Tiểu luận: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI p3 3 A – MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề. Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm tăng đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt động công nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số…), làm trái đât nóng dần lên, từ đó gây ra hàng loạt những thay đổi bất lợi và không thể đảo ngược của môi trường tự nhiên. Nếu chúng ta không có những hành động kịp thời nhằm hạn chế, giảm thiểu và thích nghi, hậu quả đem lại sẽ vô cùng thảm khốc. Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,4 0 C tới 5,8 0 C. Sự nóng lên của bề mặt trái đất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làm mực nước biển dâng cao thêm khoảng 90 cm, sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp. Theo dự báo cái giá mà mỗi quốc gia phải trả để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu trong một vài chục năm nữa sẽ vào khoảng từ 520% GDP mỗi năm, trong đó chi phí và tổn thất ở các nước đang phát triển sẽ lớn hơn nhiều so với các nước phát triển. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm (IPCC,2007).. Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, và gần đây có thêm hoạt động của con người. BĐKH trong thời gian thế kỷ 20 đến nay được gây ra chủ yếu do con người, do vậy thuật ngữ BĐKH (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầuglobal warming) được coi là đồng nghĩa với BĐKH hiện đai. Biến đổi khí hậu gây nguy hại cho tất cả mọi sinh vật sống trên toàn cầu. Vì thế, biến đổi khí hậu là một vấn đề hiện đang được các nước trên thế giới quan tâm sâu sắc
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI Nhóm 8 ca 4 thứ 4 - 1 - 1. Đào Thị Hường (nhóm trưởng) 2. Lê Hồng Anh 3. Nguyễn Thị Hải Anh 4. Nguyễn Thị Phương Liên 5. Nguyễn Thị Thu Hương 6. Nguyễn Thị Kim Chi 7. Khuất Hương Giang 8. Dương Thị Duyên 9. Đào Thị Hương A – MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề. Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm tăng đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt động công nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số…), làm trái đât nóng dần lên, từ đó gây ra hàng loạt những thay đổi bất lợi và không thể đảo ngược của môi trường tự nhiên. Nếu chúng ta không có những hành động kịp thời nhằm hạn chế, giảm thiểu và thích nghi, hậu quả đem lại sẽ vô - 2 - cùng thảm khốc. Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,4 0 C tới 5,8 0 C. Sự nóng lên của bề mặt trái đất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làm mực nước biển dâng cao thêm khoảng 90 cm, sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp. Theo dự báo cái giá mà mỗi quốc gia phải trả để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu trong một vài chục năm nữa sẽ vào khoảng từ 5-20% GDP mỗi năm, trong đó chi phí và tổn thất ở các nước đang phát triển sẽ lớn hơn nhiều so với các nước phát triển. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm (IPCC,2007) Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, và gần đây có thêm hoạt động của con người. BĐKH trong thời gian thế kỷ 20 đến nay được gây ra chủ yếu do con người, do vậy thuật ngữ BĐKH (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu-global warming) được coi là đồng nghĩa với BĐKH hiện đai. Biến đổi khí hậu gây nguy hại cho tất cả mọi sinh vật sống trên toàn cầu. Vì thế, biến đổi khí hậu là một vấn đề hiện đang được các nước trên thế giới quan tâm sâu sắc. B – NỘI DUNG 2. Cơ sở lý luận 2.1. Định nghĩa về khí hậu (climate): Quan niệm của Alixop về khí hậu: khí hậu của môt nơi nào đó là chế độ thời tiết đặc trưng về phương diện nhiều năm, được tạo nên bởi bức xạ mặt trời, dặc tính của mặt đệm về hoàn lưu khí hậu. - 3 - Các nhân tố hình thành khí hậu: nhân tố bức xạ, cân bằng bức xạ mặt đất, cân bằng bức xạ khí quyển, cân bằng bức xạ hệ mặt đất-khí quyển, cân bằng nhiệt Trái Đất. Thời tiết trung bình của một vùng riêng biệt nào đó, tồn tại trong khoảng thời gian dài, thông thường 30 năm (theo WMO) bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố thời tiết khác là một trạng thái, gồm thống kê mô tả của hệ thống khí hậu. Các yếu tố khí tượng: bức xạ mặt trời, lượng mây, khí áp (áp suất khí quyển), tốc độ và hướng gió, nhiệt độ không khí, lượng nước rơi (lượng giáng thủy), bốc hơi và độ ẩm không khí, hiện tượng thời tiết. 2.2. Khái niệm biến đổi khí hậu (climate change): Hệ thống khí hậu Trái đất bao gồm khí quyển, lục địa, đại dương, băng quyển và sinh quyển. Các quá trình khí hậu diễn ra trong sự tương tác liên tục của những thành phần này. Quy mô thời gian của sự hồi tiếp ở mỗi thành phần khác nhau rất nhiều. Nhiều quá trình hồi tiếp của các nhân tố vật lý, hóa học và sinh hóa có vài trò tăng tường sự biến đổi khí hậu hoặc hạn chế sự biến đổi khí hậu. Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu đã định nghĩa: “Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”. Biến đổi khí hậu (BĐKH) trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.Sự thay đổi về khí hậu gây ra trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động của con người làm thay đổi cấu thành của khí quyển trái đất mà, cùng với biến đổi khí hậu tự nhiên, đã được quan sát trong một thời kì nhất định”. (UNFCCC). Biến đổi khí hậu là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm (IPCC,2007) ) ” Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, và có sự tác động từ các hoạt động của con người. - 4 - Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, và gần đây có thêm hoạt động của con người. BĐKH trong thời gian thế kỷ XX đến nay được gây ra chủ yếu do con người, do vậy thuật ngữ BĐKH (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu – Global warming) được coi là đồng nghĩa với BĐKH hiện đại.) 2.3. Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu toàn cầu là điều không thể tránh khỏi, dù chúng ta kiểm soát mức phát thải khí nhà kính tốt đến đâu. Nguyên nhân là mức khí thải hiện có trong khí quyển sẽ tiếp tục làm nhiệt độ và mực nước biển gia tăng trong thế kỷ tới. Chuyên gia khí hậu Gerald Meehl và đồng nghiệp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển quốc gia Mỹ (NCAR) cùng cộng sự đã sử dụng mô hình khí hậu trên máy tính để dự đoán điều gì sẽ xảy ra nếu con người kiểm soát khí thải nhà kính ở các mức khác nhau. Nghiên cứu trên có tính tới phản ứng chậm chạp của đại dương đối với ấm hoá toàn cầu. Kết quả cho thấy viễn cảnh lạc quan nhất - tức lượng khí thải nhà kính trong khí quyển được duy trì ở mức năm 2000 - đòi hỏi phải cắt giảm mạnh mẽ lượng khí CO 2 nhiều hơn so với mức trong Nghị định thư Kyoto (Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu mang tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005).Ngay cả trong trường hợp này, nhiệt độ toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục tăng thêm 0,4–0,6 o C trong thế kỷ XXI, ngang bằng với nhiệt độ gia tăng trong suốt thế kỷ XX. Biến đổi khí hậu là một vấn đề hiện đang được các nước trên thế giới quan tâm sâu sắc. Biến đổi khí hậu mà tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra. Nhiệt độ trên thế giới đã tăng thêm khoảng 0,7 0 C kể từ thời kỳ tiền công nghiệp và hiện đang tăng với tốc độ ngày càng cao. Ngoài các nguyên nhân tự nhiên và tính chất biến đổi phức tạp của các hệ thống khí hậu trên thế giới, hầu hết các nhà khoa học về môi trường hàng đầu trên thế giới đều khẳng định: các loại khí nhà kính phát thải vào khí quyển do các hoạt động của con người đã làm cho khí hậu toàn cầu nóng lên. Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phát xả khí nhà kính (chủ yếu là CO 2 và Metan CH 2 ) là nguyên nhân hàng đầu của BĐKH, đặc biệt kể từ 1950 khi thế giới đẩy - 5 - nhanh tốc độ công nghiệp hóa và tiêu dùng, liên quan với điều đó là sự tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, sản xuất xi măng, phá rừng và gia tăng chăn nuôi đại gia súc (phát xả nhiều phân gia súc tạo ra nguồn tăng Metan), khai hoang các vùng đất ngập nước chứa than bùn Kết luận của các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Berne - Thụy Sĩ công bố trên tạp chí khoa học Nature ngày 15.5 cho biết nồng độ khí CO 2 trong khí quyển hiện ở mức cao nhất trong 800.000 năm qua. Vì vậy, nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất được cho là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO 2 , CH 4 , N 2 O, HFCs, PFCs và SF 6 . + CO 2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO 2 cũng sinh ra tử các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép. + CH 4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than. + N 2 O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. + HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản uất HCFC-22. + PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm. + SF 6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê 2.4. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu: - Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung. - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất. - Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. - 6 - - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. - Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. Bằng chứng về sự nóng lên của hệ thống khí hậu được thể hiện ở sự gia tăng nhiệt độ trung bình của không khí và đại dương trên toàn cầu, tình trạng băng tan và tăng mực nước biển trung bình trở nên phổ biến.11 trong số 12 năm qua (1995-2006) được xếp vào những năm có nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng kỷ lục (từ năm 1850).Xu thế nhiệt độ tăng trong 100 năm (kể từ năm 1906 – 2005) là 0,74 0 C (0,56 0 C đến 0,92 0 C), lớn hơn xu thế được đưa ra trong báo cáo đánh giá lần thứ 3 của IPCC là 0,6 0 C (từ 0,4 0 C đến 0,8 0 C) (1901- 2000).Sự gia tăng nhiệt độ đang trở nên phổ biến trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở các khu vực vĩ độ cao ở phía bắc. Khu vực đất liền nóng lên nhanh hơn các khu vực đại dương.Những thay đổi về nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, các sol khí, độ che phủ đất và bức xạ mặt trời đã làm thay đổi cân bằng năng lượng của hệ thống khí hậu.Lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu do con người đã tăng khoảng 70% so với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, trong khoảng thời gian từ 1970 đến 2004. Tại Việt Nam Lượng mưa tăng trong mùa mưa, gây lũ lớn tại Nam Bộ, Trung Bộ và vùng núi phía Bắc. Lượng mưa giảm trong mùa khô, gây hạn hán tại nhiều nơi. Thiên tai khốc liệt hơn và khó dự báo hơn (cường độ, đường di chuyển). Sự chuyển dịch ranh giới các mùa, các đợt nóng/lạnh bất thường kéo dài.Nước biển dâng gây ngập các vùng đồng bằng thấp và ven biển, vào mùa hạn làm tăng xâm nhập mặn các cửa sông. 3. Thực trạng và ảnh hưởng biến đổi khí hậu 3.1. Trên thế giới 3.1.1. Thực trạng của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu làm gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu - 7 - hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xảy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Các báo cáo của IPCC và nhiều trung tâm nghiên cứu có uy tín hàng đầu trên thế giới công bố trong thời gian gần đây cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin và dự báo quan trọng. Theo đó, nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu ấm lên gần 1°C trong vòng 80 năm (từ 1920 đến 2005) và tăng rất nhanh trong khoảng 25 năm nay (từ 1980 đến 2005). Mới đây, ông Mark Lowcok, quan chức của Bộ Phát triển Quốc tế Anh đã đến thăm Việt Nam và có buổi thuyết trình về “Báo cáo Stern” do các nhà khoa học Anh xây dựng, được chính phủ Anh công bố về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Báo cáo cho rằng nếu không thực hiện được chương trình hành động giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính theo Nghị định thư Kyoto, đến năm 2035 nhiệt độ bề mặt địa cầu sẽ tăng thêm 2°C. Về dài hạn, có hơn 50% khả năng nhiệt độ tăng thêm 5°C. Hiện tại, Trái đất đang từng ngày từng giờ nóng lên với tốc độ như vậy với chiều hướng có thể còn nhanh hơn nữa. Tính từ đầu thế kỷ XIX đến nay hàm lượng CO 2 đã tăng liên tục đến 360 ppm. Số liệu quan trắc trong 4 thập kỷ gần đây cho thấy, cứ mỗi thập kỷ hàm lượng CO 2 trong khí quyển lại tăng 4%. Nói cách khác, hiệu ứng nhà kính do khí CO 2 gây ra là quá mức cần thiết, gây tăng nhanh nhiệt độ bề mặt địa cầu kéo theo nhiều hệ lụy như đã nêu trên. Hoa Kỳ là nước xả khí thải gây hiệu ứng nhà kínhnhiều nhất vào khí quyển (trên 30% tổng khí thải công nghiệp) vẫn chưa phê chuẩn Nghị định thưKyoto về cắt giảm khí thải. Hệ quả đồng hành với việc bề mặt Trái đất nóng lên luôn luôn là sự tan những khối băng vĩnh cửu ở hai đầu địa cực và trên đỉnh những dãy núi cao. Nhưng có lẽ chưa bao giờ tốc độ tan băng lại diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô lớn như ngày nay. Thử điểm một vài tin chính: ở Nam Cực, tháng 3/2002, các nhà khoa học tận mắt chứng kiến khối băng 500 tỷ tấn tan rã thành hàng nghìn mảnh; ở Bắc Cực, mùa hè 2002, lượng băng tan ở Greenland - 8 - cao gấp đôi so với 1992, diện tích băng tan đã lên tới 655.000 m 2 . Hơn 110 sông băng và những cánh đồng băng vĩnh cửu ở bang Montana đã biến mất trong vòng 100 năm qua. Các sông băng sẽ hầu như biến mất khỏi dãy Alpes vào năm 2050 (nếu độ tan chảy duy trì như hiện nay). Mùa hè 2002, các nhà khoa học ghi nhận một khối băng 3,5 triệu tấn tách ra, gây ra lũ băng từ dãy núi Mali trên đỉnh Kavkaz thuộc Nga. Trong vòng 13 năm gần đây, số băng tan ở châu Âu tăng gấp đôi so với lượng băng tan của 30 năm trước (1961-1990). Băng tan và nhiệt độ tăng làm nở thể tích trung bình của nước được coi như hai nguyên nhân chính dẫn đến mực nước đại dương cao dần lên, làm tràn ngập các đồng bằng thấp ven biển. Các số liệu quan trắc mực nước biển thế giới cho thấy mức tăng trung bình trong vòng 50-100 năm qua là 1,8 mm/năm. Nhưng chỉ trong 12 năm gần đây, các số liệu đo đạc của vệ tinh NASA cho thấy xu thế biển dâng đang gia tăng rất nhanh, với tốc độ trung bình là 3 mm/năm. Báo cáo của IPCC, do hàng chục nhà khoa học soạn thảo và hơn 2000 nhà khoa học từ 130 quốc gia tham gia đóng góp ý kiến, đưa ra dự báo: đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ bề mặt Trái đất sẽ tăng thêm từ 1,4 đến 4°C, mực nước biển sẽ dâng thêm khoảng 28-43 cm. Nhiều nhà khoa học còn đưa ra những dự báo mực nước biển đang dâng nhanh hơn nhiều, nhất là do hiện tượng tan băng đang xảy ra với tốc độ đáng kinh ngạc trong thời gian gần đây. Nhà địa lý học Richard Alley ở Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ nói: Chỉ cần 15% lớp băng ở Greenland bị tan cũng tạo ra một khối nước mới trong các đại dương đủ để làm ngập tiểu bang Florida của Hoa Kỳ và nhiều vùng duyên hải khác trên thế giới. Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết sẽ cần hơn 64,5 tỷ USD để đối phó với mực nước biển dâng cao do băng tan ở hai cực. Phía Nhật Bản ước tính nếu mực nước biển tăng thêm 1 mét, 90% số bãi biển của nước này sẽ bị “nuốt chửng”, sản lượng lúa sẽ giảm 50% Các nguồn tin cũng cho biết Trung Quốc đang xem xét việc xây dựng hệ thống đê kiên cố dọc suốt bờ biển, một kế hoạch được coi là xây dựng một “Vạn lý trường thành mới”. Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao về biến đổi khí hậu diễn ra tại Copenhagen (Đan Mạch)diễn ratừ 7 đến 18 tháng 12 năm 2009. các đại biểu khẳng định, biến đổi khí hậu có thể gây hậu quả thảm khốc trong tương lai gần, như gia tăng cường độ bão nhiệt đới, băng tan ở Bắc cực, nguồn nước cạn kiệt. Áp lực về nguồn cung nước sạch sẽ gia tăng trong khi có tới 20% dân số toàn cầu phải đối mặt với nguy cơ lũ lụt trong nửa thế kỷ tới. - 9 - Các nhà khoa học Anh còn dự báo, mực nước biển tăng cao hơn mức hiện nay khoảng 1,9 m vào năm 2100. Ngày 13/11/2012, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cảnh báo nếu không có một chương trình toàn diện phòng ngừa thảm họa thiên nhiên, thiệt hại kinh tế đối với 14 quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể lên đến mức khổng lồ. Lời cảnh báo được đưa ra dựa trên kết quả một nghiên cứu của ADB, theo đó 14 quốc gia trong đó có Việt Nam, Bangladesh và Philiippines, chịu nguy cơ cao nhất về thiệt hại con người và kinh tế do thiên tai. ADB nhấn mạnh rằng gần 90% GDP Việt Nam được tạo thành ở những khu vực rủi ro cao. Còn ở Bangladesh, tỷ lệ này là 86,5% GDP quốc gia. Nghiên cứu nhận xét: "Người dân ở châu Á-Thái Bình Dương có nguy cơ chịu ảnh hưởng của thảm họa thiên nhiên cao hơn 4 lần so với ở châu Phi, cao hơn 25 lần so với ở châu Âu và Bắc Mỹ." 3.1.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang tác động trực tiếp lên môi trường, đời sống sinh học, tài nguyên nước, Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan đã gây ra các thảm họa về môi trường, làm gia tăng các loại bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sức khỏe người dân trên phạm vi toàn thế giới. BĐKH là môi trường để một số bệnh gia tăng. Báo cáo của Diễn đàn Nhân đạo toàn cầu (GHF) cho thấy, do ảnh hưởng của BĐKH, trên thế giới mỗi năm làm chết 300.000 người. Trong đó, 90% do môi trường suy thoái, 99% tử vong là từ các quốc gia đang phát triển, vốn đóng góp chưa đến 1% lượng khí thải cacbon gây tình trạng ấm dần lên toàn cầu. Đồng thời, cũng cảnh báo BĐKH sẽ khiến toàn bộ mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) về giảm đói nghèo, trẻ em chết yểu và lan tràn dịch bệnh sẽ khó thành hiện thực. BĐKH cũng sẽ khiến hàng trăm triệu người thiếu nước sinh hoạt vào năm 2013. - 10 - [...]... cảnh biến đổi khí hậu, một số điều cần biết về biến đổi khí hậu và dự thảo Khung Nghị định về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường .Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang và sẽ làm thay đổi môi trường toàn cầu nhưng không đồng đêu ở các vùng khác nhau, trong đó Việt Nam được dự đoán là một trong những nước sẽ chịu hậu quả nặng nề nhất với khoảng 1/6 diện tích đất đai và 1/3 dân số bị ảnh hưởng Bởi... rừng Khái niệm biến đổi khí hậu, các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và nhu cầu thích ứng vẫn chưa được hiểu đúng ở Việt Nam, trừ cộng đồng nhỏ các chuyên gia và các cán bộ phát triển, một số cơ quan quản lý nhà nước liên quan và một số địa phương (đã được thụ hưởng từ các dự án liên quan đến biến đổi khí hậu) Để cải thiện tình hình này đòi hỏi phải tăng cường công tác truyền thông và nghiên cứu... một kế hoạch được coi là xây dựng một “Vạn lý trường thành mới” 3.2 Tại Việt Nam 3.2.1 Thực trạng biến đổi khí hậu Một số phác thảo BĐKH ở Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam tại Hà Nôi tháng 2/2008, được trình bày tóm tắt dưới đây Bảng 1.Thông báo Quốc gia về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam (so với năm 1990) Năm Nhiệt độ tăng thêm(0C) Mực nước biển tăng thêm... bị ngập 650 và thiệt hại miền Trung, 2006 3,974 ha đầm nuôi cá tôm bị - ngập - 494 tấn cá tôm bị phá huỷ - 951 tàu thuyền bị chìm - 22 - 4 Những giải pháp khắc phục Từ thực trạng và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đặt ra hai vấn đề lớn mà nhân loại cần phải giải quyết: Một làlàm giảm tác động biến đổi khí hậu Hai là thích ứng với biến đổi khí hậu Để làm giảm tốc độ của biến đổi khí hậu có liên... tốt giữa các Bộ Ngành và tăng cường hợp tác với các cơ quan quốc tế và các tổ chức NGO quốc tế để có thể giải quyết biến đổi khí hậu một cách có lồng ghép với các nỗ lực lâu dài và phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo Hết sức quan trọng là chính những người gặp rủi ro biến đổi khí hậu nhiều nhất Người nghèo nông thôn sống ở các tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu rất hạn chế về thông... gia chủ yếu trong quy hoạch và thực hiện các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu, nhất là ở những nơi các biện pháp đó đòi hỏi phải di dời hoặc từ bỏ đáng kể các phương thức sinh kế hiện có • Làm giảm tác động biến đổi khí hậu - 24 - Cũng tại Hội nghị Cấp cao về biến đổi khí hậu diễn ra tại Copenhagen: Đại biểu đến từ Hà Lan cho biết, xác định chung sống với biến đổi khí hậu, nước này đã chi hàng tỷ... không chỉ phổ biến và kéo dài mà thậm chí còn gây khô hạn thời đoạn ngay trong thời gian El Nino Tác động này ở Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên lớn hơn Nam Tây Nguyên • Những hiểm họa BĐKH đã, đang và sẽ xảy ra ở Việt Nam: Sự biến động của thời tiết nước ta không thể tách rời những thay đổi lớn của khí hậu thời tiết toàn cầu Chính sự biến đổi phức tạp của hệ thống khí hậu thời tiết... quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Theo đó, các nguyên tắc cơ bản của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu là: - Ứng phó trên nguyên tắc phát triển bền vững, đảm bảo tính hệ thống, tổng hợp, ngành, vùng, bình đẳng về giới, xóa đói, giảm nghèo - Các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm... hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật và được quán triệt trong tổ chức thực hiện - Triển khai ứng phó với biến đổi khí hậu theo nguyên tắc “trách nhiệm chung nhưng có phân biệt” được xác định trong Công ước Khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu Hội chữ thập đỏ Việt Nam với sự hỗ trợ của hội chữ thập đỏ Hà Lan (NRC) đã thực hiện dự án biến đổi khí hậu ở 5 tỉnh ven biển từ năm 2003 đến 2005 Dự... và sự bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng sẽ làm cho thế giới tốt hơn - 33 - C – KẾT LUẬN Phần lớn các địa phương ở nước ta, nhất là các tỉnh ven biển chưa nhận diện đầy đủ mối đe doạ của biến đổi khí hậu .Biến đổi khí hậu chưa thực sự được tính toán và lồng ghép vào các quy hoạch phát triển của tỉnh cũng như của các ngành, các địa phương có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nề Những ngành nhạy cảm và . Quốc về biến đổi khí hậu đã định nghĩa: Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu , là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có. biến đổi khí hậu 3.1. Trên thế giới 3.1.1. Thực trạng của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu làm gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, . suốt thế kỷ XX. Biến đổi khí hậu là một vấn đề hiện đang được các nước trên thế giới quan tâm sâu sắc. Biến đổi khí hậu mà tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra. Nhiệt độ trên thế giới