1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Cơ hội học tập sau đại học của sinh viên học tiếng pháp

7 1,1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

TRADUCTION A PRESENTATION GENERALE COOP SANTE Cơ hội học tập sau đại học của sinh viên học tiếng Pháp TRADUCTION A PRESENTATION GENERALE COOP SANTE Cơ hội học tập sau đại học của sinh viên học tiếng Pháp

A : Hợp tác đại học Hợp tác đại học trong lĩnh vực y tế là một hợp tác lâu đời và là một trong những yếu tố quan trọng nhất của hợp tác Pháp-Việt. Hiện nay có hai chương trình lớn đang được thực hiện : - Chương trình tiếp nhận bác sĩ Việt Nam tại các bệnh viện của Pháp (Chương trình Nội trú bệnh viện (FFI) trước đây) từ năm 2010 được chuyển thành chương trình (DFMS) Đào tạo cấp bằng chuyên khoa y tế - Chương trình giảng dạy tại Việt Nam, cấp bằng liên đại học (DIU) 1 : Kết thúc chương trình bác sĩ nội trú FFI Hiện tại là thời điểm kết thúc chương trình (FFI) Nội trú bệnh viện. Bắt đầu năm 1993 (sau khi hiệp định liên chính phủ được ký ngày 10 tháng 2 năm 1993), chương trình FFI có cấp chứng chỉ chuyên khoa (AFS) đã đào tạo được hơn 2000 bác sĩ Việt Nam tại Pháp. Việc tuyển chọn bác sĩ đi học được các giảng viên Pháp thực hiện thông qua các khóa học chuyên khoa khác nhau. Sau 17 năm, chương trình này đã kết thúc năm 2010. Các bác sĩ cuối cùng được xét tuyển trong chương trình đã đi học ở Pháp vào đầu tháng 5/2010. Chương trình đào tạo Bác sĩ Nội trú (FFI) đã làm thay đổi sâu sắc hệ thống y tế Việt Nam và là một thành công đáng ghi nhận trong hợp tác. Sự thành công này đều được các đối tác đại học của Việt Nam và các nhà tài trợ quốc tế thừa nhận. Các bác sĩ được đào tạo thuộc các bệnh viện khác nhau của Việt Nam. Tất cả các trường đại học y của Pháp cũng như một số lớn các bệnh viện không thuộc hệ thống viện trường của Pháp đã tiếp nhận các bác sĩ Việt Nam. (Hình 1, 2 và 3 ). 2 : Đổi mới Chương trình Đào tạo y khoa cấp bằng chuyên khoa (DFMS) Năm 2010, một chương trình đào tạo mới (Đào tạo y chuyên khoa có cấp bằng - DFMS) đã được triển khai (theo nghị định ngày 8/7/2008, được sửa đổi ngày 16/03/2009 và ngày 03/08/2010). Từ nay các ứng viên được xét tuyển thông qua một kỳ thi quốc tế bao gồm chứng chỉ tiếng Pháp (DELF B2 hoặc TCF tương đương), xét hồ sơ và đơn dự tuyển. Một quy trình riêng được dành cho các ứng viên nằm trong một hiệp định hợp tác. 3 : Đăng ký chương trình DFMS : Cách thức tiến hành a : DFMS là gì ? Đây là một chương trình đào tạo cả lý thuyết lẫn thực hành, dựa theo chương trình học chuyên khoa DES của sinh viên y khoa Pháp. b: Ai có thể đăng ký ? DFMS dành cho sinh viên đã tốt nghiệp y khoa và đang theo học chuyên khoa tại đất nước của mình. DFMSA dành cho bác sĩ đã có bằng chuyên khoa trong nước. Thời gian đào tạo DFMS có thể kéo dài từ một đến ba năm. Đối với DFMSA, thời gian đào tạo từ 6 tháng đến một năm. c : Đăng ký như thế nào ? Bắt đầu từ tháng 12 hàng năm, hồ sơ đăng ký có thể tải từ mạng của Đại sứ quán Pháp (www.ambafrance-vn.org) hoặc của Trường đại học Y khoa Strasbourg, là trường điều phối và quản lý chương trình này (www-ulpmed.u- strasbg.fr). Phải nộp hai bộ hồ sơ: • Hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận Hợp tác Văn hóa, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, có mang theo chứng minh thư , cho chị Trần Mai Anh : mai-anh.tran@diplomatie.gouv.fr ; tel : 04 39445802), Trợ lý Tùy viên Hợp tác Y tế và Phát triển xã hội. Các ứng viên khi đó sẽ được nhận một giấy biên nhận. Hồ sơ chỉ được nộp theo đặt hẹn, duy nhất tại Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội (57 Trần Hưng Đạo, Hà Nội). • Hoặc scan và gửi qua thư điện tử (toàn bộ hồ sơ đăng ký và chứng minh thư nhân dân) theo địa chỉ sau : DFMS- DFMSA.vn@hotmail.fr. Tuy nhiên hai bản gốc của hồ sơ vẫn phải gửi qua bưu điện (hồ sơ đăng ký và bản copy chứng minh thư) theo địa chỉ : Tran Mai Anh, Bộ phận hợp tác và hoạt động văn hóa, Đại sứ quán Pháp, 57 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Một vài đặc trưng ở Việt Nam: Ở Việt Nam, giấy khai sinh thay cho giấy chứng nhận quốc tịch. Vì việt Nam không có tem thư trả lời quốc tế (coupons ″Réponse internationale″) vì vậy trong hồ sơ không cần phải nộp tem thư này. 4 : Chương trình Đào tạo cấp bằng liên đại học (Diplômes interuniversitaires - DIU) Ngoài ra, Pháp còn tài trợ một chương trình đào tạo lớn khác đó là Đào tạo cấp bằng liên đại học (DIU). Các khóa đào tạo được các giảng viên Pháp giảng tại Việt Nam. Đây là chương trình đào tạo sau đại học có khoảng gần một nghìn bác sĩ Việt Nam. Văn bằng của chương trình được cả trường đại học Pháp và Việt Nam công nhận. Việc giảng dạy được thực hiện bằng tiếng Pháp có dịch song song ra tiếng Việt. Đối tượng tham gia là các bác sĩ chuyên khoa và vì vậy chương trình này được lồng ghép với chương trình đào tạo sau đại học của Việt Nam. Người phụ trách, quản lý chương trình là bác sĩ Jean Baptiste Dufourcq : jean- baptiste.dufourcq@diplomatie.gouv.fr 5 : Học bổng chất lượng cao của Đại sứ quán Pháp Hàng năm, Đại sứ quán Pháp cấp học bổng thạc sĩ năm thứ 2 (Master 2) và nghiên cứu sinh. Các học bổng này cũng được dành cho bác sĩ và dược sĩ mong muốn thực hiện nghiên cứu tại Pháp. Mọi thông tin xin liên hệ chị Vũ Âu Cơ : (au-co.vu@diplomatie.gouv.fr) B : Dự án « Bệnh viện đại học Hà Nội » Dự án hiện đại hóa Trường đại học Y Hà Nội (UMH) được coi như là một ưu tiên của chính phủ Việt Nam.Trong chuyến thăm Pháp tháng 10 năm 2007, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị chính phủ Pháp giúp đỡ Việt Nam thực hiện dự án này và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã chuyển thư đề nghị đến Bà Christine Lagarde, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính của Pháp. Theo quan điểm chính thức, đây là yêu cầu của người đứng đầu chính phủ Việt Nam và được tiếp tục thực hiện bởi Trường Đại học Y Hà Nội, đơn vị hưởng thụ trực tiếp dự án và Bộ Kế hoạch đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi dự án. Đáp ứng yêu cầu về việc « giúp đỡ tài chính cho dự án hiện đại hóa Trường Đại học Y Hà Nội và xây dựng một Trung tâm viện trường », Bà Christine Lagarde, Bộ trưởng Kinh tế, Công nghiệp và Việc làm đã trả lời bằng cách nêu ra :  Khả năng huy động các nguồn tài chính của Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Việc làm cho việc mua các trang thiết bị y tế của Pháp,  Đào tạo bác sĩ cho dự án thông qua chương trình DFMS,  Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) sẽ nghiên cứu khả năng cử chuyên gia Pháp sang hỗ trợ kỹ thuật cho dự án. Yêu cầu hỗ trợ gửi đến chính phủ Pháp chỉ dành cho phần bệnh viện trong khuôn khổ của một dự án tham vọng hơn là đổi mới toàn diện Trường Đại học Y Hà Nội. Một tiền dự án dự kiến mở rộng bệnh viện hiện có nằm trong Trường Đại học Y Hà Nội. Bệnh viện này bắt đầu hoạt động vào quý một 2008, hiện tại có khoảng 120 giường trên tổng số 150 giường được phép. Đây là một tòa nhà 4 tầng với diện tích mặt bằng là 1500 m², dành cho những điều trị có thời gian nhập viện ngắn ngày. Bộ Y tế Việt Nam đã đồng ý cho việc mở rộng bệnh viện thành 500 giường. Dự án này được thực hiện bởi Cơ quan Phát triển Pháp. Mọi thông tin xin liên hệ anh Yann Martres : martresy@afd.fr C : Hoạt động hợp tác của Pháp trong lĩnh vực HIV/Sida Phòng chống HIV/AIDS, mục tiêu trụ cột thứ 6 trong các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vẫn là một ưu tiên của chương trình hợp tác. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam cũng không ngăn chặn được sự lan rộng của nạn dịch HIV/AIDS. Ngay cả khi tỷ lệ nhiễm HIV ước tính chỉ chiếm khoảng 0,5% dân số Việt Nam thì số lượng người mắc cũng đã là 500.000 người, phần lớn thuộc độ tuổi từ 15 đến 29 và thuộc các nhóm xã hội là nạn nhân của sự phân biệt (một nửa là những người nghiện ma túy). Những vùng có nhiều người nhiễm HIV nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Từ năm 2004, chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể để chống lại dịch (nhất là trong lĩnh vực lập pháp : « Chiến lược quốc gia về phòng chống và kiểm soát HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 »). Pháp tham gia vào cuộc chiến chống HIV/SIDA với Việt Nam trong bối cảnh này. Cam kết của nước Pháp được chính phủ Việt Nam thừa nhận : Chuyến thăm Pháp của Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cuối tháng 4/2009 chủ yếu dành cho chủ đề này, đã cho phép đưa ra các dự án hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu. 1 : GIP ESTHER (Nhóm vì lợi ích chung - Tất cả vì tình đoàn kết trong mạng lưới điều trị) Đây là hợp tác giữa các bệnh viện dựa trên thỏa thuận ký tháng 12/2003 theo đó một nửa kinh phí cho chương trình do Bộ Ngoại giao và Châu Âu Pháp đảm nhận. Hiện nay dự án của ESTHER được thực hiện tại ba bệnh viện : Đống Đa, Xanh Pôn, Hà Nội và Đa khoa Hải Phòng. Mọi thông tin xin liên hệ ông Gerald Viretto: gerald.viretto@esther.fr 2 : Nghiên cứu y sinh học - Một nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển Pháp (IRD) đang thực hiện một đề tài về các vấn đề xã hội liên quan đến HIV/AIDS, thông qua một dự án có tên là « Gia đình Việt Nam đối mặt với HIV/AIDS : phòng chống nạn dịch, chăm sóc người nhiễm HIV ở các khu vực nông thôn và thành thị tại tỉnh Quảng Ninh ». Từ tháng 9/2010 một cố vấn kỹ thuật của IRD được cử đến Bệnh viện các Bệnh truyền nhiễm Thành phố Hồ Chí Minh để triển khai dự án nghiên cứu đồng nhiễm HIV và lao. Mọi thông tin xin liên hệ ông Jacques Boulègue : vietnam@ird.fr - Cơ quan nghiên cứu quốc gia về HIV/SIDA (ANRS) giữ vai trò trung tâm trong nghiên cứu khoa học của Pháp tại Việt Nam nhờ vào cam kết trước đây của giáo sư Françoise Barré Sinoussi (Giải Nobel Y học năm 2008). Cơ quan này thực hiện rất nhiều dự án nghiên cứu do bác sĩ Didier Laureillard (didier.laureillard@yahoo.fr), cố vấn kỹ thuật thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh phụ trách. 3 : Các tổ chức phi chính phủ Tổ chức « Thầy thuốc Thế giới » (Médecins du Monde) hoạt động bằng kinh phí của « Kế hoạch hỗ trợ khẩn cấp cho cuộc chiến chống AIDS ở nước ngoài (PEPFAR) do Cơ quan Phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) điều phối và tổ chức phi chính phủ Handicap international hoạt động bằng kinh phí của Bộ phận Hỗ trợ hoạt động quốc tế của các tổ chức phi chính phủ (MAAIONG) do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) điều phối bổ sung thêm các hoạt động hợp tác song phương Pháp-Việt. 4 : Hoạt động đa phương : Quỹ Toàn cầu Với tư cách là nhà tài trợ thứ hai cho Quỹ Toàn cầu (chiếm 17%), Pháp tham gia vào nỗ lực của cộng đồng thế giới trong việc phòng chống HIV/AIDS. Cùng với Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hà Lan, Pháp là một trong bốn đại diện của các nhà tài trợ song phương vào CCM địa phương. D : Các hoạt động khác 1 : Quan hệ đối tác « Trao đổi Pháp-Việt trong lĩnh vực Lão khoa » Việt Nam, nước đã hoàn thành giai đoạn quá độ dân số, hiện đang phải đối mặt với vấn đề chăm sóc người cao tổi. Vì vậy Đại sứ quán Pháp hỗ trợ dự án hợp tác giữa các ê- kíp Pháp và Việt cả trong lĩnh vực bệnh viện lẫn đào tạo đại học. Dự án hợp tác này bao gồm : - Đại học Louis Pasteur Strasbourg phối hợp với Đại học Y Hà Nội thành lập một chương trình đào tạo cấp bằng liên đại học (DIU) về Lão khoa. - Triển khai mối quan hệ đối tác giữa Viện Lão khoa Việt Nam với Bệnh viện Ambroise Paré ở Paris. Người liên hệ : Bà Véronique Desjardins : veronique.desjardins@apr.aphp.fr 2 : Hợp tác phi tập trung Rất nhiều địa phương của Pháp hỗ trợ hợp tác ở Việt Nam cả trong lĩnh vực đào tạo và trong các trao đổi giữa các bệnh viện Người liên hệ : Chị Coralie Cyprien : (coralie.cyprien@diplomatie.gouv.fr) . bác sĩ Jean Baptiste Dufourcq : jean- baptiste.dufourcq@diplomatie.gouv.fr 5 : Học bổng chất lượng cao c a Đại sứ quán Pháp Hàng năm, Đại sứ quán Pháp cấp học bổng thạc sĩ năm thứ 2 (Master 2). đều được các đối tác đại học c a Việt Nam và các nhà tài trợ quốc tế th a nhận. Các bác sĩ được đào tạo thuộc các bệnh viện khác nhau c a Việt Nam. Tất cả các trường đại học y c a Pháp cũng như một. tạo đại học. Dự án hợp tác này bao gồm : - Đại học Louis Pasteur Strasbourg phối hợp với Đại học Y Hà Nội thành lập một chương trình đào tạo cấp bằng liên đại học (DIU) về Lão khoa. - Triển khai

Ngày đăng: 05/09/2014, 09:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w