Tổng quan các công trình nghiên cứu Đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều bài viết liên quan đến đề tài kiểm toán nội bộ trong các tổ chức, tuy nhiên các công trình đó mới ở mức độ vĩ m
Trang 1Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, thựchiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và tình hình thực tiễn, dưới sự hướng dẫn khoahọc của TS Phan Trung Kiên.
Các số liệu, kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bốtrong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
NGUYỄN THỊ TÚ NGỌC
Trang 2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 4
1.6 Ý nghĩa của Đề tài nghiên cứu 5
1.7 Kết cấu Luận văn 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUI TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 7
2.1 Bản chất và chức năng của kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần 7
2.1.1 Bản chất của kiểm toán nội bộ 7
2.1.2 Đặc điểm tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương mại 11
2.2 Qui trình kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương mại 12
2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 13
2.2.2 Thực hiện kiểm toán 18
2.2.3 Kết thúc kiểm toán 19
2.2.4 Kiểm tra thực hiện khuyến nghị 19
2.3 Kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho vay trong Ngân hàng thương mại cổ phần 20
2.3.1 Đặc điểm hoạt động tín dụng và các loại hình tín dụng trong Ngân hàng thương mại ảnh hưởng tới kiểm toán nội bộ 20
2.3.2 Quản lý rủi ro tín dụng và vai trò của Kiểm toán nội bộ 29
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUI TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 35
3.1 Tổ chức Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần VPBank 35
Trang 33.2.1 Cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán hoạt động cho vay 38
3.2.2 Thực trạng qui trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho vay tại Vpbank 39
3.2.3 Những kết quả đạt được của qui trình kiểm toán nội bộ hoạt động cho vay Ngân hàng Vpbank 69
3.2.4 Những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng qui trình kiểm toán hoạt động cho vay 71
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUI TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 81
4.1 Yêu cầu hoàn thiện qui trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho vay tại VPBank 81
4.1.1 Định hướng rủi ro hoạt động cho vay 81
4.1.2 Tính tất yếu phải hoàn thiện qui trình kiểm toán nội bộ hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 84
4.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện qui trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho vay tại VPBank 85
4.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản liên quan 85
4.2.2 Thiết lập hệ thống chỉ tiêu đo lường rủi ro và hệ thống quản trị rủi ro 86
4.2.3 Hoàn thiện các biểu mẫu trong qui trình kiểm toán hoạt động cho vay 88
4.2.4 Nâng cao chất lượng bộ máy kiểm toán 90
4.2.5 Mối quan hệ của phòng kiểm toán và các bộ phận nghiệp vụ khác 91
4.2.6 Xây dựng chế tài xử lý đối với các sai phạm phát hiện và việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán 92
4.2.7 Nâng cao kiểm toán hiệu năng và chức năng tư vấn của phòng kiểm toán tại Vpbank 93
4.3 Kết luận 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
Trang 4STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ
6 VPBANK : Viet Nam Prosperity Joint Stock Comercial Bank
-Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam ThịnhVượng
Trang 5Bảng 2.1: Mối liên hệ giữa rủi ro và thủ tục kiểm toán 16
Bảng 3.1: Bảng các tiêu chí đánh giá rủi ro các đơn vị trực thuộc 41
Bảng 3.2: Đánh giá cơ cấu tín dụng 52
Bảng 3.3: Cơ cấu sản phẩm vay tại thời điểm 30/04/2011 Chi nhánh Nam Định 55
Bảng 3.4: Cơ cấu tài sản đảm bảo của chi nhánh Nam Định tại 30/04/2011 55
Bảng 3.5: Tổng số mẫu chọn kiểm toán chi nhánh Nam Định 58
Bảng 3.6: Tỷ trọng mẫu chọn theo kỳ hạn hợp đồng Chi nhánh Nam Định 58
Bảng 3.7: Bảng mẫu chọn theo các tiêu chí tổng thể Chi nhánh Nam Định 59
Bảng 3.8: Bảng mẫu chọn theo sản phẩm cho vay Chi nhánh Nam Định 59
Bảng 3.9: Bảng danh sách chi tiết mẫu chọn kiểm toán Chi nhánh Nam Định .60
Bảng 4.1: Những vi phạm thường gặp trong hoạt động cho vay 81
Bảng 4.2: Bảng xác định mức độ rủi ro của vi phạm 83
Bảng 4.3: Xác định rủi ro kết hợp giữa mức độ vi phạm và lịch sử vi phạm 84
Bảng 4.4: Đánh giá rủi ro kết hợp khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng 87
Bảng 4.5: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 89
BIỂU Biểu đồ 3.1: Diễn biến nợ nhóm 2 và nợ xấu giai đoạn T8/2010 – T4/2011 53
Biểu đồ 3.2: Diễn biến nợ xấu giai đoạn T8/2010- T4/2011 54
SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức Phòng KTNB – Vpbank trước năm 2007 [10] 36
Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức Phòng KTNB –VPBank từ 2009 đến nay [11] 38
Sơ đồ 3.3: Qui trình kiểm toán nội bộ năm tại Vpbank [10] 40
Sơ đồ 3.4: Qui trình kiểm toán nội bộ từng đợt tại Vpbank [10] 45
Trang 6TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
*****
NGUYỄN THỊ TÚ NGỌC
VẬN DỤNG QUI TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
VÀO KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CHUYÊN NGÀNH: KIỂM TOÁN (KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH)
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội – 2011
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Xuất phát từ vai trò chức năng và nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ đối với các tổchức kinh tế đồng thời với đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thươngmại – tổ chức hoạt động kinh doanh tiền tệ là chủ yếu và luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro(rủi ro tín dụng, thanh khoản, tỷ giá, rủi ro về hoạt động giao dịch, kế toán…), đặcbiệt là hoạt động tín dụng – hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất và là hoạt độngđóng góp lợi nhuận nhiều nhất
Tác giả chọn Đề tài “Vận dụng qui trình kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng vào kiểm toán hoạt động cho vay”.
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều bài viết liên quan đến đề tài kiểm toán nội
bộ trong các tổ chức, tuy nhiên các công trình đó mới ở mức độ vĩ mô mang tínhchất học viện đưa ra những lý luận chung về kiểm toán nội bộ chứ chưa đi sâu cụthể vào hoạt động của kiểm toán nội bộ ở một đơn vị nhất định, chưa đưa ra một quitrình kiểm toán hoàn chỉnh đối với các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nóichung và hoạt động cho vay nói riêng Vì vậy với Đề tài Luận văn này, Tác giảmuốn đưa đến một cái nhìn tổng quan về kiểm toán nội bộ đồng thời đi sâu cụ thểvào hoạt động của một đơn vị để thấy được thực trạng của qui trình kiểm toán nội
bộ đối với hoạt động cho vay, từ đó đưa ra những phương hướng cụ thể để hoànthiện qui trình kiểm toán đối với hoạt động cho vay tại đơn vị đó
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài này là qui trình kiểm toán nội bộ hoạt động chovay được thực hiện tại Phòng Kiểm toán nội bộ ngân hàng Vpbank
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là: Qui trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt
động cho vay toàn hệ thống do Phòng kiểm toán nội bộ - VPBANK thực hiện giaiđoạn từ năm 2009 đến năm 2010
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 8Luận văn hướng đến giải quyết các câu hỏi sau: qui trình kiểm toán nội bộ đốivới hoạt động cho vay, thực trạng qui trình kiểm toán nội bộ hoạt động cho vay tạiVPBank, ưu nhược điểm của qui trình, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện qui trìnhkiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho vay.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Từ nguồn dữ liệu sử dụng là dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, Tác giả sử dụng phươngpháp xử lý dữ liệu là phân tích, so sánh đồng thời sử dụng phương pháp phỏng vấn,quan sát thực tế
1.6 Ý nghĩa của Đề tài nghiên cứu
Trên phương diện thực tiễn: tác giả luận văn đưa ra những luận giải thực tế vềqui trình kiểm toán nội bộ hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Việt Nam ThịnhVượng từ đó thấy được những ưu nhược điểm và đề ra những giải pháp nhằm hoànthiện qui trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho vay tại đơn vị
Trên phương diện lý luận: tác giả luận văn đưa ra lý luận về kiểm toán nội bộ
và kiểm toán nội bộ hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại cổ phần
1.7 Kết cấu Luận văn: Luận văn gồm 04 chương
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUI TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
2.1 Bản chất và chức năng của kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần
2.1.1 Bản chất của kiểm toán nội bộ
Trang 9Kiểm toán nội bộ là một chức năng thẩm định độc lập được thiết lập bên trongmột tổ chức để xem xét và đánh giá các hoạt động của tổ chức đó, với tư cách làmột sự trợ giúp đối với tổ chức đó Kiểm toán nội bộ có chức năng kiểm tra, đánhgiá, xác nhận, tư vấn, tham mưu.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương mạiNguyên tắc hoạt động của Kiểm toán nội bộ: Tính độc lập; Tính khách quan,
trung thực; Tính chuyên trách
Cơ cấu tổ chức bộ máy Kiểm toán nội bộ tại NHTM , việc điều hành và mối
quan hệ của kiểm toán nội bộ được qui định cụ thể tại Quy chế tổ chức và hoạt độngcủa Ban Kiểm soát do Hội đồng Quản trị NHTM ban hành
2.2 Qui trình kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương mại
2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
2.2.1.1 Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm
Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm do Trưởng Ban kiểm soát lập, trình Hộiđồng quản trị phê duyệt vào tháng đầu của năm tài chính
2.2.1.2 Lập kế hoạch từng cuộc kiểm toán
Nội dung của kế hoạch kiểm toán nội bộ cho từng cuộc kiểm toán gồm xác địnhđơn vị được kiểm toán, kế hoạch và thời gian để kiểm toán các đơn vị Trong bướcnày cần thực hiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm soát, xácđịnh vấn đề trọng yếu và đưa ra chương trình kiểm toán cụ thể
2.2.2 Thực hiện kiểm toán
Phương pháp kiểm toán tuân thủ: thực hiện khi đánh giá hệ thống kiểm soát
nội bộ thực sự có hiệu lực, giúp đưa ra các bằng chứng về thiết kế và hoạt động của
hệ thống kiểm soát nội bộ
Phương pháp kiểm toán cơ bản: là việc tiến hành thử nghiệm ,đánh giá đều
được dựa vào số liệu, thông tin được cung cấp
2.2.3 Kết thúc kiểm toán
Kết thúc kiểm toán, Kiểm toán viên cần lập báo cáo kiểm toán từng đợt và cuốinăm cần lập báo cáo kiểm toán năm
Trang 102.2.4 Kiểm tra thực hiện khuyến nghị
Sau mỗi đợt kiểm toán, kiểm toán nội bộ sẽ có báo cáo kiểm toán nêu lên nhữngsai phạm của đơn vị đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm sửa chữa, nâng cao hệthống kiểm soát nội bộ và chất lượng quản lý của đơn vị được kiểm toán
2.3 Kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho vay trong Ngân hàng thương mại cổ phần
2.3.1 Đặc điểm hoạt động tín dụng và các loại hình tín dụng trong Ngân hàng thương mại ảnh hưởng tới kiểm toán nội bộ
2.3.1.1 Đặc điểm hoạt động tín dụng ngân hàng
Kiểm toán nội bộ thực hiện trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc hoạt động chovay được thực hiện đúng và đầy đủ Căn cứ vào các đặc điểm của từng loại hình chovay khi kiểm toán trực tiếp hồ sơ tín dụng, kiểm toán viên sẽ biết được vấn đề trọngtâm cần quan tâm, kiểm tra
2.3.1.2 Rủi ro trong hoạt động tín dụng và các chỉ tiêu đo lường rủi ro
Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng và nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng (kháchquan từ phía môi trường kinh tế, pháp lý, chủ quan từ phía khách hàng và ngânhàng)
2.3.2 Quản lý rủi ro tín dụng và vai trò của Kiểm toán nội bộ
Vai trò của Kiểm toán nội bộ trong công tác quản lý rủi ro tín dụng: Nhận diện,đánh giá được rủi ro tín dụng; Chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến rủi ro đó;
Đề xuất, tư vấn cho Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo biện pháp, giải pháp hạn chếngăn ngừa rủi ro
* Kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho vay trong NHTM: thực hiện đầy
đủ các bước lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán vàkiểm tra các kiến nghị kiểm toán Và kiểm toán hoạt động cho vay sẽ thực hiện trên
cơ sở đặc điểm hoạt động cho vay về qui trình tín dụng, tài sản bảo đảm, thẩmquyền phê duyệt…
Trang 11CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUI TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI
BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
3.1 Tổ chức Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần VPBank
Phòng Kiểm toán nội bộ vẫn trực thuộc Ban Kiểm soát và cơ cấu tổ chức tạiphòng gồm một trưởng phòng và ba phó phòng; và thực hiện chuyên môn hóa chứcnăng của từng bộ phận nghiệp vụ (bộ phận kiểm toán trực tiếp, bộ phận hỗ trợ kiểmtoán, bộ phận đánh giá qui trình qui chế)
3.2 Thực trạng qui trình kiểm toán nội bộ hoạt động cho vay tại VPbank
3.2.1 Cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán hoạt động cho vay
Hoạt động kiểm toán nội bộ tại VPbank thực hiện trên cơ sở tuân thủ các quiđịnh pháp luật chung về hoạt động ngân hàng Luật các Tổ chức tín dụng, Qui chếkiểm toán nội bộ của Tổ chức tín dụng, các văn bản qui định của Ngân hàng Nhànước từng thời kỳ đồng thời hoạt động dựa trên cơ sở các văn bản qui định nội bộcủa Vpbank
3.2.2 Thực trạng qui trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho vay tại Vpbank
3.2.2.1 Qui trình kiểm toán nội bộ năm
Tại Vpbank qui trình kiểm toán nội bộ năm gồm 06 bước cụ thể sau:
Sơ đồ 3.3: Qui trình kiểm toán nội bộ năm tại Vpbank
Sơ đồ 3.3: Qui trình kiểm toán nội bộ năm tại Vpbank
Lập báo cáo kiểm toán năm
Theo dõi khắc phục kiến nghị kiểm toán
Tự đánh giá hoạt động kiểm toán năm
Thực hiện kiểm toán năm Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6
Trang 123.2.2.2 Vận dụng qui trình kiểm toán theo đợt vào kiểm toán hoạt động cho vay
Sơ đồ 3.4: Qui trình kiểm toán nội bộ từng đợt tại Vpbank
* Bước 1: Thu thập dữ liệu thông tin và lập kế hoạch kiểm toán chung
Tại phòng Kiểm toán nội bộ Vpbank, mục tiêu của các đợt kiểm toán chủ yếumới thực hiện được kiểm toán tuân thủ mà chưa thực hiện được các mục tiêu kiểmtoán hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả quản lý
* Bước 2: Phân tích dữ liệu chi tiết của đơn vị trong giai đoạn kiểm toán
Phương pháp phân tích sử dụng: Phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suấtquan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động, để phát hiện ra những thayđổi trọng yếu, những biến động bất thường và tìm ra các mối quan hệ có mâu thuẫnvới các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến,tìm ra những khoản mục, nội dung có rủi ro lớn, gồm phân tích ngang và phân tíchdọc
* Chọn mẫu kiểm toán:
Việc phân tích chi tiết hoạt động cho vay tại các đơn vị được kiểm toán đã đượcthực hiện theo một trình tự, mẫu biểu, đã có được các tiêu chí nhất định trong việcchọn mẫu kiểm toán nhưng vẫn bị hạn chế bởi yếu tố chủ quan, kinh nghiệm củamỗi kiểm toán viên Bên cạnh đó số lượng mẫu chọn kiểm toán thường được lựachọn trên nguyên tắc: đảm bảo bao quát rủi ro, tỷ trọng mẫu chọn lớn (trên tổng dư
5 ngày 10 – 15 ngày 4 – 15 ngày 30 ngày
Thực hiện kiểm toán tại đơn vị
Lập báo cáo kiểm toán
Lưu hồ sơ kiểm toán
Đánh giá chất lượng kiểm toán
Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6 Bước 7
Kiểm tra giám sát khắc phục của đơn vị sau kiểm toán
30 ngày 30 ngày
Thời gian
thực hiện
Trang 13nợ, tổng số khách hàng và tổng số hợp đồng) mà chưa lường trước được những vấn
đề phát sinh trong quá trình kiểm toán trực tiếp nên rất có thể dẫn đến khối lượngmẫu chọn quá nhiều so với nhân lực và thời gian khi có vụ việc phát sinh, từ đó ảnhhưởng đến chất lượng kiểm tra mẫu chọn, chưa lập được kế hoạch kiểm toán chi tiếtđối với nghiệp vụ cho vay
* Bước 3: Thực hiện kiểm toán: thực hiện kiểm toán chức năng, kiểm toán
tuân thủ, kiểm tra khách hàng thực tế Thực hiện kiểm toán chức năng, xem xét vấn
đề tổng thể và kiểm toán tuân thủ
Kiểm tra trực tiếp hồ sơ tín dụng: Đánh giá tính tuân thủ, Kiểm soát, đánh giá
rủi ro với khoản vay
Kiểm tra khách hàng thực tế tại các đơn vị được kiểm toán: nhằm xác định
tính hiện hữu của khách hàng, hiện trạng tài sản bảo đảm, xác định khả năng tàichính, giao dịch tạo nên nguồn thu nhập, nguồn trả nợ của khách hàng, với doanhnghiệp cần chú ý qui mô hoạt động
* Bước 4: Lập báo cáo kiểm toán: Thực hiện sau khi kết thúc kiểm toán.
* Bước 5: Lưu hồ sơ kiểm toán: Tại Vpbank việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán chưa
được đầy đủ và chặt chẽ
* Bước 6: Đánh giá chất lượng kiểm toán nội bộ: chưa được thực hiện đầy đủ,
phiếu đánh giá chất lượng kiểm toán chưa được thống nhất về nội dung mà chủ yếu
là do Trưởng đoàn mỗi cuộc kiểm toán đưa ra dựa trên các chỉ tiêu tổng quát nêutrên
* Bước 7: Kiểm tra, giám sát việc khắc phục của đơn vị sau kiểm toán.
Hiện công tác kiểm tra khắc phục cũng có được thực hiện nhưng mới dừng lại ởmức độ khiêm tốn: kiểm tra từ xa thông qua rà soát số liệu trên phần mềm, báo cáogiải trình, chứng từ scan của chi nhánh, chưa thực hiện kiểm tra trực tiếp sau kiểmtoán
3.2.3 Những kết quả đạt được của qui trình kiểm toán nội bộ hoạt động cho vay Ngân hàng Vpbank
Trang 14Phòng Kiểm toán đã thực hiện kiểm toán từng đợt theo một qui trình chuẩn gồm
07 bước, tiêu biểu một số bước như sau:
Bước 2: Phân tích, chọn mẫu, lập chương trình kiểm toán chi tiết Đã có sự phốihợp giữa các tổ nghiệp vụ trong phòng nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro phát hiện trongquá trình kiểm toán
Bước 3: Thực hiện kiểm toán tại đơn vị Phòng kiểm toán nội bộ đảm bảo 100%các mẫu chọn được kiểm tra chi tiết, thực hiện được đúng đầy đủ nội dung của kiểmtoán nội bộ là kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ, thực hiện kiểm trathực tế khách hàng
3.2.4 Những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng qui trình kiểm toán hoạt động cho vay
Công tác đánh giá rủi ro, lập kế hoạch năm: chưa có qui trình, tiêu chí đánh
giá rủi ro hoàn chỉnh, chưa có những định hướng cụ thể từ các cấp lãnh đạo theotừng năm hoạt động Căn cứ để đánh giá rủi ro của các đơn vị, các mảng nghiệp vụ
là chưa hoàn chỉnh vì chưa có một văn bản chính thống ban hành quy định về việcđánh giá rủi ro, Các tiêu chí đánh giá rủi ro hiện chưa đầy đủ, mới chỉ xuất phát từnhận định chủ quan của Phòng KTNB, các tiêu chí đánh giá rủi ro chưa được thốngnhất với các cấp lãnh đạo từ Giám đốc chi nhánh trở lên; các tiêu chí đánh giá rủi rođịnh kỳ chưa được đánh giá lại để xem xét điều chỉnh kế hoạch năm cho phù hợp
Tồn tại trong kiểm toán hoạt động cho vay:
Bước Lập kế hoạch kiểm toán: Đánh giá rủi ro hoạt động cho vay còn mang tính
chất thủ tục chưa đi chi tiết và phân tích triệt để, Chưa thống nhất được cách thức,mẫu biểu phân tích một cách trọn vẹn, chưa có chương trình kiểm toán chi tiết đốivới nghiệp vụ cho vay
Bước Thực hiện kiểm toán: Số lượng mẫu chọn là nhiều so với thời gian và nhân
sự của một đợt kiểm toán Việc kiểm toán còn dựa nhiều trên hồ sơ, kinh nghiệmthẩm định định thực tế còn chưa nhiều Chưa thực hiện kiểm toán hoạt động (hiệunăng, hiệu lực và hiệu quả) Chưa có mẫu giấy tờ làm việc thống nhất
Trang 15Bước Lập báo cáo kiểm toán nội bộ: Mẫu biểu báo cáo đối với từng thành viên
chưa thống nhất; Còn xảy ra tình trạng vi phạm quy định về thời hạn phát hành báocáo; Nội dung báo cáo chưa đưa ra được đánh giá cuối cùng về mức độ rủi ro củađơn vị
Bước Theo dõi việc khắc phục các kiến nghị kiểm toán: Chưa có sự giám sát kết
quả thực hiện một cách sát sao, việc báo cáo kết quả khắc phục chưa kịp thời, chưađưa ra được những chế tài xử lý vi phạm
Việc lưu hồ sơ kiểm toán chưa được kiểm soát chặt chẽ
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUI TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
4.1 Yêu cầu hoàn thiện qui trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho vay tại VPBank
4.1.1 Định hướng rủi ro hoạt động cho vay
Tác giả đưa ra những vi phạm rủi ro thường gặp trong hoạt động cho vay vàphân loại chúng theo cấp độ nghiêm trọng của rủi ro đồng thời tác giả đưa ra cáchthức đánh giá mức độ ảnh hưởng của các vi phạm, việc kết hợp mức độ ảnh hưởng
và lịch sử vi phạm để đưa ra kết luận về rủi ro nghiệp vụ cho vay tại đơn vị
4.1.2 Tính tất yếu phải hoàn thiện qui trình kiểm toán nội bộ hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận cao hơn trong ngân hàng vàtiềm ẩn nhiểu rủi ro nhất Do vậy quản trị rủi ro tín dụng đồng thời củng cố hiệu quảkiểm toán hoạt động cho vay là một trong những biện pháp thiết thực, tối ưu và lâudài giúp giảm thiểu rủi ro kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng
Do đó, hoàn thiện qui trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho vay là mộtđiều tất yếu trong quá trình hoạt động và phát triển của Vpbank
Trang 164.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện qui trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho vay tại VPBank
4.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản liên quan
Kiểm toán nội bộ với các nội dung kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động vàkiểm toán báo cáo tài chính thì căn cứ để thực hiện kiểm toán nội bộ là các văn bảnqui định liên quan đến toàn bộ các hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động chovay nói riêng
4.2.2 Thiết lập hệ thống chỉ tiêu đo lường rủi ro và hệ thống quản trị rủi ro
Việc đánh giá rủi ro các hoạt động tại các đơn vị kinh doanh nên việc thiết lập
hệ thống chỉ tiêu rủi ro cần được thảo luận, phối hợp giữa Ban điều hành, các bộphận nghiệp vụ trực tiếp và phòng kiểm toán nội bộ để có được sự thống nhất trongcách thức đánh giá tránh việc hiểu lầm không đáng có trong việc đánh giá chấtlượng hoạt động của từng đơn vị
4.2.3 Hoàn thiện các biểu mẫu trong qui trình kiểm toán hoạt động cho vay
Đối với quá trình lập kế hoạch kiểm toán, tác giả xin đưa ra mẫu biểu lập kế
hoạch kiểm toán chi tiết đối với nghiệp vụ cho vay Mẫu chương trình kiểm toán
chi tiết MB01/KTDV đính kèm.
Tác giả xin đưa ra bảng hệ thống các câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
hoạt động cho vay đồng thời xây dựng phiếu kiểm tra hồ sơ tín dụng Mẫu phiếu
kiểm tra tín dụng Phụ lục 01
4.2.4 Nâng cao chất lượng bộ máy kiểm toán
Nâng cao chất lượng nhân sự đảm bảo khả năng xây dựng cácquy trình, quiđịnh và các mẫu biểu phục vụ kiểm toán, đồng thời có khả năng đánh giá lại giá trịtài sản một cách chính xác và hiệu quả
4.2.5 Mối quan hệ của phòng kiểm toán và các bộ phận nghiệp vụ khác
Kiểm toán nội bộ với chức năng kiểm toán tuân thủ là chủ yếu, bên cạnh đó cóchức năng tư vấn để hoàn thiện thêm hệ thống kiểm soát của các bộ phận nghiệp vụ.Trong quá trình hoạt động của phòng việc nghiên cứu, tìm hiểu chức năng, nhiệm
Trang 17vụ và các qui trình, qui định liên quan đến các phòng ban bộ phận được kiểm toán
4.2.7 Nâng cao kiểm toán hiệu năng và chức năng tư vấn của phòng kiểm toán tại Vpbank
Hiện tại phòng Kiểm toán nội bộ tại Vpbank thực hiện chức năng kiểm toán tuânthủ, kiểm toán các nghiệp vụ sau phát sinh là chủ yếu mà chưa chú trọng hay nóichính xác hơn là chưa thực hiện được chức năng tư vấn, hoàn thiện hệ thống kiểmsoát nội bộ đối với từng nghiệp vụ cụ thể nhằm giảm thiểu rủi ro
Trong những năm tới cần đưa ra các chỉ tiêu và cách thức đánh giá cụ thể giữasai phạm về kết quả đạt được để đánh giá đúng hơn về tình hình hoạt động của cácđơn vị
Thứ hai: Nghiên cứu tổng quát về tổ chức và hoạt động của phòng Kiểm toánnội bộ VPBank, đi sâu phân tích và đánh giá qui trình kiểm toán nội bộ đối với hoạtđộng cho vay đưa ra được những ưu nhược điểm và nguyên nhân tồn tại của hoạtđộng đó
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện qui trình kiểm toán nội bộ đối vớihoạt động cho vay tại VPBank
Trang 18CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm toán nội bộ là một chức năng quản lý đã được xây dựng, phát triển từ lâu
và cho đến năm 1940 xuất hiện khái niệm kiểm toán nội bộ Từ đó đã có sự lớnmạnh nhanh chóng trong việc áp dụng kiểm toán nội bộ vào công việc quản trịdoanh nghiệp Các đơn vị kinh tế cơ sở phát hiện ra rằng hệ thống kiểm toán nội bộ
là phương tiện quản lý hiệu quả và ngày nay nó đã tìm được chỗ đứng vững chắctrong các cơ quan chính phủ, các đơn vị sản xuất kinh doanh lớn nhỏ tại nhiều quốcgia trên thế giới Với sự lớn mạnh của các loại hình doanh nghiệp trong những nămgần đây, tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ cũng được nâng cao một cách tươngứng làm cho nó trở thành một yếu tố chính trong việc thiết lập chất lượng kiểm tranội bộ của doanh nghiệp và sự lớn mạnh đó đã đóng góp một cách đáng kể vào sựphát triển của ngành kiểm toán đương thời Sự công nhận kiểm toán nội bộ cũngđược khẳng định ở kiểm toán viên độc lập: Họ thừa nhận kiểm toán nội bộ là công
cụ hiệu quả và là sự bổ sung cần thiết cho công việc ngoại kiểm luôn luôn khuyếnkhích khách hàng của mình thiết lập kiểm toán nội bộ Hơn nữa, với việc kiểm toánbáo cáo tài chính theo các cách tiếp cận dựa trên rủi ro thì công việc kiểm toán sẽđược giảm bớt nếu như đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả Đối với cácđơn vị, kiểm toán nội bộ đem lại cho nhà quản lý cấp cao cái nhìn tổng quát đối vớimọi hoạt động đã và đang diễn ra; khi những người chủ sở hữu hoặc quản lý không
có thời gian và sức lực cộng với chuyên môn cho việc kiểm tra, kiểm soát độc lậpthì các kiểm toán viên nội bộ sẽ giúp họ để họ tập trung được nhiều hơn vào quátrình đưa ra các quyết định quản lý
Như vậy kiểm toán nội bộ có vai trò rất quan trọng trong các tổ chức kinh tếnói chung và trong hệ thống các ngân hàng thương mại nói riêng Đối với các ngânhàng thương mại – tổ chức hoạt động kinh doanh tiền tệ là chủ yếu và luôn tiềm ẩnnhiều rủi ro (rủi ro tín dụng, thanh khoản, tỷ giá, rủi ro về hoạt động giao dịch, kếtoán…), đặc biệt là hoạt động tín dụng – hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất và là
Trang 19hoạt động đóng góp lợi nhuận nhiều nhất Để nắm chắc thắng lợi trong kinh doanhcác nhà quản trị ngân hàng phải quản trị và kiểm soát được rủi ro tín dụng Kiểmtoán nội bộ sẽ đánh giá tính hiệu năng, hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểmtra tính tuân thủ của các hoạt động nghiệp vụ và giúp hoàn thiện quy trình, quy chếkiểm soát rủi ro tại các bộ phận nghiệp vụ đó Ngân hàng Thương mại cổ phần ViệtNam Thịnh Vượng không nằm ngoài những điều kiện chung trong hoạt động ngânhàng đó.
Kiểm toán nội bộ nói chung và kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thươngmại cổ phần nói riêng tại Việt Nam nhìn chung còn rất non trẻ Chính vì vậy quitrình thực hiện, hiệu quả của hoạt động đó cho đến nay còn nhiều thiếu sót và cầnđược quan tâm và nâng cao
Với Đề tài “Vận dụng qui trình kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng vào kiểm toán hoạt động cho vay”, Em
mong muốn tiếp tục quá trình nghiên cứu về quy trình kiểm toán, hoàn thiện quytrình kiểm toán nội bộ nói chung và đặc biệt là đối với hoạt động cho vay tạiVPBank, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của VPBank trong điềukiện hội nhập kinh tế quốc tế
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều bài viết liên quan đến đề tài kiểm toánnội bộ trong các tổ chức như: Hoạt động của hệ thống kiểm toán nội bộ hiện nay –bài viết của tác giả Bùi Thị Thư Phó Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước,chuyên nghành 7 trên web tạp chí Kiểm toán ngày 12/01/2010, bài viết mới chỉdừng lại ở việc nêu được đặc điểm hoạt động của kiểm toán nội bộ với ngân hàngnhà nước, ngân hàng thương mại, các hình thức của kiểm toán nội bộ, những vấn đềkhó khăn trong thực trạng hoạt động và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng của bộ máy kiểm tra, KTNB lĩnh vực ngân hàng ; Một số đánh giá chung vềcông tác kiểm toán nội bộ, Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm toánnội bộ đối với hoạt động cho vay tại các Ngân hàng Thương mại, Một vài ý kiến vềbản chất và vai trò của kiểm toán nội bộ được đăng trên Web Tài chính Kiểm toán
Trang 20ngày 11/01/2010 – tác giả PGS.TS Nguyễn Đình Hựu, bài viết đã nêu được các kiếnthức cơ bản về bản chất, vai trò của kiểm toán nội bộ đồng thời đưa ra định hướngphát triển của hoạt động kiểm toán ; Sự cần thiết phải hoàn thiện bộ máy kiểm toánnội bộ Ngân hàng thương mại, Bàn về cơ chế kiểm soát nội bộ trong các Ngân hàngThương mại Các đề tài này đã đưa ra được những ý nghĩa và đóng góp đáng kểvào sự phát triển kiểm toán nội bộ trong hệ thống các loại hình kiểm toán hiện nay.Nhưng các công trình đó mới ở mức độ vĩ mô mang tính chất học viện đưa ra những
lý luận chung về kiểm toán nội bộ chứ chưa đi sâu cụ thể vào hoạt động của kiểmtoán nội bộ ở một đơn vị nhất định, chưa đưa ra một qui trình kiểm toán hoàn chỉnhđối với các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nóiriêng Vì vậy với Đề tài Luận văn này, Tác giả muốn đưa đến một cái nhìn tổngquan về kiểm toán nội bộ đồng thời đi sâu cụ thể vào hoạt động của một đơn vị đểthấy được thực trạng của qui trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho vay, từ
đó đưa ra những phương hướng cụ thể để hoàn thiện qui trình kiểm toán đối vớihoạt động cho vay tại đơn vị đó
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài này là qui trình kiểm toán nội bộ hoạt độngcho vay được thực hiện tại Phòng Kiểm toán nội bộ ngân hàng Vpbank Trong đókiểm toán hoạt động cho vay là một nội dung quan trọng trong các cuộc kiểm toán.Tại Phòng Kiểm toán nội bộ Ngân hàng VPBank mới chỉ dừng lại thực hiện kiểmtoán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ chưa thực hiện được kiểm toán hoạtđộng
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là: Qui trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt
động cho vay toàn hệ thống do Phòng kiểm toán nội bộ - VPBANK thực hiện giaiđoạn từ năm 2009 đến năm 2010
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kiểm toán nội bộ nói chung, bản chất hoạtđộng cho vay và hoạt động kiểm toán nội bộ cho vay, Luận văn hướng đến việc giảiquyết những câu hỏi nghiên cứu sau:
Trang 21- Bản chất kiểm toán nội bộ, qui trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt động chovay trong NHTM như thế nào?
- Qui trình kiểm toán nội bộ hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP ViệtNam Thịnh Vượng (VPBank) diễn ra như thế nào, ưu nhược điểm của hoạt động
đó, nguyên nhân của các nhược điểm đó là gì?
- Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình kiểm toán nội bộ đốivới hoạt động cho vay tại Ngân hàng VPBank như thế nào?
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Vpbank, tác giả đã
sử dụng hai nguồn dữ liệu cơ bản là nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp
Đối với nguồn dữ liệu thứ cấp đó là các văn bản liên quan đến hoạt động kiểmtoán, kiếm toán nội bộ nói chung có hiệu lực (hệ thống chuẩn mực), các văn bảnpháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nhưluật các tổ chức tín dụng, văn bản nội bộ do Vpbank ban hành, các báo cáo, các hồ
sơ lưu trữ qua các đợt kiểm toán… Việc thu thập các nguồn dữ liệu này chủ yếudựa vào việc tra cứu thông tin trên các file lưu trữ văn bản bằng bản cứng và bảnmềm được lưu hành nội bộ Vpbank, bên cạnh đó tác giả còn sử dụng thông tin trêncác trang mạng điện tử được pháp luật công nhận như cổng thông tin của Hiệp hộingân hàng Việt Nam (www.vnba.org.info), tạp chí kế toán (www.tapchiketoan.com),các luận văn thạc sỹ của các tác giả trước nghiên cứu về các đề tài liên quan tới hoạtđộng kiểm toán nội bộ nói chung và kiểm toán nội bộ hoạt động cho vay tại cácngân hàng thương mại nói riêng ; các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động ngânhàng, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng VPbank và các ngân hàng lớn khácnhư Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu….Thông qua việc thu thập nguồn dữ liệu trên sẽ cho thấy được nội dung, hiệu lực củacác văn bản liên quan đến từng lĩnh vực, hoạt động nghiệp vụ trong quá trình hoạtđộng kinh doanh của toàn hệ thống (tất cả các điểm giao dịch, chi nhánh củaVpbank) Đặc biệt qua các văn bản về qui chế hoạt động, các báo cáo kiểm toánthường niên đối với các chi nhánh đơn vị của Vpbank ban đầu sẽ cho thấy được qui
Trang 22trình thực tế kiểm toán nội bộ nói chung và kiểm toán hoạt động cho vay nói riêng,đồng thời sẽ thấy được cái nhìn tổng quát về các hoạt động đó Các nguồn dữ liệunày sẽ được trích dẫn trong luận văn và được ghi chú chi tiết trong phần tham khảo Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp, thông qua phỏng vấn, quan sát đồng thời thuthập dữ liệu cụ thể về hoạt động cho vay, khảo sát các biểu phân tích, chọn mẫu củacác kiểm toán viên có kinh nghiệm, khả năng bao quát vấn đề tốt về các đợt kiểmtoán các đơn vị; thăm dò lấy ý kiến của Trưởng, Phó phòng Kiểm toán về những bấtcập, tồn tại của hoạt động kiểm toán nội bộ tại Vpbank Sau khi thu thập đượcnguồn dữ liệu sơ cấp trên, tác giả sẽ đi vào phân tích và đưa ra những kết luậnchung về hoạt động kiểm toán cụ thể về qui trình, chất lượng của hoạt động đóthông qua việc kiểm soát chất lượng, sự hợp lý và hiệu quả giữa cách thức phântích, chọn mẫu, kết quả chọn mẫu và ảnh hưởng của chúng đến kết luận kiểm toán.
Từ đó thấy được hiệu quả và chất lượng của qui trình kiểm toán nội bộ, nêu bậtđược những ưu nhược điểm của qui trình đó, tìm ra nguyên nhân và đưa ra những ýkiến đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động đó
Trên cơ sở hai nguồn dữ liệu trên, Tác giả sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu
là phân tích, so sánh đồng thời sử dụng phương pháp phỏng vấn, quan sát thực tế
Từ việc nghiên cứu thực trạng kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho vay tạiVPbank thấy được ưu,nhược điểm của hoạt động trên đồng thời so sánh với các quitrình kiểm toán nội bộ chuẩn khác sẽ đưa ra được hướng hoàn thiện nhằm nâng caochất lượng của hoạt động này
1.6 Ý nghĩa của Đề tài nghiên cứu
Trên phương diện thực tiễn: tác giả luận văn đưa ra những luận giải thực tế vềqui trình kiểm toán nội bộ hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Việt Nam ThịnhVượng từ đó thấy được những ưu nhược điểm và đề ra những giải pháp nhằm hoànthiện qui trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho vay tại đơn vị
Trên phương diện lý luận: tác giả luận văn đưa ra lý luận về kiểm toán nội bộ
và kiểm toán nội bộ hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại cổ phần
Trang 231.7 Kết cấu Luận văn
Luận văn gồm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu;
Chương 2: Cơ sở lý luận của qui trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho
vay trong ngân hàng thương mại cổ phần;
Chương 3: Thực trạng qui trình kiểm toán nội bộ hoạt động cho vay tại Ngânhàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện qui trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt độngcho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
Trang 24CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUI TRÌNH KIỂM
TOÁN NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
2.1 Bản chất và chức năng của kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần
2.1.1 Bản chất của kiểm toán nội bộ
Thuật ngữ “kiểm toán” thực sự mới xuất hiện và được sử dụng ở nước ta từhơn một chục năm cuối thế kỷ XX và trong quá trình phát triển của nó có nhiềucách hiểu và cách dùng khái niệm này nhưng ta có thể khái quát như sau: “Kiểmtoán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng
hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ do cáckiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp
Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm kiểm toán nội bộ trên thếgiới Theo Các chuẩn mực Hành nghề của Kiểm toán nội bộ, ban hành tháng 5 năm
1978 thì “ Kiểm toán nội bộ là một chức năng thẩm định độc lập được thiết lập bêntrong một tổ chức để xem xét và đánh giá các hoạt động của tổ chức đó, với tư cách
là một sự trợ giúp đối với tổ chức đó”[3, tr 6] Như vậy, kiểm toán nội bộ là mộtloại hình kiểm toán có tổ chức mà có chức năng đo lường và đánh giá hiệu quả củanhững việc kiểm soát khác và mang tính nội kiểm Kiểm toán nội bộ là một bộ phậncấu thành, là bộ phận trọng tâm của hệ thống kiểm soát nội bộ, nó hoạt động theonguyên tắc của kiểm toán Khi nói về kiểm toán nội bộ thì bao gồm những thuật ngữ
Trang 25sau: (i) thuật ngữ “independent” (độc lập) nói lên rằng công việc của kiểm toánkhông bị những ràng buộc có thể hạn chế đáng kể phạm vi và hiệu quả của việcthẩm tra hoặc làm chậm trễ việc báo cáo những phát hiện và kết luận; (ii) thuật ngữ
“appraisal” (thẩm định) khẳng định chủ đề đánh giá của kiểm toán viên nội bộ khitriển khai những kết luận; (iii) thuật ngữ “established” (được thiết lập) xác nhận là
tổ chức đã định rõ vai trò của kiểm toán nội bộ; (iv) các thuật ngữ “examination vàevaluate” (xem xét và đánh giá) nói rõ vai trò hành động của kiểm toán viên nội bộ,một là điều tra phát hiện sự việc, hai là nhận định đánh giá; (v) cụm từ “itsactivities” (hoạt động của tổ chức) khẳng định phạm vi quyền hạn rộng của côngviệc kiểm toán nội bộ khi tác động đến tất cả các hoạt động của tổ chức; (vi) thuậtngữ “service” (giúp đỡ) khẳng định sự giúp đỡ và hỗ trợ là kết quả cuối cùng củakiểm toán nội bộ; (vii) cụm từ “to the organization” (đối với tổ chức đó) khẳng địnhtoàn bộ phạm vi giúp đỡ cho cả tổ chức, bao gồm toàn thể nhân viên, Hội đồnggiám đốc và các cổ đông của công ty
Trên cơ sở bản chất chung về kiểm toán nội bộ thì kiểm toán nội bộ ngân hàngthương mại là quá trình hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lậpkhách quan của những người có thẩm quyền thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ nhằmthu thập các bằng chứng để kiểm tra, đánh giá các thông tin kinh tế, tài chính và phitài chính của ngân hàng thương mại (NHTM), từ đó xác nhận và báo cáo Hội đồngquản trị, Ban lãnh đạo NHTM về chất lượng và độ tin cậy của các thông tin đó, vềchấp hành pháp luật, chính sách, chế độ cũng như các nghị quyết, quyết định củaHội đồng quản trị và ban lãnh đạo NHTM, đồng thời đưa ra các khuyến nghị vềbiện pháp, giải pháp để chỉnh sửa, khắc phục và ngăn ngừa tái diễn những sai sót, viphạm, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro,kiểm soát nội bộ và quản trị điều
Trang 26Kiểm toán nội bộ trong các tổ chức kinh tế thực hiện đầy đủ bốn chức năng:
Chức năng kiểm tra là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để xem xét, đối
chiếu mức độ trung thực của các thông tin, tài liệu và tính hợp pháp của việc thựchiện các nghiệp vụ hay việc thiết lập các bảng khai tài chính;
Chức năng đánh giá – thông qua kiểm tra, nhân viên kiểm toán nội bộ đánh
giá tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp của các số liệu, thông tin, tài liệu kiểm trađược;
Chức năng xác nhận – thông qua kiểm tra, đánh giá nhân viên kiểm toán nội
bộ xác nhận thực trạng các thông tin đã kiểm tra về tính đúng đắn, trung thực vàhợp pháp của các thông tin đó;
Chức năng tư vấn, tham mưu: trên cơ sở những phát hiện trong quá trình
kiểm tra, đánh giá nhân viên kiểm toán nội bộ đề xuất và tư vấn các giải pháp, biệnpháp để khắc phục sai sót, vi phạm, cải tiến và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộnhằm đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả của quản lý kinh tế, tài chính giúp tổchức đạt được mục tiêu của mình
Kiểm toán nội bộ có các nhiệm vụ, hoạt động gắn liền các chức năng trên:Kiểm tra tính phù hợp, hiệu quả và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ củacác đơn vị kiểm toán: mục đích của việc thẩm tra tính thích hợp của kiểm soát nội
bộ để khẳng định rằng hệ thống kiểm soát nội bộ vận hành đều đặn và có hiệu quả,đáp ứng mọi mục tiêu đã định trước Việc thẩm tra để phơi bày mọi hành vi gianlận, không bình thường và gây lãng phí với bản chất lặp đi lặp lại nhằm ngăn chặn
và giảm thiểu chúng;
Kiểm tra tính trung thực và độ tin cậy của thông tin: Kiểm toán viên nội bộphải kiểm tra tính trung thực và độ tin cậy không chỉ của bản thân các thông tin tàichính mà cả các hoạt động và phương tiện sử dụng để xác định, đo đạc phân loại vàbáo các các thông tin đó Việc kiểm tra hệ thống thông tin này là cơ sở để khẳngđịnh các sổ sách và báo cáo tài chính chứa đựng các thông tin chính xác, kịp thời vàhữu ích;
Trang 27Kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lý kinh doanh, đặc biệt làkiểm tra tính tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kiểm toán nhà nước,nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty mẹ, công tycon Tiếp nối với nhiệm vụ này là việc đánh giá tính hợp lý và sự ưu tiên của cácchính sách, quy định, kế hoạch trước khi đi đến việc xác định mức độ tuân thủ;Phát hiện những tồn tại, sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sảncủa đơn vị được kiểm toán và đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại; cải tiếnhoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành kinh doanh của đơn vị;
Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và hiệu quả của các nguồn lực: Kiểm toánviên nội bộ phải đánh giá chất lượng thực hiện các nhiệm vụ được giao Việc thựchiện này liên quan đến các nhóm và các nhân viên đơn vị Ở đây kiểm toán viên nội
bộ không chỉ quan tâm đến việc các nhóm hay các nhân viên thực hiện công việccủa họ một cách hiệu quả, tiết kiệm mà còn quan tâm đến việc thực hiện của họ cómang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp không? Do công việc rất đa dạng nên đểhoàn thành được nhiệm vụ trên bộ phận kiểm toán cần tuyển chọn được nhữngngười có trình độ nghiệp vụ tương xứng
Kiểm tra việc tuân thủ các mục tiêu đề ra đối với các chương trình hay cáchoạt động nghiệp vụ: Các kiểm toán viên nội bộ phải kiểm tra các hoạt động haychương trình để xem xét kết quả thu được có phù hợp với mục tiêu đề ra hay không
và các hoạt động, chương trình đó có được thực hiện theo kế hoạch đã định không.Bên cạnh đó, kiểm toán viên nội bộ cần trợ giúp cho những người lãnh đạo khi xâydựng các mục tiêu cho các chương trình bằng việc xác định xem những giả thiết, dữliệu quan trọng có hợp lý không, những thông tin hiện thời có chính xác và có được
sử dụng không và hệ thống kiểm tra kiểm soát có được thiết lập trong các hoạtđộng hay chương trình không;
Nghiên cứu, phát hiện, dự báo các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của đơn
vị, góp phần ngăn chặn, xử lý các rủi ro Kiểm toán nội bộ là tổ chức nội kiểm, amhiểu mọi đặc trưng của quản lý và hoạt động của đơn vị, do đó có điều kiện và phảicoi trọng nhiệm vụ phát hiện, ngăn ngừa, xử lý rủi ro là một trong những nhiệm vụ
Trang 28ưu tiên, nhằm đảm bảo sự ổn định phát triển bền vững;
Các nhiệm vụ đặc biệt khác khi lãnh đạo đơn vị giao phó: Ngoài các nhiệm vụtrực tiếp trên, kiểm toán nội bộ có thể được giao thêm các nhiệm vụ có ích cho BanTổng giám đốc như: điều tra về cá nhân, đại diện cho Ban Giám đốc hặc giám sátcho cuộc thỏa thuận, tham gia vào các chương trình đào tạo của đơn vị
Nội dung của kiểm toán nội bộ là kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động,kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị
Kiểm toán nội bộ là sự hỗ trợ cho các nhà quản lý ở mọi cấp độ họ tiến hànhcông tác quản lý hiệu quả hơn Các kiểm toán viên nội bộ luôn cần nhận thức rằng
họ là những người chủ và vì thế họ trực tiếp tìm kiếm các bằng chứng cần thiết chogiải pháp đối với các vấn đề quản lý Trọng tâm ở đây là hiệu quả và hiệu năng cuốicùng của quản lý Kiểm toán viên nội bộ cố gắng đại diện cho chủ sở hữu trong tìnhhuống khi hạn chế về thời gian và sức lực đã không cho phép những chủ sở hữu,các nhà quản lý có trách nhiệm tiếp xúc trực tiếp với các khía cạnh cụ thể của đốitượng kiểm toán Qua đó có thể thấy chức năng của kiểm toán nội bộ sẽ giúp chocác nhà quản lý có thể chuyên tâm vào công việc đưa ra những quyết định đúng đắn
mà không phải dành một phần thời gian và sức lực và công việc kiểm toán nội bộ
2.1.2 Đặc điểm tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương mại
Kiểm toán nội bộ là một loại hình của hoạt động kiểm toán và cũng tuân theonhững nguyên tắc cơ bản, qui trình cơ bản của kiểm toán Trước khi đi sâu vàonghiên cứu qui trình kiểm toán nội bộ, chúng ta có thể đi qua các nguyên tắc hoạtđộng của kiểm toán nội bộ và mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ trong NHTM
Nguyên tắc hoạt động của Kiểm toán nội bộ:
Tính độc lập: Về tổ chức, bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập với các đơn vị, các
bộ phận điều hành tác nghiệp của NHTM; về hoạt động kiểm toán nội bộ độc lậpvới các hoạt động điều hành hàng ngày của NHTM, độc lập với các nghiệp vụ đượckiểm toán, bộ phận kiểm toán nội bộ và nhân viên kiểm toán nội bộ được độc lậpđánh giá và trình bày ý kiến trong báo cáo kiểm toán
Tính khách quan, trung thực: Bộ phận kiểm toán nội bộ, nhân viên kiểm toán
Trang 29nội bộ trong quá trình hoạt động tác nghiệp phải đảm bảo tính khách quan, trungthực khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nội bộ.
Tính chuyên trách: Nhân viên kiểm toán nội bộ không kiêm nhiệm các cương
vị, công việc chuyên môn khác trong bộ máy điều hành của NHTM
Cơ cấu tổ chức bộ máy Kiểm toán nội bộ tại NHTM , việc điều hành và mối
quan hệ của kiểm toán nội bộ được qui định cụ thể tại Quy chế tổ chức và hoạt độngcủa Ban Kiểm soát do Hội đồng Quản trị NHTM ban hành Theo đó điều hành hoạtđộng kiểm toán nội bộ là Trưởng Kiểm toán nội bộ, giúp việc cho Trưởng kiểmtoán có các Trưởng, Phó trưởng phòng và các Nhân viên kiểm toán
Trưởng Kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc theo yêucầu chỉ đạo của Trưởng Ban kiểm soát, Thành viên Ban Kiểm soát và trực tiếp thựchiện nhiệm vụ kiểm toán nội bộ tuân thủ theo qui định của pháp luật và chính sáchkiểm toán nội bộ của NHTM
Quan hệ của Kiểm toán nội bộ với các bộ phận liên quan cụ thể: Chịu sự lãnhđạo , chỉ đạo toàn diện về mọi mặt hoạt động của kiểm toán nội bộ; Với các phòngtrong nội bộ Ban kiểm soát là mối quan hệ phối hợp công tác trong nội bộ và đượcthực hiện theo sự chỉ đạo, điều hành của Trưởng Ban Kiểm soát; Với các đơn vịkhác trong hệ thống là mối quan hệ phối hợp công tác trong đó Trưởng Kiểm toánnội bộ có vai trò đầu mối trong quá trình tác nghiệp, có quyền yêu cầu các đơn vị,
cá nhân thuộc đối tường kiểm toán hợp tác phục vụ cho hoạt động kiểm toán nội bộcủa NHTM theo qui định hiện hành
2.2 Qui trình kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương mại
Kiểm toán nội bộ là một trong những loại hình của kiểm toán nói chung vàquy trình kiểm toán nội bộ cũng tuân thủ theo một qui trình chung của kiểm toán
Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toáncũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kếtluận của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của số liệu, cuộc kiểm toánthường được thực hiện theo một quy trình gồm các bước lập kế hoạch, thực hiện kếhoạch và kết thúc kiểm toán Bên cạnh đó kiểm toán nội bộ có những đặc điểm
Trang 30riêng hình thành nên một qui trình đặc thù hơn so với quy trình chung của kiểmtoán.
Việc xây dựng và thực thi quy trình kiểm toán nội bộ bao gồm các bước côngviệc theo trình tự, thủ tục phù hợp với diễn biến khách quan của hoạt động kiểmtoán nội bộ, nhằm định hướng cho toàn bộ hoạt động kiểm toán nội bộ cũng nhưcho một cuộc kiểm toán nội bộ đồng thời làm cơ sở cho việc quản lý kiểm toán nội
bộ
Qui trình kiểm toán nội bộ là trình tự, thủ tục tiến hành công việc kiểm toán
nội bộ, trình tự thủ tục này được sắp xếp theo thứ tự phù hợp với diễn biến và yêucầu khách quan của hoạt động kiểm toán nội bộ Thông thường qui trình kiểm toánnội bộ bao gồm 04 bước chủ yếu sau:
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán (kiểm toán hàng năm và kiểm toán từng đợt)Bước 2: Thực hiện kiểm toán
Bước 3: Lập báo cáo kiểm toán nội bộ
Bước 4: Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của kiểm toán nội bộ
2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán có vaitrò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểmtoán Kế hoạch kiểm toán nội bộ được lập với hai cấp độ: Kế hoạch kiểm toán nội
bộ hàng năm và Kế hoạch từng cuộc kiểm toán nội bộ
2.2.1.1 Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm
Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm do Trưởng Ban kiểm soát lập, trình Hộiđồng quản trị phê duyệt vào tháng đầu của năm tài chính Cũng như kiểm toán nóichung, kế hoạch kiểm toán nội bộ được xây dựng trên cơ sở: Đánh giá rủi ro vàđánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của các phòng ban nghiệp vụ của đơn vị tổchức Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào kết quả kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộlần trước cũng như yêu cầu của Hội đồng quản trị
Kế hoạch kiểm toán hàng năm nhằm phân bổ nguồn lực và thiết lập tần suấtkiểm toán một cách có hiệu quả và định hướng hoạt động của bộ máy kiểm toán
Trang 31nội bộ theo chính sách kiểm toán nội bộ để thực hiện các mục tiêu hoạt động củaNHTM.
Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm được xây dựng trên cơ sở đánh giá rủi ro
và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của các đơn vị trong hệ thống, căn cứ và kếtquả kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ lần trước cũng như yêu cầu của Hội đồngquản trị, Ban kiểm soát
Nội dung của kế hoạch kiểm toán hàng năm: Trên cơ sở những yêu cầu đối
với kế hoạch kiểm toán hàng năm như trên, để có được một kế hoạch kiểm toánhàng năm đạt hiệu quả cao thì người chịu trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán hàngnăm cần thực hiện những nội dung nhiệm vụ cụ thể như sau:
Đánh giá rủi ro tổng quát trong bối cảnh môi trường kinh tế, môi trường hoạtđộng, đánh giá các tác động của môi trường pháp lý và những thay đổi nội bộ ảnhhưởng đến hoạt động của toàn hệ thống NHTM
Rà soát kết quả hoạt động năm trước, mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm hiệntại: So sánh các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh trong thời kỳ từ 03 -05năm, soát xét chi tiết chi tiết từng khoản mục trong báo cáo tài chính…
Các mục tiêu kiểm toán nội bộ
Chi tiết kế hoạch kiểm toán trong năm đối với các Ban, Phòng tại Hội sởchính, các đơn vị thành viên
Kế hoạch nguồn lực và xác định nguồn lực, phân bổ nguồn lực phục vụ cácnhiệm vụ kiểm toán
Chương trình quản lý đạo tạo, nghiên cứu phát triển công tác kiểm toán nội bộtrong năm kế hoạch
Kế hoạch báo cáo (nội dung, số lượng báo cáo định kỳ với Hội đồng quản trịtrong năm hiện tại)
Các xu hướng chính của nền kinh tế tác động đối với các lĩnh vực hoạt độngchủ yếu của Ngân hàng (cho vay, rủi ro nợ khó đòi…), các chỉ số kinh tế cơ bản tácđộng đến hoạt động ngân hàng như tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thấtnghiệp, tỷ lệ lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi, lợi nhuận, tỷ giá hối đoái…
Trang 32Thông tin phục vụ lập kế hoạch kiểm toán hàng năm gồm: các quy định phápluật hiện hành, các qui định nội bộ của tổ chức, mục tiêu và chiến lược trung, dàihạn cũng như kế hoạch kinh doanh hàng năm của đơn vị Bên cạnh đó còn có nhữngthông tin bên ngoài liên quan như: báo, tạp chí và những báo cáo về kinh tế, xã hộichính trị; những ấn phẩm, tài liệu về hoạt động của toàn hệ thống NHTM….
Đánh giá rủi ro để lập kế hoạch năm: Đánh giá rủi ro là một tiến trình có tính
hệ thống để phân tích, đánh giá tổng hợp những xét đoán về rủi ro có thể gây tác hạicho đơn vị, làm công cụ để lập kế hoạch kiểm toán hàng năm Khi lập kế hoạchkiểm toán cần phải xác định thứ tự ưu tiên kiểm toán cao hơn cho các hoạt động córủi ro cao hơn Rủi ro được xem là tập hợp các yếu tố bên trong, bên ngoài tác độngđến sự tăng trưởng của NHTM và tạo giá trị cho NHTM Rủi ro bao gồm không chỉcác nguy cơ xấu sẽ xảy ra (rủi ro nguy hiểm) mà còn là khả năng các yếu tố thuậnlợi xảy ra ( rủi ro thời cơ), tiềm năng khiến kết quả thực tế khác với kết quả mongmuốn (rủi ro bất chắc) và bất cứ yếu tố nào cản trở tổ chức đạt được mục tiêu chiếnlược của NHTM
Rủi ro tiềm tàng là rủi ro khi thực hiện các hoạt động kinh doanh nhất định,trước khi xem xét các biện pháp kiểm soát nội bộ Rủi ro tiềm tàng bao gồm rủi ro
từ môi trường bên ngoài như sự kiện được dự báo, tình hình kinh tế tại địa phương,môi trường pháp lý và chính trị, các yếu tố bên trong cần đặc biệt chú ý bao gồmthay đổi về hệ thống vận hành, sản phẩm và thị trường mới, lãnh đạo mới và hoạtđộng ở nước ngoài
Rủi ro còn lại là rủi ro ngoài các rủi ro tiềm tàng sau khi đã xem xét cấu trúckiểm soát nội bộ Giảm rủi ro tiềm tàng được bằng một cơ cấu kiểm soát nội bộ tạomột môi trường kiểm soát tốt, bao gồm đánh giá rủi ro và hoạt động tương ứng mộtcách hiệu quả, khuyến khích trao đổi thông tin và truyền thông bao gồm một quitrình kiểm soát phù hợp Nhìn chung các rủi ro đó sẽ giúp xác định tần suất, phạm
vi và hình thức kiểm toán
Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm, cần phải phân loại theo cấp bậcrủi ro khác nhau cho từng đơn vị được kiểm toán Thông thường xác định ba cấp
Trang 33bậc rủi ro: cao, trung bình và thấp.
Các rủi ro có thể xảy ra trong đơn vị như quyết định sai lầm của cấp quản lý,gian lận trong sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, các mất mát tài chính, bảo vệ tàisản không chặt chẽ gây thất thoát, không tuân thủ quy định pháp luật và qui địnhcủa đơn vị, sử dụng nguồn lực lãng phí, không hiệu quả, khôn ghoàn thành nhữngmục tiêu đã hoạch định…
Mối liên hệ giữa đánh giá rủi ro và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ từ đóxác định cách thức, phạm vi, tần suất kiểm toán như sau:
Bảng 2.1: Mối liên hệ giữa rủi ro và thủ tục kiểm toán
Nguồn: [8]
Tiến trình đánh giá rủi ro để thiết lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm cầnkết hợp chặt chẽ các thông tin từ các nguồn khác nhau gồm: những cuộc họp giữakiểm toán nội bộ với Hội đồng quản trị và ban điều hành, những nội dung thảo luậngiữa lãnh đạo Ban kiểm soát với lãnh đạo, cán bộ nhân viên kiểm toán nội bộ, thảoluận với kiểm toán viên độc lập…
Trên cơ sở đánh giá tính rủi ro của từng đơn vị kế hoạch kiểm toán năm chỉ rađược tần suất kiểm toán đối với từng đơn vị cụ thể trong năm kiểm toán Cần thựchiện kiểm toán toàn diện ít nhất 01 lần trong 12 tháng đối với đơn vị rủi ro cao, 01lần trong 18 tháng đối với rủi ro trung bình, 01 lần trong 36 tháng đối với rủi rothấp
2.2.1.2 Lập kế hoạch từng cuộc kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán nội bộ cho từng cuộc nhằm đảm bảo nguồn lực của kiểmtoán nội bộ được điều phối cho những phạm vi công việc có rủi ro cao để thực hiệncông việc kiểm toán có hiệu quả và đạt được những mục tiêu đề ra Kế hoạch kiểmtoán cho từng cuộc là việc cụ thể hóa kế hoạch kiểm toán năm, chỉ ra định hướngcông việc cho nhóm kiểm toán trên cơ sở tuân thủ kế hoạch năm và là cơ sở để lập
Trang 34chương trình kiểm toán.
Nội dung của kế hoạch kiểm toán nội bộ cho từng cuộc kiểm toán gồm xácđịnh đơn vị được kiểm toán, kế hoạch và thời gian để kiểm toán các đơn vị Thiếtlập các mục tiêu kiểm toán và phạm vi công việc theo đó các mục tiêu kiểm toán làchỉ ra các yêu cầu, nội dung cần kiểm tra và đánh giá xác nhận của cuộc kiểm toán,xác định những gì cuộc kiểm toán cần thực hiện hoàn tất (phạm vi kiểm toán, nhânlực, thời gian cho cuộc kiểm toán)
Chuẩn bị kiểm toán khi lập kế hoạch kiểm toán từng đợt: là quá trình thực
hiện các nghiệp vụ để tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện kiểm toán,giai đoạn này cần thực hiện các công việc sau:
Khảo sát và thu thập thông tin đơn vị được kiểm toán làm cơ sở cho việc đánhgiá rủi ro kiểm toán, tính trọng yếu từ đó xác định những nội dung quan trọng cầntập trung kiểm toán làm cơ sở để lập kế hoạch thích hợp, giảm thiểu rủi ro kiểmtoán Các thông tin này có được trong hồ sơ kiểm toán trước, hoạt động đơn vị trongthời kỳ kiểm toán… Thu thập thông tin liên quan đến môi trường pháp lý, kinhdoanh, tình hình thị trường, các thông tin về số liệu và quản lý, khả năng tài chínhthông qua các phương pháp trao đổi phỏng vấn trực tiếp, quan sát thực tế, ghi chépquá trình làm việc của đơn vị, xem xét các báo cáo về tình hình hoạt động…
Tiếp theo là việc tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Đánh giá độ tincậy về hệ thống kiểm soát nội bộ giúp xác định được điểm mạnh, yếu những nhân
tố có khả năng xảy ra sai sót trọng yếu từ đố xác định trọng tâm cuộc kiểm toán,thiết kế thủ tục thích hợp
Việc tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ có thể thông qua thủ tụcquan sát, phỏng vấn, sử dụng bảng câu hỏi đóng, bảng câu hỏi cho từng qui trìnhnghiệp vụ cụ thể, sử dụng lưu đồ về kiểm soát nội bộ và phép thử xuyên suốt
Sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán viên đưa ra đánh giá banđầu về rủi ro kiểm soát đồng thời xác định được tính trọng yếu từ đó sẽ đưa rachương trình kiểm toán cụ thể cho cả cuộc kiểm toán và cho từng nội dung kiểmtoán Nếu rủi ro cao tăng cường và mở rộng phạm vi kiểm toán để xác định được sai
Trang 35phạm trọng yếu và ngược lại.
2.2.2 Thực hiện kiểm toán
Sau khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện các phương phápkiểm toán nhằm hiện thực hóa kế hoạch trên như phương pháp kiểm toán cơ bản vàphương pháp kiểm toán tuân thủ
Phương pháp kiểm toán tuân thủ: thực hiện khi đánh giá hệ thống kiểm soát
nội bộ thực sự có hiệu lực, giúp đưa ra các bằng chứng về thiết kế và hoạt động của
hệ thống kiểm soát nội bộ Khi hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là lànhmạnh thì kiểm toán cần dựa vào các quy chế kiểm soát Tùy thuộc vào mức độ thỏamãn về kiểm soát, nhân viên kiểm toán nội bộ có thể áp dụng các phương phápkiểm toán tuân thủ cụ thể sau:
Phương pháp thực nghiệm là tái diễn các hoạt động nghiệp vụ để xác minh lạikết quả quá trình đã xảy ra nhằm xác định một cách khách quan nhất chất lượngcông việc, mức độ chi phí, phân tích và tìm hiểu nguyên nhân những sai lệch Thửnghiệm chi tiết đối với kiểm soát nhằm thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của cácquy chế kiểm soát làm cơ sở thiết kế phương pháp kiểm toán cơ bản Nếu rủi rokiểm soát thấp thì kiểm toán tiến hành thủ tục chi tiết đối với kiểm soát, giảm thiểuthủ tục cơ bản và ngược lại rủi ro kiểm soát cao tiến hành ngay các thử nghiệm cơbản phù hợp Đồng thời có thể thực hiện các phương pháp như kiểm tra đối chiếu sốliệu trực tiếp, đối chiếu logic, kiểm kê thực tế, quan sát, thẩm tra và xác nhận,phỏng vấn, tính toán nhằm có được các bằng chứng kiểm toán chính xác thuyếtphục
Phương pháp kiểm toán cơ bản: là việc tiến hành thử nghiệm ,đánh giá đều
được dựa vào số liệu, thông tin được cung cấp Khi thực hiện phương pháp kiểmtoán cơ bản cần tuân thủ các bước: phân tích đánh giá tổng quát (sử dụng phân tíchngang, phân tích dọc ) từ đó tìm ra xu hướng biến động để phát hiện những trọngyếu, những thay đổi bất thường và mẫu thuẫn trong đó, đồng thời thấy được mốiquan hệ giữa các thông tin; phương pháp cân đối, phương pháp kiểm tra chi tiết cácnghiệp vụ và số dư tài khoản
Trang 36Việc thực hiện phương pháp kiểm toán cơ bản chủ yếu trên cơ sở chọn mẫu vìkhối lượng mẫu nhiều, thời gian và nhân lực có hạn đồng thời khi kiểm toán cơ bảnthường dựa trên các khía cạnh trọng yếu.
2.2.3 Kết thúc kiểm toán
Sau khi kết thúc mỗi cuộc kiểm toán, nhóm kiểm toán nội bộ phải kịp thời lậpbáo cáo kiểm toán gửi Trưởng Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc đồng thời gửi chocác đơn vị được kiểm toán Đây là báo cáo kiểm toán cho từng cuộc kiểm toán.Bên cạnh báo cáo cho từng cuộc kiểm toán thì với kiểm toán nội bộ không thểthiếu báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm Báo cáo kiểm toán hàng năm gồm nhữngvấn đề liên quan đến kế hoạch kiểm toán nội bộ năm trước, công việc đã thực hiệnđược, những sai phạm được phát hiện, những rủi ro chưa có khả năng xử lý mộtcách đúng mức, các khuyến nghị và việc thực hiện các kiến nghị của kiểm toán nộibộ…
2.2.4 Kiểm tra thực hiện khuyến nghị
Một điều quan trọng trong công tác kiểm toán nội bộ đó là việc kiểm tra thựchiện các khuyến nghị đã nêu trong báo cáo kiểm toán cho từng đơn vị Sau mỗi đợtkiểm toán, kiểm toán nội bộ sẽ có báo cáo kiểm toán nêu lên những sai phạm củađơn vị đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm sửa chữa, nâng cao hệ thống kiểmsoát nội bộ và chất lượng quản lý của đơn vị được kiểm toán Do đó việc theo dõitiến độ thực hiện những công việc khắc phục sai sót, yếu kém hết sức quan trọng.Điều đó cho thấy đơn vị được kiểm toán có tinh thần trong việc sửa đổi sai phạm vànâng cao hiệu quả hoạt động Trong quá trình này kiểm toán nội bộ cần tiến hànhthu thập bằng chứng cho viếc thực hiện kiến nghị của đơn vị được kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán nội bộ: Công việc không thể thiếu sau khi kết thúc kiểm toán
là việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán không chỉ là nơi lưu trữ giấy tờlàm việc, các bằng chứng cho các kết luận kiểm toán mà còn là một nguồn tài liệuquan trọng phục vụ cho các cuộc kiểm toán tiếp theo
2.3 Kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho vay trong Ngân hàng thương
Trang 37mại cổ phần
2.3.1 Đặc điểm hoạt động tín dụng và các loại hình tín dụng trong Ngân hàng thương mại ảnh hưởng tới kiểm toán nội bộ
2.3.1.1 Đặc điểm hoạt động tín dụng ngân hàng
Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la tinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm) Trongthực tế cuộc sống, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, ngay
cả trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng cómột nội dung riêng Với việc xem tín dụng như một chức năng cơ bản của ngânhàng thì tín dụng ngân hàng được hiểu như sau:
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp
và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Theo đó, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả
Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay hay nói cáchkhác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc Để thực hiện đượcnguyên tắc này phải xác định lãi suất danh nghĩa lớn hơn tỷ lệ lạm phát hay nói
Trang 38cách khác phải xác định lãi suất thực dương (lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa –
Tỷ lệ lạm phát) Tuy nhiên, vì lãi suất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau,nên trong một số trường hợp cụ thể lãi suất danh nghĩa có thể thấp hơn lạm phát vàđiều này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn
Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàntrả vô điều kiện Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụngnhư hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ… thực chất là lệnh phiếu (promissorynote), trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đếnhạn thanh toán
Các loại tín dụng ngân hàng
Phân loại cho vay là việc sắp cếp các khoản vay theo từng nhóm dựa trên một
số tiêu thức nhất định Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiếtlập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
Phân loại theo mục đích:
Cho vay bất động sản: cho vay liên quan đến việc mua sắm, xây dựng bấtđộng sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại vàdịch vụ
Cho vay công nghiệp và thương mại là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốnlưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp thương mại, dịch vụ.Cho vay nông nghiệp: cho vay trang trải các chi phí sản xuất nông nghiệp.Cho vay các định chế tài chính bao gồm việc cấp tín dụng cho ngân hàng,công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và cácđịnh chế tài chính khác
Cho vay cá nhân là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng
Phân loại theo thời hạn cho vay.
Cho vay ngắn hạn: thời gian cho vay đến 12 tháng, được sử dụng để bù đắp sựthiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của
cả nhân
Cho vay trung hạn: thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 5 năm Được sử
Trang 39dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ
mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thuhồi vốn nhanh Bên cạnh đó cho vay trung hạn còn là nguồn bổ sung vốn lưu độngthường xuyên của các doanh nghiệp mới thành lập
Cho vay dài hạn: thời hạn cho vay từ trên 5 năm, tối đa là 20-30 năm, một sốtrường hợp đặc biệt là 40 năm, được dùng để cung cấp đáp ứng nhu cầu dài hạn nhưxây dựng nhà ở, thiết bị phương tiện vận tải quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệpmới
Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
Cho vay có bảo đảm là loại cho vay dự trên cơ sở các bảo đảm như thế chấphoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba
Cho vay không bảo đảm là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cốhoặc sự bảo lãnh của người thứ ba mà chỉ dựa trên uy tín của bản thân khách hàng
Phân loại theo phương pháp hoàn trả:
Cho vay có thời hạn là loại cho vay có thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể theohợp đồng (cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ - thanh toán một lần, cho vay có nhiều
kỳ hạn trả nợ - trả góp, cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn cụthể)
Cho vay không có thời hạn cụ thể: ngân hàng yêu cầu hoặc người đi vay tựnguyện trả nợ bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý, thời giannày có thể được thỏa thuận trong hợp đồng
Phân loại theo xuất xứ tín dụng:
Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu đồng thờingười đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng
Cho vay gián tiếp: thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ phátsinh và còn trong thời hạn thanh toán
Đặc điểm hoạt động tín dụng và việc phân loại các loại hình tín dụng khácnhau dựa trên đặc điểm của từng loại có vai trò rất quan trọng trong việc quản lýđồng thời giúp ích rất nhiều trong quá trình phân tích, chọn mẫu và lựa chọn
Trang 40phương pháp kiểm toán Dựa trên đặc điểm kiểm toán viên có thể thấy được nhữngrủi ro tiềm ẩn từ đó đưa ra được những mẫu chọn mang tính chất đại diện, đồng thời
từ việc phân loại cụ thể các loại hình tín dụng sẽ cho thấy được qui trình tín dụngđối với từng loại hình từ đó xác định phương pháp kiểm toán phù hợp trên cơ sở cácmục tiêu kiểm toán đặt ra đối với từng loại hình đó
Qua trên ta có thể thấy đặc điểm quan trọng nhất của tín dụng ngân hàng đồng thời là nguyên tắc cấp tín dụng là mục đích sử dụng vốn vay, khả năng trả
nợ của người đi vay và các loại hình bảo đảm cho khoản vay đó Kiểm toán nội
bộ thực hiện trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc đó được thực hiện đúng và đầy
đủ Căn cứ vào các đặc điểm của từng loại hình cho vay khi kiểm toán trực tiếp
hồ sơ tín dụng, kiểm toán viên sẽ biết được vấn đề trọng tâm cần quan tâm, kiểm tra.
2.3.1.2 Rủi ro trong hoạt động tín dụng và các chỉ tiêu đo lường rủi ro
Rủi ro dùng để chỉ sự không chắc chắn về những mất mát có thể sẽ xảy ratrong tương lai – NGUY CƠ Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngânhàng, các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả.Việc hoàn trả nợ gốc trong tín dụng có nghĩa là việc thực hiện được giá trị hàng hóatrên thị trường còn việc hoàn trả lãi vay trong tín dụng là việc thực hiện được giá trịthặng dư trên thị trường Xem xét dưới góc độ của ngân hàng, rủi ro tín dụng là rủi
ro kinh doanh
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra mất mát khi đối tác không thực hiện cáccam kết theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Trong quan hệtín dụng có hai đối tượng là ngân hàng cho vay và người đi vay Nhưng người đivay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phốicủa những ddieuf kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trường kinhdoanh và đây làđối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng Rủi ro tín dụng xuất phát từ môitrường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan Rủi ro xuất phát từngười vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan
Các loại rủi ro tín dụng và ảnh hưởng của nó tới hoạt động của ngân hàng gồm