọng âm + Những từ thuộc về cấu trúc không đánh trọng âm + Khoảng thời gian cho những từ được đánh trọng âm là bằng nhau Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Tiếng Anh (Cô Nguyễn Ngọc Anh) Qui tắc trọng âm cơ bản Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5- - Trọng âm được coi như nhạc điệu của tiếng Anh. Giống như trọng âm trong từ, trọng âm trong câu có thể giúp bạn hiểu được người khác nói gì dễ hơn rất nhiều, đặc biệt là những người nói nhanh. - Hầu hết các từ trong câu được chia làm hai loại: + Từ thuộc về nội dung: là những từ chìa khoá của một câu. Chúng là những từ quan trọng chứa đựng ý nghĩa của câu. + Từ thuộc về mặt cấu trúc: những từ không quan trọng lắm, chỉ để cho các câu đúng về mặt ngữ pháp. Nghĩa là nếu bạn bỏ qua các từ này khi nói, mọi người vẫn hiểu được ý của bạn. - Từ thuộc về mặt nội dung: được đánh trọng âm gồm có: + Động từ chính Ví dụ: sell/give/employ (bán, đưa, thuê mướn) + Danh từ: Ví dụ: car/music (xe hơi, âm nhạc) + Tính từ: Ví dụ: red/big/interesting (đỏ, to, thích thú) + Trạng từ: Ví dụ: quickly/loudly/never (nhanh, lớn tiếng, không bao giờ) + Trợ động từ (tính chất phủ định): CAN‟T, DON‟T - Từ thuộc về mặt cấu trúc: không đánh trọng âm, gồm có: + Đại từ: he, we, they… + Giới từ: in, at, into… + Mạo từ: a, an, the + Liên từ: and, but, because… + Trợ động từ: do, be, have, can, must… - Chú ý: + Đôi khi chúng ta đánh trọng âm vào những từ mà chỉ có ý nghĩa về mặt cấu trúc, ví dụ như khi chúng ta muốn nhấn mạnh thông tin. Ví dụ: “They‟ve been to Mongolia, haven‟t they” (Họ đã đến Mongolia, có phải không?) “No, THEY haven‟t, but WE have.” (Không, HỌ không đến nhưng CHÚNG TÔI thì đến rồi) + Khi “TO BE” là động từ chính, nó không được đánh trọng âm. Giáo viên: Nguyễn Ngọc Anh Nguồn: Hocmai.vn . học môn Tiếng Anh, Bạn nên tham gia khóa học LTĐH KIT-2: Môn Tiếng Anh (Cô Nguyễn Ngọc Anh) tại Hocmai.vn Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Tiếng Anh (Cô Nguyễn Ngọc Anh) Qui tắc trọng âm cơ bản . âm tiết mạnh tức là những âm tiết có chứa nguyên âm mạnh, nguyên âm đôi hoặc nguyên âm dài. 1. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất - Hầu hết các danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm. có 3 âm tiết có âm tiết cuối chứa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đầu nhận trọng âm. Ví dụ: PAradise, EXercise… 2. Trọng âm rơi vào âm tiết

Ngày đăng: 07/10/2014, 06:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w