1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nghệ thuật đa màu sắc thẩm mĩ trong tuỳ bút Sông Đà của Nguyễn Tuân

53 1,4K 4
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 14,69 MB

Nội dung

Trang 1

MO DAU

1 Lí do chọn đề tài

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân là nhà văn có vị

trí hết sức đặc biệt Trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Tuân đã để

lại một khối lượng tác phẩm tương đối phong phú Nhà văn đã thử sức ở nhiều thể loại nhưng có lẽ làm nên tên tuổi Nguyễn Tuân phải nhờ đến thể tài tuỳ bút Có ý kiến cho rằng ông là người khai sinh ra thể tài tuỳ bút hiện đại Việt Nam

Tuỳ bút Sông Đà là tác phẩm tiêu biểu kết tỉnh phong cách sáng tạo và

đặc sắc nghệ thuật của tuỳ bút Nguyễn Tuân Với vị thế của một nhà văn lớn

cùng với sự thành công của tập tuỳ bút, bài tuỳ bút Người lái đò Sông Da - một trong 15 bài tuỳ bút của tập Sông Đà đã được đưa vào giảng day cho học sinh trung học phổ thông dưới dạng đoạn trích

Việc thực hiện đề tài này giúp người viết tổng hợp được kiến thức đã được chuân bị ở trường phố thông, ở bậc đại học về những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân Đây là địp tốt để người viết làm quen với công việc nghiên

cứu khoa học

Với những lí do trên, chúng tôi chọn tuỳ bút Sông Đà của Nguyễn Tuân nghiên cứu trong khoá luận này

2 Lịch sử vấn đề

Nguyễn Tuân là một tác gia lớn trong nền văn học dân tộc Cho đến

nay, khó có thể liệt kê hết các công trình nghiên cứu về mọi khía cạnh văn

chương Nguyễn Tuân Tìm hiểu về Nguyễn Tuân, ngoài những bài viết của

những nhà văn nhà thơ như: Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đình Thi, Thạch Lam,

Nguyễn Minh Châu còn phải kế tới những luận văn nghiên cứu về Nguyễn

Tuân ở bậc đại học và sau đại học

Trang 2

Khoa luénu t6t nghiép

Riêng về đánh giá tuỳ bút Nguyễn Tuân, Phong Lê có bài Nguyễn Tuân

trong tuy but, in trong Tac gia van xudi Việt Nam hiện đại sau 1945, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977 Bài viết không chỉ khái quát quá trình phát

triển của tuỳ bút Nguyễn Tuân mà còn cho thấy sự thay đổi tích cực và mạnh mẽ về tư tưởng cũng như nghệ thuật của tuỳ bút Nguyễn Tuân qua mỗi thời kì Hà Văn Đức cũng có bài 7u) bút Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám,

in trong cuốn 50 năm Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Nxb Đại

học Quốc gia, 1996 Bài viết đã xem xét thể loại tuỳ bút Nguyễn Tuân với tư cách là một yếu tô trong phong cách nghệ thuật của nhà văn, nghĩa là xem xét những đặc điểm của nó đã góp phần hình thành và thê hiện những phong cách ấy như thế nào, đặc biệt là với những sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách

mạng tháng Tám Trên Tap chi van hoc, số 6, 1997, Vương Trí Nhàn có bài

Nguyễn Tuân và thể tu} bút, bài viết đì sâu thê hiện mối quan hệ giữa Nguyễn

Tuân và thê tuỳ bút Vương Trí Nhàn khẳng định “øgười ấy phải có thể tài

ấy”, “trước sau Nguyễn Tuân vẫn sống chết với thể tu) bút Một người đọc bình thường cũng dễ dàng thấy rằng tu) bút của ông có một khi hậu riêng, ở đó có một giọng điệu bao trùm, khiến những bài viết bịt tên tác giả đi, người ta cũng biết chắc rằng phi ông Nguyễn ra không ai viết nồi ”

Tuỳ bút Sông Đà, ngay từ khi ra đời đã nhận được sự đón chào nồng

hậu của độc giả Nhà văn Nguyên Ngọc có bài Cđm tưởng người đọc Sông Đà của Nguyễn Tuân, đăng trên Báo Văn học, số 113, ngày 23- 09- 1960, trong bài viết này nhà văn đi sâu khám phá chất tiểu thuyết trong tuỳ bút Nguyễn Tuân: “khép lại trang sách cuối cùng tôi có cảm giác vừa đọc song một cuốn tiểu thuyết Một cuốn tiểu thuyết viết theo một lồi riêng ” Trương Chính trong bài Đọc Sông Đà của Nguyễn Tuân, đăng trên Tạp chí Văn nghệ, tháng 10- 1960 lại viết: “Đọc xong Sông Đà của Nguyễn Tuân, tôi cảm thấy khó lòng nói hết được tình người, chất thơ và sự sống bao hàm trong báy nhiêu trang

Trang 3

giấy” Trương Chính đã thê hiện trong bài viết của mình những nhận định sâu sắc về nội dung cũng như nghệ thuật của tuỳ bút Sông Đà Cuối bài ông còn tái bút: “Đó là một tác phẩm viết sau khi đi thực tế Tây Bắc Mong rằng Nguyễn Tuân sẽ có những cuộc đi thực tế khác về vùng xuôi, về đồng bằng về tất cả các địa phương trên đất nước tự do của chúng ta Lúc đó chúng ta sẽ

có trọn một bộ sách về TỔ quốc tuoi dep, T 6 quốc kiến thiết xã hội chủ nghĩa

rất đặc biệt viết bằng văn xuôi nhưng chính là viết bằng thơ”

Ngoài ra, còn có rất nhiều khoá luận nghiên cứu về tuỳ bút Nguyễn

Tuân ở bậc đại học và sau đại học Riêng về tuỳ bút Sông Đà thì chưa có một

bài nghiên cứu cụ thê nào về thể giới nghệ thuật đa màu sắc thẩm mĩ Khố

luận này của chúng tơi xây dựng trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc và thể hiện

những ý tưởng riêng mang tính chủ quan dựa trên sự cảm nhận bám sát tác

phẩm

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu Thế giới nghệ thuật đa màu sắc thẩm mĩ trong tuỳ bút Sông Đà của Nguyễn Tuân

- Khoá luận khảo sát chủ yếu trong 15 bài tuỳ bút của tập tuỳ bút Sông Đà, cụ

thê là:

1 Đường lên Tây Tây Bắc § Xoè

2 Giăng liềm 9 Đào Cộng sản

3 Tây Trang 10 Đất cũ Sơn La

4 Đi mở đường 11 Tỉnh cao su

5 Dọn nhà lên Điện Biên 12 Bài ca trên mặt phan đường 6 Miột tỷ về lịch sử và một bản lý lịch 13 Gió Than Uyên

1 Phố núi 14 Than Quỳnh Nhai

15 Người lái đò Sông Đà

Trang 4

Khoa luénu t6t nghiép

- Ngồi ra, chúng tơi tìm hiểu thêm tuỳ bút của các nhà văn như: Thạch Lam, Vũ Bằng, Hoàng Phủ Ngọc Tường, để có cơ sở so sánh

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ Thế giới nghệ thuật đa màu sắc thâm mĩ trong tuỳ bút Sông Đà của Nguyễn Tuân - Khẳng định sự độc đáo trong nghệ thuật viết tuỳ bút của nhà văn Nguyễn Tuân 5 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hệ thống - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích - tổng hợp

6 Đóng góp của khoá luận

- Đóng góp về mặt khoa học: Chỉ ra được những màu sắc thầm mĩ, những đặc

sắc nghệ thuật trong tuỳ bút Sông Đà của Nguyễn Tuân

- Đóng góp về mặt thực tiễn: Là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho công việc nghiên cứu và giảng dạy của người giáo viên Trung học phô thông 7 Bố cục của khoá luận

Trang 5

NOI DUNG

Chuong 1

NHUNG VAN DE CHUNG

1.1 Khai quat vé thé tai tuy but trong van hoc hién dai Viét Nam

Tuy but là “ một thể loại văn xuôi phái sinh từ thể loại ký, gan với bút

ký, nhưng cách viết tự do và phóng túng hơn nhiều Nhà văn dựa vào sự lôi

cuồn của cảm hứng, có thể nói từ sự việc này sang sự việc khác, từ liên tưởng

này sang liên tưởng kia để bộc lộ những cảm xúc, những tâm tình, phát biểu những suy nghĩ những nhận xét về con người và cuộc đời Bản ngã của nhà văn được thê hiện trong tuỳ bút gan như trong thơ trữ tình Tu) bút là thể

giàu chất trữ tình nhất trong các thể ký” [12, tr.1888]

Do những nguyên cớ khác nhau, và trước tiên do những hạn chế ngặt

nghèo đối với sự tự do của người nghệ sĩ, nềỀn văn xuôi trung đại Việt Nam

chưa thể biết tới thể tuỳ bút giống như ngày nay con người hiện đại quan

niệm Thủa vua Lê chúa Trịnh, tức những năm hỗn loạn của chế độ phong

kiến, cũng đã có một cuốn sách mang tên Vữ rung /#b bú: của Phạm Đình Hồ

ra đời Nhưng chữ “tuỳ bút” ở đây không phải là dé chỉ thể loại tác phẩm mà

là có liên quan đến cách viết cũng là cái phóng túng trong công việc cầm bút Va chang, đọc vào thi thấy đấy là một cách ghi chép của nhà nho, quan sát sự đời mà tìm cách ghi lại để các thế hệ sau cùng biết, còn cái phần đậm ở tuỳ bút là chất chủ quan của nhà văn thì Vi trung tuy but khong co

Bước sang thé ki XX, cùng với xây dung lại toàn bộ nền văn học theo

hướng Âu hoá thì hệ thống văn xuôi cũng thay đổi nhiều Với Han man du ky của Nguyễn Bá Trác, Pháp du hành nhật kí và Một tháng ở Nam kỳ cùng

Mười ngày ở Huế của Phạm Quỳnh, thê du ký đã sớm định hình Đó là giai

đoạn từ 1932 về trước Kế đó, từ sau 1932, ở vào giai đoạn phat trién đầy đặn

Trang 6

Khoa luénu t6t nghiép

của văn học tiền chiến thì một thể ký khác lại được ưa chuộng và tạo nên

những mẫu mực ấy là phóng sự Tung hoành trên nhiều tờ báo, một cây bút

văn xuôi xuất sắc như Vũ Trọng Phụng đã có lúc được mệnh danh là “vua

phóng sự” Và đó là một sự vinh thăng xứng đáng, các tác phẩm nỗi tiếng của ông như: Cơm thầy cơm cô, Cạm bẩy người, chẳng những có nội dung xã hội bao quát, mà còn là những thành tựu xuất sắc đây tới sự hoàn chỉnh của thê

loại

Có điều bản thân cái gọi là thể kí cũng là của một không gian rộng rãi, sau những thể tài nghiêng về sự ghi chép khách quan như du ký, phóng sự nói trên, cũng ngày càng nổi lên cái nhu cầu của cả người viết lẫn người đọc đối với những thể tài mà ở đó, cái phần chủ quan của người viết hẳn rõ, khiến cho

sự phản ánh khách quan quanh co hơn, qua sự khúc xạ rắc rối hơn, song lại

mang tới niềm vui kì lạ cho bạn đọc Thể tuỳ bút ra đời từ đó Trước cách mạng, Thạch Lam có bút ký Ởà Nội băm sáu phố phường (1943) khá nỗi tiếng Sau cách mạng, hoà mình vào không khí cả nước đấu tranh, thể tuỳ bút, bút ký cũng phát triển mạnh Xuân Diệu có bút ký Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Chế Lan Viên cũng có nhiều tác phẩm bút ký và tuỳ bút như: Thăm Trung Quốc (1963), Những ngày nổi giận (1967), Giờ của số

thành (1977)

Nhưng chỉ khi đến với Nguyễn Tuân thể tuỳ bút mới thực sự là một thể

loại đặc sắc Ngay vào thời kì viết tập truyện ngắn Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân đã viết hàng loạt tác phẩm trên Tao Đàn, Trung Bắc chủ nhật sau nay lam nén Tuy but ï và Tu} bú¿ II Trong văn học cách mạng, ông còn

có rất nhiều tuỳ bút nôi tiếng như: 7} bú: kháng chiến (1955), Tu) bút kháng

chiến và hoà bình (1956), Bút ký thăm Trung Hoa (1955) và đặc biệt là tuỳ

bút Sông Đà (1960)

Trang 7

Sau Nguyễn Tuân, thê tuỳ bút cũng có một tên tuổi khá nồi danh đó là

Hoàng Phủ Ngọc Tường với nhiều tác phẩm như: Ngôi sao (rên đỉnh Phu Văn

Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1919), Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986),

Hoa trai quanh tôi (1995), Ngọn núi do ảnh (1999) Tuy bit Hoang Phi Ngọc Tường là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình với những liên tưởng và lối hành văn mê đắm, tài hoa

Song, nói đến tuỳ bút thì Nguyễn Tuân vẫn là một tên tuổi toả sáng

nhất mà chưa có ai có thể thay thế được trong văn học hiện đại Việt Nam

Nguyễn Tuân chính là một đại diện tiêu biểu nhất cho tuỳ bút Việt Nam trong nền văn học thế giới

1.2 Về tác giá Nguyễn Tuân và thể tài tuỳ bút

1.2.1 Nguyễn Tuân - cuộc đời và sự nghiệp

Nhà văn Nguyễn Tuân sinh ngày 10-07-1910 tại phố Hàng Bạc, Hà

Nội Quê ông ở ngoại thành, làng Mọc, Thượng Đình, một vùng đất quê nổi tiếng của nhiều danh nho đời cũ Cha ông là Nguyễn An Lan, một nhà nho tài

hoa nhưng bất đắc chí trước chế độ thuộc địa của Tây

Tuy quê ở Hà Nội, nhưng thời nhỏ cho đến lúc qua đời, Nguyễn Tuân

đã cùng với gia đình sống ở nhiều nơi: Khánh Hoà, Phú Yên, Đà Nẵng, Huế nhất là Thanh Hoá Nguyễn Tuân học hết bậc trung học ở thành phố Nam Định Ở đây, năm 1929 ông tham gia một cuộc bãi khoá phản đối mấy giáo viên người Pháp nói xấu người Việt Nam và ông bị đuổi học Nguyễn Tuân bị ném ra đời như vậy và từ đấy bắt đầu hành trình cuộc đời ông, một hành trình dài nhiều khúc khuỷu ngóc ngách nhưng cũng không thiếu những

bước ngoặt lớn Sống trong cảnh nước mất nhà tan, cũng giống như bao thanh

niên khác, Nguyễn Tuân luôn tìm cách bứt khỏi cuộc sống nơ lệ Ơng đã chọn cho mình sự bứt phá bằng những cuộc đi ngoài vòng pháp luật của chế độ

Trang 8

Khoa luénu t6t nghiép

thuộc địa, kết cục là ông bị bắt tại Băng Cốc - Thái Lan, rồi bị đưa vào trại

giam Thanh Hoá, 1930

Ở tù ra, Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút, ông vào nghề làm báo và viết

văn, ông viết trên các báo Trung Bắc tân văn, Đông Tây, An Nam tạp chí

và sông với ngòi bút từ năm 1937 Vào thời kì có Mặt trận Dân chủ Đông Dương và phong trào công nhân, nông dân đấu tranh sôi nổi, Nguyễn Tuân đã viết nhiều trên báo chí, ông được bạn đọc chú ý bằng những bài viết thắm thía

cái nông nỗi và thân phận khốn đốn của người cầm bút ở một nước thuộc địa

Đó là các bài viết về cái chết của Tản Đà, Vũ Trọng Phụng Những truyện

ngắn, bút ky và thơ thời kì này của ông mang nhiều bút danh khác nhau: Ngột

Lôi Quật, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuấn Thừa Sắc

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nỗ, báo chí xuất bản lại bị kiểm duyệt từng dòng từng chữ Giữa lúc ấy, năm 1940 nhà Tân Dân ìn cuốn Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, tác phẩm giống như một ngôi sao vừa hiện lên ở một góc riêng trên bầu trời văn học đang sầm tối Thế nhưng, ngay sau đó,

năm 1941 tác giả cuốn sách bị bắt tại Hà Nội, giam tại trại tập trung Vụ Bản,

Nho Quan Sau khi ở trại về, Nguyễn Tuân liên tiếp cho in những tác phẩm: Thiếu quê hương, hai tập Tuỳ bút I và Tu) bút II, rồi Chiếc lu đồng mắt cua,

Tóc chị Hoài Người ta nói nhiều đến chủ nghĩa duy mỹ, đến bệnh xê dịch,

đến tính chất tài tử, thái độ sống trong những tác phẩm của Nguyễn Tuân Cách mạng thành công, Nguyễn Tuân đã tìm thấy cho mình một nhân sinh quan, ông quyết chí tự lột xác để đi vào một cuộc sống mới trong cách mạng Năm 1946, trong một cuộc gặp gỡ, Tố Hữu đã mời Nguyễn Tuân tham

gia vào đoàn sáng tác văn nghệ đi vào mặt trận Nam Trung Bộ đang chiến đấu

chống Pháp, ông nhận lời và đó là chuyến đi đầu tiên của ông trong một cuộc

đời mới

Trang 9

Kháng chiến toàn quốc, Nguyễn Tuân tham gia vào đồn văn hố kháng chiến, 1947 ơng làm trưởng đồn kịch tiền tuyến của khu IV, được bầu làm Tổng thư kí Hội văn nghệ Việt Nam Từ đó ông đã có những chuyến đi không thể nào quên, sau mỗi chuyến đi ấy ông lại cho ra đời những tác phâm

độc đáo và hấp dẫn Năm 1948, ông hành quân với một đơn vị ở khu II, 1949

ông lại lên Việt Bắc dự chiến dịch sông Thao mùa hè và chiến dịch đường số

4 mùa đông, sống và được chia sẻ gian khổ với bộ đội, đồng bào dân tộc điều đó đã giúp ông thấy được những sự hi sinh lớn lao mà vô cùng giản dị cho Tổ quốc của những con người bình thường mà vĩ đại

Những tập tuỳ bút Đường vui, Tình chiến dịch đã đánh dẫu những ngày

ở Việt Bắc của Nguyễn Tuân Chín năm kháng chiến thắng lợi, không ngờ một cuộc chiến đấu thứ hai lại nỗ ra, đất nước bị chia cắt, những chuyến đi của Nguyễn Tuân cũng có hai trọng tâm Trọng tâm thứ nhất là vùng giới tuyến Vĩnh Linh, và ông luôn muốn ở nơi đầu tuyến giáp mặt với kẻ địch Những bài viết về khu Vĩnh Linh sau đã in thành tập Sông „yến Và cũng đều đặn hàng năm Nguyễn Tuân lên Tây Bắc, từ chuyến đi Điện Biên, Tuần Giáo năm 1958 ông luôn trở lại với Tây Bắc và đi khắp Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Hà Giang Ơng xi ngược trên sông Đà và suốt dọc hai bờ sông Tập Sông Đà là kết quả của những chuyến đi ấy Đó có lẽ là tác phẩm kết tỉnh của Nguyễn Tuân trên chặng đường đài từ sau cách mạng

Sông tuyến và Sông Đà, hai tên tác phẩm, cũng là hai miền yêu thương day dứt của nhà văn trong suốt một giai đoạn lịch sử của đất nước Tới những năm bọn Mỹ trực tiếp ném bom miền Bắc, tuỳ bút Nguyễn Tuân chính là những mũi tên bắn tỉa vào kẻ địch Mười hai ngày đêm B52 ném bom rền xuống thủ đô, Nguyễn Tuân không đi sơ tán Sau một ngày bom B52 ác liệt,

trên báo Nhân dân đã có bài việt của ông về một đám cưới trên trận địa cao

Trang 10

Khoa luénu t6t nghiép

xạ Hà Nội đánh Mỹ giỏi, tập tuỳ bút ấy là đóng góp của Nguyễn Tuân trực tiếp đánh Mỹ

Kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, Nguyễn Tuân đã 65 tuổi nhưng dường như ông không biết mệt mỏi, lại đi suốt từ Bắc vào Nam, ông viết thưa

thớt hơn nhưng ngòi bút vẫn nhạy cảm với những đối mới của đất nước

Những năm 60, 70, ngoài bút ký, Nguyễn Tuân cũng có nhiều bài đọc sách và bình luận về tác giả trong nước và nước ngồi mà ơng u thích - từ 7: đèn của Ngô Tất Tố đến Tú Xương, từ Sêkhốp đến Anđécxen, Tônxtôi, Đốtxtôiepxki

Qua hơn năm mươi năm lao động bằng ngòi bút, một quá trình lao

động mà không một lúc nào nhà văn coi là đễ dàng hoặc có thể chơi đùa — như Nguyễn Tuân đã viết: “Môi lần cầm bút trước trang giấy lại như lên pháp trường trắng” Năm 1987 ông ra đi trong lúc đang chuẩn bị viết cho tạp

chí Tác phẩm văn học một bài về tính hiện thực của Liêu trai, trong một chớp

mắt ông đã bay đi như vẫy chào tất cả để đi “một chuyến đi” đã quen của ông suốt bao nhiêu năm Với những cống hiến của mình, Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn lớn mở đường và đắp đường cho văn xuôi Việt Nam thế ki XX Nguyễn Tuân được nhà nước tặng thưởng giải thưởng Hồ Chí Minh về

văn học và nghệ thuật năm 1996

1.2.2 Nguyễn Tuân và thể tài tuỳ bút

Trong sự nghiệp cầm bút, mỗi nhà văn lại lựa chọn cho mình một thể

loại phù hợp với khả năng, sở thích hoặc phù hợp với mong muốn giãi bày

tâm tư tình cảm, thái độ của bản thân với độc giả Xuân Diệu đã chọn cho

mình thơ trữ tình làm nơi gửi gắm những mong muốn khát khao, Nam Cao đã

chọn cho mình truyện ngắn, tiểu thuyết làm hướng đi cho quan niệm nghệ

thuật của mình, còn Thạch Lam lại chọn truyện ngắn lãng mạn dé sé chia, dé

Trang 11

thấm thía Có thể nói, mỗi quan hệ giữa các nhà văn, nhà thơ với thể loại luôn là sự tìm tòi, thử sức, gặp gỡ và đồng điệu

Nhưng khác với Xuân Diệu, Nam Cao hay Thạch Lam, mối quan hệ

giữa Nguyễn Tuân và thể tài tuỳ bút lại rất đặc biệt Với Nguyễn Tuân, ông không dừng lại ở việc lựa chọn thể loại mà ông là người khai sinh ra một thê loại tuỳ bút riêng cho mình, ơng hố thân hoàn toàn vào thể tuỳ bút, viết gì cũng ra tuỳ bút Chính vì điều này mà người ta mới không ngần ngại xác định thể loại cho những trường hợp Nguyễn Tuân không ghi tên thé loại trên tác phẩm là tuỳ bút Tất cả là bởi “Người ấy phải có thể tài ấy” [9, tr.5]

Cái khó đầu tiên mà các nhà văn thường nhận xét về tuỳ bút là tính chất quá tự đo của nó Quả thật là trong lịch sử văn học không mấy ai đứng được

với cái thể văn mà từ tên gọi đã toát ra cái “tuỳ hứng, tuỳ tiện” (Chữ dùng của

Vương Trí Nhàn) Viết một hai bài thì cũng thấy hay hay nhưng sống cả đời thì không dám Nó rất kén tác giả, ấy vậy mà tên tuổi Nguyễn Tuân lại gần như trùng khít với thể tài tuỳ bút ấy

Nói tới Nguyễn Tuân là ai cũng biết đó là một nhà văn tài hoa, một nhà

nghệ sĩ đa tài và ông còn là một con người có cá tính đặc biệt, tự do, phóng

túng và trung thành với chủ nghĩa “xê dịch” Cuộc đời Nguyễn Tuân là cuộc

đời của những chuyến đi không nghỉ, không có gì có thê cản trở, níu kéo bước

chân ông Đó không phải là thứ tự do nông nổi, gặp đâu hay đấy, buông thả

càn rỡ mà đó là một thứ tự do chân chính, muốn vượt ra khỏi lối mòn của thói

tục, muốn khẳng định mình và cá tính bản thân và cũng không quên bám rễ vào mảnh đất quê hương xứ sở Cái tự do, cái cá tính, cái chủ quan ấy của ông chắc chắn chỉ có tuỳ bút mới đáp ứng nồi

Nguyễn Tuân không chỉ viết bằng sự quan sát mà luôn muốn phô bày

cả mảng kiến thức cổ kim về lịch sử, địa lý và nhiều ngành nghệ thuật,

nhiều lĩnh vực khác Điều đó thì tuỳ bút sẵn sàng cho phép Ông muốn chứng

Trang 12

Khoa luénu t6t nghiép

tỏ mình yêu những ý tưởng, những suy nghĩ của minh hơn mọi thứ trên đời và được nói ra trực tiếp chứ không muốn nhờ vào nhân vật thì tuỳ bút cũng chỉ chờ có thế Cũng như mọi nghề khác, nghề văn cần nhất ở người ta một sự biết người, biết mình, một sự đũng cảm dám là mình, một sự tự tin vào cái độc đáo của mình mà không ai lặp lại được Yêu cầu đó vốn là của moi thé văn chương nhưng ở tuỳ bút nó mới trở nên trực tiếp nhất, phải có một nhân cách vững chắc, vùa giàu có vừa thuần nhất, vừa ngang ngược vừa biết điều như Nguyễn Tuân mới đi được hết những ranh giới vốn rất co giãn của nó

Sự gặp gỡ giữa Nguyễn Tuân và cái thể văn xuôi phóng túng ấy trở nên một cuộc hẹn hò tự nhiên và ngày càng dam thắm Với ngòi bút của người khác thì một bài bút ký nói về “Cửa Đại” sẽ chỉ gồm một ít trang tả cảnh hay

chỉ thêm một ít xúc động, đằng này Nguyễn Tuân lại thêm vào đó một ít chi

tiết có liên quan đến gia đình riêng khiến cho cái khung cảnh sơn thuỷ hữu tình kia không chỉ còn là đối tượng miêu tả, mà đã là một bộ phận cuộc sống nơi ông, và thiên tuỳ bút lại giống như một câu chuyện thân mật Trong Gió Than Uyên, hình tượng được miêu ta “gid”, không chi còn là đối tượng được miêu tả nữa mà sự xuất hiện của con người trong mối quan hệ với gió — cũng giống như con người nhiều tính cách đã biến “gió” thành một nhân vật rất cá

tính Và thiên tuỳ bút chính là một tặng phẩm cho những nhà làm phim

chuyên nghiệp Hay nhân chuyện có mấy cái cà-vát mà khái quát lên cả một tính cách sống (Cái cà vát đen), nhân một chuyển xe mà trình bày được một quan niệm về cái đẹp thì chỉ có Nguyễn Tuân mới làm nỗi (Chuyến xe tình)

Có cảm tưởng như trong tay nhà văn này, tuỳ bút như không còn phép

tắc luật lệ gì hết mà hoàn toàn phó mặc cho sự điều khiển của ông nhưng nó

vẫn hiện lên vô cùng lung linh, sinh động, “viết như chơi như bời mà văn chương vẫn như mây như sóng” (Nguyễn Khải)

Trang 13

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc một nhà văn bắt tay

vào làm công việc “khai sơn phá thạch” cho một thể tài mà trước mình chưa

có, nhưng khi thé tài định hình rồi thì ai cũng cảm thấy trong các thể loại văn xuôi không thể thiếu nó Giờ đây khi nhìn vào bất cứ cuốn từ điển thuật ngữ hoặc nói chung là bất cứ cuốn lịch sử văn học nào, hễ cứ nói đến tuỳ bút là người ta phải nhắc tới Nguyễn Tuân, mà Nguyễn Tuân xứng đáng được như vậy Qua mối quan hệ giữa Nguyễn Tuân và tuỳ bút đã có một kết luận: “Với một nhà văn chân chính có tiềm năng sáng tạo thực sự, những quy phạm về thể loại mà thế hệ trước đề lại, chỉ là những điểm xuất phát Rồi thế nào cái ngòi bút đẩy bản lĩnh kia cũng phải tìm cách bớt đi một chút gì đó, thêm vào một chút gì đó, đề góp phân làm mới cái thể tài mà người ấy sử dụng Và lịch

sử văn học cứ thế mà tiến tới” [9, tr4]

1.3 Vị trí tuỳ bút Sông Đà trong đời sống văn học hiện đại Việt Nam Tuỳ bút Sóng Đà của Nguyễn Tuân in bản lần thứ nhất năm 1960, gồm 14 thiên tuỳ bút và một bài thơ phác thảo, in lần thứ hai năm 1978 thêm bài Sông Đà đỏ (viết năm 1976 sau đổi thành Người lái đò Sông Đà), đặt vào cuối sách có ý nghĩa như lời bạt

Đây là kết quả của chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc Việt Nam của

Nguyễn Tuân, 1958 Ông sống với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân cầu đường và đồng bào các dân tộc ít người Thực tiễn xây dựng đất nước ở vùng cao của Tổ quốc lúc bấy giờ đã đem đến cho nhà văn một nguồn cảm hứng sáng tạo phong phú và tươi đẹp

Tuỳ bút Sông Đà ra đời trong giai đoạn mười năm sau cuộc kháng

chiến chống Pháp, văn học Cách mạng đã có sự mở rộng về đề tài, chủ đề và

khả năng bao quát hiện thực đời sống Với ba hướng đề tài chính là tái hiện cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc đấu tranh cách mạng thời kỳ trước 1945,

Trang 14

Khoa luénu t6t nghiép

cuộc sống mới và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc cùng với cuộc đấu

tranh thống nhất đất nước, mọi thể loại văn học đều phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng tự hào Nhiều tập thơ có giá trị thu hút được sự chú ý của công chúng như: Troi moi ngay lai sang, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời của Huy Cận, Gửi miễn Bắc, Ti iéng song cua Tế Hanh, Gió lộng của Tố

Hữu, Ảnh sáng và phù sa của Chế Lan Viên, Riêng chung của Xuân Diệu ; truyện ngắn được mùa với không ít tập truyện có giá trị, đề tài và bút pháp khá đa dạng, tiêu biểu với các tác giả như: Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Tơ Hồi ; tiểu thuyết khá phong phú, vượt trội hẳn so với thời kì kháng chiến chống Pháp, với các tác phẩm nỗi tiếng: Đát nước đứng lên của Nguyên

Ngọc, Một truyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ai, Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng Cùng với rất nhiều tác phâm kí, tuỳ bút, kịch, phê bình văn học giai đoạn này không chỉ làm tròn vai trò của nó trước đòi hỏi

lịch sử mà còn có tác dụng to lớn trong việc thức tỉnh, động viên, truyền thêm

sức mạnh và niềm tin cho quần chúng nhân dân, góp phần to lớn cho việc xây dựng tư tưởng, bồi đắp tâm hồn và phát triển nhân cách của con người Việt Nam không chỉ ở thời đại ấy mà còn cho các thế hệ tiếp theo

Cũng mang những đặc điểm chung của nền văn học mới, hình tượng chính của tuỳ bút Sông Đà là con người lao động Nhà văn đặc biệt chú ý phát hiện những điểm quý báu trong tâm hồn người chiến sĩ, người công nhân đi mở đường, những chiến sĩ biên phòng, những cán bộ địa chất Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, những nhân vật ấy không chỉ là những con người nhiệt huyết mà còn là những con người tài hoa nghệ sĩ, được mô tả trong những

khung cảnh cũng phù hợp với tính cách tài hoa nghệ sĩ ấy

Sông Đà có nhiều bức tranh sinh động và nhiều hình tượng giàu sức hấp dẫn, đồng thời cũng đậm đà cảm hứng lãng mạn trong sáng Nhiều trang

viết chan chứa chất thơ, chất trữ tình, hướng tới chân trời rộng mở của cuộc

Trang 15

sống mới Phong cảnh Tây Bắc trong Sông Đà vừa hùng vĩ uy nghiêm, vừa

tuyệt vời thơ mộng Đặc biệt Sông Đà thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật

độc đáo của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám Sáng tác nào của ông cũng vừa ghi chép sự thật và thông tin thời sự chính xác, vừa dành đất cho sự

liên tưởng phóng túng táo bạo bất ngờ Và ông thường xuyên nhìn sự vật ở

chiều lịch sử, gắn hiện tại với quá khứ lẫn tương lai Sông Đà vừa mang yếu

tố truyện (mô tả tâm lí, khắc hoạ tính cách) vừa thoải mái bàn bạc, nghị luận,

triết luận Ngôn ngữ đôi chỗ vẫn cầu kỳ kiêu cách nhưng nhìn chung tỉnh tế,

hiện đại, vừa giàu trí tuệ lại vừa giàu cảm xúc thâm mĩ, vừa đậm chất thơ vừa

giàu chất tạo hình

Có thê nói, Sông Đà là một sáng tạo nghệ thuật quan trọng của Nguyễn

Tuân, có thé coi đây là một cái mốc nhiều ý nghĩa trong quá trình sáng tác của

cây bút tài hoa này sau Cách mạng tháng Tám, khẳng định một độ chín mới

về tư tưởng, tình cảm và nghệ thuật của Nguyễn Tuân Với thành công này,

tuỳ bút Sông Đà có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống văn học hiện

đại Việt Nam Sông Đà trở thành tác phẩm tiêu biểu nhất cho thể loại kí và tuỳ bút của văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1955 đến 1964

Trang 16

Khoa luénu t6t nghiép

Chuong 2

TUY BUT SONG DA - MỘT THÉ GIỚI NGHỆ THUẬT ĐA MÀU SẮC THẢM MĨ

2.1 Cảm hứng về đất nước trong thời đại mới

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc với thắng lợi của chiến dịch Điên Biên Phủ 1954, hoà bình lập lại nhưng đất nước tạm thời chia cắt Miền Bắc được giải phóng đi vào phục hồi kinh tế sau chiến tranh, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Đồng thời nhân dân cả nước ta phải tiếp tục

cuộc đấu tranh đề thống nhất đất nước Nền văn học cách mạng sau chặng khởi đầu ở thời kì kháng chiến chống Pháp, nay trong điều kiện mới của lịch sử đã có sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện

Trong thời đại mới cũng xuất hiện những cảm hứng mới về đất nước Cảm hứng về đất nước chỉ phối đến đề tài, chủ đề và khả năng bao quát hiện

thực đời sống Trong đó, đề tài về sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh và

công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã thu hút được nhiều cây

bút thuộc nhiều thế hệ Khang định cuộc sống mới, con người mới và con

đường đi lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng, cảm hứng chung của những tác phẩm thời kì này Hoà chung với cảm hứng văn học thời đại, tuỳ bút Sông Đà của Nguyễn Tuân cũng thể hiện rõ nét cảm hứng yêu nước và niềm tự hào về đất nước trong thời đại mới

2.1.1 Cảm hứng yêu nước

Tình yêu nước trong những tác phẩm của Nguyễn Tuân thể hiện vô cùng đa dạng, đó là tình yêu với những nét dep van hoa cao quy trong Vang bóng một thời, tình yêu với những nét đẹp cô truyền đậm đà trong những món

ăn dân tộc như Giỏ lựa, Cốm, Phở Sông Đà ra đời trong bối cảnh sôi sục của

thời đại xây dựng đất nước, đấu tranh thống nhất đất nước Tình yêu nước đã

Trang 17

trở thành một cảm hứng xuyên suốt tác phẩm Cảm hứng ấy thể hiện ở việc ca ngợi thiên nhiên Tây Bắc, con người Tây Bắc, đồng thời tố cáo tội ác của kẻ

thù

Bao giò cũng vậy, vẻ đẹp trước mắt, hiện hữu trực diện luôn làm người

ta chú ý đầu tiên Nguyễn Tuân cũng vậy, thiên nhiên Tay Bac da dé lai trong ông những cảm xúc mạnh mẽ khơi dậy trong ông tình yêu và niềm tự hào Trên chặng đường đến với Tây Bắc, qua mỗi địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử, Nguyễn Tuân lại không khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây, những nơi đã từng là chiến trường, hứng chịu bao bom đạn của chiến tranh

Đó là vẻ đẹp của “Tây Tây Bắc”, của “Điện Biên phố núi”, của núi

nước “Lai Châu”, của “Quỳnh Nhai” với những mỏ than giàu có Trong đó thì

vẻ đẹp của con Sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả bằng những trang viết rất độc đáo Nguyễn Tuân không chỉ yêu mà còn tự hào về Sông Đà Nó đúng là

một “trường thiên anh hùng ca” mà nhịp điệu lúc thì đữ dội hào hùng, lúc lại

ngọt ngào tha thiết Sông Đà hùng vĩ bởi những “thác đá”, những cảnh “đá bờ sông dựng thành vách”, bởi “từ xa đã nghe tiếng nước réo gầm”, “hàng đài cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô giỏ, cuỗn cuộn luông gió gùn ghè

suốt năm” [7, tr.68] Nhưng sông Đà không chi đẹp bởi sự hùng vĩ của nó mà

nó còn mang vẻ đẹp dịu dàng, vẻ đẹp thơ mộng: “Con Sông Đà tuôn đài như một áng tóc trữ tình đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai Con Sông Đà gợi cảm Bờ sông hoang dai nhw một bờ tiền sử Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích” [T, tr.69] Qua ngòi bút độc đáo của Nguyễn Tuân, con Sông Đà lại giỗng như cô Tắm bước ra từ câu chuyện cô tích vậy

Bước chân tới Lai Châu, Nguyễn Tuân bắt gặp “ước núi Lai Châu thật đúng là “sơn thuỷ) hữu tình” chỗ nào cũng đều như là cắm được giá vẽ xuống

Trang 18

Khoa luénu t6t nghiép

mà vẽ ngay tại trận” [T, tr.166] Rồi lên đến đèo “Pha Đin”thì Nguyễn Tuân

lại công nhận rằng: “Déo Pha Din thuộc vào loại những đèo vừa cao vừa đẹp

của cả miền Bắc miền Nam nước ta” [1, tr.90] Sự quanh co, gập góc, trùng

điệp của đèo cũng chẳng khác gì “Vạn lí trường thành” của Trung Quốc Tình yêu thiên nhiên Tây Bắc của Nguyễn Tuân còn thể hiện ở cả tình

yêu với những khắc nghiệt của khí hậu nơi đây, đó là sự khắc nghiệt của mưa Tây Bắc, của gió Tây Trang, gió Than Uyên “Gió mạnh như sóng bão cấp năm, cấp sáu, cấp bảy, mùi gió nhàn nhạt, vi gió ngai ngái” [1, tr.263] Gió Than Uyên gắn liền với những câu ca ghê sợ: “Ruổi vàng, bọ chó, gió Than

Uyên ”— một thứ gió tự do bừa bãi, lồng lên suốt từ sáng tới chiều mà Nguyễn

Tuân lại yêu và cảm nhận được cả mùi vị của nó Nếu không yêu làm sao ông có được những cảm nhận tỉnh tế như vậy

Không chỉ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên mà Nguyễn Tuân còn ca ngợi sự giàu có của đất rừng Tây Bắc, của những quặng mỏ có giá trị kinh tế cao Sông đẹp, núi đẹp, “z Quỳnh Nhai đẹp như nủi trong tranh anh trong men sứ”, nhưng ẩn sâu dưới lòng đất là một thứ vàng đen của Tổ quốc: “7 ¿han mỡ luyện ra than cóc, rồi từ than cóc mà tiến lên luyện những hợp kim loại gang thép của khu công nghiệp Hòn than Quỳnh Nhai thành ra giá trị như

thỏi vàng chín, cái thỏi vàng Quỳnh Nha? [1, tr.271]

Ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, giàu có nhưng Nguyễn Tuân lại nhận thấy rằng, có một cái đẹp còn lớn hơn cả cái hùng vĩ thơ mộng của con Sông Đà, của gió mưa Tây Bắc, của những quặng mỏ giàu có đó chính là con người Nhà văn đặc biệt chú ý phát hiện, ca ngợi cái quý báu trong tâm hồn

người chiến sĩ, người công nhân đi mở đường Ông gọi đó “là thứ vàng

mười đã được thử lửa”, là “chất vàng mười của tâm hồn người Tây Bắc” Ngược dòng thời gian ông trân trọng tìm chất vàng đó ở những người chiến sĩ cộng sản kiên cuờng hoạt động trước Cách mạng tháng Tám, mà tiêu biểu là

Trang 19

Tô Hiệu: “một lãng mạn cách mạng lấy hoa đào đề hiện thực lên cái vui hoa

quả xã hội chủ nghĩa của Sơn La, thủ phú của Tây Bắc ngày nay” [1, tr.201], ở những người cán bộ hồi kháng chiến chống Pháp “được tôi luyện qua lò lửa địch hậu miền Tây”

Ông nhiệt tình ca ngợi những con người đang dũng cảm một cách lặng

lẽ, khắc phục mọi khó khăn gian khổ để xây đựng cuộc sống mới ở vùng cao

heo hút này; những cán bộ địa chất trẻ tuổi đi tìm quặng mỏ, những anh bộ

đội từng chiến đấu để giải phóng Điên Biên, nay lại tự nguyện đem cả gia đình lên chiến trường cũ sinh cơ lập nghiệp Những người đi mở đường, suốt ngày đêm, nắng cũng như mưa, “không bao giờ để kỉ lục nằm quá 24 tiếng”

Bất chấp sự khắc nghiệt của núi rừng, của khí hậu Tây Bắc, dưới cái mưa và

trên cái bùn cháo, những con người ấy vẫn đang đem hết nhiệt tình của mình

ra để biến một vùng chiến trường cũ thành một khu kinh tế mới Mặc những khó khăn gian khô chồng chất họ vẫn hát vang tiếng hát phá núi mở đường trong niềm tin lạc quan và yêu đời, yêu nước:

“Rủ nhau ta đi mở đường Mở đường xã hội chủ nghĩa Lũ chúng ta ẩi làm đường

Cho ngắn lại đêm núi đường trường ” [1, tr.252] Cảm hứng yêu nước luôn đi liền với thái độ căm giận trước những kẻ

bán nước, cướp nước Một ti về lịch sử và một bản lí lịch là một thiên tuỳ bút

tố cáo tội ác của tên phản động bán nước Đèo Văn Long Hắn không chỉ phục vụ cho Pháp, tiếp tế quân đội Pháp đánh Việt Minh mà còn bán đi bán lại Tây Bắc cho đế quốc thực dân Chúng “đực dân Thái Trắng đến tận tuý, đẽo dân chỉ còn xương, tính tham lam vô độ” [7, tr.157] Vơ vét của dân bằng những thứ thuế vô lí, bắt đân vào những nhà tù, nhà giam đề phục vụ, đề xây lâu đài

Trang 20

Khoa luénu t6t nghiép

cho ching Trong Xoé Nguyễn Tuân hết lời ca ngợi một nét đẹp văn hoá nghệ thuật của người dân Tây Bắc, đó là những điệu xoè của nhiều đân tộc “Thơ Thái đã hay, mà múa cũng đẹp, mà xoè càng đẹp” [T, tr.181] Nhung bóng tôi của dé quốc và phong kiến đã buộc lấy cô tay, cô chân những bước xoè Thái Tội ác của đế quốc thực dân, của những tên chúa đất đã biến những đội xoè Thái trở thành những toán tù khổ sai đàn bà chung thân bị cầm tù, một môn nghệ thuật, một nét đẹp văn hoá trở thành một thứ đồ chơi bị đày đoa cả về thể xác lẫn tâm hồn

“Cả một cai tổ chức bắt nhân đại ác của công sứ, quan bình, lê dương,

đầu sai, lính dõng, phìa tạo, thống li, thông quá Cướp đoạt trắng trợn, hiếp bite tinh vi, tra tan, tà đày, bắn chém” [1, tr.78] Có thê nói tội ác mà đề quốc thực đân và bọn bán nước gây ra cho đồng bào Tây Bắc là không thể kể hết được Đề có được sự bình yên như hôm nay là cả một quá trình đấu tranh gian khổ đầy hi sinh mất mát của đồng bào các dân tộc Tây Bắc, họ đã cùng với bộ đội giải phóng và nhân đân cả nước đấu tranh giành lại độc lập tự do cho bản

làng Tây Bắc, cho những điệu xoẻ lại được trở về với vẻ đẹp chân chính của

Tất cả đã được Nguyễn Tuân ghi lại một cách trung thực cùng với thái

độ vừa đau xót, vừa căm giận và cũng vừa tự hào, tự hào trước chiến thắng,

trước công sức mà quân và dân ta đã đô ra nay đã thành công vang dội Đó

chính là tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc của một nhà văn yêu nước

2.1.2 Tự hào về đất nước trong thời đại mới

Hoà bình lập lại, cả miền Bắc sôi sục trong công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội, những đôi thay của cuộc sông và con người dưới ánh sáng chủ

nghĩa xã hội luôn khơi dậy niềm tự hào trong mỗi người dân Nguyễn Tuân cũng vậy, trên mỗi trang viết của tuỳ bút Sông Đà ta đều bắt gặp cảm xúc tự hào của nhà văn trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc Nhưng

Trang 21

hơn hết là tự hào trước những đổi thay của đất và người Tây Bắc dưới ánh sáng của Đảng và chủ nghĩa xã hội

Về lại Tây Bắc, Nguyễn Tuân không khỏi ngạc nhiên trước những đồi

thay của nơi đây Nhớ những năm nào bộ đội còn vào Tây Bắc mở rộng căn

cứ, đất chỉ một màu “trúc võ cỏ cháy” nồng lên cái mùi hồ đói, “đường không có tiếng người đi, toàn là cỏ đại, củ riềng cay” Vậy mà nay “cuộc đời có tổ

chức, có trật tự, công khai có Đảng có kế hoạch, cuộc đời mới đang bén rễ

đâm chỗi mạnh” [1, tr.85] Nguyễn Tuân vô cùng tự hào về quê hương Tây Bắc vốn nhiều của chìm của nổi nay đang chuyên mình để vươn lên, đón lấy ánh sáng của chủ nghĩa xã hội, của cuộc sống mới

Tây Bắc của xưa kia tràn ngập máu và nước mắt đưới sự bất nhân đại

ác của dé quốc thực dân, của những tên chúa đất thì giờ “rên mình nó đang

âm vang lên cái bản nhạc hợp tấu của thời kì quá độ” Tất cả nhường chỗ cho “tiếng các đoàn xe đạp thd, xe ngựa th, tiếng chuông tiếng nhạc chuyển bánh, tiếng máy nổ, ca mỉ ông hai guỗng máy của vận tải quốc doanh, tiếng xe của quân đội hoà bình sản xuất" [1, tr.89] Cuộc sống của “Lai Châu trung cổ” xưa là ăn đói mặc rét là “ăn mày đường”, ăn nước lá han mà chết rừng chết suối, là đầy tớ không công cho những “Bang Lợi”, “Bang Khách” Thì Lai Châu hôm nay lại đang rất ấm những hơi người: “Khấp nơi, người nông dân Thái tổ cày cấy đều xin được lên hợp tác xã Cuộc sống đồng rừng ấy không ăn rau rừng một cách tự nhiên chủ nghĩa nữa, mà bắt đầu với thỏi quen giông lấy cây rau cỏ cho tươi lành hơn nữa lên đời sống gia đình” [1, tr.178] Cuộc sống của Lai Châu trung cô, ngày nay đã chính thức có chị nữ

đảng viên Thái Trắng, Thái Đen dám nghĩ dám làm và tổ chức nhau học cày

học bừa, họ làm nên những cánh đồng hai mùa vàng tươi khắp các nương rẫy Con người Tây Bắc ngày nay luôn giữ bên mình tắm lòng tin tưởng không bờ bến Đó là lòng tin lẫn nhau giữa các dân tộc, lòng tin vào cái chế

Trang 22

Khoa luénu t6t nghiép

độ sáng đẹp do chính tay mình xây đắp lên Những chị Thái, Mèo, Hoa Kiều nay đã giác ngộ, họ lập lên những “quán tự giác” thầm đẫm những chân tình thơm thảo quý tin lẫn nhau Có đủ cả thanh niên, công nhân, học sinh, sinh

viên, người già người trẻ, đem hết sức lực đổi mới Tây Bắc, xây dựng Tây

Bắc, họ dựng lên những nông trường xanh ngát ngô lúa, lạc, đậu tương, những nông trường cao su trù phú, những nhà máy hoạt động suốt ngày đêm, những con đường ngăn sông vượt núi Sức lực và tài trí con người đã đưa Tây Bắc chuyên sang một bước ngoặt mới:

“ Đêm cỏ đầm đầm sữa vắt Loang khắp cánh rừng chăn nuôi

Thế rồi bản phố Mường Then Trong nắng mai bừng lên

Như sôi hơi một nỗi cơm không lô

Chào reo lúa tẻ vụ đầu Phía cầu Nam Rém

Có anh bộ đội yên tâm sản xuất ” [7 tr.96]

Niềm tự hào như tràn ngập trong tim nhà văn khiến cho những lời văn của ông ngập tràn vui sướng: “La nương bản Mèo rẻo cao cũng chín rồi, lúa vàng lênh khênh giữa giời như mọc giữa chân mây xếp đang ùn ùn lên từ phía núi bên kia”, “Trong tôi đang dẫn hình thành lên một tắm áp phích đòi tuyên

truyền cho Tây Bắc giàu có sảng tươi và hôn hậu ” “Tây Bắc xứng đáng in hình tem lên những lá thư gửi tới ức triệu cánh tay miền xuôi miền ngược” [1, tr.85]

Bước tới biên giới “Tây Trang”, vẻ đẹp của những con đường trước kia là con đường xương máu đang bừng lên trong cuộc sông mới của lúa chính bản Mèo, bóng dáng cô gái Thái lao động với đôi tay thoăn thoắt, nhà văn đã

phải thốt lên: “Chao ôi, hình như từ muôn thủa, biên giới vẫn có một sức hút

Trang 23

với tình cảm con người” Nguyễn Tuân nhận ra một điều đáng tự hào rằng: “Đủ thấy tổ quốc chúng ta là rộng đẹp, là đủ cả và chúng ta được tự hào mà gìn giữ và phát triển cái cơ nghiệp của dân tộc để lại từ bao đời nay” [1, tr.107] Và Nguyễn Tuân biết Tây Bắc có được sự đôi thay mạnh mẽ và tốt

đẹp như hôm nay, đều nhờ vào sức mạnh đoàn kết của các dân tộc anh em và

hơn hết là có sự chỉ lối đưa đường của Đảng: “Càng thấy cái quán triệt lớn

lao của chính sách Đảng đối với các dân tộc ở Tây Bắc Các dân tộc nhiều người, ít người cầm tay nhau cho chặt mà giữ gìn đất nước chung, và giúp đỡ nhau làm cho giàu đẹp thêm mãi lên cái hương hoả chung ấy” [1, tr.178]

Tinh than tự hào khơi day 6 nhà văn một niềm tin mãnh liệt vào tương

lai của Tây Bắc, đó là tương lai của tiếng máy nổ, của kế hoạch kinh tế sẽ

trùm lên tiếng cối nước, của những con đường mới xuyên rừng đem văn mình

tới các bản làng Và rồi đây sẽ có những đoàn tàu xe lửa nối miền xuôi với

miền ngược, đem hàng hoá, con người lên kiến thiết Tây Bắc và cũng đem

những sản vật hoa thơm trái ngọt của Tây Bắc, quặng mỏ Tây Bắc xuống để phục vụ miền xuôi Và rồi đây, núi rừng Tây Bắc cũng ầm vang tiếng máy nước của nhà máy thuỷ điện, đem ánh sáng xoá đi tăm tối cho tất cả các buôn làng, cái hung dữ của con Sông Đà sẽ được chế ngự và biến thành sức mạnh

của thuỷ điện Việt Nam Ngày mai, hàng đoàn người sẽ kéo nhau lên kiến

thiết Tổ quốc miền Tây Tây Bắc, họ sẽ xoá mờ đi khoảng cách địa lí của các

miền đất nước, họ gắn kết sức mạnh để Tây Bắc thực sự là niềm tự hào của toàn dân tộc

2.2 Thời gian, không gian nghệ thuật - nơi thể hiện những suy tư về đất nước và con người Việt Nam

Thời gian là một phạm trù của thế giới khách quan, có tính liên tục ba chiều quá khứ, hiện tại, tương lai mà không thê đảo ngược Nó được đo bằng

Trang 24

Khoa luénu t6t nghiép

đồng hồ, bằng lịch Thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thé giới nghệ thuật, có thể đảo ngược, có thể quay về quá khứ hay bay tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén hoặc kéo dài Nó được đo bằng nhiều thước đo khác nhau: gặp

gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác, sự sống, cái chết Thời gian nghệ thuật thê

hiện quan niệm của tác giả về thế giới, in đậm tính chủ quan

Không gian nghệ thuật là mô hình không gian của thế giới nghệ thuật do người nghệ sĩ sáng tạo ra Sự đối lập và liên hệ của các yếu tố không gian giữa các miền, các phương vị, các chiều tạo thành thứ ngôn ngữ nghệ thuật dé thể hiện thế giới quan niệm của tác phẩm

Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật luôn đi liền với nhau, nó

chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ

tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của

tác giả hay một giai đoạn văn học Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám

phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ

thuật

Nam Cao là một trong những cây bút tên tuổi của văn học Việt Nam với nhiều tác phâm nổi tiếng, rất nhiều hình tượng nghệ thuật trong tác phâm của ông còn sông mãi trong lòng người đọc Có được thành công ấy là nhờ

một phần Nam Cao đã xây dựng được không gian, thời gian nghệ thuật độc

đáo cho hình tượng nghệ thuật của mình Nhưng nói đến tạo dựng không gian, thời gian nghệ thuật không thể quên được Nguyễn Tuân, có thể nói không gian thời gian nghệ thuật trong rất nhiều tác phẩm của ông không chỉ tạo nên

cấu trúc nội tại của tác phẩm, tạo nên một thế giới ngôn ngữ đa dạng, mà còn

cho thấy chiều sâu cảm thụ, phân tích, đánh giá đối tượng sâu sắc của nhà

văn Trong tập tuỳ bút Sông Đà không gian thời gian nghệ thuật chính là nơi thể hiện những suy tư về đất nước và con người Việt Nam

Trang 25

2.2.1 Không gian của đất và người Tây Bắc

Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một

“điểm nhìn”, diễn ra trong “trường nhìn” nhất định, qua đó thé giới nghệ thuật

cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó; cái này bên cạnh cái kia, liên tục cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gan, rong, dai tao thanh vién canh

nghệ thuật Không gian nghệ thuật chính là những cảm thụ về không gian của nhà văn Trong Sông Đà cái viễn cảnh nghệ thuật mà Nguyễn Tuân cảm thụ

được chính là không gian của đất và người Tây Bắc trong sự đổi thay của đời

sống mới, không gian của công cuộc lao động sản xuất xây dựng chủ nghĩa xã

hội

Chiến tranh đã qua di, cudc sống hoà bình tự do lại trở về với Tây Bắc

sau bao nhiêu năm tháng đau thương, hoà bình đem lại cho Tây Bắc một không gian yên bình với những hình ảnh quen thuộc thân thương: “4 nương ban Mèo rẻo cao đã chín rồi, lúa vàng lênh khênh giữa giời như mọc giữa

chân mây xốp đang ùn ùn lên từ phía núi bên kia” Trên những ngọn đồi của khu chiến trường “cỏ gianh đã bung ra một thứ hoa tỉa tía màu tử tô Đã có những con chim chìa vôi quệt đuôi trên những bò ruộng khô, vừa bay vừa hót, đúng là những cải tiếng của bạn bè của những người cày ruộng sắp gặt lúa đưa về Lăng xăng những cái bóng cô Thái đi ngắt bông lau về làm thêm

đệm” [1, tr.97]

Tây Bắc hiện lên trong không gian vô cùng thơ mộng, đó là không gian của mùa xuân Tây Bắc “bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuỒn cuộn mà

khói núi Mèo đốt nương xuân” “Hoa ban nở rộ kéo dài, rừng xanh đổi ra

xuân trắng như có ông không lô nào bật bông giữa bằu tròi Dặm lau chen vào hàng ngàn gốc gạo hoa và hoa pháo bó píp đỏ hông đơn” “Đêm xuân Tây Bắc núi đỏ rực lửa khói đốt nương, núi rừng bật sáng lên như hoả diệm sơn già bỗng nhớ lại cái tuổi đương thì” [1, tr.226] Bằng đôi mắt quan sat

Trang 26

Khoa luénu t6t nghiép

tỉnh tế, trí tưởng tượng liên tưởng phong phú, Nguyễn Tuân đã cho người đọc

hình dung về không gian Tây Bắc, một không gian đặc trưng của miền núi với nương rẫy, với rừng xanh và hoa ban mùa xuân ngập trong khói sớm Tất cả

đã tạo nên một bức tranh quê hương thơm thảo gần gũi

Trong Người lái đò Sông Đà xuất hiện một không gian lớn hùng vĩ về hình ảnh con Sông Đà, đó là không gian của những ghềnh nước “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”, không gian của những “thác đá”, những “thạch trận” trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau, nước xơ trắng xố bắn tung trời, tiếng nước réo gầm ầm ï: “Ở những quãng vào thác lao dòng lúc này nước

Sông Đà reo như đụn sôi lên một trăm độ muốn hắt tung đi một cái thuyền

đang phải đóng vai một cái nắp ấm một âm nước sôi không lỗ”, “Hùng vĩ của con Sông Đà không chỉ có thác đá Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái vết hầu Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách Có quãng con nai con hồ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia Ngôi trong khoang đò ấy đang mùa hè mà cũng cảm thấy

lạnh ” [7, tr.67] Trên mặt nước hung dữ ay luôn xuất hiện hình ảnh người

lái đò với đôi tay nhanh nhẹn, bộ óc mưu trí vẫn hàng ngày chống chọi một

cách hăng say với con Sông Đà: “Thác nhỏ, đứng trên mũi thuyển mà lái bằng sào, thác to phải bỏ thuyên, nhảy xuống sông mà chống sào mà lái bằng

sào, sóng thác đánh qua mặt qua vú” [7, tr64] Có thê nói, không gian Sông Đà là một thành công nghệ thuật của Nguyễn Tuân, ông không chỉ cho người đọc thấy vẻ độc đáo của Sông Đà mà còn nhắn mạnh được tài năng, vẻ

đẹp của những người lái đò trên Sông Đà Họ thực sự là những người nghệ sĩ

trên sông nước: “Con Sông Đà thật dit that lon va lớn hơn nữa là những người lao động chở đò kéo đò thắng cái thiên nhiên không bình thường của một con sông Tây Bắc hiểm trở” [1, tr.67]

Trang 27

Nhung không phải Sông Đà lúc nào cũng dữ dằn như thé, trái lại, đi qua những “thác ghềnh”, những “thạch trận” Sông Đà lại trở về với vẻ lặng lờ mà hình như “2% thoi Lí, đời Trần, đời Lê nó cũng lặng lò đến thế mà thôi”, “Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhủ lên mấy lá ngô đầu mùa Mà tịch không một bóng người Cỏ tranh đôi núi đang ra những búp nõn Một đàn

hươu cúi đầu ngôn búp cỏ tranh đẫm sương đêm ” [1, tr.73] Một khung cảnh

thiên nhiên trữ tình hoang sơ và ngọt ngào như “một bờ tiền sử”, “một nỗi

niềm cổ tích”

Không gian Tây Bắc bình yên nhưng không hề thầm lặng mà đó là không gian nhộn nhịp sôi động của công cuộc xây dựng đời sống mới: “7rong này Điện Biên tung hết người ra mặt ruộng, mặt rừng, ngoài kia Tuân Giáo cũng tung hết người lên mặt đường Ở nông trường trong này, ầm dm ut tiếng xay gạo xay thóc, quạt thóc, đồ thóc Mìn kêu liên tiếp Xà beng lách vào phóng vào” [7, tr.L11] Hàng loạt những từ định vị không gian: “trong này”, “ngoài kia”, “ở trong này” được sử dụng với những tính từ, động từ giàu hình ảnh, Nguyễn Tuân đã tạo dựng được bức tranh lao động sản xuất, một không khí lao động hăng say, sôi sục, nhộn nhịp đầy sức sống

Trong không gian ấy, đất và người Tây Bắc như đang căng ra, bung ra hết mọi sức lực đề đổi thay, đề kiến thiết Tây Bắc, tất cả như muốn làm một cuộc cách mạng thay da đổi thịt cho Tây Bắc Giờ đây trên quê hương Tây Bắc cuộc sống đang thay đôi từng ngày: “Quanh cdi dé nui ấy, làng mới của những người làm đường trên đồng rừng mỗi ngày lại thêm một hai ngôi mới Những ngôi nhà đất mới đánh bạn với những ngôi nhà sàn mái cũ Nhà gỗ nhà gianh không đủ phải thêm cả nhà vải” [1, tr.243] Với sức người, trí người, hồ trong khơng gian núi đồi là những con đường, là những nhà máy, nông trường, công trường mới mọc lên báo hiệu một cuộc sống tươi sáng hơn, no ấm, hạnh phúc hơn cho đất và người Tây Bắc

Trang 28

Khoa luénu t6t nghiép

Để lại ấn tượng đặc biệt trong độc giả là không gian “chợ” Tây Bắc “Chợ” là nơi buôn bán giao thương, qua “chợ” người ta có thê đánh giá được cuộc sống nơi đó Hình ảnh “chợ” xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm của Thạch lam trước cách mạng, đó là hình ảnh của phiên chợ xao xác trong Gió lạnh đầu mùa, phiên chợ tàn nghèo đói của phố huyện lúc chiều tà trong Hai đứa trẻ, nó gợi lên một cuộc sống nghèo đói khốn khổ của người dân trước cách mạng Trong Phó nứi, Nguyễn Tuân cũng dùng hình ảnh “chợ” để cho độc giả thấy được không gian của cuộc sông mới: “Phở chua, phở canh, bánh rán đủ cả hàng quà Cá anh vũ, cá đầm xanh Tiếng búa lò rèn Tiếng bánh xe trâu Tiếng móng ngựa thà” [7, tr.170] Những mặt hàng đa dạng từ tre va mây đan lát đến chiếu dệt bằng sợi mây, bồ đựng quần áo đều đủ cả “Có những anh Xá, chị Xá mặt và tay đều săm chàm và trồ hoa, ngôi chờ người Thái ra đổi quân áo cũ lấy đ vật thủ công rất khéo tay” [7, tr.171] Một không gian chợ búa vô cùng nhộn nhịp đa dạng nhiều màu sắc cho thấy cuộc sống đồng bào miền núi thực sự đã được đổi thay và đang từng ngày no ấm, giàu đẹp

Tóm lại, với đôi mắt quan sát đầy nghệ thuật, cách kể, cách miêu tả sinh động, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ được không gian đất và người Tây bắc

không chỉ đẹp mà còn đang phát triển, đổi mới để ngày càng đẹp hơn, giàu

hơn, sung sướng tưng bừng hơn

2.2.2 Thời gian - sự giao nói giữa lịch sử và hiện tai

Cũng giống như không gian nghệ thuật, sự miêu tả trần thuật trong văn học bao giờ cũng xuất phát từ một “điểm nhìn” nhất định trong thời gian, và

cái được trần thuật bao giờ cũng được diễn ra trong thời gian, được biết qua

thời gian trần thuật Sự phối hợp của hai yếu tổ này hợp thành thời gian nghệ thuật Như đã biết thời gian nghệ thuật là thời gian của thế giới nghệ thuật nó cũng có ba chiều quá khứ, hiện tại, tương lai nhưng có thê bị đảo ngược Thời

Trang 29

gian nghệ thuật là cơ sở đề phân tích câu trúc bên trong của hình tượng nghệ thuật Về điểm này, Nam Cao là một bậc thầy Thông qua thời gian nghệ

thuật, khi thì ông đề nhân vật ở hiện tại, lúc lại trở về với quá khứ khi lại mở

ra tương lai xa xôi Nam Cao đã biến những hình tượng nghệ thuật của mình trở nên vô cùng sinh động, hấp dẫn

Cũng sử dụng thời gian nghệ thuật nhưng Nguyễn Tuân lại không hề bắt chước Nam Cao Thời gian nghệ thuật trong tuỳ bút Sông Đà của ông là

một thời gian nghệ thuật độc đáo, đó là sự giao nối giữa lịch sử và hiện tại, lịch sử và hiện tại luôn đi liền với nhau, gắn kết bô sung và làm nổi bật nhau, nó song hành và gắn bó tới mức không thê tách rời

Trong thiên tuỳ bút mở đầu của tập Sông Đà - Đường lên Tây Tây Bắc,

qua mỗi chặng đường Nguyễn Tuân đều rất ngạc nhiên trước sự đổi thay của

Tây Bắc, nhưng mỗi khi đừng chân tại những địa danh lịch sử thì quá khứ lại tràn về trong ông Những nghĩa trang ven đường gợi lại những trận ta đánh

địch tơi bời đầu năm 1952, Suối Rút với những kỉ niệm xây dựng cơ sở buổi

đầu kháng chiến Tất cả cứ “chập chờn hiện lên những bóng hình cả từ xửa xưa, cả từ kháng chiến gần đây” Quá khứ là những ngày chiến đấu gian khổ nhưng luôn có hậu phương gắn bó keo sơn với tắm lòng vô giá Quá khứ là

những ngày tàu bay địch quần đường và bộ đội thanh niên xung phong lăn xả

bảo vệ cầu đường Quá khứ ấy là lịch sử đau thương nhưng vẻ vang, lịch sử ấy lại được Nguyễn Tuân giao nối với hiện tại

Đó là hiện tại của “mây trắng Châu Mộc là là trên những ngọn cỏ mát ron một thứ cỏ cơm bữa của đê bò ngựa nông trường Bát phở nóng căng tin ngây lên cải mùi thịt chín tải của chính bò nông trường đây” [1, tr.85] Trên mảnh đất chiến trường xưa giờ là những nông trường trồng trọt, chăn nuôi trù phú, xanh ngát màu xanh của ngô lúa, của cây cỏ, nhộn nhịp bước chân của dê, bò, ngựa, của những tiếng cười nói ấm áp tình người: “Cỏ Nồi, Hát Lot,

Trang 30

Khoa luénu t6t nghiép

Nà Sản đã bay hết vết tích đầu cầu hàng không của địch rút chạy năm ngàn

quân ở sân bay Nà Sản Giờ đây là diện tích khai phá và xây dựng của nông trường Nhà cửa còn là mái gianh liễp nứa, nhưng đã thành lập những kíp ngòi kíp gạch và bộ phận nung vôi ngả gỗ Rừng ở đây không còn là thử cỏ cây vô chính phủ mà cây rừng cũng đã bước đâu được cải tạo dân Trong mái nhà gianh mới, vòng bánh to dẫn của những con lăn máy còn hăng lên cái mùi bột đá của cầu Hát Lót, bạn trai bạn gái nông trường cười nói, giọng

Hà Nội vẫn chưa hoà lẫn di ” [7, tr.86] Lịch sử và hiện tại song hành hiện lên đã cho ta thấy một sự thay đổi mạnh mẽ, tốt đẹp của những nơi mà lịch sử

đã ghi nhận nhiều hi sinh mất mát

Đi trên đường 41 mà nay là quốc lộ số 6, một “đĩ vãng phức tạp” lại

hiện về trong Nguyễn Tuân mà nhà văn cho là nếu quên đi thì “đó la một

thiếu sót nó hạn giới tấm lòng cảm thông của mình với cảnh và người trước mắt ” [7, tr.78] Nơi đây, những ngày chưa có ánh sáng của cách mạng, cuộc sống người dân oằn mình dưới “cả một cái tổ chức bắt nhân đại ác của công

sứ, lê dương, quan bình, đâu sai, lính dõng, phìa tạo, thống li, théng qua Cướp đoạt trắng tron, hiép bite tinh vi, tra tén, ti day, ban chém” [7, tr.87] Chúng thi hành những chính sách, những khẩu hiệu dã man: “Giế: Kinh lấy muối - giết Thái lấy ruộng - giết Mèo lấy thuốc phiện ” Nhưng cũng hai bên con đường 41 này, hôm nay đây, cái thứ muối xót lòng rơi nước mắt ấy đã được dưới xuôi đưa lên nhiều như Tây Bắc nở hoa ban rồi Tây Bắc lớp này đã khác hẳn: “Bây giờ trên mình nó đã âm vang lên cái bản nhạc hợp tấu của vận tải thời kì quá độ ” [1, tr.89], con đường 41 giờ đã là “con đường cái quan mộng ước”, đảm bảo giao thông vận tải cho cả hai mùa: “Hàng (rên này cuỗn cuộn đồ về đồng bằng, người đi kiến thiết Tây Bắc lóp ấy lên lại lớp khác về luân phiên, các chuyến xe của nó về xuôi cũng đông đủ như mọi chuyển xe của nó ngày nay đang âm âm tiến lên” [1, tr.89] Quá khứ hiện về làm nền

Trang 31

cho niềm vui của đổi thay, của đời sống mới, hiện tại bình yên tươi vui lại

nhắc nhở không được quên lịch sử Quá khứ, lịch sử và hiện tại đã được

Nguyễn Tuân giao nối rất uyên chuyển khiến thiên tuỳ bút trở nên sinh động

đậm chất lịch sử và thông qua đó ta cũng thấy được những cảm nhận sâu sắc

của một nhà văn tài hoa

Lịch sử đầy đau thương của Tây Bắc đường như không bao giờ kề hết

Với tình yêu đặc biệt dành cho Tây bắc, lịch sử Tây Bắc dường như in đậm trong lòng Nguyễn Tuân Nhìn hiện tại lại nhớ về quá khứ, hiện tại và lịch sử cứ cùng lúc hiện lên trong tâm trí nhà văn Hiện tại càng vui tươi, hạnh phúc,

sung sướng thì quá khứ, lịch sử lại càng khiến Nguyễn Tuân day dứt Hiện tại “Tây Bắc đẹp lắm ”, “Tây Bắc có những nét đẹp mỗi ngày một sảng thêm ra”, nhưng “muon thay thật rõ cái tốt của ngày hôm nay, nhiễu khi phải thấy cái

xấu hôm qua, do đó mà có một cái cơ sở cụ thé dé so sánh ” [1, tr.146] Một tí

về lịch sử và một bản lí lịch đã thực sự là một thiên tuỳ bút hồi hương về quá khứ đau thương Tây Bắc dưới tội ác của tên chúa đất Đèo Văn Long Hôm nay đây, Tây Bắc yên, lành, tươi, sáng và triển vọng nhưng dưới ach thong tri của Đèo Văn Long một thời, Tây Bắc thực sự quá nhiều thương đau

Đèo Văn Long và cái chế độ cai trị của nó, gia đình nó, lũ tay sai của nó không những đã tiếp tế quân đội Pháp đánh Việt Minh mà còn bán đi bán lại Tây Bắc nhiều lần cho giặc Chúng “đẽo dân chỉ còn xương, tính tham lam vô độ”, người dân phải cống nộp nhiều thứ thuế vô lí cho chúng, phải phu phen tạp dịch xây lâu đài cho Đèo Văn Long Chúng bắt thanh niên trai tráng

vào những nhà tù khổ sai để phục vụ Tội ác của tên chúa đất cùng bọn để

quốc thực dân đã thực sự là một nỗi sợ hãi ghê gớm kèm theo sự căm giận tột độ của người dân các dân tộc Tây Bắc

Nói sao cho hết những đau thương của lịch sử Tây Bắc truéc khi “lita Cách mạng tháng Tám cháy bùng lên núi cỏ gianh đánh lài những bóng tối

Trang 32

Khoa luénu t6t nghiép

của đêm dài Tây Bắc” Trong Xoè, lịch sử về cuộc sống người dân Tây Bắc,

đặc biệt là cuộc sống của những cô gái Thái, Mèo, của nghệ thuật xoè múa

được Nguyễn Tuân tái hiện vô cùng xúc động “7?hơ ca Thái hồn hậu nhiều hình ảnh nhiều thiên nhiên Thơ ca Thái đã hay mà múa cũng đẹp mà xoè càng đẹp” [1, tr.181] Đó là một môn nghệ thuật cô truyền, một nét đẹp văn hoá đầy quyến rũ của người dân Tây Bắc, thế mà đã có một thời bóng tối của để quốc và phong kiến đã “buộc lấy cổ tay, ngón tay, cổ chân những bước xoè Thái” Những đội xoè Thái trước đây chỉ là những toán tù khổ sai đàn bà chung thân bị chúa đất Tây Bắc cầm tù

Nhà nào có con gái được tuyển vào đội xoè thì coi như mất con, làm thân con gái đội xoè trong nhà quan sống cũng chẳng ra thân người Ban ngày

là con ở, là thân tôi đòi làm trăm thứ việc vất vả, đêm đến thì múa xoè phục

vụ mà nhiều khi còn trở thành “mội cái đệm sống cho quan khách nhà họ Đèo đè lên”, “Và trong đêm tiệc, máu đồng trình cứ rỏ theo bước đi của đôi chân khiêu vũ, cô gái xoè cứ giẫm lên máu mình mà múa lớp mắu đêm sau đóng vay lên lớp máu đêm đâu và cứ thế cứ thế” [7, tr.186] Những trang viết chân thực và rất giàu hình ảnh của Nguyễn Tuân đã không khỏi làm động lòng

người đọc, cái lịch sử đau buồn của một nét văn hoá ấy mặc dù nay nó không

còn nhưng thực sự nó đã khiến ai ai cũng xem xoè là một thảm hoạ cho những người muốn gắn bó với nó Tuy nhiên trở về với hiện tại, cách mạng đã đánh đổ hoàn toàn những tên chúa đất, thực dân đế quốc và giải phóng cho nghệ thuật xoè múa Nguyễn Tuân tin chắc rằng Cách mạng và cuộc sống mới sẽ

xoa dịu hết mọi vết thương, vết đau cho người dân Tây bắc Hiện tại bình yên

đang hồi sinh cuộc sống cho xoè và những cô xoè Hiện tại và quá khứ giao nối cho ta ý thức đầy đủ về giá trị của một môn nghệ thuật giàu bản sắc dân tộc, đồng thời cũng cho thấy công lao to lớn của cách mạng đối với những giá trị văn hoá Tây Bắc

Trang 33

Quá khứ và hiện tại không chỉ giao nỗi mà còn đan lồng, xen lẫn vào nhau Đào cộng sản là một thiên tuỳ bút chứa chất đầy tâm trạng, mỗi bước chân tìm tới với cây đào Tô Hiệu ở hiện tại cũng chính là những bước chân

tìm về với lịch sử hào hùng, anh đũng, bất khuất của một con người Người ta

nói trong việc xây dựng thời gian nghệ thuật Nguyễn Tuân đã sử dụng một thủ pháp nghệ thuật của điện ảnh đó là thủ pháp “đồng hiện” Như ta cũng

biết khả năng đồng hiện là một hạn chế của nghệ thuật ngôn từ và là một thế

mạnh của điện ảnh Vậy mà dưới ngòi bút Nguyễn Tuân quá khứ và hiện tại

lại đồng hiện cùng một lúc Trong Đảo cộng sản, quá khứ và hiện tại cứ đan

lồng nhau, xen lẫn vào nhau theo từng bước chân và từng dòng cảm xúc của

nhà văn Cây đào có một sức sống mạnh mẽ, từ quá khứ đến hiện tại nó vẫn

xanh tốt và đơm hoa ngày một nhiều Sức sống của nó là biểu tượng cho hình

ảnh bất tử của người anh hùng đồng thời nó cũng là minh chứng lịch sử nhắc

nhở con cháu đời đời không quên nhớ ơn thế hệ cha anh đi trước

Thời gian nghệ thuật trong tuỳ bút Sông Đà đã cho thấy nét độc đáo trong ngòi bút nghệ thuật Nguyễn Tuân Sự giao nối giữa lịch sử và hiện tại như hai mảng màu đối lập giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc về lịch sử, cái nhìn chân trọng đối với hoà bình và cuộc sống mới Đồng thời cho thấy niềm

tự hào, niềm tin yêu, lạc quan của nhà văn trước những đôi thay và tương lai

Tây Bắc

2.3 Nghệ thuật thể hiện in đậm phong cách cá nhân 2.3.1 Bút pháp miêu tả độc đáo

Dưới ngòi bút Nguyễn Tuân tập tuỳ bút hiện lên với nhiều bức tranh

sinh động và nhiều hình tượng nghệ thuật chân thực giàu sức hấp dẫn Rất

nhiều trang viết chan chứa chất thơ, chất trữ tình, nhiều đoạn lại Say sưa

Trang 34

Khoa luénu t6t nghiép

hướng tới những chân trời rộng mở của cuộc sống mới Tất cả có được là nhờ

bút pháp miêu tả rất độc đáo của ông

Phong cảnh thiên nhiên Tây Bắc trong tuỳ bút Nguyễn Tuân vừa hùng vĩ uy nghiêm vừa tuyệt vời thơ mộng Duy chỉ nói về sự khắc nghiệt, dữ tợn

hiểm ác của thiên nhiên Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã có vô vàn những hình ảnh

so sánh khác nhau: “1c này nước Sông Đà reo như đun sôi lên một trăm độ muốn hất tung đi một cdi thuyén đang phải đóng vai một cái nắp ấm một cải dm nước không lỗ” [1, tr.64], “nước ở đây thở và kêu như cứa cổng cái bị sặc”, “tiếng thác nước nghe như là oắn trách gì, rồi lại như là van xìn, rỗi lại

nhự là khiêu khích, giọng gần mà chế nhạo Thế rồi nó rồng lên như tiếng một

ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng tre nứa nỗ lửa” [1, tr.69J “Con Sông Đà ác như người dì ghẻ, chúa đất chìa bến ngăn sông càng làm

cho Sông Đà ác thêm” [7, tr.70] Miêu tả độc đáo bằng nhiều hình ảnh so

sánh, thiên nhiên Tây Bắc hiện lên hết sức sinh động, có lúc giống với đồ vật, có lúc lại giống với con vật hung bạo, có lúc lại giống với con người độc ác, có lẽ chỉ Nguyễn Tuân mới miêu tả như vậy

Thói quen khám phá thiên nhiên ở phương diện thâm mĩ đã giúp Nguyễn Tuân nhìn thiên nhiên Tây Bắc hết sức gợi cảm, duyên đáng, hiền

hoà, thơ mộng: “Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc

chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nỏ hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuỗn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân” [1, tr.72], “Sông Đà như một áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn vạn sải Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử Bò sông hồn nhiên như một nỗi niềm cồ tích” [1, tr.13], “Đêm xuân Tây

Bắc, đôi núi đỏ rực khói đốt nương, nủi rừng bật sáng lên như hoả điệm sơn

già bỗng vụt nhớ lại cái tuổi đương thì” [T, tr.180] “Núi Quỳnh Nhai dep như núi trong tranh ảnh trong men sứ ở đây cây to bóng cả, núi vót ngọn xanh, núi dăng dặc lam, suôi dạo đàn và rêu biếc lòng suối ông d như tóc

Trang 35

tuôn của một người đàn bà biết phát biểu thành thơ” [1, tr.268] Với việc sử

dụng hàng loạt so sánh tu từ, nhân hoá Nguyễn Tuân đã biến thiên nhiên Tây

Bắc từ một “mụ dì ghẻ độc ác” thành một người thiếu nữ mang vẻ đẹp của

tuổi xuân thì, thiên nhiên giống như cô Tấm dịu dàng, duyên dáng, hiền hoà

và nhân hậu trong câu chuyện cô tích

Bút pháp miêu tả độc đáo không chỉ thể hiện ở việc miêu tả thiên nhiên,

trong Sông Đà hình ảnh con người hiện lên vô cùng sinh động Miêu tả hình ảnh người lái đò Lai Châu ông viết: “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳbnh gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào trong sương mà” [1,

tr.61] Dùng chính những hình ảnh, những vật dụng liên quan tới nghề lái đò

để miêu tả hình dáng ông lái đò như: “sào”, “cuống lái”, “tiếng nước”, “mặt

nghềnh sông”, “bến xa” Nguyễn Tuân không chỉ đơn thuần cho người đọc

thấy được hình dáng ông lái đò mà hơn hết là để người đọc thấy được sự gắn kết cả tâm hồn lẫn ngoại hình của ông lái đò với cái nghề của mình Sự gắn bó, tình yêu nghề đã ngắm vào máu vào da vào thịt vào hình hài của ông

Miêu tả những ngày mưa ở Điện Biên và tỉnh thần lao động hăng say

của con người Tây Bắc, nhà văn đã dùng những hình ảnh so sánh liên tưởng

vô cùng lạ lẫm hóm hỉnh: “Hình như bau trời trên đâu tôi là cái túi nước

khổng lỗ cứ rỉ ra và xôi xuống hết đêm ấy qua ngày khác Trên trời là một túi mưa, dưới đất là một nội cháo lạnh quấy bằng đất thó Dưới cái mưa và trên cái bùn cháo đó là những đồn nơng dân mặc áo quân đội đang đem hết nhiệt tình của mình ra để biến vùng chiến trường cũ thành một khu kinh tế mới ” [1, tr.227] Diễn tả tỉnh thần lao động khân trương của người Tây Bắc, Nguyễn Tuân cũng có những hình ảnh liên tưởng so sánh bất ngờ: “Những bàn tay đoàn người mở đường như một trận bão tất yếu trên bước đường tiến lên,

Trang 36

Khoa luénu t6t nghiép

đang rung cả khu rừng nằm cạnh con suối và con sông”, “Công trường 62 và

các đơn vị bộ đội đúc gạch nhộn nhịp như mùa xuân của ngàn bọng ong đang

ra mật, đang làm sáp hường ” [7, tr.223] Biện pháp so sánh tu từ đã giúp bút

pháp miêu tả của nhà văn đạt tới tính tạo hình cao, làm cho người đọc hiểu rõ ngay về đối tượng, hiểu rõ hơn về bản chất sự vật, sự việc tạo nên những dung cảm thâm mĩ, những ấn tượng mới mẻ

Đọc tuỳ bút Sông Đà ta nhận ra một điều rất rõ đó là bút pháp miêu tả sử dụng nhiều so sánh tu từ với những liên tưởng táo bạo bất ngờ Miêu tả sự vật hiện tượng trên cơ sở so sánh liên tưởng vốn là cái nhìn của những cây bút tài hoa, uyên bác Độc giả không thể quên được những đoạn văn tả món quà của cô hàng cốm xinh xinh với những hình ảnh so sánh gợi cảm trong Cốm

của Thạch Lam: “Màu xanh tươi của cém nhu ngoc thach quy, mau do thắm của hông như ngọc lựu già Một thứ thanh đạm, một thứ sắc ngọt, hai vị nâng

đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bên ” Tuỳ bút Thạch Lam hấp dẫn người đọc ở những tình cảm bình dị Nhà văn tỏ ra hết sức tỉnh tế trong cảm nhận và trân trọng những thức quà dân dã, giản dị mộc mạc của quê hương Khác với phong cách nhẹ nhàng của Thạch Lam, trong tuỳ bút Sông Đà ta nhận thấy cũng với bút pháp miêu tả sử dụng so sánh tu từ nhưng Nguyễn Tuân vận dụng hết sức linh hoạt với nhiều hình ảnh so sánh táo bạo

Cái so sánh và cái được so sánh ở Nguyễn Tuân dường như không có giới hạn, bởi nhà văn có trí tưởng tượng vô cùng phong phú, phóng túng, bất ngờ Có lúc dùng thiên nhiên để miêu tả thiên nhiên: “Ở chỗ cao nhất của thân đèo, trông xuống, các chóp núi đều lượn rập rờn như các nếp sóng bạc đầu của một vùng biển cả mà phép màu nào đó vừa biển hoá thành ra đá,

cứng lại xanh sam va tim ngắt một niềm tin nặng” [7, tr.98] Có lúc lại dùng

con người để miêu tả thiên nhiên: “7iếng nước nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xùn, rồi lại như là khiêu khích, giọng gần mà chế nhạo” [1,

Trang 37

tr.69] Ngược lại, có lúc thiên nhiên lại được dùng để miêu tả tâm trạng con

người: “Cái điếng thở dài của những người mẹ Thái nó buôn hơn cả cái tiếng vật mình của cối nước giã gạo đêm ” [1, tr.182]

Qua tìm hiểu bút pháp miêu tả Nguyễn Tuân trong tuỳ bút Sông Đà ta

có thể nhận ra ở Nguyễn Tuân con mắt quan sát, khả năng cảm nhận sự vật

„Sự VIỆC, con người rất tinh tế, tỉ mỉ và chỉ tiết, dường như không có một sự

vật hiện tượng thiên nhiên hay con người nào có thể qua được đôi mắt tỉnh tế của Nguyễn Tuân

2.3.2 Nghệ thuật liên tướng phóng túng, táo bạo, bất ngờ

Tuỳ bút là một thê loại khó, bởi người viết non tay sẽ rất dé gây cho

người đọc cái cảm giác nhàm chắn Người viết tuỳ bút phải có bản lĩnh riêng

với cách cảm nghĩ sâu sắc về cuộc đời và đòi hỏi mỗi tác giả phải đem lại điều gì mới mẻ cho người đọc trong cách phát hiện, đề cập và lí giải vẫn đề Về điều này thì Nguyễn Tuân đã có đủ Đọc tuỳ bút Nguyễn Tuân không bao giờ bị nhàm chán, khô khan Tuỳ bút Nguyễn Tuân không chỉ hấp dẫn người đọc ở bút pháp miêu tả độc đáo mà còn khiến người đọc bất ngờ trước nghệ thuật liên tưởng phóng túng táo bạo mang đậm dấu ấn cá tính Nghệ thuật liên tưởng là yếu tô làm tuỳ bút Nguyễn Tuân mang vẻ đẹp riêng biệt không ai có thể bắt chước được

Đọc tập tuỳ bút Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng, đó là một tác phẩm gây ấn tượng ở vẻ đẹp của miền Bắc hiện lên tỉnh khôi đến kì ảo với những hình ảnh so sánh liên tưởng gợi cảm: “Giẩm đôi giày trên đất mịn màng, anh cảm thấy cái mát mẻ của đất, của sương vương trên có thấm vào lòng anh y như thể anh đi chân không vậy Nhớ đến đâu mình vẫn cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, địu dàng, mắt mẻ còn hơn cả

hương cau, mà địu dàng có khi hơn ca mùi thom hoa méc”, “tim anh, quai la,

Trang 38

Khoa luénu t6t nghiép

,

sao lại rung lên nhè nhẹ như đôi cánh bướm ” Khác với Vũ Bằng, Nguyễn Tuân lại thường so sánh liên tưởng nhiều chiều bằng chính sự vật, nhưng ông hướng vào cái nhìn ở bề sâu tình vi, hiểm hóc nhất để mang lai cho người đọc những cảm giác mới lạ Các nhà văn thường liên tưởng về những sự vật ở gần

nhau có những nét tương đồng, có mối quan hệ nào đó, còn Nguyễn Tuân lại

hay nối những sự vật cách xa nhau vào một trường nghĩa tạo nên những thách đồ trong nghệ thuật

Miêu tả độ hẹp của dòng Sông Đà do “đá bờ sông dựng thành vách” Nguyễn Tuân có những liên tưởng vô cùng độc đáo: “Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái vết hấu Ngôi trong khoang đò qua quãng dy đang mùa hè mà cũng cảm thấy lạnh, cảm thấy như đang đứng ở hè một cải ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa số nào trên cái tầng nhà thứ mắy nào

vùa tắt phụt đèn điện ” [1, tr.67] Quả là trí tưởng tượng của nhà van rất mới

lạ, những hình ảnh tưởng như không dính dáng gì tới nhau lại được nhà văn

đặt trong sự đối sánh tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt với độc giả

Nhìn cái hút nước trên Sông Đà, Nguyễn Tuân ngỡ như: “hành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thuỷ tỉnh khói đúc dày” Từ công việc lái đò, tác giả liên tưởng tới lái ôtô khi lao xuống dốc mà lái đò còn nguy hiểm hơn nhiều lái ôtô: “Lao xe xuống dốc, dùng phanh chân phanh tay,

những góc ác thì tiễn lên lài lại, một đỏ không lọt thì hai đỏ, xe mà mười banh

thì ba đỏ Còn như cải thuyễn mà lao xuống thác thì chả có cái phanh nào cả, chỉ có lao đi chứ không lài lại, không lao trúng tìm luỗng nước la thuyén quay ngang mà ụp chứ không lùi gì cả, chờ gì cả, hãm chậm gì cả ” [1, tr.64] Đó là những so sánh liên tưởng của một người có cá tính mà lại rất kĩ tính với

những đặc điểm chính xác bất ngờ, đầy chất tạo hình, giau tri tué

Những liên tưởng của Nguyễn Tuân còn vô cùng táo bạo, sự táo bạo ấy nó mạnh dạn tới mức mà không ai đám nghĩ tới, thế mà Nguyễn Tuân lại vẫn

Trang 39

diễn ta sự liên tưởng ấy một cách tự nhiên đầy hứng thú Nguyễn Tuân nhìn những cái hút nước trên Sông Đà giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuân bị làm móng cầu Ông dùng tới gần trang giấy để diễn tả sự hung dữ, nguy hiểm của cái hút nước vậy mà ông lại liên tưởng tới, nghĩ tới “một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn chuyển cảm giác lạ cho khan gid, da dũng cảm ngôi vào một cái thuyển thúng tròn vành rồi cho cả mình cả máy quay xuống đáy cải hút Sông Đà Thế rồi thu ánh” [1, tr.68] Việc này không những không bao giờ xảy ra mà còn không ai dám nghĩ đến thế mà Nguyễn Tuân lại tưởng tượng như thật và diễn tả nó giống như chính Nguyễn

Tuân đã làm việc đó vậy

Nhìn những thác đá nối đuôi nhau trên mặt sông, đá mọc lô nhô làm

nước xô bắn tung toẻ Nguyễn Tuân lại cho là những hòn đá đó đang “bày

thạch trận trên sông”, người lái đò và con sông chính là hai bên giao chiến và cuộc chiến đấu ấy diễn ra rất gay go ác liệt và cũng rất cuốn hút, người đọc cảm tưởng như mình đang đọc truyện kiếm hiệp chứ không còn là đọc tuỳ bút nữa Chỉ với việc suối Tà Bú bị án ngữ bởi quả núi bên sông mà Nguyễn Tuân

lại ví “suối bến Tà Bú như một cái cổ chai loe ọc nước dốc ra nhanh hơn nữa

thì quả núi bên bờ có khác gì một cái nút bằng đá đóng lại cả chai nước

không lồ đang tắc cổ, ứ lại giữa vời sông” [1, tr.203] Miêu tả thiên nhiên

bằng trí tưởng tượng liên tưởng như vậy người đọc cảm thấy cũng như đang “eg 33 (33 ác”, “ứ” nơi cổ họng khi tiếp nhận một hình ảnh thiên nhiên tợn bạo như

vậy

Trước Cách mạng tháng Tám, nhu cầu chơi ngông và chủ nghĩa độc đáo đã khiến Nguyễn Tuân mỗi khi miêu tả, nhận xét, bình luận thường tìm lối so sánh liên tưởng tuy chính xác mới lạ song hết sức khinh bạc nhiều khi oái oăm: “Thuỷ đình bóng đèn điện không có lửa, dưới ánh nắng bóng bẩy như đồ tế nhuyễn mạ và vô liêm sỉ như những cuộc đời không có chân giá,

Trang 40

Khoa luénu t6t nghiép

mỗi tỉ hào nhoáng phú lên trên chỉ toàn là của đi mượn ” (Chiếc lư đồng mắt cua) Sau Cách mạng, đặc biệt ở Sông Đà, Nguyễn Tuân vẫn có những tìm tòi, sáng tạo riêng nhưng những nhận xét, liên tưởng của ông thường mang ý vị di đỏm, hài hước mà không kém phần chân thực, sống động, chính xác Điều này thể hiện cảm nghĩ, suy tư khoẻ khoắn, sáng trong, day sự tin yêu, đôn hậu của nhà văn với cuộc sông mới: “Nhựa chảy đều vào những cái bát buộc ngang thân cây, như cái kiểu bộ đội ta đeo bì đông ngang hông” [1, tr.230], “Tôi cứ nghĩ rằng chỗ cánh đồng ta đang ngôi nói chuyện đây là một cái lòng chảo không lồ có bón cái tai vễnh lên, có bốn cái quai chảo mỗi lần

ta đi họp khu hoặc toả ra các châu bạn, tôi cứ nghĩ như ta là một con kiến

rừng bò từ lòng chao bam lên các quai chao” [T, tr.261], “Có những tảng đá tuổi đời tỉnh hàng thế kỷ mọc thay lay ra lòng đường vễnh ra như một cải mộc nhĩ khô cứng; cdi tai đá ấy như đang có nghe ngóng xem cải tiếng mở đường

Assy

cai da chuyén dén dau réi” [7, tr.115], “Dưới chân taluy là những đoàn xe cút ki Đồng đá đất từ mặt trên đồ xuống, ùn lên rỗi voi di ngay Xe cit kit nói đuôi nhau lông lên như những anh say rượu miễn núi khát nước chạy nhào ra mép suối bọt reo trắng phau ” [1, tr.260] Với trí tưởng tượng phong phú, Nguyễn Tuân đã kích thích ở người đọc khả năng liên tưởng, kéo người

đọc đến với những hình ảnh so sánh hóm hỉnh vui nhộn và rất giàu màu sắc

cảm xúc thâm mĩ Và phải là người yêu tha thiết cuộc sống, sống sâu sắc và hết mình với cuộc đời, con người và thiên nhiên, Nguyễn Tuân mới có được những cảm nhận tỉnh tế, sắc sảo, thú vị như thế Những liên tưởng của ông đã cung cấp cho người đọc một vốn sống phong phú, một sự hiểu biết tường tận

về sự vật

Miêu tả những ngày mưa ở Điện Biên và nhiệt tình lao động của những con người Tây Bắc, nhà văn đã dùng những hình ảnh liên tưởng vô cùng sống động: “Hình như bầu trời trên đầu tôi là một cài túi nước không lỗ cứ rỉ rả

Ngày đăng: 27/09/2014, 00:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w