LOI CAM ON
Trong quá trình nghiên cứu, cũng như trong qua trình hồn thành khố
luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu, hướng dẫn tận tình về
mọi mặt của thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Xuân Thành, thầy giáo Tiến sĩ Mai Văn Hưng, cũng như các thầy cô giáo trong tô, trong khoa Sinh - KTNN đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em hồn thành khố luận của mình
Quá trình thực hiện đề tài này em còn nhận được sự giúp đỡ của UBND, ban DS - GĐ&TE phường Hoàng Văn Thụ cũng như sự đóng góp ý kiến của
bạn bè
Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Em rất
mong được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo cũng như toàn thể các bạn để
đề tài của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm on!
Hà Nội, tháng 04 năm 2007 Sinh viên
Nguyễn Thị Lan Hương
Trang 2
LOI CAM DOAN
Thơng qua việc tìm hiểu công tác DS —- KHHGĐ của Ban DS - GĐ&TE phường Hoàng Văn Thụ, đã thu thập các tài liệu cùng các số liệu liên quan, xử lí số liệu đề rút ra được kết quá nghiên cứu Em xin cam đoan kết qua trong đề tài này không trùng với kết quả của các tác giả khác
Hà Nội, tháng 04 năm 2007 Sinh viên
Trang 3
MUC LUC Trang
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu, hình vẽ
MỞ ĐÀU 1
Phin 1: TONG QUAN TAI LIEU 4
1 Vai trò của dân số và sự cần thiết phải nghiên cứu 4 2 Hậu quả của bùng nỗ dân số đối với chất lượng cuộc sống 5 3 Tình hình cơng tác DS - KHHGĐ của phường Hoàng Văn 13
Thụ Tp Thái Nguyên trong 5 năm 2002 - 2006
Phần 2: ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 23 CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu 23
2 Phương pháp nghiên cứu 23
3 Phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
Phần 3: KẾT QUÁ NGHIÊN CUU VA BAN LUẬN 27
1 Kết quả nghiên cứu 27
2 Bàn luận 43
KET LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
3
Trang 4DANH MUC CAC KY HIEU, CHU VIET TAT
- FAO: Tố chức nông lương quốc tế (Food and Agricultural Organization)
- UNESCO: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hiệp quốc
(United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)
- dB: Don vi déxi Ben
- AFPPD: Dién dan nghi si Chau A vé dan sé va phat trién
- DS - DV - KHHGĐ: Dân số, dịch vụ, kế hoạch hố gia đình - BVCS & GDTE: Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
- DS - GD & TE: Dan sé, gia dinh và trẻ em
- UB DS - GD & TE: Uy ban dan sé gia đình và trẻ em
- HĐND: Hội đồng nhân dân
- UBND: Uy ban nhân dân - THPT: Trung học phô thông - THCS: Trung học cơ sở
- CNH - HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hố
- DSTN: Dân số tự nhiên - TDTT: Thể dục thể thao
- Con thứ 3”: Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên - Th.S: Thạc sĩ
Trang 5-Tp : Thành phó
DANH MỤC CÁC BÁNG BIẾU, HÌNH VẾ
- Hình 3.1 Biểu đồ phát triển dân số 5 năm (2002 - 2006) của
phường Hoàng Văn Thụ - Tp Thái Nguyên
- Hỉnh 3.2 Biểu đồ phát triển đân số 5 năm (2002 - 2006) của tổ 1
phường Hoàng Văn Thụ - Tp Thái Nguyên
- Bảng 3.1 So sánh kết quả 5 năm (2001 - 2006) thực hiện công tác DS - KHHGĐ của phường Hoàng Văn Thụ- Tp Thái Nguyên
- Bang 3.2 Kết quả thực hiện các biện pháp tránh thai trong 5 năm (2002 - 2006) của phường Hoàng Văn Thụ - Tp Thái Nguyên
- Bang 3.3 Kết quả thực hiện các biện pháp tránh thai trong 2 năm (2005 - 2006) của phường Hoàng Văn Thụ - Tp Thái Nguyên
- Bảng 3.4 So sánh kết quả 5 năm (2002-2006) thực hiện công tác DS - KHHGD tổ 1 của phường Hoàng Văn Thụ - Tp Thái Nguyên
- Bảng 3.5 Kết quả thực hiện các biện pháp tránh thai trong 5 năm (2002 - 2006) của tô 1 phường Hoàng Văn Thụ - Tp Thái Nguyên
- Bảng 3.6 So sánh kết quả thực hiện các biện pháp tránh thai trong 2 năm (2005 - 2006) của tổ 1 phường Hoàng Văn Thụ - Tp Thái Nguyên
- Bảng 3.7 So sánh kết quả 5 năm (2002 - 2006) thực hiện công tác DS - KHHGĐ của tô 16 phường Hoàng Văn Thụ - Tp Thái Nguyên
- Bảng 3.8 Kết quả thực hiện các biện pháp tránh thai trong 5 năm (2002 - 2006) của tổ 16 phường Hoàng Văn Thụ - Tp Thái Nguyên
Trang 6
MO DAU
Dân số, danh từ này đã và đang được nhắc đến nhiều trong các hội nghị cũng như trong đời sống xã hội Vì dân số là một trong những vấn đề toàn cầu đang được nhân loại quan tâm và giải quyết Trong những thập kỷ gần đây, các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang quan tâm đến
việc kiểm soát sự gia tăng dân số Hơn lúc nào hết, vấn đề dân số học đã và
đang có vai trò cấp bách, quyết định trong việc điều khiển sự phát triển dan sé sao cho phù hợp với khả năng đáp ứng của trái đất về ba khả năng cơ bản: Cung cấp thức ăn - đám báo không gian sống và là chỗ chứa các chất cặn bã
rác thải, xác chêt của sinh vật và con người
Trong thế kỷ XX, dân số toàn cầu đã tăng gấp bốn lần, tốc độ tăng nhanh chưa từng có Theo tài liệu của quỹ dân số Liên hiệp quốc đầu thế kỷ,
dân số khoảng 1,5 tỷ người, đến năm 1927 tăng lên 2 tỷ; đến năm 1960 là 3
tỷ; 1974 là 4 tỷ; 1984 là 5 tỷ; chỉ I2 năm sau năm 1999 người thứ 6 tỷ đã ra đời Trong vòng 50 năm tới dân số vẫn tăng, dự đoán hàng năm trên thế giới khoảng 86 triệu trẻ em ra đời Theo dự báo của Liên hiệp quốc dân số thế giới
năm 2025 sẽ là § tỷ 162 triệu người và chỉ 25 năm sau 2050 dân số toàn cầu
sẽ lên tới I0 tỷ người
Khu vực tăng dân số nhanh nhất là châu Phi (vùng cận Sahara), vùng Nam Á, Tây Á Hai nước có số dân đơng nhất hiện nay là Trung Quốc và Án
Độ Ở Châu Âu, Bắc Mỹ, tốc độ gia tang dan số đã chững lại, một số nước đã
giảm
Trên bình diện thế giới, dân số tăng nhanh và gia tăng liên tục tất yếu dẫn đến “sự bùng nỗ dân số” Sự tăng trưởng dân số trong vòng mấy chục năm qua nguyên nhân chủ yếu là sự thay đổi thực sự về mức tử vong và tuổi
Trang 7trên thế giới vẫn tăng cao cùng với việc giảm tỷ xuất tử vong đã tạo nên nhịp độ gia tăng dan sé rat lon
Dan sé ting nhanh dé lai hau qua nghiém trong vé nhiéu mat lam anh
hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống xã hội Theo tính tốn của các nhà khoa
học: kinh tế phát triển theo cấp số cộng, dân số phát triển theo cấp số nhân, dẫn đến các vấn đề kinh tế xã hội cần phải giải quyết Muốn giải quyết được vấn đề kinh tế xã hội tức là phải giam nhịp điệu phát triển dân số
Theo số liệu của FAO, từ những năm đầu của thập kỷ 90, đã có tới 51
triệu người chết đói và 800 triệu người bị thiếu ăn nghiêm trọng Ở Việt Nam,
trong gần 70 năm (1921 - 1990) dân số nước ta tăng từ 15,5 triệu người lên tới 66,2 triệu Đến nay dân số nước ta khoảng trên 84 triệu người
Từ rất sớm, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề dân số, để có tầm nhìn chiến lược đối với công tác dân số mà mục đích tối cao của nó là: “Vì sức khỏe người mẹ, vì hạnh phúc và sự hoà thuận của
gia đình để ni dạy con cái cho tốt” Việc đảm báo dân số ôn định, phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong
cộng đồng không ngừng được cải thiện là yêu cầu đặt ra đối với mọi dân tộc,
mọi quốc gia nhất là trong giai đoạn đối mới hiện nay
Quan điểm về công tác dân số đã được thê hiện sâu sắc ở Đại hội lần thứ
IX - 4/2001 và trong chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 Đại
hội chỉ rõ: tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số, sớm ổn định ở mức hợp lý; giải quyết đồng bộ, từng bước và có trọng điểm chất lượng dân số, cơ cấu dân
số, phân bố dân cư và giải quyết việc làm, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng
nguyện vọng chính đáng của nhân dân Chủ động kiểm sốt quy mơ và tăng chất lượng dân số phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản - KHHGĐ
Trang 8
Phường Hoàng Văn Thụ là một trong những phường trung tâm của
Thành phố Thái Nguyên với 32 tô dân phố Đời sống kinh tế - xã hội ngày
càng được nâng cao, tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân lớn nhất là vấn đề dân số Nhận thức được tầm quan trọng của công tác dân số đến với sự phát triển của Đất nước nói chung và của thành phố Thái Nguyên nói riêng Là một giáo viên sinh học, tôi muốn góp một phần nhỏ sức lực và trí tuệ của mình vào công tác này nên tôi đã chon dé tài: “Nghiên cứu một số ảnh hướng của dân số đến chất lượng cuộc sống của người dân trong địa bàn phường Hoàng Văn Thụ - thành phố Thái Nguyên”
Mục đích nghiên cứu:
Thông qua số liệu của Ban DS - GĐ&TE thấy được tình hình công tác DS - KHHGĐ của phường trong 5 năm qua
Sự ánh hưởng của dân số đến chất lượng cuộc sống của người dân trong địa bàn phường
Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đến nền kinh tế - xã hội cụ thể ở 2
tổ: tổ 1 và tổ 16
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Việc nghiên cứu một số ảnh hưởng của dân số đến chất lượng cuộc sống của người dân trong địa bàn phường Hoàng Văn Thụ sẽ làm cơ sở để có
Trang 9Phan 1: TONG QUAN TAI LIEU
1 VAI TRO CUA DAN SO VA SU CAN THIET NGHIEN CUU
“Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là
người lao động Như vậy, dân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng
tiêu đùng các sản phẩm sản xuất ra, dân số vừa là chủ thể, vừa là cơ sở đề nền
kinh tế - xã hội, tái sản xuất dân số phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của
lực lượng sản xuất, quá trình sản sinh ra con người không chỉ tác động tương hỗ của các yếu tố văn hoá, y tế, môi trường sinh thái” [1]
Con người muốn tôn tại được trước hết phải tiêu dùng một lượng của cải
vật chất nhất định Nếu lượng của cải vật chất đó không thay đổi hoặc tăng
không đáng kể mà dân số ngày càng đơng thì nó sẽ cản trở việc cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân Dân số là cơ sở hình thành nguồn lao động,
nguồn nhân lực tạo điều kiện tăng nhanh nguồn của cải vật chất và tinh thần trong xã hội Và dân số còn tác động đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội
Dân số - đặc biệt sự gia tăng dân số nhanh, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của từng quốc gia và toàn thế giới Gia tăng dân số nhanh góp phần làm căng thắng thêm các vấn đề toàn cầu như: cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái mơi trường, hiện tượng nóng lên của khí hậu tồn cầu, sự quá tải dân cư
ở các thành phố lớn không đáp ứng đầy đủ những nhu cầu sống cơ bản như: lương thực thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, nhà ở, của người dân
Vì vậy việc hạn chế tốc độ gia tăng dân số, góp phần ơn định quy mô dân số là vấn đề có ý nghĩa cấp bách toàn cầu hiện nay
Trang 10
2 HAU QUA CUA VIEC BUNG NO DAN SO DOI VOI CHAT
LUONG CUOC SONG
Dân số và phát triển luôn có mối tác động qua lại lẫn nhau Vì vậy phát triển kinh tế phải gắn với phát triển xã hội, giải phóng con người Dân số
được phát triển một cách hợp lí thì chất lượng cuộc sống mới có điều kiện
được đảm báo và nâng cao Nhưng dân số tăng nhanh đã gây ra những tác
động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, tỉ lệ sinh con thứ ba giảm chậm, dịch
bệnh đe doạ ở một số vùng và có nguy cơ phát triển [8]
Sự gia tăng dân số nhanh ảnh hưởng tới mọi mặt của xã hội được thể hiện như sau:
2.1 Về kinh tế - xã hội
Công tác DS - KHHGĐ là bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển
đất nước và là một trong những vấn để kinh tế xã hội hàng đầu, là yếu tố cơ ban dé nang cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội Đầu tư cho công tác DS - KHHGĐ là đầu tư mang lại hiệu qua kinh tế trực tiếp rất cao Nhưng với tốc độ gia tăng dân số nhanh như hiện nay dù kinh tế có phát triển, thì thu nhập của người dân tăng cũng không đáng kề,
đời sống của nhân dân ít được cải thiện
2.1.1 Hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh đối với giáo dục và đào tạo
Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống, có mục đích
đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phù hợp với yêu cầu
Trang 11bán trong sự phát triển bền vững, là một thành phần của phúc lợi và là phương tiện để các cá nhân nâng cao được kiến thức Giáo dục cũng góp phần làm giảm tỷ lệ sinh, giảm tỷ lệ tử vong, tăng quyền và vị thế của phụ nữ, nâng cao
chất lượng dân số Giáo dục ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến số lượng và
chất lượng dân số
Sư gia tăng dân số, với số trẻ em bước vào độ tuôi đi học cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự mất công bằng trong giáo dục và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển giáo đục Ngoài ra công tác giáo dục - dao tạo còn chịu sức ép gián tiếp của dân số, đó là sự giảm sút chất lượng cuộc sống, khiến cho đời sống của giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn
Thế giới vẫn phát triển không ngừng tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ Vậy mà
van còn khoảng 20% dân số thế giới mù chữ tập trung ở các nước nghèo và
kém phát triển Có những quốc gia chỉ có 8% đến 16% số dân biết chữ Riêng các nước ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương có tới 666 triệu người mù chữ
Trong khi nạn đói cịn đẻ nặng lên cuộc sống của con người, việc xoá mù chữ đem lại ánh sáng cho họ là một việc rất khó khăn [7]
Trình độ học vấn cao của dân cư là một trong những yếu tô tác động đến mức sinh, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển đân số hợp lý trong quá trình
phát triển Mức sinh phụ thuộc vào trình độ học vấn của dân cư mà trước hết là trình độ học vấn của phụ nữ đang ở độ tudi sinh đẻ và sắp bước vào độ tuôi
sinh đẻ Muốn giải quyết được mối quan hệ giữa dân số và phát triển giáo dục cùng một lúc phải giảm sự gia tăng dân số đó là yếu tố quyết định sự ổn định
của sự phát triển giáo dục Ngược lại chỉ thông qua giáo dục, mới có thể giảm
tỷ lệ gia tăng dân số, để phát triển bền vững
2.1.2 Sức ép của dân số đối với việc bố trí cơng ăn việc làm
Trang 12
Các quá trình biến động dân số, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nguồn lao động cả về số lượng, chất lượng và đi kèm theo đó là vấn đề việc làm Nhưng mối quan hệ giữa dân số với nguồn lao động và viêc làm cần được xem xét từ nhiều phương diện khác nhau sự tái sản xuất dân số là nguồn cung cấp lực lượng lao động duy nhất cho xã hội, nhưng đảm bảo việc làm
cho lượng lao động lại hết sức khó khăn trong điều kiện dân số tăng nhanh,
nằm ngồi tầm kiểm sốt của nhà nước và xã hội
Nước ta, năm 1991 tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao dong 1a 51,18%, nam
1997 dân số trong độ tuổi là 57,91%, năm 1999 là 58,39%, năm 2002 là 59,51% trong khi đó tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị là 6,4% trong khi đó tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn mới đạt có 73,8% (mục tiêu là 75%) đang trở thành vấn đề được quan tâm hiện nay [5]
Theo tổ chức lao động quốc tế, năm 1980 có gần 1/3 lực lượng lao động trên thế giới thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp Còn hiện nay trên thế giới có ít
nhất 15% lực lượng lao động thất nghiệp thực sự [10]
Dân số tăng cao, lực lượng lao động tăng nhanh trong khi đất canh tác
có hạn và ngày càng bị thu hẹp dẫn đến thiếu đất canh tác, diện tích gieo trồng
bình qn một lao động bị giảm rõ rệt Cùng đó là việc phát triển công nghiệp và dịch vụ đề giải quyết việc làm lại gặp khó khăn về nguồn vốn làm cản trở
quá trình hiện đại hoá sản xuất
2.1.3 Hậu quả của việc gia tăng dân số đến việc cung cấp lương thực thực phẩm
Trang 13hon năng xuất cây trồng, vật nuôi và khả năng chống đỡ thiên tai thấp, nên còn nhiều quốc gia, nhất là các nước ở Châu Phi, việc sản xuất lương thực -
thực phẩm không đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của dân cư, tình trạng đói
nghèo và trẻ em suy dinh đưỡng rất nghiêm trọng
Theo tính toán của FAO và UNESCO thì có tới 65 nước Á - Phi đang phát triển, nếu cứ duy trì nhịp độ canh tác như hiện nay thì lương thực cũng chỉ đủ cung cấp cho hơn 1/2 số đân đang sống ở nước này
Ở Việt Nam, nền kinh tế chưa phát triển, khẩu phần ăn của cư dân chủ
yếu là lương thực với những bữa ăn đạm bạc Từ năm 1989 đến nay, nhờ đường lối đổi mới của Đáng và Nhà nước, sản xuất nông nghiệp đã phát triển, sản lượng lương thực tăng nhanh, tỷ lệ gia tăng đã giảm nhưng còn ở mức cao nên tỷ lệ gia tăng lương thực bình quân đầu người vẫn còn rất thấp, cho nên nếu chỉ phấn đấu nâng cao tông sản lượng lương thực mà không chú ý đến việc giảm tốc độ gia tăng dân số thì khó có thể đáp ứng được yêu cầu lương thực tối thiểu cần thiết cho mọi người dân [§] Dân số tăng nhanh còn là áp lực về lương thực, thực phẩm và cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đói nghèo
2.2 Về mặt tài nguyên và môi trường
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta cần quan tâm giải
quyết mối quan hệ giữa dân số với môi trường Bản tuyên bố Amxtecđam
năm 1989 đã khẳng định “Dân số, môi trường và tài nguyên là một thê liên
kết khăng khít” và nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo “mối liên hệ bền vững giữa số lượng người, nguồn tài nguyên và sự phát triển” Số dân tăng
lên thì nhu cầu cơ bản cho đời sống lấy từ môi trường cũng tăng lên, đi cùng với nó là quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi khơng có sự bảo
Trang 14
tồn và tái tạo sẽ dẫn đến hậu quả không tránh được là môi trường tự nhiên bị
suy hoá, các nguồn tài nguyên bị cạn kiệt [9]
Môi trường tự nhiên tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan của tự nhiên Con người am hiểu các quy luật này để sử dụng và bảo vệ tự nhiên đảm bảo cho môi trường tự nhiên phát triển bền vững
2.2.1 Tài nguyên đang bị cạn kiệt và suy thối
Xã hội lồi người đang đứng trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật, xã hội, nó góp phần đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn những nhu cầu thiết yếu của con người Cùng với đà phát triển cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước đem lại những thành tựu kinh tế - xã hội to lớn cho con người nhưng nó
lại đặt ra cho con người đứng trước một nguy cơ lớn đó là tình trạng cạn kiệt
nguồn tài nguyên và suy thối mơi trường cùng với sự gia tăng dân số, đặc biệt ở các nước đang phát triển đó là những mối hiểm hoạ to lớn đối với nhân loại Bức tranh chung về tài nguyên môi trường hiện nay là kết quả của hàng loạt nhân tố: sự khai thác bừa bãi tài nguyên và các hoạt động sản xuất sinh
hoạt làm ô nhiễm môi trường
Thế giới động - thực vật, tuy là tài nguyên tái tạo được nhưng cũng đã bị nghèo cạn kiệt dần và suy giảm nhanh chóng Cứ theo đà chặt phá rừng bừa
bãi như hiện nay, thì khoảng 80 năm nữa toàn bộ thế giới biến thành đất trống
đổi trọc Hàng năm trên những vùng đất trống đồi trọc ở nước ta đất đai bị xói mịn (hiện tượng lớp đất mặt mầu mỡ nhất bị mắt do nước chảy) đến 200 tấn
trên một hecta đất trong đó có 6 tấn mùn Diện tích rừng bị thu hẹp dẫn đến hạn hán, lũ lụt,
Nước bao phủ 71% diện tích trái đất, trong đó 96,5% là nước mặn và
Trang 15Hiện nay có 60% diện tích đất canh tác còn thiếu nước ngọt nhất là ở Châu
Phi
2.2.2 Môi trường đang bị tàn phá và ô nhiễm
Có người cho rằng vấn đề “môi trường” là vấn đề của các nước giàu có, phát triển mạnh mới quan tâm Tuy nhiên, các nước đang phát triển cũng đang phải chịu hậu quá của hiện tượng ô nhiễm môi trường vì độ gia tăng dân số lớn và vì tốc độ cơng nghiệp hóa Ơ nhiễm là kết quả của ba yếu tố được thê hiện ở công thức sau:
Quy mô dân số x Mức tiêu thụ (Tính theo đầu người) x Tác động của
mơi trường (Tính theo đơn vị sản xuất) = Độ ô nhiễm
Theo tiến sĩ Ehrlich cho rằng trong ba yếu tố trên, quy mô dân số là yếu tố quan trọng nhất [9]
2.2.2.1 Ô nhiễm môi trường đất
Trong tổng diện tích thế giới là 148 triệu km” (đất thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp chiếm 12,6%) nhưng do dân số tăng nhanh làm cho đất ngày càng bị thu hẹp Đất ngày càng bị thu hẹp chính là do hoạt động sản xuất của con người như các cơng trình xây đựng, mở đường xá giao thông để đám bảo
lương thực, chúng ta phải thực hiện thâm canh nhằm tăng diện tích, sử dụng
các loại phân hoá học, thuốc trừ sâu nhằm tăng năng suất Do những hoạt động trên làm chất lượng đất đai ngày càng bị xấu đi, ước tính đến nay 10% đất có tiềm năng sản xuất nông nghiệp bị xa mạc hố, hàng năm có 15% đất nông nghiệp bị suy thoái
Việc sử dụng thuốc trừ sâu, có khoảng 50% lượng thuốc trừ sâu khi phun rơi xuống đất, tồn tại trong đất.Thêm vào đó các chat thải công nghiệp, sinh hoạt cũng thường chứa các sản phẩm độc hại gây ơ nhiễm đất Ngồi ra
Trang 16
dat con bi nhiém ban do cac tac nhan sinh hoc: str dung phân tươi, xác chết
của xúc vật hoặc bùn thải sinh hoạt ngắm trực tiếp vào đất làm đất mất khả
năng canh tác
2.2.2.2 Ô nhiễm môi trường nước
Nước là nguồn tài nguyên quý giá của con người Hiện nay mới chỉ khoảng 30% người đân sử dụng nước sạch (nước giếng tự đào hoặc giếng khoan) còn lại vẫn sử dụng nước thiên nhiên, sông suối - ao hồ ô nhiễm môi trường nước còn là do địa chất Ngồi ra cịn sự mục nát và thối rữa các thuỷ sinh vật: các chất mục nát và vi sinh vật bị thối rữa theo dòng nước Nguồn ô nhiễm từ nghĩa địa với 60% nguồn nước ngầm, rồi nguồn nước này lại chảy ra sông, ao hồ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
Theo Liovit mối đe doạ về giảm chất lượng nước còn nghiêm trọng hơn mối đe doạ thiếu hụt nước [14]
2.2.2.3 Ô nhiễm môi trường không khí
Thành phần khơng khí gồm N¿ 78%; O; 21%; CO; 0,03%; hơi nước, độ am khơng khí, các khí trơ, các bụi lơ lửng va các chất khí như NO;, NO¿,
N;O;, SO, SO¿, SO;, Hiện nay các chất thải vào khơng khí do kết quả hoạt
động của con người, đã gây ra tác hại xấu đến sức khỏe con người và hệ sinh thái Sự phân hủy các xác động, thực vật trong tự nhiên gây ra các chất ô nhiễm Do các hoạt động của sản xuất công nghiệp: các ống khói nhà máy thải các khí thái cơng nghiệp vào khơng khí, các xí nghiệp khơng có hệ thống
thơng gió, hút khí độc, bụi, khói, một số nhà máy tuy có hệ thống thiết bị
Trang 17em chết do sống trong môi trường ơ nhiễm khơng khí Các cơn mưa axit cũng gây ra nhiều tác hại khó lường
2.2.2.4 Ô nhiễm bởi tiếng ồn
Các thành phố lớn trên thế giới đều bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn do giao
thông, các khu công nghiệp, các nhà máy gây ra làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người Những người hay tiếp xúc với tiếng ồn mạnh thường hay nhức đầu, chóng mặt, thị lực giảm, trí nhớ giảm, khả năng làm việc giảm sút, giấc ngủ khơng bình thường, kết quả điều tra cho thấy: hầu hết công nhân làm việc trong nhà máy có trên 5 năm tuối nghề thì tý lệ điếc nghề nghiệp chiếm khoảng 23% Tiếng ồn có ánh hưởng tới thính giác (âm thanh rất mạnh có
cường độ lớn hơn hoặc bằng 150 dB) có thê làm rách màng nhĩ, xô đây vị trí các xương nhỏ ở tai giữ làm ảnh hưởng đến thính giác thậm chí gây điếc vĩnh
viễn [9]
Như vậy: Chống ô nhiễm môi trường trong mọi trường hợp, đối với mọi tác nhân gây ô nhiễm là một vấn đề lớn mang tính chất tồn cầu, vì nó tác động trực tiếp đến sức khoẻ Sức khoẻ và môi trường là hai lĩnh vực liên quan
trưc tiếp đến nhau, còn sức khoẻ là bức tranh (phản ánh rõ nhất) về hình ảnh
mơi trường Việc giảm tỷ lệ dân số, điều tiết các xu hướng dân số phù hợp với quy luật phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững là vấn đề cấp bách của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam
Ở Việt Nam, sự gia tăng dân số vào loại nhanh trên thế giới Theo thông
báo của Liên Hợp Quốc thì dự báo dân số Việt Nam vào năm 2009 là 91 triệu
người Sự phân bố dân cư ở Việt Nam chưa đồng đều, chủ yếu là tập trung ở đồng bằng, thành phố trong khi đó ở miền núi đăc biệt ở các vùng xa xôi hẻo lánh thì lại quá thưa thớt [7]
Trang 18
Dân số Việt Nam hiện nay năm 2007 khoang hon 84 triệu người Tỷ lệ con thứ 3” trở lên vẫn còn chiếm khoảng 1/5 số sinh, tỷ lệ này ở nông thôn cao gấp đôi ở thành thị [5]
Tại diễn đàn Nghị sỹ Châu Á về dân số và phát triển (AFPPD) về xố
đói giảm nghẻo ngày 5 - 6/4/2006 tại Hà Nội đã đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong công tác dân số - xố đói giảm nghèo, 16 năm qua Việt
Nam đã hạ mức sinh trung bình từ 3,6 xuống còn 2,1 Việt Nam được Liên
Hợp Quốc đánh giá là một trong những quốc gia thành công trong việc triển khai các mục tiêu phát triển năm 1993 xuống còn 24,l % năm 2004 Hiện nay
Việt Nam đang thực hiện chiến lược phát trên kinh tế - xã hội 2006 - 2010 với
mục tiêu cuối cùng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội không ngoài việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân Mục tiêu đó chỉ có thể đạt
được với một quy mô, tốc độ gia tăng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn
nhân lực phù hợp với nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia [4]
Nên với nhận thức về tầm quan trọng của DS - KHHGĐ, một công việc đem lại lợi ích to lớn cho cả đất nước, cho từng địa phương, từng gia đình, nó vừa đem lại lợi ích trước mắt, vừa đem lại lợi ích lâu đài
3 TÌNH HÌNH CÔNG TÁC DS - KHHGĐ CỦA PHƯỜNG
HOÀNG VĂN THỤ THÀNH PHÓ THÁI NGUYÊN TRONG 5 NĂM
(2002 - 2006)
3.1 Đặc điểm của phường Hoàng Văn Thụ
Trang 19Tinh dén 30 tháng 6 năm 2006, trên địa bàn phường có 3262 hộ dân với
12461 nhân khâu : phụ nữ là 6113 Trong đó số phụ nữ từ 15 - 49 tuổi là 3532
người, phụ nữ có chồng là 2361 người Trong những năm qua công tác
BVCS&GDTE ở phường đã trở thành một phong trào, có nề nếp, có quy mô
100% trẻ em trong độ tuổi đều được khám bệnh, được học hành, được vui
chơi trong tình yêu thương của cha mẹ, của cộng đồng và xã hội Tuy nhiên, thực tế cuộc sống do điều kiện hoàn cảnh khác nhau nên vẫn còn trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn [2]
Với diện tích lớn, số đối tượng trong diện vận động sinh đẻ có kế hoạch
tương đối nhiều, địa bàn lại phức tạp Vì vậy, việc thực hiện chủ trương chính
sách dân số của nhà nước là “mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 đến 2 con cách nhau từ 3 đến 5 năm” cũng gặp nhiều khó khăn Làm tốt công tác DS - KHHGĐ, thực hiện gia đình ít con, giảm nhanh tỷ lệ gia tăng dân số tiến tới ồn định quy mô dân số là vấn đề được thành phố, phường quan tâm gắn liền với nhiệm vụ kinh tế - xã hội của toàn Đảng, toàn dân phường Hoàng Văn Thụ và toàn dân tỉnh Thái Nguyên quyết tam phan dau thực hiện tốt
3.2 Kết quả thực hiện công tác DS - KHHGĐ trong 5 năm của phường Hoàng Văn Thụ (2002 - 2006)
Thực hiện chương trình dân số gia đình và trẻ em giai đoạn 2001-2010
với mục tiêu tổng quát là “Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh tiễn tới ổn
định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa - hiện đại hố, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước” [5] Dưới sự lãnh đạo chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng, chính quyền sự phân phối nhịp nhàng thường xuyên của các ngành,
đồn thể, các tơ chức chính trị xã hội, sự nỗ lực hoạt động, có hiệu quả của
Trang 20
các cán bộ làm công tác DS - GĐ&TE thành phố đến ban DS - GĐ&TE
phường Hồng Văn Thụ Vì vậy công tác DS - GĐ&TE 5 năm qua đã đạt
được những kết quả nhất định
3.3 Những kết quả đạt được trên một số lĩnh vực
Uy ban DS - GD&TE da chỉ đạo xã, phường, thị tran thanh lap ban DS-
GD&TE, tham muu véi uy ban nhan dan thanh phé giao chi tiéu ké hoach dan
số DV - KHHGD, giao chỉ tiêu kế hoạch về chăm sóc và giáo dục trẻ em cho 32 tổ dân phố Các ngành đoàn thể tiến hành ký kết hợp đồng trách nhiệm với
Trưởng ban dân số, cán bộ chuyên trách và thủ trưởng các cơ quan các ngành có liên quan Củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ đảm bảo hoạt động đồng
bộ và thống nhất [2]
Các cán bộ chuyên trách về dân số, các cộng tác viên, luôn nghe những ý kiến phản ánh từ cơ sở, kiểm điểm những công viêc đã làm được, cịn những cơng việc chưa làm được thì tìm nguyên nhân và đề ra phương hướng nhiệm vụ tiếp theo cho từng tô cũng như trong toàn phường
Hàng tháng giao ban với UB DS -GĐ&TE thành phố, báo cáo kết quả
thực hiện công tác DS - GĐ&TE, phản ánh những thuận lợi và khó khăn trong
q trình thực thi công việc, nhận kế hoạch của thành phố và trung ương về
triển khai
Tổng kết 3 năm thực hiện quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ về
bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, HĐND và UBND phường, công tác DS - GĐ&TE trên địa ban tiếp tục đi vào nề nếp và đạt
Trang 21ứng được nhu cầu nhiệm vụ đề ra, chuyên tải kịp thời, chính xác những chủ trương và biện pháp cụ thê về công tác DS - GĐ&TE đến đúng đối tượng
Uy ban DS - GĐ&TE thành phố luôn quan tâm chỉ đạo kịp thời và tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động của công tác DS - GĐ&TE ở địa phương về
chuyên môn, nghiệp vụ cho các chuyên trách viên và cộng tác viên
Tuyên truyền sâu rộng về pháp lệnh dân số và Nghị Định 104/2003/NĐ
- CP của Chính phủ quy định cho tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
pháp lệnh dân số Thường trực Đảng uỷ nhiều phường có lịch nghe báo cáo chuyên đề về công tác DS - GĐ&TE, trên cơ sở đó phường Hoàng Văn Thụ đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến 32 tổ dân phó với tiêu đề “Xây dựng các
gia đình no ấm, bình đăng, tiến bộ, hạnh phúc” Năm 2005 có 2904 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hố đạt tỷ lệ 92,1% Tỷ lệ sinh con thir 3” 1a
0,71/1,49 giảm 0,68% so với kế hoạch đề ra Do vậy, kết quá 5 năm (2002 -
2006) hoàn thành tốt các chỉ tiêu về DS - GĐ&TE
UBND phường tiếp tục triển khai, tuyên truyền chỉ thị của Bộ Chính trị
về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng cơ sở với công tác bảo vệ
chăm sóc trẻ em, tiếp tục thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đây mạnh các hoạt động văn hóa vui chơi cho trẻ em
Tập trung chỉ đạo cơ sở tổng kết 10 năm thi hành luật bảo vệ chăm sóc
trẻ em
Cơng tác thơng tin giáo dục tuyên truyền về DS - GĐ&TE từ phường xuống các tố dân phố thường xuyên được tăng cường bằng nhiều hình thức,
kết hợp nhiều loại hình tuyên truyền như: mở hội nghị tọa đàm, huy động lực lượng học sinh, thanh niên, phụ nữ dùng băng rôn khẩu hiệu, tuyên truyền
cổ động ở những nơi vùng sâu, vùng xa, những nơi đông người Kết hợp tuyên truyền vận động trực tiếp từng người, từng nhà thông qua nhiều tài liệu
Trang 22
tranh ảnh, sách, báo gia đình và xã hội Ban DS - GĐ&TE phường phối hợp với các ban ngành đồn thẻ tơ chức tun truyền chiến dịch truyền thông lồng ghép với DV - KHHGĐ năm 2005
Phường tập trung tuyên truyền Luật bảo vệ chăm sóc giáo đục trẻ em, công ước quốc tế về quyền trẻ em Đảng uỷ, HĐND có nghị quyết lãnh đạo, UBND phường có kế hoạch cụ thể triển khai và thường xuyên chỉ đạo, kiểm
tra tới các tổ dân phố thực hiện tốt phong trào bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ
em
Phối hợp với hội phụ nữ Thành phố chỉ đạo cơ sở xây dựng mơ hình câu
lạc bộ phụ nữ không có người sinh con thứ 3` với nhiều nội dung hoạt động phong phú Truyền thông các cặp vợ trồng thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc giáo dục trẻ em, phát triển kinh tế, tăng thu nhập xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc
Phối hợp với uỷ ban DS - GĐ&TE triển khai chiến lược dân số 2001-
2010 và giao chỉ tiêu KHHGĐ cho từng tổ dân phố Năm 2006 ban DS - GD
&TE phường phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các tổ dân phố đã tô chức nhiều buổi truyền thông lớn Phối hợp tô chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trong dịp hè cho các cháu Trong tháng 8/2006, ban DS - GĐ&TE tổ chức hội thi “Tiếng hát hoa phượng đỏ, thời trang hè 2006” thành công tốt đẹp
Uỷ ban Mặt trận tổ quốc phường phối kết hợp nhịp nhàng với các thành
viên ban DS - GĐ&TE tổ chức tốt ngày gia đình Việt Nam 28/6 với chủ đề
ngày gia đình năm 2005: “Gia đình ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền” Giúp đỡ gia đình chăm sóc và giáo dục trẻ em, phát triển kinh tế gia đình.Tiếp
tục xây dựng mơ hình gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” và
Trang 23Phối hợp với ngành văn hố thơng tin và chỉ đạo cơ sở tô chức các hoạt động trong hè cho các cháu Xây dựng điểm vui chơi cho các cháu gắn với
tuyên truyền, vận động trong các lễ hội Phát động phong trào sinh đẻ có kế
hoạch cho ngươi dân, phong trào người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan tăng cường xây dựng gia đình, làng xóm văn hố
Phối hợp với ngành giáo dục va đào tạo tiếp tục đây mạnh việc thực hiện
công tác giáo dục trẻ em Trên địa bàn phường có nhiều cơ sở giáo dục là các trường từ hệ mầm non đến THPT ngày càng được quan tâm Tiếp tục đưa công tác giáo dục DS - GĐ & TE vào trong nhà trường
Phối hợp ngành y tế, đây mạnh công tác truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản KHHGĐ đạt hiệu quả thiết thực Thường xuyên đảm bảo phục vụ tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh cho trẻ em Tăng cường truyền thơng hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống các bệnh mắc trong địp hè, phòng chống tai nạn thương tích, sơ cấp cứu kịp thời khi trẻ bị nạn Năm 2006 làm tốt cơng tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
Phối hợp với ngành Tư pháp thực hiện tốt việc đăng kí khai sinh cho trẻ
em
3.4 Những tồn tại
3.4.1 Về sự lãnh đạo, chí đạo bộ máy
Khơng có sự sát nhập giữa hai ngành DS - GÐ & TE và bảo vệ chăm
sóc trẻ em dẫn đến công tác chuyển giao đội ngũ cán bộ chuyên trách DS -
GÐĐ & TE từ cơ sở đến Thành phố mới được kiện toàn và mới được tập huấn
nghiép vu vé DS - GD & TE cho nên việc triển khai thực hiện các mục tiêu vì trẻ em còn chậm
Trang 24
Vai trò lãnh đạo, chỉ dao cia Uy ban DS - GD & TE Thanh phé cing
như của Đảng uỷ - HĐND - UBND phường Hồng Văn Thụ cịn thiếu chặt
chẽ và sát sao Cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong kế hoạch chỉ đạo cơ sở Tăng cường hơn nữa sự phối hợp có hiệu quả của các ban ngành, đoàn thể trong công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em Một bộ phận người dân chưa hiểu rõ về Pháp lệnh dân số nên năm 2005 và năm 2006 vẫn cịn có trường hợp vi phạm sinh con thứ 3”
3.4.2 Về truyền thông DS - GĐ&TE
Với đặc thù là một phường trung tâm diện tích hẹp, dân số đông, gần
bến tàu, bến xe địa bản phức tạp, nguồn kinh phí cho cơng tác tuyên truyền
vận động còn quá ít, hiệu quả chưa cao
Nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất còn hạn chế, cơ sở y tế chưa đáp ứng được yêu cầu còn thiếu trang thiết bị chưa đủ điều kiện để chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
Một số nhà văn hoá ở các tổ dân phố trang thiết bị còn thiếu
3.4.3 Vé DV - KHHGD
Công tác tuyên truyền vận động trong độ tuôi sinh đẻ, nhất là những cặp
VỢ chồng sinh con một bề chưa tích cực, chưa cụ thể và sâu sát nhất là những đối tượng chưa thực hiện KHHGĐ
3.4.4 Đầu tư kinh phí
Nguồn kinh phí cho các tổ dân phố còn hạn chế, cấp uỷ Đảng chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về quan điểm của Đảng là: “Đầu tư cho công tác DS - GĐ&TE là đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp rất cao” Do đó
Trang 253.5 Muc tiéu
3.5.1 Mục tiêu dân số
- Giảm tỉ suất sinh thô so với năm 2006 là 0,26%
- Giảm tỉ lệ sinh con thứ 3” là 0,68%
- Hạ tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống dưới 1,01%
- Tăng 2% số cặp vợ chồng được bảo vệ bằng các biện pháp tránh thai hiện đại
3.5.2 Thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại
- Số đặt dụng cụ tử cung mới: 167 người/157 người đạt 106,36 kế hoạch - Số dung thuốc tránh thai là: 180 người/180 người đạt 100% kế hoạch
- Số sử dụng bao cao su là: 364 người/312 người đạt 1 16,66% kế hoạch - Đình sản là 1/1 đạt 100%
3.5.3 Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em
- Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống đưới 10%
- Tỉ lệ trẻ em được tiêm phòng và tiêm chủng đầy đủ: 100%
- Tỉ lệ trẻ em đến nhà trẻ đạt: 99%
- Tỉ lệ trẻ em từ 3 - 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt: 99,2%
- Tỉ lệ trẻ em khai sinh đúng luật đạt: 99%
- Các tổ dân phố có nhà văn hố đạt: 96%
- Các tổ dân phố có quỹ bảo trợ trẻ em đạt: 100%
- Xây dựng quỹ bảo trợ trẻ em phường đạt: 20 triệu đồng 3.5.4 Nhằm thực hiện các mục tiêu
Trang 26
- Phụ nữ sinh con đầu lòng sau 22 tudi
- Sinh con thứ hai cách con thứ nhất từ 3- 5 năm - Sinh tối đa hai con
Thực hiện gia đình một hoặc hai con khoẻ mạnh để nuôi dạy cho tốt, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lí, tạo điều kiện để có cuộc sống
ấm no hạnh phúc Nâng cao chất lượng dan sé, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu CNH- HĐH góp phần vào sự phát triển và bền vững của đất nước
3.6 Giải pháp
3.6.1 Lãnh đạo tơ chức quản lí
Tăng cường sự chỉ đạo của cấp trên, sự phối kết hợp của các ngành đoàn thể Thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu, phân công từng thành viên, từng cộng tác viên phụ trách từng tô để
lãnh đạo, chỉ đạo sát sao công tác DS - GĐ&TE ở cơ sở đạt hiệu quả cao Bồ
trí cán bộ chuyên trách và cộng tác viên bảo đảm chất lượng và ốn định, có đủ năng lực chuyên môn đề hoàn thành nhiệm vụ
- Thường trực Ban DS - GĐ&TE phường duy trì chế độ giao ban hàng tháng đảm bảo các cuộc giao ban có chất lượng hiệu quả
- Duy trì báo cáo theo định kì của ngành Đám bảo thu thập số liệu, thông tin báo cáo chuẩn từ các tổ trên dia bàn phường
- Thường xuyên theo dõi ghi chép các loại số sách chuyên ngành kịp thời đầy đủ và chuẩn xác
- Ban DS - GĐ&TE phường duy trì sinh hoạt đều hàng tháng, năm đối
Trang 27các biện pháp tránh thai, quản lí chăm sóc và bảo vệ giáo dục trẻ em ở mọi địa bàn dân cư
- Tiến hành khen thưởng, phổ biến kinh nghiệm những mô hình làm tốt, các cách làm hay đề nhân ra diện rộng
3.6.2 Công tác thông tin giáo dục tuyên truyền
- Đẩy mạnh mở rộng và đổi mới công tác thông tin giáo dục tuyên
truyền về DS - GĐ&TE nhất là Pháp lệnh dân số và Nghị dinh 104/ ND - CP của Chính phủ mới ban hành Cơ quan, tô chức truyền thông đã tiễn hành
phân nhóm đối tượng theo các đặc trưng cụ thể để cung cấp nội dung, sử dụng hình thức truyền thông và cách tiếp cận phù hợp với từng nhóm đối tượng Các cơ quan truyền thông đại chúng đã tích cực tuyên truyền chủ trương, chính sách về DS - KHHGĐ, giới thiệu những gương tốt, việc tốt,
những kinh nghiệm hay trong việc tổ chức thực hiện chiến lược dân số ở các
câp, các ngành, đoàn thê và cơ sở
- Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu về DS - GĐ&TE, bảo vệ và chăm
Sóc trẻ em
- Các cấp, các ngành, đoàn thể nâng cao hiệu quả tổ chức truyền thông trực tiếp dưới nhiều hình thức phong phú thông qua đội ngũ tuyên truyền nói
chuyện, tư vấn; tổ chức các hội thi, các cuộc hội thảo, diễn đàn mít tỉnh; lơng
ghép các hoạt động thông tin giáo dục tuyên truyền DS - GĐ&TE vào các chương trình kinh tế - xã hội từng bước nâng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống
3.6.3 Dịch vụ - kế hoạch hoá gia đình
- Tăng cường DV - KHHGĐ cho vùng đông dân có mức sinh cao, vùng
nghèo, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa được tổ chức có hiệu quả, đạt kết
Trang 28
qua tốt, tạo nhu cầu và đây mạnh sự tiếp cận của nhân dân đối với các DV - KHHGĐ, hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ vỡ kế hoạch sau KHHGĐ
- Tích cực vận động chị em trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là số phụ nữ sinh con một bề thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại Góp phần hạ tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của phường
3.6.4 Công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em
- Mục tiêu cơ bản là giảm tí lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống
dưới 10%
- Day mạnh hơn nữa công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em hoàn thành chỉ tiêu 2007
- Thực hiện tốt mục tiêu vì trẻ em năm 2007 đã đề ra
- Phối hợp với các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, các khu dân cư trong công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em
Phần 2: ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Chúng tôi đã chọn dân số của phường Hoàng Văn Thụ - Tp Thái
Nguyên với quy mơ dân số tính đến năm 2006 là 12.510 người, trong đó nữ là
6.124 người và nam là 6.386 người làm đối tượng nghiên cứu thông qua việc nghiên cứu một số chỉ tiêu dân số của phường qua các năm từ 2002 - 2006
Trang 292 PHUONG PHAP NGHIEN CUU
2.1 Thu thập số liệu
Để tiến hành nghiên cứu, tôi đã thu thập số liệu ở Ban DS - GĐ&TE
phường Hoàng Văn Thụ - Tp Thái Nguyên
Tiến hành điều tra dan số của Ban dân số phường đề thu được các số liệu về dân số của phường
2.2 Xứ lý số liệu
Từ các số liệu thu được, chúng tôi xử lý bằng toán học thống kê
Trên cơ sở xử lý số liệu đó sẽ lập các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ rồi từ
đó rút ra nhận xét, kết luận
2.3 Các công thức được dùng để xử lý số liệu [7|
2.3.1 Tỷ suất sinh thô (tý lệ sinh)
Ti 1é sinh CBR (Cryde Birth Rate) biểu thị số trẻ em sinh ra/1000 dân
trong một năm
CBR => x 1000 Trong đó:
CBR: Tỉ suất sinh thơ
B: Số trẻ sinh ra trong một năm
P: Dân số trung bình của một năm (tính vào 01/07)
Tý lệ sinh phản ánh gần đúng mức sinh thực tế 2.3.2 Tý lệ chết thô (tý lệ chết)
Tỷ lệ chết CDR (Cryde Die Rate) biểu thị số người chết trên 1000 dân
trong một năm
Trang 30
CDR =o 1000
Trong đó:
CDR: Tỉ suất chết thơ
D: Tổng số người chết trong năm
P: Dân số trung bình của năm (tính vào 01/07) T¡ lệ chết phản ánh một phần động thái của sự tử vong
2.3.3 Tí lệ phát triển dân số tự nhiên NiR =CBR -CDR
Trong đó:
NIR: Tỉ lệ tăng tự nhiên ( %,)
CBR: Ti suat sinh thé (%,) CDR: Ti suat chết thô (y,,)
2.3.4 Tỉ lệ bình quân trong một năm
_A-F =
M
Trong do:
M: Tỉ lệ giảm bình quân mỗi năm A: Tổng số giảm hàng năm F: Tổng số tăng hàng năm E: Số năm
Trang 31Trong do:
N: Ti lệ tăng bình quân mỗi năm
F: Tổng số tăng từng năm
A: Tổng số giảm từng năm
K: Dân số hiện tại 2.3.6 Dự báo dân số
Hàm tuyến tính: Pt = Po(I + rt)
Trong đó:
Pt: Dân số tại thời điểm t
Po: Dân số xuất phát điểm r: Tỉ suất gia tăng bình quân
Áp dụng hàm số này khi số lượng dân số hàng năm khơng thay đổi, nó
chỉ dùng trong các dự báo từ l đến 2 năm và đặc biệt là ước lượng dân số vào
giữa năm
Nếu dân số biến động không ôn định: Pt
r=t/-—
Po-1
Công thức này trên thực tế đang được sử dụng phố biến khi tính tốc độ
tăng dân số của cả nước và cả địa phương
3 PHẠM VI, ĐỊA ĐIÊM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Trang 32
Do hạn chế về thời gian và nhiều yếu tố khách quan khác nên ở đề tài này mới chỉ tiến hành được trong phạm vi một phường đó là phường Hồng Văn Thụ - Tp Thái Nguyên và tìm hiểu cụ thể 2 tổ dân phố phường Hoàng Văn Thụ (2 trong 32 tổ dân phố của phường)
3.2 Địa điểm nghiên cứu
Công việc nghiên cứu được tiến hành tại ban DS - GĐ&TE của phường
Hoàng Văn Thụ và công việc xử lí số liệu, nhận xét, kết luận các số liệu đã xử lí được thực hiện tại trường ĐHSP Hà Nội 2, Xuân Hoà, Phúc Yên, Vĩnh
Phúc
3.3 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 09 năm 2006 đến tháng 04 năm 2007
Phần 3: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1 KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU
1.1 Thực trạng về các chỉ tiêu dân số của phường Hoàng Văn Thụ
Qua việc nghiên cứu thống kê và xử lí số liệu, ta nhận thấy thực trạng về
các chỉ tiêu dân số của phường Hoàng Văn Thụ - Tp Thái Nguyên trong 5 năm (2002 - 2006) được thê hiện qua bảng 3.1
Trang 33(Don vi: Nguoi, Y x)
Tỷ suất sinh thô Tỷ suất tử thô Tỷ lệ sinh con
Năm Tổng DS thứ 3” Số đi Số đến Tỷ lệ tăng
(Người) Người x Người x, Người t (Người) | (Người) DSTN %⁄4 00
2002 | 11,350 | 90 | 07,93 38 3,35 0 |0 50 110 04,58 2003 | 11,463 | 104 | 09,07 | 41 3,58 0 |0 69 198 05,49 2004|12,315 | 140 | 1137| 65 5,38 0 |0 110 280 05,99 2005| 12,400 | 200 | 16,13 | 48 3,87 1 0,008 | 120 242 12,26 2006 | 12,510 | 180 | 14,39 | 50 4,00 2_ 10,016| 132 268 10,39
(2006) bình quân mỗi năm tăng 232 người
Trung bình mỗi năm tăng 55 người Nhận xét:
Dân số trung bình tăng từ 11,350 người (2002) lên 12,510 người
Số trẻ sinh ra tăng từ 90 (2002) lên 200 (2005) rồi lại giảm 180 (2006)
Do nhận thức chưa đúng về Pháp lệnh dân số nên tỉ lệ sinh con thứ 3” có những biến động không đều năm 2002 đến 2004 khơng có người sinh con thứ
3' nhưng đến năm 2005 và 2006 có 3 người sinh con thứ 3”
Tỉ suất sinh thô biến động kéo theo sự biến động của tỉ lệ tắng DSTN từ 4,58 (2002) tăng lên 12,26 (2005) rồi giảm xuống cịn 10,39 (2006) bình quân
mỗi năm giảm 1,536 x:
Số người chuyển đi tăng dần qua các năm từ 50 (2002) lên tới 132
(2006), trong khi số người chuyển đến cũng tương đối ôn định từ 110 người
(2002), 268 người (2006)
Tóm lại:
Trang 34
5 năm thực hiện công tác DS - KHHGĐ của phường đã có nhiều cố gắng Dân số của phường trong các năm vẫn tăng nhưng đã được hạn chế
nhiều về tốc độ (232 người/năm).Ti suất sinh thô biến động kéo theo sự biến
động của tỉ lệ tăng DSTN, tăng từ năm 2002 - 2004 Tiếp đó là ti lệ sinh con thứ 3” tăng vào 2 năm 2005 - 2006 Đó là do người dân chưa nhận thức đúng về chủ trương, chính sách của Nhà nước, pháp lệnh dân số.Toàn phường đang
nỗ lực hơn nữa để đưa tình hình trở lại thế cân bằng thể hiện sự kịp thời trong công tac DS - KHHGD
Qua xử lí số liệu ta thu được biểu đồ thể hiện sự phát triển dân số của
phường trong 5 năm (2002 - 2006)
Người
Nguyé 34
2002 2003 2004 #2005 2006 mNăm
Trang 35Hình3.1 Biểu đồ phát triển dân số 5 năm (2002 - 2006) của phường
Hoàng Văn Thụ — Tp Thái Nguyên Nhận xét:
Qua biểu đồ ta thấy dân số của phường tăng chậm từ năm 2002 - 2003 và
tăng rất nhanh vào năm 2004, dan sé dan dan én định từ 2004 - 2006 Điều đó
cho thấy cơng tác DS - KHHGĐ hoạt động ngày có hiệu quả và vững chắc
1.2 Các chí tiêu về công tác KHHGĐ
Từ các số liệu thu thập được ở ban DS - GĐ&TE của phường, qua xử lí ta được bảng 3.2
Bảng 3.2 Kết quả thực hiện các biện pháp tránh thai trong 5 năm (2002 - 2006) của phường Hoàng Văn Thụ - Tp Thái Nguyên
Trang 36
(Đơn vị: trường hợp)
Năm Đặt vịng Đình sản Bao cao su Thuốc uống tránh thai) Cac ha TT
KH | TH | Đạt % | KH | TH | Đạt % | KH | TH | Đạt %| KH | TH |Đạt%| KH | TH | Đạt % 2002 |1200| 914 | 76,2 | 100 | 77 | 77,0 | 500 | 300} 60,0 | 200 | 90 | 45,0 600 |250 | 41,7 2003 | 1100} 940 | 82,2 | 95 | 76 | 80,0 | 700 | 350] 50,0 | 200 | 110 | 55,0 | 600 | 350 | 58,3 2004 | 900 | 876 | 97,3 | 95 | 50 | 52,6 | 500 | 364} 72,8 | 400 | 122 | 30,5 | 500 | 307 | 61,4 2005 | 940 | 523 | 55,6 | 90 | 49 | 54,4 | 700 | 384| 54,8 | 400 | 150 | 37,5 | 500 | 390 | 78,0 2006 | 940 | 414 | 44,0 | 85 | 50 | 58,8 | 700 | 400] 57,1 | 400 | 180 | 44,0 | 500 | 356 | 71,2 Nhận xét:
Cơ cấu áp dụng các biện pháp tránh thai mà người dân trong độ tuổi sinh đẻ lựa chọn khá phong phú và có nhiều biến động
Tránh thai bằng biện pháp đặt vịng có xu hướng giảm từ 914 trường hợp (2002) còn 414 trường hợp (2006)
Biện pháp triệt sản giảm từ 77 trường hợp (2002) còn 50 trường hợp (2006) Biện pháp triệt sản chủ yếu là ở nữ giới, còn ở nam giới thì tỷ lệ này khơng đáng kể
Việc sử dụng bao cao su tăng từ 300 trường hợp (2002) lên 383 trường hợp (2006), trung bình mỗi năm tăng thêm 20 trường hợp
Do sự tiện lợi nên thuốc tránh thai được lựa chọn nhiều và tăng đáng kế,
từ 90 trường hợp (2002) tăng lên 180 trường hợp (2006), trung bình mỗi năm có 18 trường hợp lựa chọn phương pháp này
Đặc biệt số người dân sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại ngày càng
tăng cao từ 250 trường hợp (đạt 41,7% kế hoạch đề ra), năm 2005 đến 390
Trang 37Người dân thường sử dụng các biện pháp tránh thai đơn giản (dùng bao cao su, đùng thuốc tránh thai), có hiệu quả và dễ sử dụng, nhưng đến vài năm gần đây, số người dân sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng cao Do trình độ dân chí ngày càng cao, công tác truyền thông dân số ngày càng được mở rộng qua hai kênh đân số và y tế đặc biệt là qua các cộng tác viên dan sé
Do dư luận xã hội, biện pháp triệt sản chủ yếu được thực hiện ở nữ giới Điều
đó đặt ra cho những người làm dân số cần quan tâm hơn nữa tới phương pháp và hình thức truyền thơng, tư vấn cho các đối tượng sử dụng DV - KHHGĐ đạt kết quả cao hơn nữa
Kết quả 5 năm thực hiện các biện pháp tránh thai đã đạt được những kết
quả nhất định, số lượng người dân sử dụng các biện pháp tránh thai tăng cao, đây là dấu hiệu tốt để ngăn chặn sự gia tăng dân số Việc áp dụng tốt các biện pháp tránh thai đã tránh được nhiều trường hợp sinh con ngồi ý muốn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, ôn định dân số và đây mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của phường cũng như toàn tỉnh
Đề thấy rõ hơn xu hướng trên ta có bảng so sánh hai năm 2005 - 2006
Bảng 3.3 Kết quả thực hiện các biện pháp tránh thai trong 2 năm (2005 - 2006) của phường Hoàng Văn Thụ - Tp Thái Nguyên
STT Diễn giải 2005 2006 Tăng Giảm
1| Đặt vòng 523 414 - 109
2_ | Triệt sản 49 50 1 -
3 | Bao cao su 384 400 16 -
4_ | Thuốc uống tránh thai 150 180 30 -
Trang 38
5 Tổng các biện pháp 390 356 _ 34
tránh thai hiện đại
Nhận xét:
Các biện pháp tránh thai được chọn giảm dần là: đặt vòng giảm l trường hợp, triệt sản l trường hợp, sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại giảm 34 trường hợp
Các biện pháp tránh thai có xung hướng tăng là: sử dụng bao cao su tăng 16 trường hợp, dùng thuốc uống tránh thai tăng 30 trường hợp
Các biện pháp tránh thai rất đa dạng và phong phú, song các biện pháp tránh thai chủ đạo là: đặt vòng, dùng bao cao su và dùng thuốc uống tránh thai cho dù biện pháp đặt vịng đang có xu hướng giảm do tính phức tạp của nó
1.3 Điều tra tình hình dân số của tổ 1 phường Hoàng Văn Thụ —
thành phố Thái Nguyên
1.3.1 Đặc điểm tình hình chung
Tổ 1 là một tổ tập trung đông dân cư, đời sống dân cư cũng khá cao, kinh
tế bình quân thu nhập theo đầu người tương đối ổn định Nhưng do trên địa bàn tổ 1 xung quanh là hai trường ĐH: ĐH Sư Phạm và ĐH Nông Lâm, với số lượng sinh viên lớn, các hộ gia đình phần lớn có phịng trọ nên khơng tránh khỏi những khó khăn trong việc quản lý dân cư trên địa bàn tổ cũng như trên
địa bàn phường.Tổ 1 dân số tính đến năm 2006 là 898 người với 269 hộ gia
đình
1.3.2 Kết quả thực hiện công tác DS - KHHGĐ
Trang 39Công tác truyền thông:
Ban dân số đã tham mưu với UBDS phường phát động chiến dịch truyền thông lồng ghép với DV - KHHGĐ hàng năm, giao chỉ tiêu cho từng cộng tác viên, từng khu dân phó, duy trì chế độ giao ban hang thang đề báo cáo tình hình
biến động trong tổ, kết hợp vận động phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện
KHHGĐ thông qua tờ rơi, băng rôn cấp cho các cộng tác viên, phối hợp với các phòng khám y tế khám phụ khoa cho các chị em phụ nữ, phối kết hợp với hội phụ nữ chỉ đạo tổ phụ nữ khơng có người sinh con thứ 3”, xây dựng nhóm nhỏ cặp vợ chồng KHHGĐ, tăng thu nhập tạo cuộc sống ấm no hạnh phúc
Trong tổ 5 năm (2002 - 2006) đã khơng có trường hợp sinh con thứ 3” Ban DS phường tham mưu với UBDS kết hợp với ban ngành đoàn thể mở hội nghị truyền thông pháp lệnh dân số, tiêm chủng mở rộng tiêm chủng đủ 7 loại vác xin cho trẻ để phòng chống các bệnh nguy hiểm cho trẻ em
Kết quả mà tổ 1 đã đạt được rất đáng khích lệ và được thể hiện qua bảng
sau:
Bảng 3.4 So sánh kết quả 5 năm (2002 - 2006) thực hiện công tác DS - KHHGĐ tổ 1 của phường Hoàng Văn Thu -Tp Thai Nguyên
„ | Tỷ suất sinh | Tỷ suấttử | Sinh con thứ có _ | Tÿlệ
Dân số 3° cénal Sôđi | Số đên | tăng
Nă
Trang 40
Người ` xe xe Người) | (Người) | DSTN
(Người) Người x Người x Người x (Người) | (Người) of,
2002 790 3 {03,79} I |0126| 0 0 | 230 3 5 2,53 2003 820 4 (04,88) 2 [02,43] 0 0 | 232 6 9 2,45 2004 845 9 |10,65; 5 [05,91] 0 0 | 266 2 11 4,69 2005 852 II {12,91} 7 |08/21| 0 0| 267 9 17 4,69 2006 898 15 |Jl6,/70| 9 |10.00 0 0 | 269 11 20 6,70 Nhận xét:
Dân số của tổ l tăng từ 790 người (2002) lên 898 người (2006), bình quân
mỗi năm tăng 21,6 người
Số trẻ được sinh ra có sự biến động, từ 3 cháu (2002) đến 15 cháu (2006) Trong tô không có trường hợp nào sinh con thứ 3” từ năm 2002 đến 2006, đây là tín hiệu đáng mừng thê hiện hiệu quả của công tác DS - KHHGĐ
Số hộ tăng từ 230 hộ (2002) lên đến 269 hộ (2006), trung bình mỗi năm
tăng thêm 7,8 hộ
Tý lệ phát triển DSTN cũng biến động nhiều, năm 2002 là 2,53 of đến
2006 là 6,70 Tóm lại:
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền, trong tổ khơng cịn trường hợp sinh con thứ 3” nhưng tỷ lệ sinh và tỷ lệ phát triển DSTN còn khá cao Trong những năn gần đây, cùng với đội ngũ các cán bộ chuyên trách và các cộng tác viên dân số, ban DS phường đã phần nào kìm hãm tốc độ gia tăng dân số trên toàn phường Đó là cơ sở để ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của người dân tổ 1 cũng như người dân trong toàn phường