1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

ĐỀ CƯƠNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

12 1K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 119 KB

Nội dung

Thực chất của thanh toán điện tử liên NH là sử dụng kĩ thuật điện tử và mạng chuyển tiền nội bộ để xử lý nghiệp vụ chuyển tiền thay thế cho phương thức thanh toán liên NH truyền thống: +

Trang 1

Kế toán Ngân hàng

Câu 1 : Trình bày hiêu biết về nguyên tắc Nợ trước – Có sau Nguyên nhân sâu

xa cua nó? Ví dụ.

Mỗi loại chứng từ kế toán trong hạch toán kế toán NH có đặc tính vận động khác nhau nên trong hạch toán kế toán phải xác lập quy trình luân chuyển chứng từ

để đảm bảo sự thuận tiện, hợp lý, hiệu quả

Thực chất quá trình luân chuyển chứng từ là quá trình vận động của chứng từ

kể từ lúc được lập ra qua quá trình kiểm soát, xử lý, hạch toán cho đến khi đóng thành tập vào lưu trữ Xây dựng quá trình luân chuyển chứng từ một cách khoa học

và hợp lý mang lại ý nghĩa quan trọng trong kế toán ngân hàng Để có được chương trình luân chuyển chứng từ KTNH một cách khoa học thì khi xây dựng chương trình cũng như tổ chức thực hiện phải đảm bảo một số nguyên tắc Trong quá trình luân chuyển chứng từ, ngân hàng luôn phải đảm bảo các nguyên tắc luân chuyển sau :

- Đảm bảo quá trình luân chuyển nhanh chóng, kịp thời, chính xác và an toàn

- Đối với chứng từ chuyển khoản phải đảm bảo ghi nợ trước - có sau

Trong đó nguyên tấc nợ trước có sau là một nguyên tắc vô cùng quan trọng Nguyên tắc này quy định như sau :

- Đối với chứng từ thu tiền mặt phải "thu tiền trước ghi sổ sau", tức là thủ quỹ sau khi

đã thu đủ tiền, kí tên trên chứng từ vào sổ quỹ sau đó kế toán mới vào sổ kế toán

- Đối với chứng từ chi tiền mặt phải thực hiện “Ghi sổ kế toán trước, chi tiền sau” tức là kế toán phải kiểm soát xem số dư tài khoản có đủ khả năng chi trả không, nếu

đủ thì sau khi ghi sổ mới chuyển sang quỹ để chi tiền

- Đối với các chứng từ chuyển khoản chỉ được ghi vào tài khoản bên Có sau khi đã ghi vào tài khoản bên Nợ, hoặc biết chắc chắn tài khoản bên Nợ có đủ khả năng thanh toán, hoặc ghi nợ - có đồng thời một lúc khi đã thực hiện kế toán máy

VD : khi thanh toán Séc chuyển khoản

K.hàng A < (hàng hoá) K.hàng B

(Séc CK) > (nộp séc)

NHTM A NHTM B

NHTM B sau khi nhận được tờ SCK ko hạch toán ngay mà phải chờ NHTM A ghi giảm TKTG 4211A (ghi nợ) rồi mới ghi tăng TKTG 4211B (ghi có)

Nguyên nhân sâu xa của nguyên tắc này xuất phát từ đặc thù của ngân hàng Khác với các doanh nghiệp khác, NH là trung gian thực hiện thanh toán và quản lý hộ tài sản của khách hàng NH phải đảm bảo an toàn không chỉ tài sản cho ngân hàng mà còn phải đảm bảo an toàn cho tài sản của khách hàng của họ không bị thất thoát

Câu 2: Tác động của sự phát triển công nghệ thông tin tới công tác kế toán thanh toán giữa các NHTM

Ngày nay cùng với quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ là sự phát triển không ngừng của CNTT Do vậy việc áp dụng CNTT vào các ngành kinh

tế và đặc biệt là ngành ngân hàng đang diễn ra nhanh chóng và rộng khắp Việc áp dụng CNTT vào ngân hàng thương mại đã góp phần tích cực vào việc bớt khối lượng lao động, đưa năng suất, hiệu suất kinh doanh được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn Đặc

Trang 2

biệt trong công tác kế toán thanh toán giữa các NHTM thì công nghệ thông tin đã có những tác động rất tích cực

Nhờ có sự phát triển của CNTT việc thanh toán giữa các NH thay vì dùng TT

bù trừ bằng giấy và TT thông thường chuyển sang thanh toán điện tử Lợi nhuận ròng

từ TT bù trừ điện tử liên NH là việc chuyển tiền và hoàn tất một lệnh thanh toán thông qua mạng máy tính giữa các NH cùng một hệ thống Thực chất của thanh toán điện tử liên NH là sử dụng kĩ thuật điện tử và mạng chuyển tiền nội bộ để xử lý nghiệp vụ chuyển tiền thay thế cho phương thức thanh toán liên NH truyền thống: + Tác động đến chứng từ: Thanh toán điện tử làm giảm lượng chứng từ vào các NH phải sử dụng vì thay cho việc sử dụng chứng từ bằng giấy như trước, vận chuyển qua đường bưu điện thì các NH thực hiện thông tin điện tử, chỉ việc mã hoá các chứng từ sau đó sử dụng mạng máy tính để chuyển tới các NH khác thực hiện thanh toán với mình -> tránh thất bại chứng từ, giảm chi phí quản lý

+ Tác động đến thời gian thanh toán: Việc chuyển chứng từ thông qua mạng máy tính điện tử đã làm giảm đáng kể khối lượng công việc và thời gian thanh toán, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót và nhầm lẫn do ghi chép trong thanh toán giữa các NH

+ Tác động đến trình độ các cán bộ nhân viên: Thanh toán điện tử liên NH và bù trừ điện tử đòi hỏi các NH phải có đội ngũ cán bộ lành nghề, hạch toán về tin học và máy tính tốt Từ đó nâng cao trình độ của các cán bộ, nhân viên trong NH, tạo thuận lợi cho việc hiện đại hoá các NHTM

+ Tác động đến quá trình xử lý hạch toán: rút ngắn các công đoạn trong quá trình xử

lý hạch toán Các chứng từ và lệnh thanh toán chỉ lập 1 lần -> Mức độ sai sót thấp hơn

+ Tác động đến độ an toàn trong quản lý vốn và đối chiếu : thanh toán điện tử làm thay đổi vai trò của NHTM và NHTW trong quá trình quản lý vốn Trước kia khi sử dụng thanh toán bằng phương thức truyền thống thì các NHTM chỉ xem xét đến quá trình vốn được chuyển đến và chuyển đi như thế nào và việc đối chiếu lượng ra – vào, đến - đi của vốn chỉ được thực hiện sau một thời gian nhất định Nhưng với sự phát triển của CNTT thông qua thanh toán điện tử, các NHTƯ sẽ biết được nhanh chóng các chi nhánh thừa hay thiếu vốn để có thể điều chỉnh kịp thời, phù hợp

CNTT tác động đến tất cả các quá trình của thanh toán giữa các NHTM với nhau, từ đó nó tác động không nhỏ tới nền kinh tế: Việc giảm thời gian thanh toán là tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn

Tuy nhiên sự phát triển của CNTT cũng đòi hỏi các NH phải ko ngừng đổi mới

và cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật của mình, Hiện đại hoá không chỉ 1 NH mà là toàn

bộ hệ thống NH và CNTT cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các NH

Câu 3: Tác động của sự phát triển CNTT đến công tác kế toán giao dịch giữa NHTM với KH

Ngày nay cùng với quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ là sự phát triển không ngừng của CNTT Do vậy, việc áp dụng CNTT vào các ngành kinh

tế và đặc biệt là ngành ngân hàng đang diễn ra nhanh chóng và rộng khắp Việc áp dụng CNTT vào ngân hàng thương mại đã góp phần tích cực vào việc bớt khối lượng lao động, đưa năng suất, hiệu suất kinh doanh được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn Đặc

Trang 3

biệt trong công tác kế toán giao dịch giữa NHTM và khách hàng thì CNTT đã có những tác động rất tích cực Tác động :

- Do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các NH một cách thường xuyên liên tục nên chứng từ kế toán có khối lượng rất lớn và luân chuyển phức tạp Hầu hết các chứng

từ kế toán NH đều do KH lập và nộp vào NH Do vậy chất lượng chứng từ kế toán phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng lập chứng từ của KH Theo xu hướng phát triển CNTT hiện nay, kế toán NH đang từng bước hiện đại hoá sử dụng các loại máy tính điện tử trong công tác kế toán, các chứng từ truyền thống được thay thế bằng chứng

từ điện tử, làm giảm khối lượng và thuận tiện trong luân chuyên chứng từ, nâng cao chất lượng chứng từ Các chứng từ có mẫu sẵn và khách hàng chỉ cần điền đầy đủ thông tin

- Đặc biệt sự phát triển của CNTT đã tạo ra phương thức thanh toán mới với số lượng chứng từ ít nhất khi khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán của NH đó là thẻ thanh toán (tín dụng, ATM ) KH có thể có được tiền cần thiết nhanh chóng hơn

- Sự phát triển của CNTT cũng làm giảm đáng kể thời gian giao dịch giữa NHTM với

KH, trước đây khi NH thực hiện giao dịch với KH phải trải qua các thủ tục rất phiền

hà, phức tạp, đòi hỏi 1 thời gian dài Bằng CNTT, NH giờ đây có thể theo dõi, kiểm tra KH thông qua mạng máy tính liên NH, do vậy việc thực hiện giao dịch trở nên đơn giản và tiết kiệm thời gian

- Đối với quá trình xử lý hạch toántrong giao dịch giữa NH và KH, CNTT giúp việc này trở nên đơn giản hơn, làm giảm đáng kể những sai sót khi giao dịch,rút ngắn quá trình hạch toán giao dịch, và có thể sửa chữa sai sót dễ dàng

VD : Việc sử dụng hệ thống VCB online của Vietcombank cho phép khách hàng mở tài khoản một nơi nhưng được giao dịch tại tất cả các chi nhánh, các phòng giao dịch của Vietcombank trong toàn quốc mà không cần đến NH

Các công tác hạch toán của NH với KH đều thực hiện trên mạng máy tính thông qua

E Banking hoặc Internet khách hàng có thể chuyển tiền từ TK không kỳ hạn sang TK

có kỳ hạn hay TK đầu tư có lãi suất cao

- Cùng với VCB online là hệ thống giao dịch tự động, được xây dựng cho phép KH giao dịch ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào giúp KH vượt qua hạn chế về mặt thời gian và không gian

Với sự phát triển của CNTT đã đem lại những ảnh hưởng tích cực đến kế toán giao dịch giữa NHTM với KH, từ đó khuyến khích, thu hút thêm nhiều KH sử dụng dịch vụ NH, mở rộng và nâng cao trình độ tự động hoá trong các NHTM, tạo khả năng cạnh tranh NH

Tuy nhiên các chứng từ điện tử chỉ thay thế một phần trong thanh toán.Các nghiệp vụ đòi hỏi phải có chứng minh cho nghiệp vụ phát sinh như cho vay, thu nợ, huy động vốn vẫn phải sử dụng chứng từ giấy

Câu 4: Trình bày quá trình kế toán chuyển tiền giữa 2 cư dân không có TK tại NHTM

A- Người chuyển tiền

- Nộp tiền vào ngân hàng + địa chỉ người nhận + chi phí -> NHA

- Chuyển chứng từ + địa chỉ người nhận

Trang 4

- Lập LCT

Nợ TK 1011

Có TK 5191.01/5912

Chuyển đến NHB

B- Người nhận tiền

- Thông báo cho người được hưởng đến nhận tiền

- Ngân hàng hạch toán

Nợ TK 5191.01/5012

Có TK 454 (B)

- B nhận tiền

Nợ TK 454 (B)

Có TK 1011

Câu 5: Các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt Ý nghĩa, vai trò với nền

KT Liên hệ với VN.

Thanh toán tiền tệ trong nền KT diễn ra dưới hai hình thức là thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt Nừu thanh toán bằng tiền mặt, có sự xuất hiện của TM trong quá trình thanh toán thì thanh toán không dung tiền mặt không có

sự xuất hiện của TM trong quá trình thanh toán mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ TK của người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của ngân hàng

Xuất phát từ nhu cầu thực tế của lưu thông, trao đổi hàng hoá, thanh toán không dùng TM ra đời từ rất sớm, từ khi xuất hiện ngân hàng làm dịch vụ thanh toán Ngày nay, khi nền KTPT, hệ thống NH không ngừng lớn mạnh và hiện đại thì thanh toán không dùng TM cũng PT và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thanh toán tiêu thụ

Ý nghĩa của thanh toán không dùng TM ra đời đã khắc phục được nhiều nhược điểm của thanh toán bằng TM, không phải mang vác cồng kềnh khi thanh toán với số lượng lớn, tránh được hiện tượng trộm cắp khi mang theo bên mình, thuận tiền trong việc thanh toán

Vai trò: Phát huy vai trò to lớn đối với SX, lưu thông hàng hoá, tiết kiệm chi phí lưu thông, góp phần tăng nguồn vốn cho ngân hàng và tăng cường quản lý vi mô đối với hoạt động thanh toán trong nền KT

Liên hệ VN trước kia chỉ thanh toán chuyển tiền từ khi đổi mới với hoạt động nganh ngân hàng từ ngân hàng một cấp sang ngân hàng 2 cấp NHNN làm nhiệm vụ quản lý NN về tiền tệ và ngân hàng, các NHTM là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ Ngoài kho bạc Nhà nước các cấp ra đời cũng là đơn ị thanh toàn Từ đó công tác thanh toán không dùng TM trở nên khó khăn phức tạp khi khách hàng mở TK tiền ửi không kỳ hạn ở đơn vị thanh toán này trả tiền cho KH mở TKTG không kỳ hạn ở đơn

vị thanh toán khác hệ thống đặc biệt là khách hàng trả tiền và khách hàng thụ hưởng

ở 2 địa phương khác nhau Từ đó xuất hiện thêm nhiều phương thức thanh toán khác nhau như UNT, UNC, Séc, thẻ, L/C

Hiện nay ở VN các hình thức UNT, UNC đã được sử dụng phổ biến trong công tác thanh toán của các ngân hàng thương mại và được sử dụng chủ yếu bởi các doanh nghiệp trong việc thanh toán tiền hàng Séc và thẻ thì lại được sử dụng chủ yếu

Trang 5

bởi các cá nhân

Tuy nhiên, vì tâm lý tiêu dùng tiền mặt của nhân dân VN vẫn còn nặng nên hoạt động thanh toán không dùng TM ở VN vẫn còn chưa PT Mặt khác, do công nghệ thông tin áp dụng vào các ngân hàng chưa rộng rãi -> hạn chế

Câu 6: Những thuận lợi và khó khăn về thanh toán Séc và thẻ ở VN hiện nay

Việc thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và việc dùng séc và thẻ thanh toán nói riêng có ý nghĩa rất to lớn đến sự PT của nền KT

ở VN hiện nay cũng với tốc độ tăng trưởng ổn định của nền KT, sự gia tăng các TK tiền gửi tại ngân hàng giúp cho hoạt động thanh toán không dùng TM ngaỳ càng phổ biến với nhiều hình thức đa dạng Tuy nhiên, các hình thức mà NHTM ở VN hiện nay đang sd phổ biến là UNT, UNC, SEK còn các hình thức khác như Séc và Thẻ lại chưa được sử dụng rộng rãi Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đó, chúng ta hãy cùng xem xét các thuận lợi, hàng hoá của việc sử dụng séc, thẻ để rút ra những nguyên nhân

Séc là lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản trên mẫu in sẵn của ngân hàng yêu cầu đơn vị thanh toán (ngân hàng phục vụ chủ TK) rút một số tiền từ TK của mình để trả cho người thụ hưởng

Còn thẻ thanh toán là một loại giấy tờ có giá đặc biệt, được làm bằng chất dẻo tổng hợp, được nhà phát hành ấn định giá trị dùng để trả tiền hàng hoá hay dịch vụ, rút tiền mặt tự động qua máy đọc thẻ hay các máy rút tiền tự động

- Thuận lợi:

Số chủ thẻ có TK tại ngân hàng để tham gia thanh toán ngày càng tăng, thể hiện qua tốc độ thanh toán không dùng tiền mặt năm 2002 tăng so với 2001

Số ngân hàng tham gia thanh toán bằng séc và thẻ nhiều Nừu trước năm 2001 ở

VN có 10 NH cung cấp thẻ thì đến nay, hầu hết các NHTM quốc doanh, cổ phần, chi nhanh NH đều tham gia Sự đa dạng về thanh phần sở hữu, cơ cấu tổ chức của các ngân hàng đã làm cho thị trường thẻ trở nên sôi động, cạnh tranh diễn ra trên cả 2 lĩnh vực phát hành thẻ và thanh toán thẻ

CP cũng đưa ra những chính sách và các chương trình hành động KT tạo đk thuận lợi cho việc sử dụng Séc và thẻ Phần 1, điểm 5 về ngân hàng viết: “… giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu tông tiền tệ … muốn giảm khối lượng giá tị tiền mặt trong lưu thông thì

TM fải được thay thế bằng các phương tiện thanh toán là séc hoặc thẻ NG và sử dụng các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

- khó khăn:

Thực trạng nền KT chưa thực sự PT, thu nhập của người dân VN còn ở mức thấp, GDP bình quân đầu người chỉ ần 100USD/ năm Cùng với tâm lý còn bỡ ngỡ, e ngại trong việc phát hành và tiếp nhận séc và thẻ thanh toán khi mua bán hàng hoá và dịch

vụ, vì phần lớn khi sử dụng séc và thẻ người dân phải mở TK tại ngân hàng trong khi dân VN có thói quen giao dịch bằng TM

Trình độ hiểu biết của người dân về các hình thức thanh toán hiện đại như séc và thẻ còn thấp

Đối với các doanh nghiệp, khi tham gia thanh toán không dùng TM qua ngân hàng

sẽ bị tính thuế chính xác, điều này là điều doanh nghiệp không mong muốn, nhất là

Trang 6

những doanh nghiệp trốn thuế Vì vậy họ vẫn chưa sử dụng hình thức thanh toán séc

và thẻ nhiều

Nội dung, thể thức sthanh toán séc và thẻ ở VN chưa thông thoáng, các nhà quản lý xây dựng chính sách còn đặt nặng tính an toàn của séc và thẻ làm mất đi đặc tính vốn

dĩ của nó là thuận tiện trong thanh toán

Khó khăn lớn nhất của việc phát triển sử dụng séc và thẻ thanh toán ở VN hiện nay

là cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngân hàng vẫn chưa có hệ thống kỹ thuật thống nhất

từ TW đến địa phương cơ sở, các phần mềm giữa các ngân hàng có nhiều điều không tương thích Hệ thống máy rút tiền tự động sử dụng trong thanh toán thẻ chưa phổ biến và đồng bộ

Hệ thống công nghệ thông tin chưa áp dụng rộng khắp

Tình tráng ử dụng séc và đặc biệt là thẻ giả mạo, gian lận gây lo ngại cho ngân hàng trong việc thanh toán séc và thẻ

Câu 7 : Giải thích tại sao NHTM hạch toán dự thu - dự chi ?

* Trả lời :

( Xem thêm sách vì ko bit làm)

Hạch toán dự thu - dự chi là việc hạch toán dựa trên cơ sở dồn tích tức là: mọi nghiệp

vụ kinh tế tài chính của đơn vị lien quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh chứ không căn cứ thời điểm thực tế thu, hoặc thực tế chi tiền

Cách hạch toán này giúp NH:

- Quản lý được các dòng tiền vào ra từ đó có định hướng rõ ràng cho kỳ tới

- Hạch toán được các khoản phải thu, phải chi ngay khi nghiệp vụ thực chưa phát sinh

VD: NH cho vay 100tr, 12th, ls 0.8%/th từ ngày 16/2/06 đến ngày 16/2/07

Tại ngày 31/12/06:

- Nếu hạch toán theo phương pháp thực thu, thực chi: Chưa có khoản doanh thu nào được hạch toán trong khi lại có chi phí quản lý phát sinh Nếu lên cân đối sẽ không thấy được khoản thu , k thấy đc lợi nhuận,

- Nếu hạch toán theo phương pháp dự thu, dự chi: Dự thu theo từng tháng do đó tại ngay 31/12/06 ngân hàng vẫn có được khoản dự thu, bức tranh lợi nhuận của NH do

đó không bị bóp méo

Câu 8: Tại sao NHTM ko áp dụng hệ thống tài khoản kế toán do BTC ban hành chung cho các doanh nghiệp?

* Trả lời :

Hệ thống tài khoản kế toán NH là hệ thống các chứng từ hạch toán nhằm chi tiết hoá đối tượng kế toán NH trong đó các tài khản được sắp xếp một cách trật tự, khoa học theo mối quan hệ của tài khoản và các mặt nghiệp vụ NH

Hệ thống tài khoản thể hiên hoạt động, chức năng của ngành Đối với các ngành kinh

tế nói chung BTC đã ban hành hệ thống tài khoản thống nhất để các ngành vận dụng trong việc tổ chức hạch toán của mình Riêng đối với NH, hệ thống TK sử dụng khác với các ngành kinh tế khác do đối tượng của kế toán NH rất đặc biệt :

- Là tiền tệ (trong khi các ngành kinh tế khác là hàng hoá dịch vụ) đây là một đối

Trang 7

tượng kinh doanh rất phức tạp.

- Bên cạnh đó, do đặc điểm của ngành kế toán NH khi phản ánh các hoạt động của ngành mình cần có tính chính xác, thống nhất và cập nhật cao, kế toán NH ko thể sử dụng hệ thốnh tài khoản chung vì không chi tiết đến từng KH và không cụ thể, cập nhật cho từng thời điểm , ngày giờ liên tục

Chính vì vậy căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và nội dung hoạt động của NH , NHNN ban hành hệ thống tài khoản cho NHNN và các NHTM

Đối với nội bộ ngành NH thì cũng không thể xây dựng một hệ thống TK chung cho

cả NHTM và NHNN do chức năng của các NH là khác nhau.Các NHTM với chức năng chủ yếu là kinh doanh tiền tệ, trong khi NHNN thực hiện chức năng quản lý tài chính quốc gia

Việc xây dựng hệ thống TK riêng của NHTM còn theo thông lệ quốc tế để từ đó ngành NH dễ dàng hoà nhập với hoạt động của các NH trên thế giới và quỹ tiền tệ quốc tế

Câu 9: Lãnh đạo một NHTM có thể đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động cho vay của NH đó dựa trên những thông tin kế toán nào?

* Trả lời :

NHTM cũng là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực dịch vụ Cũng giống như bất cứ một doanh nghiệp nào, các NHTM hoạt động cũng hướng đến mục tiêu lợi nhuận Do đặc trưng đối tượng kinh doanh của NHTM là tiền tệ, hoạt động chủ yếu của các NH là vay và cho vay Do vậy vay và cho vay có hiệu quả sẽ giúp NH thu được nhiều lợi nhuận

Để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động cho vay của một NHTM trước hết phải xem xét những thông tin kế toán tổng hợp của NH về hoạt động cho vay Bên cạnh

đó còn có những thông tin ngoài kế toán giúp NH nhận biết được chính xác giá trị khoản cho vay của mình

Các thông tin kế toán chủ yếu được sử dụng là :

- Dư nợ cho vay : Đây là thông tin quan trọng phản ánh tình hình cho vay của một

NH Nếu một NH có dư nợ cho vay lớn tức là NH tiến hành thực hiện được nhiều món vay Lãi suất thu được từ hoạt động cho vay và do đó là lợi nhuận của NH sẽ lớn

- Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay : Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay Nó phản ánh được tình hình của các khoản vay trong tổng dư nợ Các khoản nợ xấu, nợ quá hạn là những khoản nợ tiềm ẩn khả năng không thể thu hồi và do đó dễ dẫn đến mất vốn của NH Việc duy trì những khoản nợ xấu sẽ gây nguy cơ ko thu hồi được nợ và mất khả năng thanh toán của NH, đồng thời làm xấu bảng CĐ của NH

- ( Xem thêm trong sách Vì ko có sách nên ko bit thế nào! ) Vì ko có sách nên ko bit thế nào! )

Để đgiá chính các hquả cho vay của NH lãnh đạo NH cần quan tâm đến các t.tin sau

+ Xem xét TK cho vay, nhóm TK loại 2 như 201,202,211,212,213,214,215 Xem xét các TK này ttrên các khía cạnh sau

TKcho vay A:Doanh số cho vay

Nợ A[ có B B: - thu hồi vốn

Trang 8

- [ - C:Dư nợ cho vay

C

Nếu A và B đều rất lớn: hiệu quả cho vay tốt

Nếu A lớn, B rất nhỏ: Hiệu quả cho vay kém, Đbiệt trong TH NH cho vay 1 KH` với Klượng lớn, các khoản cho vay ko đa dạng

Tuy nhiên cũng cần đánh giá về số B, nếu B chủ yếu là vôn cho vay đã thu hồi đc dẫn đến hqủa tốt

Nếu B là món vay đã chuyển loại nợ thì số B cũng lớn nhưng TH này hquả cho vay

ko cao

Số C là chỉ tiêu để tính rro t.dụng trong NH RRTD là knăng KH` ko trả, ko trả đúgn hạn hoặc ko trả đầy đủ gốc và lãi cho NH Căn cứ vào dư nợ cho vay đánh giá đc rro

và hquả hđộng cho vay

+Bên cạnh đó nhà lãnh đạo cần xem xét thêm các TK khác như TK dự phòng rro, TK

nợ quá hạn Từ đó cho biết nnăng thu hồi vốn cho vay của NH

+Các TK ngoại bảng thể hiện knăng xử lí rủi ro của NH khi khoản vay có vđề

Ngoài ra để nâng cao hqủa cho vay và đgiá đc hquả cho vay nhà lãnh đạo cần quan tâm đến các t.tin khác về khoản vay

Tóm lại muốn đgiá đc phải quan tâm đến 1 nhóm TK có liên quan đến nhau

Câu 10 : So sánh giữa kế toán NHTM với kế toán DN

NH cũng là mộ doanh nghiệp -> NH cũng dùng công cụ kế toán để ghi chép, phản ánh toàn bộ tài sản và vốn trong qtrình hoạt động, tuy nhiên NH kinh doanh 1 loại hàng hoá đặc biệt nên KTNH có nhiều điểm # so với KTDN thông thường

* Về nhiệm vụ

- KTNN phải ghi nhận p/á chính xác đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng pháp lệnh kế toán, trên cơ sở đó nhằm bảo vệ an toàn tsản cho bản thân

NH cũng như tsản của toàn XH đang được bảo quản tại NH

-> như vậy KTNH hạch toán cho cả bản thân NH và KH, trong khi đó, KTDM thông thường chỉ hạch toán cho bản thân DN mình

- KTNH phải phân loại, tổng hợp số liệu theo đúng phương pháp kế toán nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ chính xác kịp thời để phục vụ công tác lãnh đạo, thực thi chính sách kinh tế vĩ mô đồng thời chỉ đạo hđ kinh doanh của NH, trong khi đó các các DN chỉ cung cấp thông tin nhằm phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo hđ kdoanh của bản thân DN đó

- KTNN phải phân tích , xử lý số liệu phù hợp với công nghệ và đảm bảo qtrình thanh toán của bản thân NH với các NH # có liên quan

- KTNN phải kiểm tra giám sát việc ghi chép, xử lý cũng như việc sử dụng vốn, hình thành vốn của NH và KH

* Về đặc điểm

- Tính XH phổ biến và sâu sắc : NH là 1 trung gian TC nên KTNH ko chỉ p/a hđộng của bản thân NH mà còn hạch toán cho toàn bộ khách hàng, do vậy các báo cáo tổng hợp của N p/a khái quát tình hình kdoanh của các thành phần ktế, p/s nền kinh tế thời

kì đó Đồng thời các báo cáo là cơ sở để NHNN hoạch định và thực thi csách tiền tệ

DN ko có đặc điểm này do chỉ p/a hoạt động của bản thân DN mình

- Tính giao dịch và xử lý nghiệp vụ theo quy trình công nghệ chặt chẽ : KTNH phải

Trang 9

thực hiện đồng thời 2 công việc : giao dịch với KH để tiếp nhận chứng từ kế toán của

KH và tiến hành kiểm soát, xử lý ngay các nghiệp vụ đó để đảm bảo tính đúng đắn trước khi vào sổ DN thì thực hiện 2 công việc này riêng biệt

- Tính cập nhật và chính xác cao : Do ngân hàng thực hiện vai trò trung gian tài chính nên tính kịp thời chính xác phải ở mức cao để đảm bảo quyền lợi cho KH và tránh cho NH những tổn thất Trong khi đó DN ko phải là TGTC nên kế toàn thường

có độ trễ giữa thời điểm phát sinh nghiệp vụ và thời điểm hạch toán

- Tính thống nhất và tập trung cao độ : Do NH có mạng lưới chi nhánh rộng khắp và khối lượng nghiệp vụ rất lớn nên phải có sự thống nhất và tập trung cao độ Mọi thông tin cuối ngày phải đựơc tổng hợp từ cấp thấp đến các cấp cao hơn

- Khối lượng chứng từ đa dạng phong phú, tổ chức luân chuyển phức tạp : do NH có qhệ với nhiều đối tượng KH, mỗi KH có những yêu cầu khác nhau, do vậy chứng từ thể hiện các yêu cầu đó rất đa dạng, phong phú Qtrình luân chuyển chứng từ gắn liền với qtrình luân chuyển vốn nên luân chuyển chứng từ ko chỉ đơn thuần là việc dịch chuyển về ko gian mà nó gắn liền với việc luân chuyển vốn của NH, KH và toàn bộ nên ktế Còn trong DN chỉ hạch toán trong DN mình nên ko phải sdụng nhiều loại chứng từ và ko phải luân chuyển chứng từ

Câu 11: Chứng từ kế toán trong điều kiện các NHTM đang tiến hành HĐH công tác kế toán và thanh toán

- Chứng từ kế toàn là văn bản, vật mang tin (giấy tờ, băng từ, đĩa từ, thẻ thanh toán) chứng minh về pháp lý việc phát sinh và đã hoàn thành trong quá trình kinh doanh của NHTM

- Vì nhứng đặc thù riêng, NH ko sư dụng các chứng từ do bộ TC ban hành mà sdụng

hệ thống bản chứng từ riêng cho phù hợp với hđọng của NH

- Trước kia cá NH chỉ sdụng các chưng từ giấy với số lượng lớn, qtrình luân chuyển phức tạp, ngày này, xu hướng HĐH công tác kế toán và thanh toán, hầu hết các NH

đã giảm đáng kể lượng chứng từ truyền thống, thay vào đó là các chứng từ phục vụ

kế toán máy ( chứng từ điện tử) Chứng từ đtử là các căn cứ minh chứng bằng dữ liệu thông tin trên vật mang tin(băng từ, đĩa từ, thẻ từ…)

- Tuy nhiên chứng từ đtử chỉ đựoc dùng trong các nghiệp vụ thanh toán như : TT LNH, TT bù trừ, TT giữa NH và KH Còn các loại nghiệp vụ yêu cầu có các bản chứng từ giấy để chứng minh thì ko được dùng chứng từ đtử như : Ngh/vụ cho vay, thu nợ, tiền gửi TK, phát hành trái phiếu tín phiếu…

- Chứng từ điện tử có thể chuyển hoá thành chứng từ giấy hoặc ngược lại để phục vụ yêu cầu thanh toán và hệ thống nhưng phải đbảo chính xác, đúng mẫu qui định và đảm bảo tính pháp lý của chứng từ

- Đối với kH khi sdụng chứng từ đtử phải thoả thuận với NH phương thức giao nhận chứng từ đtử, kí hiện vật mang tin, chứ kí đtử của người lập TK và kế toàn trưởng

NH, chữ ký đtử ở đây được đưa thành các công thức toán học đối với NH và các mã

số đối với KH

Trong đk HĐH công tác KTNH, các NH với hệ thống máy tính hiện đại, đội ngũ cán bộ lành nghề, thành thạo đã đáp ứng đủ các đk để thực hiện thanh toán có sdụng chứng từ đtử Việc sử dụng chứgn từ đtử đã tạo nên sự nhanh chóng, c/xác, an toàn tsản cho cả KH và NH

Trang 10

Câu 12: Các ytố chủ quan và khách quan tác động tới hđộng kinh doanh ngoại

tệ và thanh toán quốc tế của NHTM:

Với xu hướng toàn cầu hoá, hoạt động tt qtế trở nên qtrọng và ko thể thiếu của NHTM

*Yếu tố khách quan : là những yếu tố ko thuộc về sự đkhiển của NH nhưng sự thay đổi của chúng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hđộng thanh toán qtế của NH

- Chính sách kinh tế vĩ mô : là chính sách ảnh hưởng lớn đến hđộng XNK nên nó cũng tđộng đến hđộng thanh toán qtế cả các NHTM Chính sách thuận lợi sẽ tạo đk cho hđ XNK, thương mại qtế => tạo đk thuận lợi cho các NHTM thực hiện chức năng thanh toán, ngược lại chính sách ko hoàn thiện sẽ gây khó khăn

- Hệ thống luật pháp : hoạt động thanh toán qtế liên quan đén luật pháp quốc gia và các thông lệ quốc tế -> luật pháp mỗi nước cần có những điều chỉnh trong sự tương quan với các thông lệ quốc tế sao cho hợp lý và công bằng nhất

- Thị trường ngoại hối cũng ảnh hưởng tới hđộng thanh toán qtế Sự thay đổi tỷ giá hay lãi suất đều ảnh hưởng đến thanh toán qtế của NH, việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN p/a cung cầu ngoại tệ do vậy cũng ảnh hưởng ko nhỏ đên TTQT, có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực

- Cán cân thanh toán quốc tế cũng ảnh hưởng tới hđộng TTQT của NHTM, nếu cán cân thâm hụt có thể làm mất cân đối cung cầu về ngoại tệ ảnh hưởng đến k/năng mua bán ngoại tệ của NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho TTQT

* Các yếu tố chủ quan :

- Công nghệ NH là ytố chủ quan có tác động sâu sắc đến hoạt động thanh toán qtế

NH mà CNTT chưa phát triển hoàn thiện, thiếu động bộ, mức tự động hoá chưa cao thì việc truyền tin chậm chạp, mất tín hiệu đường truyền sẽ ảnh hưởng đến uy tín của

NH vfa ảnh hưởng đến hđộng thanh toán của NH

- Quy mô hđộng TTQT của NHTM được p/a qua mạng lưới chi nhánh các NH đại lý

ở nước ngoài, số lượng càng rộng rãi thì hđộng TTQT càng thuận lợi Quy mô cũng tạo ra uy tín cho NH trên trường qtế từ đó thu hút KH thực hiện thanh toán qua NH mình

- Cùng với ytố CNghệ, quy mô, con người là ytố mang tính quyết định trong sự pt hoạt động thanh toán qua NH noi chung và TTQT noi riêng Trình độ cán bộ nhân viên cao sẽ làm cho qtrình thanh toán thuận tiện nhahn chóng, an toàn tạo hiệu quả cao trong TTQT, ngược lại, yếu kém về trình độ sẽ gây trì trệ trong thanh toán, tạo ra các sai sót gây thiệt hại cho hđộng TT và thiệt hại cho cả NH

Câu 13: Ưu nhược điểm của các phương thức thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là một hoạt động mang tầm quan trọng đối với các NHTM cũng như đối với nền KTQD Trong thanh toán quốc tế, vấn đề được quan tâm nhất đó là xác định phương thức thanh toán Đây là toàn bộ quá trình, các thức nhận trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu

Hiện nay trong quan hệ ngoại thương có rất nhiều phương thức khác nhau như: chuyển tiền, nhờ thu, ghi sổ, thư tín dụng … Mỗi phương thức đều có ưu, nhược điểm riêng, do vậy việc vận dụng các phương thức thanh toán thích hợp là một vấn đề

Ngày đăng: 17/09/2014, 10:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w