1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Epi info 2000 workbook

69 528 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 726,42 KB

Nội dung

Đỗ Văn Dũng-2/9/01 1 Tổng quan hội thảo tập huấ n -Thống kê ứng dựng trong nghiên cứu y học cộng đồng Ðây là một hội thảo tập huấn được khoa Y học cổ truyền và MCNV cùng phối hợp tổ chức nhằm mục đích giới thiệu các bước của quá trình nghiên cứu khoa học, trong đó nhấn mạnh đến các kĩ năng thống kê và phân tích thống kê sử dụng phần mềm thống kê y tế công cộng Epi-Info 2000. Hội thảo này nhằm củng cố lại các kĩ năng cần thiết để các hội thảo viên có thể tự thiết kế xây dựng một đề tài nghiên cứu nhỏ hay cùng tham gia với tư cách thành viên của một đội nhóm để cùng thực hiện một dự án nghiên cứu. Ðối tượng chủ yếu của hội thảo tập huấn này là các cán bộ giảng và những cán bộ tham gia vào các dự án chăm sóc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng của khoa Y học cổ truyền. Vì vậy, các thí dụ và thảo luận sẽ được chuẩn bị để thích hợp cho nhóm đối tượng này. Mục tiêu: Ðến cuối hội thảo, hội thảo viên có khả năng: Nêu được đặc trưng của một nghiên cứu khoa học y học ứng dụng và các bước chủ yếu trong việc xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học. Chọn lựa vấn đề nghiên cứu, viết được mục tiêu nghiên cứu và xác định các biến số cần thiết của nghiên cứu khoa học. Phân loại các biến số trong một nghiên cứu(biến rời rạc, biến liên tục; biến độc lập, biến phụ thuộc, biến gây nhiễu) xuất phát từ khung ý niệm (conceptual framework). Thiết kế và in ra bộ câu hỏi nhằm thu thập các thông tin trong nghiên cứu sử dụng chương trình Make View Chọn cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu thích hợp cho từng nghiên cứu Nhập số liệu vào máy tính có sử dụng tính năng kiểm tra số liệu (kiểm tra giá trị hợp lệ, tính logic) và tính năng tự động nhảy hàng sử dụng chương trình Enter. Chọn và sử dụng được những phương pháp thống kê thích hợp trong mô tả thống kê và phân tích thống kê cho biến số định tính (kiểm định chi bình phương); biến định lượng (anova; t-test, tương quan và hồi quy ) và các phân tích thống kê nâng cao (hồi quy logistic, hồi quy tuyến tính đa biến và phân tích Kaplan-Meyer). Lí giải được các khái niệm thống kê và dịch tễ: p-value; RR; OR, AF, PAF, tỉ suất mới mắc, tỉ suất hiện mắc. Lí giải các kết quả phân tích thống kê để trả lời câu hỏi nghiên cứu. Phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu. Ban Tổ chức . TS Phan Quang Chí Hiếu . TS Ðỗ Văn Dũng Giảng viên . TS Ðỗ Văn Dũng Đỗ Văn Dũng-2/9/01 2 Phương pháp tiến hành seminar Seminar bao gồm 10 buổi kéo dài trong tuần lễ từ 3/9/2001 đến 7/9/2001. Mỗi buổi kéo dài 3 giờ 30 phút bao gồm 1 giờ 30 phút trình bày lí thuyết và 2 giờ thảo luận hay thực tập trên máy. Chương trình: Buổi 1 Khai mạc của Ban Chủ Nhiệm khoa Y học cổ truyền Giới thiệu về mục tiêu, chương trình làm việc của hội thảo - Ðiều chỉnh mục tiêu và chương trình làm việc nếu cần thiết. Ðặc trưng của nghiên cứu khoa học; các bước của nghiên cứu khoa học Lựa chọn vấn đề nghiên cứu; xây dựng mục tiêu nghiên cứu; tên đề tài nghiên cứu. Các loại biến số nghiên cứu Buổi 2: Tổng quan về phần mềm Epi-Info 2000: các chức năng chính Các kĩ năng cơ bản để làm việc với hệ điều hành Windows Thiết kế công cụ nghiên cứu Chương trình Make View Buổi 3: Nhập liệu đơn giản: chương trình Enter Các tính năng nâng cao của chương trình Make View: kiểm tra giá trị hợp lệ, kiểm tra tính logic, nhảy tự động Buổi 4: Chuơng trình Analysis: Các cửa sổ chính của chương trình Analysis; các lệnh đơn giản để đọc tập tin, đóng tập tin, liệt kê biến số; hiển thị tập tin; sửa đổi tập tin; lưu giữ kết quả. Chương trình Analysis trong mô tả số liệu định tính và định lượng: Bảng phân phối tần suất; phân nhóm giá trị định lượng và các số thống kê tóm tắt. Buổi 5: T-test; Anova Phân tích biến số định lượng Buổi 6: Các số đo lường dịch tễ: Số hiện mắc, số mới mắc, OR, RR, PAF, AF, v.v Nguyên lí kiểm định Phương pháp phân tích biến số định tính Buổi 7: Phân tích yếu tố gây nhiễu Nghiên cứu bệnh chứng bắt cặp (matched case-control). Buổi 8: Phương pháp ước lượng độ khả dĩ tối đa- MLE Đỗ Văn Dũng-2/9/01 3 Phương pháp hồi quy logistic Buổi 9: Phân tích sống còn: phương pháp Kaplan-Meyer Viết chương trình để phân tích số liệu; cách lưu giữ kết quả phân tích Buổi 10: Phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu Trao đổi một số chủ đề về phương pháp phân tích thống kê hiện đại. Tổng kết hội thảo. Các giá trị của hội thảo: - Phương pháp tiếp cận từ hướng nghiên cứu khoa học thay vì phương pháp tiếp cận thuần túy tin học: Phương pháp trình bày đi theo trình tự một nghiên cứu khoa học thay vì trình bày lần lượt từng chương trình phần mềm của Epi-Info. - Sự tham gia tích cực của mọi hội thảo viên: Báo cáo viên thực chất cũng chỉ là những hội thảo viên nòng cốt, được phân công chuẩn bị bài báo cáo từ trước. Do đó mọi hội thảo viên được khuyến khích đặt câu hỏi, tham gia ý kiến, chất vấn, tranh luận và báo cáo. - Cơ sở dịch tễ học và thống kê của phương pháp tính toán: Báo cáo viên không chỉ trình bày phương pháp sử dụng máy tính mà còn trao đổi một cách ngắn gọn những khái niệm dịch tễ học và thống kê cần thiết để hiểu rõ bản chất của phương pháp sử dụng phần mềm. - Quá trình tự học của hội thảo viên: Hội thảo viên được khuyến khích thực hành và nghiên cứu tại nhà, được giúp đỡ khi có khó khăn trong quá trình tự học và được hướng dẫn phương pháp nghiên cứu tài liệu để tự học. Tài liệu tham khảo cung cấp cho hội thảo viên cũng nhằm để giúp hội thảo viên tiếp tục tự học sau khi kết thúc hội thảo viên. Đỗ Văn Dũng-2/9/01 4 Phương pháp nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học là gì: Nghiên cứu khoa học là việc thu thập, phân tích và lí giải số liệu để giải quyết một vấn đề hay trả lời một câu hỏi (Theo Varkevisser và cộng sự, 1991). Nói cách khác, nghiên cứu khoa học phải bao gồm các bước thu thập số liệu trên thực địa (hay từ các ca bệnh trong bệnh viện hay phòng thí nghiệm), phân tích số liệu để có thông tin và và trình bày các thông tin này trong phần kết quả và trong phần bàn luận và kiến nghị, lí giải các thông tin đó đề trả lời cho câu hỏi nghiên cứu hay đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề. Số liệu: Kết quả của việc thu thập có hệ thống các giá trị của biến số về các đối tượng Thông tin: Số liệu đã được phân tích Kiến thức: thông tin được lí giải và được sử dụng để trả lời câu hỏi hay giải quyết một vấn đề nào đó Nhưng để quá trình thu thập, phân tích và lí giải số liệu diễn ra tốt đẹp và giải quyết được vấn đề nghiên cứu, trước đó nhà nghiên cứu phải phân tích từ vấn đề, xem những kiến thức gì đã biết và còn chưa biết về vấn đề đó. Nhà nghiên cứu tự hỏi để thu được những kiến thức còn chưa biết đó, cần những thông tin gì và thu thập những số liệu của biến số nào để có thông tin đó. Quá trình này được gọi là đặt vấn đề, tổng quan y văn và phương pháp nghiên cứu trong đề cương nghiên cứu hay báo cáo khoa học. Đỗ Văn Dũng-2/9/01 5 Những bước trong việc xây dựng một đề cương nghiên cứu (Theo Varkevisser và cộng sự, 1991) Câu hỏi đặt ra Bước tiến hành Những yếu tố chính Vấn đề là gì và tại sao cần phải nghiên cứu ? Chọn lọc, phân tích và khẳng định vấn đề nghiên cứu - Xác định vấn đề - Chọn ưu tiên - Phân tích - Biện minh Thông tin nào hiện nay đã có được ? Tổng quan y văn Y văn và các nguồn thông tin khác Tại sao chúng ta muốn tiến hành nghiên cứu? Chúng ta hi vọng sẽ đạt được gì? Thành lập giả thuyết - Mục tiêu đặc hiệu và tổng quát - Giả thuyết nghiên cứu Chúng ta cần những thông tin gì để có thể đạt được mục tiêu? Chúng ta thu thập chúng bằng cách gì ? Phương pháp nghiên cứu - Biến số - Loại nghiên cứu - Kĩ thuật thu thập số liệu - Lấy mẫu - Kế hoạch thu thập số liệu - Kế hoạch xử lí và phân tích số liệu - Những vấn đề đạo đức - Nghiên cứu dẫn đường Ai sẽ làm gì, khi nào Kế hoạch hoạt động - Nhân sự - Thời gian Ðề án được điều hành như thế nào? Kế hoạch điều hành và sử dụng kết quả - Ðiều hành - theo dõi - xác định đối tượng sử dụng kết quả nghiên cứu Nguồi tài nguyên nào chúng ta cần có để nghiên cứu Ngân sách - Hỗ trợ về trang thiết bị - Tiền Chúng ta sẽ trình bày đề cương này cho những tổ chức tài trợ và chính quyền như thế nào Tóm tắt đề cương Đỗ Văn Dũng-2/9/01 6 Kết cấu đề cương nghiên cứu I. GIỚI THIỆU 1.1. THÔNG TIN NỀN TẢNG 1.2 KHẲNG ÐỊNH VẤN ÐỀ 1.3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2. MỤC TIÊU 3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3.1 LOẠI NGHIÊN CỨU, BIẾN SỐ VÀ KĨ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU 3.2 LẤY MẪU 3.3 KẾ HOẠCH THU THẬP SỐ LIỆU 3.4 KẾ HOẠCH XỬ LÍ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 3.5 XEM XÉT VỀ ÐẠO ÐỨC 3.6 NGHIÊN CỨU DẪN ÐƯỜNG 4. KẾ HOẠCH HOẠT ÐỘNG (BAO GỒM MÔ TẢ NHÓM ÐỀ ÁN) 5. TÀI CHÍNH (GIẢI THÍCH CÁC MỤC CHI TIÊU CHÍNH) 6. KẾ HOẠCH ÐIỀU HÀNH, THEO DÕI VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ PHỤ LỤC1. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 2. CÁC CHỮ VIẾT TẮT PHỤ LỤC 3. CÁC DỤNG CỤ THU NHẬN THÔNG TIN (BAO GỒM QUESTIONNAIRE). Đỗ Văn Dũng-2/9/01 7 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu học tập: Sau khi nghiên cứu phần này, học viên có khả năng: - Khẳng định các lí do để viết mục tiêu cho một nghiên cứu - Xác định và mô tả sự khác biệt giữa mục tiêu tổng quát và mục tiêu đặc hiệu - Xác định đặc tính của mục tiêu nghiên cứu - Xây dựng mục tiêu nghiên cứu cho nghiên cứu của bạn ở một hình thức phù hợp. Mục tiêu nghiên cứu là gì: Mục tiêu nghiên cứu nhằm tóm tắt những gì sẽ đạt được sau khi hoàn thành nghiên cứu. Thông thường người ta chia mục tiêu làm mục tiêu tổng quát và mục tiêu đặc hiệu. Mục tiêu tổng quát là những điều đạt được một cách chung nhất, còn mục tiêu đặc hiệu bao gồm các phần nhỏ hơn và có liên hệ với nhau và với mục tiêu tổng quát một cách hợp lí. Trong mục tiêu đặc hiệun ên cụ thể những điều sẽ làm trong nghiên cứu, làm ở đâu và với mục đích gì. Thí dụ: Nếu chúng ta có vấn đề nghiên cứu là mức độ sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em thấp tại huyện CT. Và sau khi phân tích vấn đề nghiên cứu chúng ta nhận thấy để giải quyết các vấn đề trên cần phải tìm hiểu các lí do khiến mức độ sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em thấp tại huyện CT ta sẽ thiết lập mục tiêu tổng quát như sau: - Xác định các lí do của mức độ sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em thấp tại huyện CT Nhằm đặt được mục tiêu tổng quát kể trên, chúng ta phải hoàn thành các công việc sau. Các công việc này được gọi là mục tiêu đặc hiệu: - Xác định mức độ sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em ở huyện CT trong các năm 2000 và 2001 so với chỉ tiêu đặt ra - Xác định có sự liên hệ giữa việc sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em với mùa trong năm, loại hình phòng khám - Xác định các yếu tố dịch vụ của phòng khám ảnh hưởng đến tính hấp đẫn đối với bà mẹ - Xác định các yếu tố văn hoá và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em. - Kiến nghị các giải pháp để cải thiện sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em. - Xây dựng kế hoạch thực hiện và các kiến nghị phối hợp với các ban ngành. Như đã trình bày ở trên, trong các nghiên cứu ứng dụng, nên có mục tiêu xác định quy mô của vấn đề và có các mục tiêu nhằm xây dựng kế hoạch ứng dụng kết quả của nghiên cứu. Tại sao phải xây dựng mục tiêu nghiên cứu Khi tiến hành nghiên cứu cần phải xây dựng mục tiêu nghiên cứu nhằm giúp cho chủ đề nghiên cứu được tập trung và tránh việc thu thập các thông tin không cần thiết để giải quyết vấn đề. Ngoài ra việc xây dựng mục tiêu cụ thể sẽ giúp cho việc thiết kế nghiên cứu bằng cách tổ chức mục tiêu nghiên cứu thành các phần hay các giai đoạn xác định. Đỗ Văn Dũng-2/9/01 8 Yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tốt cần phải đạt được các yêu cầu sau: - Phải bao gồm các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu theo một trình tự hợp lí và mạch lạc. - Ðược hành văn rõ ràng, cụ thể chỉ rõ điều sẽ làm, làm ở đâu, trong thời gian nào và với mục đích gì - Mục tiêu phải phù hợp với điều kiện thực tiễn, khả thi. - Mục tiêu phải bắt đầu bằng các từ hành động cụ thể và có thể đánh giá mức độ đạt được như: xác định, so sánh, kiểm chứng, tính toán, mô tả Giả thuyếtn nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu là một mệnh đề khẳng định quan hệ giữa một hay nhiều yếu tố với vấn đề nghiên cứu. Thí dụ "sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em thấp nhất trong thời gian thu hoạch" là một giả thuyết nghiên cứu bởi vì nó khẳng định rằng trong thời gian thu hoạch thì mức độ sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em sẽ thấp. Việc kiểm định giả thuyết nghiên cứu có thể được xem là một mục tiêu nghiên cứu bởi vì nó sẽ giúp cho giải quyết vấn đề nghiên cứu. Giả thuyết nghiên cứu thường được sử dụng để kiểm tra một lí giải đã có và thường được sử dụng trong các nghiên cứu y sinh học nhưng thường không phù hợp đối với nghiên cứu hệ thống y tế. Tên đề tài nghiên cứu Cần phân biệt tên đề tài nghiên cứu với vấn đề nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu là sự khác biệt giữa hiện tại và điều mong đợi trong khi tên đề tài nghiên cứu lại tập trung và phương pháp giải quyết vấn đề vì vậy tên đề tài nghiên cứu thường liên quan chặt chẽ với mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên khác với mục tiêu nghiên cứu, thường bắt đầu bằng một động từ hành động, tên đề tài nghiên cứu thường là một ngữ danh từ (nên được gọi là tên). Tên đề tài nghiên cứu nên ngắn gọn, bởi vì nó chiếm chỗ trong mục lục của tờ báo hay trong MEDLINE, nhưng phải chứa nhiều thông tin. Bởi vì hiện nay do sự phổ biến của việc tìm kiếm bài báo trên Internet, tên đề tài nên chứa những từ khoá (keyword) của bài báo. Phần từ khoá của bài báo hiện nay không phải là phần bắt buộc vì vậy việc xây dựng tên đề tài nghiên cứu một cách hợp lí là cực kì quan trong. Thảo luận nhóm Chọn một chủ toạ và một thư kí - Trình bày lại phần đặt vấn đề: tập trung vào Lượng hoá và cụ thể hoá vấn đề Thăm dò các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề Các hoạt động nghiên cứu - Xây dựng mục tiêu tổng quát và đặc hiệu - Kiểm tra lại các yêu cầu của mục tiêu - Trình bày trước lớp mục tiêu nghiên cứu. Dũng -2/9/01 9 Giới thiệu về phương pháp nghiên cứu khoa học y học Mục tiêu Sau phần này, học viên có khả năng: 1. Xác định những câu hỏi thích hợp cần phải đặt ra khi phát triển phương pháp cho đề cương nghiên cứu 2. Mô tả được các thành phần thích hợp cần được giải quyết trong phần phương pháp của đề cương nghiên cứu. Giới thiệu Câu hỏi Thành phần trong thiết kế nghiên cứu Làm thế nào để thu thập số liệu? Kế hoạch thu thập số liệu Làm sao chúng ta thu thập được các số li ệ u nà y Chọn loại nghiên cứu Công cụ nào để thu thập số liệu? Chọn kĩ thuật thu thập số liệu Thu thập số liệu ở đâu: trên bao nhiêu đối tư ợ n g, ch ọ n như thế naøo? Lấy mẫu Chúng ta cần những số liệu nào Chọn biến số Chúng ta làm gì với số liệu để có thôn g tin mới? Kế hoạch phân tích Chúng ta có làm hại ai khi tiến hành n g hiên cứu? Khía cạnh đạo đức của NC Làm sao biết được phương pháp thu th ập số li ệ u là đún g ? Thử nghiệm phương pháp Dũng -2/9/01 10 Giả sử sau khi bạn đã xác định được: - Chọn chủ đề nghiên cứu - Chuẩn bị một mô tả ngắn gọn về vấn đề nghiên cứu và tầm quan trọng của nó - Tổng quan y văn và các thông tin đã biết được về vấn đề - Phát triển các mục tiêu nêu lên một cách rõ ràng mục đích của nghiên cứu, chờ đợi gì ở kết quả nghiên cứu và cách sử dụng các kết quả nghiên cứu Ðể đặt được mục tiêu đã đặt ra, bạn phần phải quyết định bạn sẽ phải làm gì: thí dụ những số liệu nào cần được thu thập, làm thế nào để thu thập các số liệu đó, xử lí đó như thế nào. Các câu hỏi trong lưu đồ ở trang sau chỉ ra những đề mục chính cần phải xem xét khi phát triển thiết kế nghiên cứu. [...]... thể tham khảo về bài lấy mẫu hoặc các giáo trình Dịch tễ học Thiết kế bộ câu hỏi Sử dụng chương trình MakeView của Epi Info 2000 chúng ta có thể tạo ra trường như trong hình sau: 34 Dũng -2/9/01 Người dùng đã quen Epi Info 6, có thể tham khảo bộ câu hỏi tương đương dùng cho ấn bản Epi Info cho DOS như sau: BỘ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VỀ THỜI GIAN TÁC DỤNG TIỀM TÀNG CỦA THUỐC Số thứ tự ({ID}) ## Mã loại thuốc... tin Phần mềm thống kê là 31 Dũng -2/9/01 phần mềm căn cứ dữ liệu nhưng được chun hóa về khả năng phân tích thống kê Những phần mềm thống kê nổi tiếng là SAS, SPSS, STATA, MINITAB, EPI- INFO 32 Dũng -2/9/01 Ứng dụng Epi- Info 2000 trong nghiên cứu khoa học Mục tiêu: Sau khi nghiên cứu phần này, hội thảo viên có khả năng: - Kể ra từng phần của phần phương pháp nghiên cứu khoa học và các kĩ năng vi tính... Windows 3.11, Window 95, Windows 2000 Mặc dù hiện nay hệ điều hành Windows 98 là phổ biến nhất nhưng trước đây cả ở thế giới và Việt nam, hệ điều hành thơng dụng nhất là hệ điều hành DOS Ðó là lí do tại sao chương trình Epi- Info được viết cho các máy sử dụng hệ điều hành DOS Tuy nhiên do sự xuất hiện của các hệ điều hành Windows, CDC đang có một dự án viết lại chương trình EPI- INFO trên hệ điều hành Windows... Hercule, VGA Màn hình VGA là màn hình loại hiện đại nhất (có thể hiển thị rất nhiều màu - từ 256 màu đến vài triệu màu - và có nét chữ sắc sảo nhất) và phổ biến nhất (màn hình anh chị dùng trong thực tập Epi- Info là màn hình VGA) Màn hình CGA là màn hình màu (nhưng chỉ có thể hiển thị 16 màu) và hình dạng chữ khơng bén Màn hình Hercule là màn hình đơn sắc Màn hình CGA và Hercule hiện nay rất ít gặp Giới... các máy sử dụng hệ điều hành DOS Tuy nhiên do sự xuất hiện của các hệ điều hành Windows, CDC đang có một dự án viết lại chương trình EPI- INFO trên hệ điều hành Windows Tuy vậy việc học tập và sử dụng Epi- Info dành cho DOS sẽ khơng bị lạc hậu do phần mềm mới sẽ hồn tồn tương thích với chương trình cũ Hệ điều hành DOS tập trung số liệu theo từng file (tập tin) File là một bộ số liệu được gắn kết cùng với... giữ thường xun các chương trình, chứa số liệu và kết quả của phân tích Ðĩa cứng cũng thường được đặt trong hộp máy và có thể chứa lượng thơng tin từ 2 gigabyte đến vài chục gigabyte (Chứa tương đương từ 2000 đến 20.000 đĩa mềm hay từ 4 đến 40 đĩa CDROM) Ðĩa mềm cũng có thể làm nơi cất giữ chương trình, chứa số liệu và kết quả tính tốn trong trường hợp khơng có đĩa cứng (nhưng việc cất giữ và truy cập . mạnh đến các kĩ năng thống kê và phân tích thống kê sử dụng phần mềm thống kê y tế công cộng Epi- Info 2000. Hội thảo này nhằm củng cố lại các kĩ năng cần thiết để các hội thảo viên có thể tự thiết. nghiên cứu; tên đề tài nghiên cứu. Các loại biến số nghiên cứu Buổi 2: Tổng quan về phần mềm Epi- Info 2000: các chức năng chính Các kĩ năng cơ bản để làm việc với hệ điều hành Windows Thiết kế. theo trình tự một nghiên cứu khoa học thay vì trình bày lần lượt từng chương trình phần mềm của Epi- Info. - Sự tham gia tích cực của mọi hội thảo viên: Báo cáo viên thực chất cũng chỉ là những

Ngày đăng: 12/09/2014, 18:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN