1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

huyen van ban

24 590 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

lam nghiep

LỜI MỞ ĐẦU Với tư cách là một sinh viên năm cuối sắp ra trường, cùng những kiến thức được các thầy cô trang bị trong nhà trường, kết hợp với việc tự nghiên cứu học tập qua thực tiễn và tham khảo qua sách báo. Điều đó vẫn chưa đủ cho mỗi sinh viên trước khi ra trường phục vụ công tác. Đặc biệt là trong thời gian thực tập 15 tuần lần này, thực sự đã đem lại cho tôi nhiều điều bổ ích và hiểu biết đối với mỗi sinh viên cuối khoá. Trong thời gian đầu, với 5 tuần thực tập đầu tiên đã giúp tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế, cách làm việc, cụ thể hoá những kiến thức từ trong sách vở, có điều kiện cọ sát với thực tế và đời sống xã hội hiện tại. Thực sự đã giúp cho sinh viên hiểu sâu hơn những kiến thức đã được học trong nhà trường, đồng thời có cơ hội thực hành, vận dụng kiến thức của mình để làm quen những công việc, những nhiệm vụ cụ thể thực tế của cơ quan đơn vị. Với mong muốn được tìm hiểu về quê hương nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi trưởng thành, tôi đã liên hệ thực tập tại Hạt Kiểm Lâm huyện Văn Bàn. Qua 5 tuần thực tập từ 10/1-18/2/2009 với sự giúp đỡ nhiệt tình của các Bác, cô chú trong Hạt Kiểm Lâm huyện Văn Bàn. Đã giúp tôi có được một số hiểu biết về cơ quan, để hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp đồng thời có cơ sở định hướng chọn đề tài thực tập, tôi xây dựng nội dung báo cáo như sau: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP GỒM I. Lịch sử hình thành và phát triển của Hạt Kiểm Lâm huyện Phú Lương II. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hạt Kiểm Lâm huyện Phú Lương; III. Cơ cấu tổ chức, bộ máy và mối quan hệ giữa các bộ phận, tổ công tác và các trạm Kiểm Lâm địa bàn của Hạt Kiểm Lâm huyện Phú Lương IV. Hướng nghiên cứu đề taì thực tập; V. Đánh giá chung năng lực của Hạt Kiểm Lâm huyện Phú Lương 1 Chương I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HẠT KIỂM LÂM HUYỆN PHÚ LƯƠNG I. Lịch sử hình thành và phát triển của Hạt Kiểm Lâm huyện Phú Lương : 1. Tổng quan về Huyện Phú Lương : Huyện Phú Lương là một Huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm Thành phố Thái Nguyên 20 Km về phía đông nam. Huyện Phú Lương có tổng diện tích tự nhiên là: 368.82 km2, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp có: 119.79 km2 chiếm 42.65%; Đất lâm nghiệp có: 164.98 km2 , chiếm 44.73% diện tích; Đất khác có: 78.27km2 chiếm 12,62%. Dân số toàn huyện có: 105.152 người, gồm 9 dân tộc anh em sống sen kẽ trên 60% là dân tộc thiểu số. Huyện Phú Lương có nhiều tiềm năng lợi thế đặc biệt là tiềm năng lao động; đất đai; tài nguyên rừng chiếm 62,92% diện tích tự nhiên; tài nguyên khoáng sản có mỏ sắt Quý Sa, mỏ Pen Pát lớn nhất nhì quốc gia và vàng sa khoáng.v.v. Song nền kinh tế ở điểm xuất phát thấp. Do địa bàn rộng lớn phong tục, tập quán của mỗi dân tộc khác nhau, trình độ dân trí còn thấp, tập tục lạc hậu. Cơ sở hạ tầng đã có sự đầu tư song còn thiếu, còn chưa đồng đều so với nhu cầu phát triển. Đó là những trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Huyện. 2. Lịch sử hình thành và phát triển của hạt Kiểm Lâm huyện Phú Lương: Ngày 17/01/1974 Kiểm lâm Bắc Thái (nay là Thái Nguyên) được thành lập theo Nghị định 101/CP của Chính Phủ. Tổ chức bộ máy bao gồm: 03 Phòng nghiệp vụ, 01 Đội Kiểm soát lưu động, Trạm phúc kiểm lâm sản Đa Phúc và Hạt phúc kiểm lâm sản thành phố Thái Nguyên, 10 Hạt Kiểm lâm tổ chức theo địa giới hành chính với tổng số 274 biên chế. Năm 1979, theo Nghị định số 368/CP, Chi cục Kiểm lâm Bắc Thái được sáp nhập vào Sở lâm nghiệp. Thời điểm này, 2 Hạt Kiểm lâm Ngân Sơn và Chợ Rã được cắt theo 2 huyện về tỉnh Cao Bằng. Theo Quyết định số 80/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, Trạm phúc kiểm lâm sản Đa Phúc đã được giải thể, Đội tuần tra lưu động được sáp nhập vào phòng Pháp chế, đồng thời Trạm Kiểm lâm Núi Cốc được thành lập để bảo vệ 6.000 ha rừng cấm Núi Cốc. Năm 1988, được sự nhất trí của Bộ Lâm 2 nghiệp, UBND tỉnh Bắc Thái đã ra Quyết định số 145/QĐ-UB về việc thành lập 02 Trạm kiểm soát lâm sản Hoá Trung và Sơn Cẩm trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, nhằm ngăn chặn vận chuyển lâm sản trái phép trên Quốc lộc 1B và Quốc lộ 3. Năm 1990, UBND tỉnh có Quyết định số 111/QĐ-UB ngày 15 tháng 9 năm 1990, thành lập Hạt lâm nghiệp - Kiểm lâm trực thuộc Sở lâm nghiệp; lúc này lực lượng Kiểm lâm còn lại 02 Phòng chức năng và 3 Trạm trực thuộc với tổng biên chế 37 cán bộ, công chức. Năm 1991, khi thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc, Sở lâm nghiệp Bắc Thái có Quyết định đưa Trạm Kiểm lâm Núi Cốc trực thuộc Ban. Chi cục Kiểm lâm còn lại 27 cán bộ, công chức. Thực hiện Nghị định 39/CP của Chính phủ, UBND tỉnh Bắc Thái đã ra Quyết định số 109/QĐ-UB ngày 30 tháng 9 năm 1994 về việc tách Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Lâm nghiệp sang trực thuộc UBND tỉnh Bắc Thái; lúc này, biên chế của Kiểm lâm Bắc Thái là 255 người. Khi tỉnh Bắc Thái chia tách thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Quyết định số 39/QĐ-UB ngày 22 tháng 01 năm 1997 về việc tổ chức lại bộ máy của Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên gồm: 3 Phòng tham mưu, 01 Đội Kiểm lâm cơ động, 01 Hạt phúc kiểm lâm sản và 3 Trạm kiểm soát, 01 Hạt Kiểm lâm đặc thù (quản lý bảo vệ rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc), 8 Hạt Kiểm lâm địa bàn (có 01 Hạt Kiểm lâm liên huyện). Năm 2004, UBND tỉnh đã có QĐ tách Trạm Kiểm lâm thị xã Sông Công trực thuộc Hạt Kiểm lâm Phổ Yên về trực thuộc Chi cục Kiểm lâm . Năm 2005, UBND tỉnh có Quyết định số 1410/QĐ-UBND sáp nhập Ban quản lý rừng phòng hộ (trực thuộc Sở nông nghiệp và PTNT) và Hạt Kiểm lâm Núi Cốc thành Ban quản lý rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc trực thuộc Chi cục Kiểm lâm. Năm 2006, UBND tỉnh có Quyết định số 448/2006/QĐ -UBND thành lập Đội Kiểm lâm cơ đông số 2 trên cơ sở xắp xếp lại 02 Trạm kiểm soát lâm sản và QĐ số 2307/QĐ-UBND ngày 18/10/2006 V/v tổ chức lại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng huyện Võ Nhai trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên. Thực hiện Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm. Ngày 28/12/2007 UBND tỉnh Thái Nguyên có Quyết định số: 3091/QĐ-UBND V/v Chuyển Chi cục Kiểm Lâm trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh về trực thuộc Sở nông ngiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên Ngày 13/01/2010 UBND tỉnh có Quyết Định số 51/QĐ-UBND về việc thành lập BQL ATK Định Hoá trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại BQL ATK Định Hoá và Hạt Kiểm lâm Định Hoá. Hiện tại tổ chức bộ máy theo Quyết đinh số 1318/QĐ-UBND ngày 17/06/2008 V/v Tổ chức lại bộ máy của Chi cục Kiểm lâm và Quyết Định số 51/QĐ-UBND ngày 13/01/2010. Bộ máy của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên 3 gồm: 04 phòng nghiệp vụ; 01 đội Kiểm lâm cơ động – Phòng cháy chữa cháy rừng; 08 Hạt Kiểm lâm địa bàn của 08 Huyện, Thành phố, Thi xã; 03 Ban quản lý rừng; 02 Hạt Kiểm lâm đặc thù (Hạt Kiểm lâm Hồ Núi Cốc và Hạt Kiểm lâm rừng ATK Định Hoá). II. Chức năng, nhiệm vụ: Xuất phát từ những quan điểm và tư tưởng chỉ đạo, về nhiệm vụ công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay đã xác định: “ Rừng vừa là tài nguyên vô cùng quý giá vừa là yếu tố quan trọng bậc nhất của môi trường sinh thái, vì vậy phải có đủ thiết chế để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững”. Luật bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi năm 2004 đã quy định rõ: 1. Chức năng: Hạt Kiểm Lâm Phú Lương là đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm Lâm, được hoạt động dưới sự chỉ đạo, quản lý thống nhất của Chi cục trưởng và chịu sự điều hành của UBND huyện với mọi hoạt động về lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn quản lý. Hạt Kiểm Lâm là cơ quan tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp và bảo đảm việc chấp hành pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn. Mối quan hệ được thể hiện theo sơ đồ dưới đây. SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐƠN VỊ VỚI CƠ QUAN HẠT KIỂM LÂM VĂN BÀN 4 Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Thái Nguyên Uỷ ban nhân dân Huyện Phú Lương Hạt Kiểm Lâm Huyện Phú Lương Các phòng ban Huyện liên quan Uỷ ban nhân dân Các xã, thị trấn 2. Nhiệm vụ: 1. Tham mưu cho cấp có thẩm quyền về bảo vệ rừng và bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương: a) Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật; b) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; phương án, dự án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, khai thác và sử dụng lâm sản, phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương; c) Huy động các đơn vị vũ trang; huy động lực lượng, phương tiện khác của các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách; d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, chế độ, chính sách sau khi được ban hành; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản ở địa phương; đ) Đề xuất với cấp có thẩm quyền quyết định những chủ trương, biện pháp cần thiết thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ bảo vệ rừng ở địa phương. 2. Tổ chức, chỉ đạo bảo vệ rừng ở địa phương: a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp chống chặt, phá rừng trái phép và các hành vi trái pháp luật khác xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp; b) Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành; thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp; tham gia phòng, trừ sâu bệnh hại rừng; c) Quản lý hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn; trực tiếp tổ chức bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc địa phương quản lý; d) Chỉ đạo, phối hợp hoạt động bảo vệ rừng đối với lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng, kể cả lực lượng bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư trên địa bàn. 3. Bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương: a) Kiểm tra, hướng dẫn các cấp, các ngành trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; b) Chỉ đạo và tổ chức, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng trong lực lượng kiểm lâm địa phương và trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý khai thác và sử dụng lâm sản theo quy định của pháp luật; c) Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động xử lý vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật; d) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị xâm hại. 4. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương. 5. Xây dựng lực lượng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức kiểm lâm: a) Quản lý, chỉ đạo hoạt động các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật; 5 b) Tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng ở địa phương; c) Cấp phát, quản lý trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, cờ hiệu, thẻ kiểm lâm, vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị chuyên dùng của kiểm lâm địa phương; ấn chỉ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản. 6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt động của Kiểm lâm địa phương. 7. Quản lý tổ chức cán bộ, biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức kiểm lâm địa phương theo quy định của pháp luật. 8. Chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ; chấp hành chế độ báo cáo thống kê theo hướng dẫn của Cục Kiểm lâm. 9. Thực hiện các nhiệm vụ khác về phát triển lâm nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công. III. Cơ cấu tổ chức và mối quan hệ giữa các đơn vị, cơ quan: 1. Biên chế và tổ chức: Tổng biên chế của đơn vị gồm 33 cán bộ công chức, viên chức có tuổi đời từ 24-55; Có 03 dân tộc, Kinh 27 người chiếm 82%, Tày 5 người chiếm 15%, Nùng 01 người chiếm 03%. Trình độ văn hoá trung học cơ sở 05 người chiếm 15%, trung học phổ thông 28 người chiếm 85%; Trình độ chuyên môn trung cấp 14 người chiếm 42%, đại học 19 người chiếm 58%; Trình độ lý luận chính trị trung cấp 02 người chiếm 6%, cao cấp 03 người chiếm 9%. 2. Mối quan hệ giữa ban lãnh đạo, các bộ phận nghiệp vụ, tổ công tác và các trạm Kiểm Lâm cụm xã: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Hạt Kiểm Lâm huyện Văn Bàn gồm: Ban lãnh đạo Hạt có 01 Hạt trưởng và 02 Phó hạt trưởng; Bộ phận giúp việc gồm 03 bộ phận đó là Bộ phận lý bảo vệ và Bảo tồn thiên nhiên; Bộ phận thanh tra pháp chế; Bộ phận hành chính tổng hợp hậu cần; Tổ Kiểm Lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng có 01 tổ; Trạm Kiểm Lâm cụm xã có 05 trạm. 6 Mối quan hệ được thể hiện theo sơ đồ dưới đây. SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ GIỮA BAN LÃNH ĐẠO, CÁC BỘ PHẬN NGHIỆP VỤTỔ CÔNG TÁC VÀ CÁC TRẠM KIỂM LÂM CỤM XÃ: 2.1. Ban lãnh đạo: * Hạt trưởng: Là công chức lãnh đạo đứng đầu Hạt Kiểm Lâm phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng Kiểm Lâm tỉnh và trước pháp luật, về sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý toàn diện đơn vị thực hiện nhiệm vụ được pháp luật quy định, có nhiệm vụ: - Lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ đối với toàn thể cán bộ công chức thuộc quyền; - Quản lý công tác tổ chức, bố trí, phân công nhiệm vụ cho cán bộ đúng năng lực sở trường; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức. Nắm vững tình hình cán bộ công chức về xuất thân, điều kiện, hoàn cảnh hiện tại, thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ công chức; Quản lý, sử dụng các phương tiện, dụng cụ được trang bị theo quy định và thực hiện chế độ đối với công chức; 7 Hạt trưởng Phã hạt Trưởng Phã hạt Trưởng Bộ phận quản lý bảo vệ rõng và bảo tồn thiên nhiên Bộ phận thanh tra pháp chÕ Bộ phận tổng hợp hậu cần Tổ K.Lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rõng Các trạm kiểm lâm cụm xã - Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác chuyên môn của đơn vị và tổ chức triển khai công tác của đơn vị; ra quyết định xử lý công việc theo thẩm quyền - Đề xuất về tổ chức các trạm, tổ công tác phù hợp với phạm vi yêu cầu quản lý; kiểm tra chấn chỉnh toàn bộ hoạt động của cán bộ, công chức theo quy định; - Tổ chức công sở, xây dựng quy chế làm việc của cơ quan và tổ chức thực hiện theo quy định về chế độ công vụ, công sở; thực hiện chế độ thống kê báo cáo; - Tổ chức và phát động các phong trào thi đua của đơn vị; - Xây dựng mối quan hệ công tác với chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, các ban ngành đoàn thể để triển khai nhiệm vụ thuộc thẩm quyền; - Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan và địa phương. * Phó Hạt trưởng thứ nhất: Tham mưu giúp Hạt trưởng trực tiếp phụ trách 03 bộ phận đó là: Bộ phận lý bảo vệ và Bảo tồn thiên nhiên; Bộ phận thanh tra pháp chế; Bộ phận hành chính tổng hợp hậu cần và thực hiện một số công việc khác. - Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng, quản lý khai thác và sử dụng lâm sản; vận động nhân dân xây dựng lực lượng quần chúng; Huấn luyện nghiệp vụ cho các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. - Hướng dẫn các chủ rừng đặc biệt là các chủ rừng lớn, cộng đồng dân cư địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, quy ước bảo vệ rừng. Theo tinh thần Thông tư số: 05/2008/TT- BNN ngày 14/1/2008 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. - Phối hợp với Ban quản lý khu bảo tồn Hoàng Liên-Văn Bàn làm tốt công tác bảo tồn thiên nhiên. - Thực hiện, các nhiệm vụ khác về phát triển lâm nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công gồm: Chỉ đạo sản xuất, tổ chức việc giao đất giao rừng, công tác khuyến lâm xây dựng phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, trên địa bàn huyện. 8 - Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo thống kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Hạt trưởng phân công. * Phó Hạt trưởng thứ hai: Tham mưu giúp Hạt trưởng trực tiếp phụ trách 02 bộ phận đó là: Tổ Kiểm Lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, 05 trạm trạm Kiểm Lâm cụm xã và thực hiện một số công việc khác. - Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động của các trạm kiểm lâm và cán bộ Kiểm Lâm địa bàn; - Thường xuyên phối hợp với các phòng ban của Huyện có liên quan, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng và chính quyền cấp xã thực hiện nhiệm vụ. Kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định của nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Kiểm tra việc thực hiện các phương án, quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng, quy trình điều chế, khai thác rừng của các chủ rừng; - Trình Hạt trưởng hoặc cơ quan có thẩm quyền, xử lý các vụ vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật; - Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo thống kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Hạt trưởng phân công. 2.2. Các bộ phận nghiệp vụ, tổ công tác, trạm Kiểm Lâm cụm xã: * Bộ phận quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên - Bộ phận thanh tra pháp chế và Bộ phận hành chính tổng hợp, hậu cần: - Chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của phó Hạt trưởng thứ nhất; - Trực tiếp tham mưu cho ban lãnh đạo hạt về chuyên môn nghiệp vụ; - Phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ, tổ và trạm thực hiện việc quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực chuyên ngành; - Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo Hạt phân công. 9 * Tổ Kiểm Lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng – các trạm Kiểm Lâm cụm xã: - Chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của phó Hạt trưởng thứ hai; - Trực tiếp thực hiện việc kiểm tra kiểm soát chống khai thác, phát phá rừng săn bắn, bẫy bắt vận chuyển buôn bán lâm sản và báo cáo đề xuất xử lý các vi phạm thuộc lĩnh vực chuyên ngành; - Đối với cán bộ Kiểm Lâm địa bàn, phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ. Tham mưu cho chính quyền cấp xã quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực chuyên ngành; - Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo Hạt phân công. Chương II ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT VỀ BỘ PHẬN QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG VÀ BẢO TỒN THIÊN NHIÊN I. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên: 1. Chức năng của bộ phận: Tham mưu cho Ban lãnh đạo Hạt và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. 2. Nhiệm vụ cơ bản của bộ phận: Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng trong huyện Văn Bàn; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án phát triển kinh tế Lâm nghiệp; Quy hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp; Phương án giao đất giao rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn; Thực hiện công tác khuyến lâm, chuyển giao khoa học công nghệ trong việc trồng rừng, khoanh nuôi khoán bảo vệ rừng và các mô hình kinh tế trang trại, vườn rừng; 10 [...]... định Bước 13: Trình Uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định Chủ tịch hội đồng giao đất giao rừng xã, trình toàn bộ hồ sơ lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và khế ước giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân 17 Bước 14: Tổ chức lễ bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và khế ước giao rừng Do hội đồng giao đất giao rừng xã, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã Thống nhất... các tổ chức, hộ gia đình cá nhân; - 01 nhân viên, phụ trách công tác bảo tồn thiên nhiên, có nhiệm vụ chuyên nghiên cứu khoa học bảo tồn các nguồn gen Đồng thời phối hợp với Ban quản lý, khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn BànBan quản lý rừng phòng hộ huyện Văn Bàn Trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao năng lực quản lý trong cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên 12 III Bước đầu nghiên cứu... đất giao rừng, đã rút ra được 14 bước công việc như sau: Bước 1: Thành lập Hội đồng giao đất giao rừng cấp huyện, xã và tổ công tác giúp việc: Theo kế hoạch giao đất giao rừng của Uỷ ban nhân dân huyện Văn Bàn, chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã tiến hành thành lập hội đồng giao đất giao rừng cấp xã Thành phần gồm Chủ tịch hoặc phó chủ tịch xã làm chủ tịch hội đồng, các thành viên gồm cán bộ lâm nghiệp, địa... Kiểm Lâm cơ động của Hạt Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy trình khai thác, sử dụng rừng; kinh doanh chế biến lâm sản của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân; Phối hợp với Ban quản lý, khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Văn Bàn Trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao năng lực quản lý trong cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên II Tổ chức, biên chế của... bộ phận xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng trong toàn huyện; Chỉ đạo cán bộ Kiểm Lâm địa bàn phối hợp với các xã xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng cho các xã; Củng cố kiện toàn các Ban chỉ huy những vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng cấp huyện, cấp xã; Tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng cho các tổ, đội quần chúng bảo... 3 Nguồn kinh phí hoạt động chính của cơ quan: Cơ chế sử dụng nguồn kinh phí, là đơn vị hạch toán báo sổ do Chi cục Kiểm Lâm tỉnh trực tiếp quản lý cấp, phát Nguồn cung cấp từ ngân sách nhà nước, do Uỷ ban nhân dân tỉnh điều tiết và từ các dự án của Trung ương hoặc các tổ chức quốc tế tài trợ Nguồn từ ngân 19 sách huyện chủ yếu phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng ở địa phương, trích từ nguồn dự... thuật số 1, về bảo tồn vùng núi Hoàng Liên Do tổ chức sáng kiến Darwin tài trợ bảo tồn quỹ động thực vật quốc tế (FFI) thực hiện; 10 Dự án khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn – Lào Cai Đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và Quyết định thành lập (Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên-Văn Bàn), với diện tích 25.669 Ha thuộc 03 xã Nậm Xây, Nậm Xé, Liêm Phú KẾT LUẬN Với lý do Văn Bàn là một Huyện miền . Kiểm Lâm tỉnh Thái Nguyên Uỷ ban nhân dân Huyện Phú Lương Hạt Kiểm Lâm Huyện Phú Lương Các phòng ban Huyện liên quan Uỷ ban nhân dân Các xã, thị trấn. định số 1410/QĐ-UBND sáp nhập Ban quản lý rừng phòng hộ (trực thuộc Sở nông nghiệp và PTNT) và Hạt Kiểm lâm Núi Cốc thành Ban quản lý rừng phòng hộ Hồ

Ngày đăng: 26/03/2013, 07:53

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w