- Trong tĩnh lực học: xác định bởi mối quan hệ giữa các thông số đầu và cuối của vật liệu sấy cùng tác nhân sấy dựa trên phương pháp cân bằng vật chất và năng lượng, từ đó xác định được
Trang 1Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 1
1.1 TỔNG QUAN VỀ SẤY
1.1.1 Khái niệm chung
Trong công nghệ hóa chất, thực phẩm, quá trình tách nước ra khỏi vật liệu
(làm khô vật liệu) là rất quan trọng Tùy theo tính chất và độ ẩm của vật liệu,
mức độ làm khô của vật liệu mà thực hiện một trong các phương pháp tách nước
ra khỏi vật liệu sau đây:
- Phương pháp cơ học (sử dụng máy ép, lọc, ly tâm…)
- Phương pháp hóa lý (sử dụng canxi clorua, acid sunfulric để tách nước)
- Phương pháp nhiệt (dùng nhiệt để bốc hơi ẩm trong vật liệu)
Sấy là một quá trình bốc hơi nước ra khỏi vật liệu bằng phương pháp nhiệt
Nhiệt cung cấp cho vật liệu ẩm bằng cách dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ hoặc bằng
năng lượng điện trường có tần số cao Mục đích của quá trình sấy là làm giảm
khối lượng của vật liệu, tăng độ liên kết bề mặt và bảo quản được tốt hơn
Trong quá trình sấy, nước được bay hơi ở nhiệt độ bất kì do sự khuếch tán bởi
sự chênh lệch độ ẩm ở bề mặt vật liệu đồng thời bên trong vật liệu có sự chênh
lệch áp suất hơi riêng phần của nước tại bề mặt vật liệu và môi trường xung
quanh
Quá trình sấy được khảo sát về bề mặt: tĩnh lực học và động lực học
- Trong tĩnh lực học: xác định bởi mối quan hệ giữa các thông số đầu và
cuối của vật liệu sấy cùng tác nhân sấy dựa trên phương pháp cân bằng vật chất
và năng lượng, từ đó xác định được thành phần vật liệu, lượng tác nhân sấy và
lượng nhiệt cần thiết
- Trong động lực học: khảo sát mối quan hệ giữa sự biến thiên của độ ẩm vật
liệu với thời gian và các thông số của quá trình sấy
Ví dụ : tính chất và cấu trúc của vật liệu, kích thước vật liệu, các điều kiện
thủy động lực học của tác nhân sấy và thời gian thích hợp
Trang 2Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 2
1.1.2 Thiết bị sấy
1.1.2.1 Phân loại thiết bị sấy
Do điều kiện sấy trong mỗi trường hợp sấy khác nhau nên có nhiều kiểu thiết
bị sấy khác nhau, vì vậy có nhiều cách phân loại thiết bị sấy:
- Dựa vào tác nhân sấy: ta có thiết bị sấy bằng không khí hoặc thiết bị sấy bằng
khói lò, ngoài ra còn có các thiết bị sấy bằng các phương pháp đặc biệt như sấy
thăng hoa, sấy bằng tia hồng ngoại hay bằng dòng điện cao tần
- Dựa vào áp suất làm việc: thiết bị sấy chân không, thiết bị sấy ở áp suất
thường
- Dựa vào phương pháp cung cấp nhiệt cho quá trình sấy: thiết bị sấy tiếp xúc,
thiết bị sấy đối lưu, thiết bị sấy bức xạ …
- Dựa vào cấu tạo thiết bị: phòng sấy, hầm sấy, sấy băng tải, sấy trục, sấy thùng
quay, sấy tầng sôi, sấy phun…
- Dựa vào chiều chuyển động của tác nhân sấy và vật liệu sấy: cùng chiều,
ngược chiều và giao chiều
1.1.2.2 Nguyên lý thiết kế thiết bị sấy
Yêu cầu thiết bị sấy là phải làm việc tốt (vật liệu sấy khô đều có thể điều
chỉnh được vận tốc dòng vật liệu và tác nhân sấy, điều chỉnh được nhiệt độ và độ
ẩm của tác nhân sấy), tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng và dễ sử dụng
Khi thiết kế thiết bị sấy cần có những số liệu cần thiết:
Loại vật liệu cần sấy (rắn, nhão, lỏng…), năng suất, độ ẩm đầu và cuối của vật
liệu, nhiệt độ giới hạn lớn nhất, độ ẩm và tốc độ tác nhân sấy, thời gian sấy
Trước hết phải vẽ sơ đồ hệ thống thiết bị, vẽ quy trình sản xuất, chọn kiểu thiết
bị phù hợp với tính chất của nguyên liệu và điều kiện sản xuất
Tính cân bằng vật liệu, xác định số liệu và kích thước thiết bị
Tính cân bằng nhiệt lượng để tính nhiệt tiêu thụ và lượng tác nhân sấy cần
thiết
Đối với các thiết bị làm việc ở áp suất khí quyển cần phải tính độ bền
Trang 3Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 3
của hệ thống: bộ phận cung cấp nhiệt (lò đốt, calorifer), bộ phận vận chuyển, bộ
phận thu hồi bụi (nếu có), quạt , công suất tiêu thụ để chọn động cơ điện
1.1.2.2 Lựa chọn thiết bị sấy
Sấy thùng quay là một thiết bị chuyên dung để sấy hạt Loại thiết bị này được
dung rộng rãi trong công nghệ sau thu hoạch để sấy các vật ẩm dạng hạt có kích
thước nhỏ Trong hệ thống sấy này, vật liệu sấy được đảo trộn mạnh, tiếp xúc
nhiều với tác nhân sấy, do đó trao đổi nhiệt mạnh, tốc độ sấy mạnh và độ đồng
đều sản phẩm cao Ngoài ra thiết bị còn làm việc với năng suất lớn
1.1.3 Xác định các thông số của tác nhân sấy và tiêu hao nhiệt cho sấy
1.1.3.1 Nhiệm vụ của tác nhân sấy
Tác nhân sấy có nhiệm vụ sau:
- Gia nhiệt cho vật sấy
- Tải ẩm: mang ẩm từ bề mặt vật vào môi trường
- Bảo vệ vật sấy khỏi bị ẩm khi quá nhiệt
Tùy theo phương pháp sấy, tác nhân sấy có thể thực hiện một hoặc hai trong ba
nhiệm vụ nói trên
Khi sấy đối lưu, tác nhân sấy làm hai nhiệm vụ gia nhiệt và tải ẩm
Khi sấy bức xạ, tác nhân sấy làm nhiệm vụ tải ẩm và bảo vệ vật sấy
Khi sấy tiếp xúc tác nhân sấy làm nhiệm vụ tải ẩm
Khi sấy bằng điện trường tần số cao, tác nhân sấy làm nhiệm vụ tải ẩm
Khi sấy chân không chỉ có thể cấp nhiệt bằng bức xạ hay dẫn nhiệt hoặc kết hợp
cả hai cách cấp nhiệt này Việc dùng bơm chân không hay kết hợp bơm chân
không và thiết bị ngưng kết ẩm(sấy thăng hoa), vì vậy phương pháp sấy chân
không không cần tác nhân sấy
1.1.3.2 Các loại tác nhân sấy
- Không khí ẩm: là loại tác nhân sấy thông dụng nhất Dùng không khí ẩm
có nhiều ưu điểm: không khí có sẵn trong tự nhiên, không độc và không làm ô
nhiễm sản phẩm
Trang 4Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 4
- Khói lò: sử dụng làm môi chất sấy có ưu điểm là không cần dùng calorife,
phạm vi nhiệt độ rộng nhưng dùng khói lò có nhược điểm là có thể ô nhiễm sản
phẩm do bụi và các chất có hại như: CO2 , SO2
- Hỗn hợp không khí hơi và hơi nước: tác nhân sấy loại này dùng khi cần có
độ ẩm tương đối φ cao
- Hơi quá nhiệt: dùng làm môi chất sấy trong trường hợp nhiệt độ cao và sản
phẩm sấy là chất dễ cháy nổ
1.1.3.3 Không khí ẩm
- Các thông số cơ bản của không khí ẩm:
+ Độ ẩm tương đối là tỉ số giữa lượng hơi nước có trong không khí ẩm với
lượng hơi nước lớn nhất có thể chứa trong không khí ẩm đó ở cùng một
Gh , kg : lượng hơi nước trong không khí ẩm
Gh max: lượng hơi nước lớn nhất có thể chứa trong không khí ẩm
ph , N/m2 : phần áp suất hơi nước trong không khí ẩm
phs , N/m2 : áp suất bão hòa hơi nước ở nhiệt độ không khí ẩm
+ Độ chứa hơi là lượng hơi nước chứa trong 1kg không khí khô:
h k
G d G
= (1.2) , (kg/kgkkkhô)
ở đây: Gh , kg : lượng hơi nước chứa trong không khí ẩm
Ghs : lượng không khí khô
Gh , Gk có thể xác định theo phương trình trạng thái của hơi nước và không khí
khô theo ph , pk và p
+ Entanpy của không khí ẩm được tính với 1kg không khí khô như sau:
I = Ik + Ih (1.3), (kJ/kgkkkhô)
Trang 5Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 5
Trong đó:
Ik : entanpy không khí khô, Ik = Cpkt, kJ/kgkkkhô với Cpk là nhiệt dung riêng của
không khí khô, có giá trị là 1,04 kJ/kgkkkhô, nhiệt độ không khí ẩm
Ih : entanpy của hơi nước có trong 1 kg không khí khô
+ Nhiệt độ đọng sương (ts): nhiệt độ đọng sương của không khí ẩm là nhiệt độ
của không khí bão hòa đạt được bằng cách làm lạnh không khí ẩm trong điều
kiện độ chứa hơi không đổi Khi biết nhiệt độ và độ ẩm tương đối có thể xác định
nhiệt độ đọng sương
Khi bão hòa φ = 100% , ph = phs nhiệt độ không khí ẩm lúc này là ts chính là nhiệt
độ bão hòa ứng với ph = phs Vì vậy ta có thể tra bảng hơi nước bão hòa với ph ta
xác định được nhiệt độ bão hòa
+ Nhiệt độ nhiệt kế ướt tM : là nhiệt độ của không khi ẩm bão hòa đạt được bằng
cách cho nước bốc hơi đoạn nhiệt vào không khí ẩm Quá trình xảy ra làm cho
nhiệt độ không khí ẩm giảm, độ ẩm tương đối và độ ẩm chứa hơi tăng, còn
entanpy không đổi Quá trình đạt đến trạng thái cân bằng φ = 100% thì nhiệt độ
không khí ẩm là tM Nhiệt độ này cũng chính là nhiệt độ nước Người ta đo nhiệt
độ này bằng cách lấy bông hoặc vải thô vấn vào bầu thủy ngân của nhiệt kế và
nhúng vào nước vì vậy gọi là nhiệt độ nhiệt kế ướt
+ Thể tích riêng và khối lượng riêng theo không khí ẩm:
Không khí ẩm là hỗn hợp của khí lý tưởng nên ta có thể xác định khối lượng
Trang 6Khi sử dụng khói làm môi chất sấy ta phải tính toán quá trình cháy nhằm thu
được khói lò có lưu lượng, nhiệt độ, độ chứa hơi nhất định Sơ đồ nguyên lý
buồng đốt tạo khói làm môi chất sấy được biểu diễn trên hình sau:
Hình 1.1 Sơ đồ nguyên lý bình đốt tạo khói
1.buồng đốt, 2.buồng lắng bụi, 3.buồng hòa trộn
Trong tính toán quá trình cháy, để tạo khói làm môi chất sấy, người ta thường
tính cho 1 kg nhiên liệu và cần xác định các đại lượng cơ bản sau:
+ Nhiệt trị của nhiên liệu có thể xác định theo thành phần nhiên liệu hoặc đo
trong phòng thí nghiệm Khi biết thành phần nhiên liệu, có thể xác định nhiệt trị
theo các công thức sau:
¾ Đối với nhiên liệu khí:
Trang 7+ Tiêu hao không khí
¾ Tiêu hao không khí lý thuyết đối với chất khí:
n m
L =
¾ Tiêu hao nhiệt riêng không khí thực tế
L = αT.L0 (1.9) Trong đó αT là hệ số không khí thừa trong buồng lửa
Hệ số không khí thừa α – chọn theo loại nhiên liệu và cấu tạo buồng đốt Khi
dùng khói làm môi chất sấy, nhiệt độ khói thường thấp hơn nhiều so với nhiệt độ
khói ra khỏi buồng lửa vì vậy cần đưa khói qua buồng hòa trộn với không khí để
đạt được nhiệt độ môi chất theo yêu cầu Hệ số không khí thừa chung là:
Trang 8Trong đó Δα là hệ số không khí thừa trong buồng hòa trộn
- Xác định hệ số không khí thừa:
Hệ số không khí thừa α được xác định bằng cách chọn αT theo nhiên liệu và
kiểu buồng đốt sau đó tính Δα theo quá trình hỗn hợp không khí và khói
Hệ số không khí thừa chung α tính theo khói vào buồng sấy có thể xác định theo
nhiệt độ khói làm môi chất sấy
+ Đối với nhiên liệu khí
Trang 9η : hiệu suất buồng đốt
Cnl : nhiệt dung riêng của nhiên liệu
tnl : nhiệt độ nhiên liệu vào buồng đốt
h
i : entanpy của hơi nước trong khói
'
h
i : entanpy của hơi ẩm trong nhiên liệu
Wnl : độ ẩm của nhiên liệu khí
I0 :entapy của không khí vào buồng đốt
d0 : độ chứa hơi của không khí vào buồng đốt
Ckh : nhiệt dung riêng của khói
Tkh : nhiệt độ của khói
CmHn : thành phần cacbua hydro tính theo thành phần khối lượng Sau khi xác định hệ số thừa chung α ta chọn hệ số khí thừa của buồng đốt theo
nhiên liệu và kiểu buồng đốt αhd, từ đó ta có:
Δα = α – αhd (1.12) Vậy lượng không khí cần hòa trộn thêm là:
ΔL = Δα.L0 (1.13), (kg/kgnl)
1.1.4 Chế độ sấy
1.1.4.1 Khái niệm và định nghĩa
- Chế độ sấy là một tập hợp các tác động nhiệt của môi chất sấy đến vật liệu
sấy nhằm đảm bảo chất lượng và thời gian sấy nhất định theo yêu cầu
Trang 10Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 10
- Chế độ sấy thể hiện dưới dạng các thông số sau: nhiệt độ tác nhân sấy,
hiệu nhiệt độ khô ướt Δt (hay độ ẩm tương đối φ), tốc độ môi chất sấy
1.1.4.2 Các thông số xác định chế độ sấy
- Nhiệt độ tác nhân sấy vào thiết bị
Nhiệt độ tác nhân sấy vào thiết bị ảnh hưởng quyết định đến tốc độ sấy có
nghĩa là ảnh hưởng quyết định đến thời gian sấy Nhiệt độ t1 cũng ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm sấy Một số sản phẩm sấy không cho phép sấy ở nhiệt
độ cao vì vậy nó không cho phép nhiệt tác nhân sấy vượt quá giá trị nhất định
Nhiệt độ tác nhân sấy vào thiết bị càng cao, tốc độ sấy càng lớn dẫm đến thời
gian sấy giảm và giảm tiêu hao năng lượng Tuy vậy nhiệt độ tác nhân sấy càng
cao thì tổn thất nhiệt vào môi trường càng lớn dẫn đến tăng tiêu hao năng lượng
Vì vậy cần xác định giá trị t1 tối ưu theo hàm mục tiêu là tiêu hao năng lượng
Trị số t1 tối ưu theo tiêu chí này thường khá lớn vì vậy khi sấy các vật liệu nhạy
cảm nhiệt (chất lượng sản phẩm giảm khi nhiệt độ tăng) thì nhiệt độ tác nhân
sấy t1 xác định theo điều kiện chất lượng sản phẩm
Ví dụ khi sấy các vật liệu dạng tinh bột nhiệt độ tác nhân sấy t1 thường nhỏ
hơn nhiệt độ hồ hóa (khoảng 600C)
+ Độ ẩm tương đối của không khí vào thiết bị φ1 (hay Δt1)
Độ chênh lệch nhiệt độ khô ướt của môi chất vào thiết bị Δt1 tạo nên thế sấy, nó
là động lực cho ẩm thoát ra từ vật ẩm vào môi trường Thế sấy càng lớn thì tốc độ
thoát ẩm càng lớn Tuy nhiên khi tốc độ thoát ẩm lớn sẽ dẫn đến vật sấy biến
dạng (vênh, nứt) vì vậy ta chọn Δt1 thích hợp với từng loại sản phẩm và từng giai
đoạn của quá trình sấy
+ Nhiệt độ môi chất sấy ra khỏi thiết bị t2
Nhiệt độ này càng lớn thì tổn thất do khí thoát càng cao Vì vậy, theo mục tiêu
tiết kiệm năng lượng thì nhiệt độ t2 càng nhỏ càng tốt Tuy nhiên, khi chọn t2 phải
Trang 11Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 11
liệu sấy t2 càng lớn thì truyền từ môi chất sấy đến vật liệu sấy càng lớn dẫn tới
tốc độ bay hơi ẩm lớn, thời gian sấy giảm, tiêu hao nhiệt cho quá trình sấy giảm
Đồng thời t2 lớn sẽ dẫn tới tổn thất nhiệt do khí thoát và tăng tổn thất nhiệt vào
môi trường do truyền nhiệt qua thiết bị Vì vậy cần chọn Δt2 tối ưu Trị số này
thường chọn theo kinh nghiệm từ 10 – 150C
+ Độ ẩm môi chất sấy ra khỏi thùng sấy φ2
Thông số này cũng ảnh hưởng đến quá trình sấy Chọn φ2 càng lớn thì tiêu hao
riêng không khí càng nhỏ Tuy vậy, việc tăng φ2 bị hạn chế bởi độ ẩm cân bằng
vật liệu tương ứng với trạng thái không khí ẩm ra khỏi buồng sấy (t2, φ2) Khi φ2
tăng đến giá trị nhất định φ2k thì độ ẩm của vật liệu sấy ω = ωcb lúc này giữa vật
liệu và môi chất sấy đạt đến cân bằng, ẩm trong vật liệu không thoát ra được
thẩm chí nếu tăng φ2 quá trị số φ2k sẽ xảy ra hiện tượng vật liệu hút ẩm từ môi
chất sấy Trường hợp này có thể xảy ra khi sấy hầm cùng chiều
Trị số φ2 thường chọn nhỏ hơn trị số giới hạn φ2k từ 5 – 10% Trị số φ2 tối ưu
thay đổi tùy thuộc vào nhiệt độ t2 Với nhiệt độ t2 = 40 600C, trị số φ2 hợp lý
là 80%
Trong thiết bị sấy buồng, chế độ sấy thay đổi theo thời gian sấy Mỗi giai đoạn
sấy thường chọn chế độ sấy khác nhau
+ Tốc độ tác nhân sấy
Tốc độ tác nhân sấy ảnh hưởng đáng kể đến sự thoát ẩm của vật liệu sấy Tốc độ
tác nhân sấy càng lớn sự thoát ẩm càng tốt Tuy nhiên, tốc độ tác nhân sấy càng
lớn dẫn đến tăng tổn thất áp suất trong quá trình lưu động của môi chất sấy trong
hệ thống làm tăng năng lượng của quạt gió Vì vậy cần chọn tốc độ thích hợp
1.1.4.3 Chọn chế độ sấy
Việc chọn chế độ sấy thường căn cứ vào hai tiêu chí: một là sự làm việc của
thiết bị và hai là căn cứ vào vật liệu sấy
Trang 12Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 12
- Căn cứ vào sự làm việc của thiết bị:
+ Các thiết bị sấy liên tục như: sấy hầm, sấy khí động, sấy tầng sôi, sấy
phun…các giai đoạn của quá trình sấy phân bố ổn định trên thiết bị theo chiều
chuyển động của vật liệu ( ví dụ: thiết bị sấy hầm, các giai đoạn sấy phân bố
theo chiều dài hầm) Ở các thiết bị sấy này, chế độ sấy được chọn cho cả hai thiết
bị không phụ thuộc vào thời gian, cụ thể là chọn trạng thái môi chất vào t1, φ1
Ngoài ra, việc chọn chế độ sấy còn căn cứ vào thiết bị làm việc cùng chiều hay
ngược chiều
+ Thiết bị làm việc theo chu kỳ:
Ở các thiết bị sấy làm việc chu kỳ, các giai đoạn của quá trình sấy phân bố
theo thời gian sấy, vì vậy ở mỗi giai đoạn sấy cần chọn chế độ sấy thích hợp
Ví dụ: trong thiết bị sấy thùng quay dùng sấy cà phê theo chu kỳ thời gian
sấy 24 giờ với cà phê hạt độ ẩm đầu 52%, cuối 12% Chế độ sấy cũng được chọn
khác nhau có 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu 8 giờ, nhiệt độ môi chất vào 680C
Giai đoạn hai thời gian 8 giờ, nhiệt độ môi chất vào 640C
Giai đoạn ba thời gian 8 giờ, nhiệt độ môi chất vào 590C
- Căn cứ vào vật liệu sấy
+ Các vật liệu sấy không cho phép cong, vênh, dễ nứt như gỗ, đồ gốm, men
sứ…khi chọn chế độ sấy cần cả hai thông số nhiệt độ và độ ẩm tương đối (hay
Δt)
+ Các vật liệu sấy không sợ nứt, cong vênh như rau quả, thực phẩm, thức ăn gia
súc, khoai sắn thái lát…khi chọn chế độ sấy chỉ cần chọn nhiệt độ vào thiết bị t1
còn nhiệt độ ra khỏi thiết bị t2 và độ ẩm tương đối φ2 chọn theo các tiêu chí riêng
Trang 13Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 13
1.1.4.4 Các biện pháp để duy trì chế độ sấy
Để đảm bảo duy trì chế độ sấy thích hợp cho từng loại sản phẩm và từng
giai đoạn của quá trình sấy có thể tiến hành các biện pháp sau:
- Phun ẩm
Khi chế độ sấy cần độ ẩm tương đối cao mà sau khi gia nhiệt độ ẩm tương
đối của môi chất khá nhỏ, trường hợp này cần tăng độ ẩm tương đối của không
khí Một biện pháp có hiệu quả là phun ẩm, tức là phun nước vào không khí,
nước sẽ bay hơi làm cho độ ẩm tương đối của không khí tăng lên Trong hệ
thống điều hòa không khí người ta sử dụng rộng rãi phương pháp này
- Hồi lưu một phần khí thải
Khí thải của hệ thống sấy có độ ẩm tương đối φ cao Sử dụng hồi lưu là lấy
một phần khí thải hòa trộn với không khí mới đưa vào hệ thống Điểm hòa trộn
có thể đặt trước hoặc sau calorife và thường đặt ở đầu hút của quạt gió Làm như
vậy có thể tăng độ ẩm tương đối của môi chất sấy vào hệ thống, đồng thời có thể
tiết kiệm nhiệt Sử dụng hồi lưu có thể điều chỉnh được độ ẩm tương đối vào thiết
bị sấy theo yêu cầu của chế độ sấy bằng cách điều chỉnh tỷ lệ khí hòa trộn (hệ số
hồi lưu)
- Sử dụng nhiệt trung gian
Gia nhiệt trung gian là gia
nhiệt thêm cho môi chất trong
buồng sấy Nhược điểm lớn nhất
của thiết bị sấy buồng là nhiệt độ
môi chất giảm dần theo chiều
chuyển động của môi chất trong
khi đó vật liệu đứng yên nên sản
phẩm khô không đều Để khắc
phục nhược điểm này có thể sử
Trang 14Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 14
dụng gia nhiệt trung gian Muốn vậy buồng sấy cần chia ra nhiều phần, môi chất
sấy ra mỗi phần được gia nhiệt bổ sung làm cho nhiệt độ tăng lên, nhiệt độ môi
chất trong buồng sấy sẽ đều hơn
Ở hình sấy có gia nhiệt trung gian quá trình 0-1 là quá trính gia nhiệt trong
calorife chính, quá trình 1-2’ là quá trình sấy trong phần 1, quá trình 2’-1’ là quá
trình gia nhiệt trong calorife phụ và quá trình 1’-2 là quá trình sấy trong phần 2
của buồng sấy
1.1.5 Các phương pháp xác định thời gian sấy
1.1.5.1 Phương pháp A V Lư – cốp
Đây là phương pháp dùng để xác định thời gian sấy đối với vật liệu dạng tấm
phẳng sấy trong thiết bị sấy đối lưu
Để mô hình toán học có thể giải được một cách đơn giản, A V Lư – cốp đã
bỏ qua ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ ẩm Do đó phương trình dẫn chất có dạng:
τ
Trong giai đoạn sấy tốc độ không đổi ta coi dòng ẩm trên bề mặt qm = const
Thời gian trong giai đoạn này được tính như sau:
Trong giai đoạn sấy tốc độ giảm A V lư-cốp đã giải phương trình vi phân
với các điều kiện đơn trị và khi biến đổi chuyển từ độ chứa ẩm u sang độ ẩm ω
thu được kết quả thời gian sấy trong giai đoạn tốc độ giảm như sau:
− gọi là hệ số sấy tương đối
Thời gian sấy tổng cộng là:
Trang 15Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 15
Từ công thức trên ta thấy, muốn xác định thời gia sấy theo phương pháp A V
lư-cốp cần biết độ ẩm ban đầu ω1, độ ẩm cân bằng ωcb và tốc độ sấy trong giai
đoạn sấy tốc độ không đổi N Ở đây N cần được xác định bằng thực nghệm phụ
thuộc vào chế độ sấy
1.1.5.2 Phương pháp G K Philônhencô
Philônhencô đã nghiện cứu nhiều đường cong sấy khác nhau, ông đã phát hiện
ra rằng các đừng cong sấy có thể biểu điển bằng một đường cong duy nhất nếu
lấy một trục là tốc độ sấydω τ/d và trục kia là tốc độ dẫn suất:
1.d (1.18)
N d
ω ϕ
A B
ω ω ϕ
.
cb cb
1
cb cb
Trang 16cb cb
Ta thấy rằng muốn sử dụng được phương pháp này cần phải xác định bằng thực
nghiệm tốc độ sấy dẫn xuất
1.1.5.3 Phương pháp N F Đôcuchaef
Phương pháp này đã coi phương trình dẫn ẩm như phương trình thấm
Từ đó ta có mối quan hệ giữa độ ẩm và thời gian sấy:
Từ đó có thể xác định thời gian sấy theo công thức:
1 1
(1.24)
A B
ω ω τ
1.1.6.1 Các bộ phận cơ bản của hệ thống sấy
Hệ thống sấy bao gồm các bộ phận sau:
- Buồng sấy
Trang 17Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 17
Buồng sấy là không gian thực hiện quá trình sấy khô vật liệu Đây là bộ
phận quan trọng nhất của hệ thống sấy Tùy theo phương pháp sấy, loại thiết bị
sấy mà buồng sấy có dạng khác nhau Ví dụ thiết bị sấy nguồn, bộ phận buồng
sấy có thể nhỏ như một cái tủ, có thể lớn như một căn phòng Trong thiết bị
sấy hầm, buồng sấy là một buồng có chiều dài lớn như một đường hầm
(tuynen) Trong thiết bị sấy phun, buồng sấy là một buồng hình trụ đứng hay
nằm ngang Trong thiết bị sấy khí động, buồng sấy là một ống hình trụ để
đứng, có chiều cao lớn
- Bộ phận cung cấp nhiệt
Tùy theo hệ thống sấy khác nhau, bộ phận cung cấp nhiệt cũng khác nhau
Ví dụ, trong thiết bị sấy bức xạ, bộ phận cung cấp nhiệt khá đơn giản, có thể là
các đèn hồng ngoại, các ống dây điện trở, hay các tấm bức xạ gia nhiệt bằng chất
lỏng hay khí đốt Thiết bị sấy đối lưu dùng mỗi chất sấy là không khí, chất tải
nhiệt là hơi nước thì bộ phận cấp nhiệt là calorife khí – khói
- Bộ phận thông gió và tải ẩm
Bộ phận này có nhiệm vụ tải ẩm từ vật sấy vào môi trường Khi sấy bức xạ
việc thông gió còn có nhiệm vụ bảo vệ vật sấy khỏi quá nhiệt
Các thiết bị sấy dưới áp suất khí quyển đều dùng môi chất đối lưu ( tự nhiên
hay cưỡng bức) để tải ẩm Trong các thiết bị này đều cần tạo điều kiện thông gió
tốt hơn trên bề mặt vật liệu để ẩm thoát ra từ vật được môi chất mang đi dễ dàng
Khi thông gió cưỡng bức bộ phận này gồm: các quạt gió, các đường ống dẫn cấp
gió vào buồng sấy, đường hồi (nếu có), ống thoát khí…
Các thiết bị sấy chân không, việc thải ẩm dùng bơm chân không hoặc kết
hợp với các bình ngưng ẩm (sấy thăng hoa)
- Bộ phận cấp vật liệu và lấy sản phẩm
Trang 18Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 18
Bộ phận này cũng khác tùy thuộc vào loại thiết bị sấy Trong thiết bị sấy
buồng và hầm vật liệu sấy để trên các khay đặt thành tầng trên các xe goòng
Việc đẩy xe vào và lấy ra có thể bằng thủ công hay cơ khí Trong thiết bị sấy hầm
dùng băng tải, vật liệu được đưa vào và lấy ra khỏi hầm bằng băng tải Trong
thiết bị sấy phun, vật liệu đưa vào bằng bơm qua vòi phun Sản phẩm được lấy ra
dưới dạng bột bằng các tay gạt và vít tải
- Hệ thống đo lường, điều khiển
Hệ thống này có nhiệm vụ đo nhiệt độ, độ ẩm tương đối của môi chất sấy tại các
vị trí cần thiết t1, φ1, t2, φ2 … đo nhiệt độ khói lò Tự động điều chỉnh nhiệt độ, độ
ẩm môi chất vào thiết bị nhằm duy trì chế độ sấy theo đúng yêu cầu
1.1.6.2 Các dạng cấu trúc hệ thống sấy
- Hệ thống sấy công suất nhỏ
Hệ thống này thường có cấu trúc dạng tủ, đa số là các kiểu sấy đối lưu cưỡng
bức, một số kiểu sấy bức xạ, sấy bằng điện trường tần cao Các thiết bị sấy loại
này thường được chế tạo hàng loạt có điều kiển tự động nhiệt độ môi chất sấy
Vật liệu sấy thường đặt trên các khay đưa vào buồng sấy bằng thủ công và đặt
trên các giá đỡ trong buồng Loại thiết bị này có thể sấy nhiều loại sản phẩm khác
nhau
- Hệ thống sấy công suất lớn
Hệ thống này có cấu trúc rất đa dạng tùy thuộc vào phương pháp sấy, kiểu thiết
bị sấy Trong hệ thống này cần bố trí hợp lý giữa buồng sấy với các bộ phận khác
như: bộ phận cấp nhiệt, cấp hơi nước, cấp khói, bộ phận cấp vật liệu và lấy sản
phẩm… Trong dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm, hệ thống sấy được bố
trí trong một phân xưởng sơ chế nguyên liệu hay thành phẩm Có một số xí
nghiệp, hệ thống sấy là hệ thống chính, ví dụ xí nghiệp sản xuất cà phê hạt bao
gồm các công đoạn như sau: sát ướt ( quả cà phê đem chà sát, rửa sạch lấy hạt),
Trang 19Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 19
Trong các xí nghiệp sản xuất rau quả khô, hệ thống sấy cũng là hệ thống chính
1.2 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG SẤY THÙNG QUAY
1.2.1 Cấu tạo hệ thống thùng quay
Hình 1.3 Cấu tạo bên trong thùng quay
Cấu tạo chính của hệ thống sấy thùng quay là một thùng sấy hình trụ tròn
Trong đó có các cánh trộn được bố trí để đảo trộn nguyên liệu cần sấy một
cách đồng đều Thùng được đặt nghiên với mặt phẳng nằm ngang theo tỉ lệ
1/15 – 1/50 Thùng sấy quay với tốc độ 1,5 – 8 vòng/phút Nhờ một động cơ
điện thong qua hộp giảm tốc Vật liệu sấy từ thùng chứa được đưa vào thùng
sấy cùng với tác nhân sấy Khi đó thùng sấy quay tròn , đồng thời vật liệu sấy
vừa được đảo đều vừa di chuyển từ đầu cao của thùng sấy đến đầu thấp
Trong quá trình sấy tác nhân sấy và vật liệu sấy trao đổi nhiệt cho nhau Vật
liệu sấy đi hết chiều dài thùng sấy được lấy ra và vận chuyển vào kho nhờ một
băng tải còn tác nhân sấy đi qua xyclon để thu hồi vật liệu cuốn theo còn khí
thải được thải ra môi trường
Để góp phần tăng cường đão trộn và trao đổi nhiệt giữa vật liệu sấy và tác
nhân sấy người ta bố trí trong thùng sấy hệ thống các cánh đảo
Trang 20Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 20
1.2.2 Nguyên lý làm việc
Thùng được thiết kế nằm nghiêng một góc α, vật liệu sấy được đưa vào
đầu cao của thùng sấy với sự hoạt động của thùng vật liệu sấy di chyển xuống
thấp và đi ra ngoài Tác nhân sấy đi cùng chiều với vật liệu sấy và đi ra khỏi
thùng vào hệ thống dẫn khí qua xyclon để sử lý Tác nhân sấy cùng vật liệu
sấy được đảo đểu và xảy ra quá trình trao đổi nhiệt ẩm làm khô vật liệu sấy
Thời gian sấy là thời gian mà vật liệu sấy đi từ đầu vào đến hết thùng sấy Hệ
số điền đầy có thể lên đến 27,5% tùy vào hệ thống cánh đảo được lắp đặt bên
trong thùng Để vật liệu sấy tiếp xúc tốt với tác nhân sấy người ta co thể đặt
nhiều cánh hứng hay cũng có thể chia thành nhiều khoang
Thiết bị sấy dung để sấy các vật liệu sấy dạng hạt Khi sấy các vật liệu dạng
hạt cở nhỏ cần chọn tốc độ quạt thổi sao cho vật liệu sây không bai theo khí
thoát quá nhiều Trong hệ thống sấy thùng quay thường không sử dụng tái
tuần hoàng khí thai vì trong khí thải có bụi Nếu tần hoàng thí thải thì sẽ phải
bố trí hệ thống lọc bụi tốn chi phí và năng lương
Thiết bị sấy thùng quay là thiết bị sấy đối lưu vì thế khi thiết kế ta cần
Trang 21Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 21
1.3 CHỌN VẬT LIỆU SẤY, NHÂN SẤY VÀ CHẤT TẢI NHIỆT
1.3.1 Nguyên liệu sấy
Hình 1.4 Muối ăn
Muối ăn hay trong dân gian còn gọi đơn giản là muối (tuy rằng theo đúng thuật
ngữ khoa học thì không phải muối nào cũng là muối ăn) là một khoáng chất,
được con người sử dụng như một thứ gia vị cho vào thức ăn Có rất nhiều dạng
muối ăn: muối thô, muối tinh, muối iốt Đó là một chất rắn có dạng tinh thể, có
màu từ trắng tới có vết của màu hồng hay xám rất nhạt, thu được từ nước biển
hay các mỏ muối Muối thu được từ nước biển có các tinh thể nhỏ hoặc lớn hơn
muối mỏ Trong tự nhiên, muối ăn bao gồm chủ yếu là clorua natri (NaCl),
nhưng cũng có một ít các khoáng chất khác (khoáng chất vi lượng) Muối ăn thu
từ muối mỏ có thể có màu xám hơn vì dấu vết của các khoáng chất vi lượng
Muối ăn là cần thiết cho sự sống của mọi cơ thể sống, bao gồm cả con người Để
bảo quản tốt người ta làm giảm hàm lượng nước có trong tinh thể muối bằng
cách là sấy muối đến độ ẩm thích hợp có nhiều phương pháp sấy ở đây ta chọn
phương pháp sấy thùng quay để sấy muối
Trang 22Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 22
1.3.2 Quy trình sản xuất muối ăn
Hình 1.5 quy trình sản xuất muối ăn cơ bản
1.3.3 Chọn tác nhân sấy và chất tải nhiệt
Tác nhân sấy là khói lò
- Khói lò: dùng làm tác nhân sấy có ưu điểm là phạm vi hoạt động rộng từ
hàng chục độ đến trên 10000C, không cần calorife Tuy vậy khói chỉ dùng cho
các vật liệu không sợ ô nhiễm như: gỗ, đồ gốm, một số loại hạt có vỏ Đây là tác
nhân chính của đồ án sấy muối thùng quay bằng khói lò
Đồng thời khói lò cũng mang tính chất là chất tải nhiệ cung cấp nhiệt cho vật liệu
sấy giúp cho vật liệu liệu sấy thoát ẩm ra khỏi vật liệu ẩm
Cô đặc
Xử lý Nước biển
Sấy khô
Bao gói
Muối thành phẩm
Trang 23Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 23
PHẤN 2 TÍNH TOÁN THIẾT BỊ SẤY 2.1 YÊU CẦU CÙA QUÁ TRÌNH TÍNH TOÁN
2.1.1 Đầu đề ( nhiệm vụ thiết kế )
Tính toán máy sấy thùng quay để sấy muối ăn năng suất 6 kg/s
2.1.2 Dữ kiện ban đầu tính toán
- Độ ẩm ban đầu của muối ωđ = 5% =0,05
- Độ ẩm cuối của muối ωc = 0,2% = 0,002
- Độ ẩm trung bình ωtb = 0,5(0,002 + 0,05) = 0,026 = 2,6%
- Nhiệt độ của vật liệu ẩm θ1 = 200C
- Chất đốt cung nhiệt cho thùng sấy khói lò đốt khí thiên nhiên
- Nhiệt độ khói lò:
+ vào máy sấy t1 = 2000C
+ ra khỏi máy sấy t2 = 700C
- Mất mát nhiệt ra môi trường xung quanh tính theo 1kg ẩm bay hơi qm =
22,6 kJ/kg
- Thông số không khí ban đầu:
+ Nhiệt độ t = 250C
+ Độ ẩm tương đối: φ0 = 85%
+ Áp suất trong máy sấy: B = 745mmHg
2.1.3 Nội dung tính toán
- Xác định các thông số của khói lò đưa vào máy sấy
- Xác định các thông số của tác nhân sấy và tiêu hao nhiệt cho sấy
- Xác định kích thước cơ bản của thùng sấy
- Tính toán khí
2.1.4 Mục đích tính toán nhiệt
Xác định tiêu hao không khí dùng cho quá trình sấy L, (kg/h) và tiêu hao
nhiệt Q, (kJ/h) Trên cơ sở tính toán nhiệt xác định các kích thước cơ bản của
Trang 24Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 24
thiết bị Đồng thời qua việc thiết lập cân bằng nhiệt và cân bằng năng lượng của
hệ thống sẽ xác định được hiệu suất sử dụng nhiệt và hiệu suất sử dụng năng
lượng của hệ thống cũng như tiêu hao nhiệt riêng phần của buồng sấy và hệ
thống
2.2 TÍNH TOÁN NHIỆT QUÁ TRÌNH SẤY
2.2.1 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống sấy thùng quay
Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lý sấy thùng quay
1: thùng chứa nguyên liệu, 2: máy cấp nguyên liệu, 3: thùng quay, 4: lò đốt nhiên
liệu, 5: buồng trộn, 6,7: bơm không khí, 8: thùng chứa trung gian, 9: băng tải, 10:
xiclo, 11: máy hút hơi, 12: bánh răng
Trang 25Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 25
2.2.2 Sơ đồ yêu cầu tính toán
Hình 2.2 Sơ đồ yêu cầu tính toán
Tính hệ số dư không khí và entanpy tác nhân
sấy
Xác định thông số của khí đã sử dụng và tiêu
hao của tác nhân sấy
Trang 26Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 26
2.2.3 Tiêu hao không khí
Hình 2.3 Sơ đồ nguyên lý thiết bị sấy đối lưu
Tiêu hao riêng không khí lý thuyết tiêu hao cho quá trình sấy tiêu hao cho
1kg nguyên liệu
- Đối với nhiên liệu là khí:
12 ( 1) 163 [15]
m n
n m
Trong đó: CO, H2, CmHn… là thành phần nhiên liệu tính theo khối lượng
Dựa vào thành phần khí đốt thiên nhiên Việt Nam ta có thành phần nhiên
liệu theo khối lượng như sau: 85% mêtan (CH4), 10% êtan (C2H6), 2,5% H2, 1%
Trang 28Lc.г : phần khối lượng của cấu tử khí khi đốt cháy 1kg nhiên liệu
- Phương trình cân bằng nhiệt:
Ta chọn: Hiệu suất buồng đốt 95% => η = 0,95
Lấy: Nhiệt dung riêng của nhiên liệu CT = 1,006 kJ/kg0K
Nhiệt dung riêng của của không khí khô Cc.г = 1,004 kJ/kg0K
tc.г = 2000C => ic.г = Cc.г tc.г =1,004.200 = 200,8 kJ/kg
Nhiệt dung riêng của hơi nước Cp = 1,842kJ/kg0K
Không khí có trạng thái xác định bởi (t0, φ0) = (250C, 85%)
Dựa vào đồ giản đồ I – x trạng thái của hỗn hợp khí ta tìm được:
Lượng chứa ẩm x0 = 0,016 kgẩm/kgkkkhô
Trang 29- Công thức tính khối lượng riêng của khói lò(khô) khi cháy 1kg nhiên
liệu và khi pha loãng khói lò bằng không khí đến nhiệt độ 2000C là:
- Công thức tính khối lượng riêng của hơi nước trong hỗn hợp khí khi
đốt cháy 1kg nhiên liệu:
Trang 30Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 30
Vì hệ số α lớn cho nên tính chất vật lý hỗn hợp khí dùng làm tác nhân sấy thực tế
không khác so với tính chất vật lý của không khí cho nên ta có thể sử dụng trạng
thái không khí ẩm trong tính toán (tức là đồ thị I – x có thể dùng cho quá trình
tính toán)
2.2.4 Xác định thông số của khí đã làm việc, tác nhân sấy và tiêu hao
nhiệt cho sấy
- Lượng ẩm bốc hơi từ vật liệu được tính bằng công thức:
Trong đó G1, G2 tính cho cả mẻ sấy Trong mẻ sấy có thể chia ra nhiều giai
đoạn Mỗi giai đoạn có chế độ sấy khác nhau, vì vậy cần tính toán cho từng giai
đoạn Thậm chí trong một giai đoạn lại chia ra làm nhiều giai đoạn nhỏ Trường
hợp này ẩm bốc hơi phải tính theo từng giai đoạn
- Hiệu số giữa tổn hao nhiệt đưa vào và nhiệt tiêu hao trực tiếp trong
phòng sấy:
Δ = cθ1 + qm – (qT + qM + qp) (X.11) trang 264[15]
Trong đó:
c: ẩm trong vật liệu ẩm kJ/kg.0K, c = 4,17 kJ/kg0K
qm : lượng nhiệt đưa thêm vào máy sấy kJ/kg ẩm, qm = 0
qT: tiêu hao nhiệt cho máy sấy cùng với phương tiện vận hành pT = 0
qM: tiêu hao nhiệt cho máy sấy của vật liệu sấy: qm = GKcM(θ2 – θ1)/W
cM: vật liệu khối lò kJ/kg.0K, 0,8 kJ/kg.0K
θ2: độ ẩm vật liệu khi ra khỏi máy sấy, θ2 = 520C
Trang 31θ1: độ ẩm vật liệu khi vào máy sấy, θ1 = 20 C
qp: mất mát nhiệt khi sấy, qp = 22,6 kJ/kg
- Hiệu số giữa tổn hao nhiệt đưa vào và nhiệt tiêu hao trực tiếp trong
Từ giá trị I1 ta xác định được 1 điểm trên I và kéo
dài I1 theo đường I, tiếp theo từ giá trị x 2 ta xác định
được 1 điểm trên x khi đó ta kéo dài x1 sẽ cắt I1 tại
M từ điểm M ta kẽ đường thẳng song song với θ thì
được giá trị θ2 như hình 2.4 bên
Trang 32Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 32
Hình 2.5 đồ thị I – x của không khí ẩm ở B = 760 mmHg Giả sử x = 0,1 kgẩm/kgkkkhô, khi đó:
I = 273,44 – 445,796(0,1 – 0,025) = 240,005 (kJ/kgkkkhô)
Dựa vào đồ thị I – x cùng với các trị số x1, I1 hay x, I cùng với nhiệt độ ra khỏi
máy sấy t2 = 700C khi đó từ đồ thị I – x ta có x 2 = 0,085, I2 = 236 kJ/kgkkkhô
- Tiêu hao của khí khô Lc.г:
Trang 33Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 33
đốt cháy 1kg nhiên liệu:
GT = Qc / Q = 1054,31/52362,74 = 0,02(kg/s)
2.2.5 Xác định các thông số cơ bản của phương pháp sấy thùng quay
- Thể tích không gian sấy V:
V = Vc + Vp
Vp : thể tích không gian cần thiết để đun nóng vật liệu ẩm đến nhiệt độ bốc hơi
ẩm mạnh (nhiệt độ đó là kế ẩm của tác nhân sấy)
Vc : thể tích cần thiết cho quá trình bốc hơi ẩm
- Thể tích không gian sấy của thùng sấy được tính theo công thức sau:
Vc = W/(K v Δx ’cp) (X.16) trang 165 [15]
Δx ’cp: động lực chuyển khối trung bình (kg ẩm/m3)
Kv = hệ số chuyển khối thể tích 1/c
Tính toán trong trường hợp hệ số truyền khối bằng hệ số cấp khối (Kv = βv)
- Đối với sấy thùng quay hệ số cấp khối βv tính theo công thức:
βv = 1,62.10-2
0,9 0,7 0,54
0 0
cp cp
c: tỉ nhiệt tác nhân sấy ở nhiệt độ trung bình trong tang quay, (kJ/kg0K )
ρcp: mật độ trung bình của tác nhân sấy, (kg/m3)
β : mức độ chất đầy vật liệu sấy trong thùng quay, (% )
P0 : áp suất tiến hành quá trình sấy, (Pa)
p: áp suất riêng phần trung bình của hơi nước trong thùng sấy, (Pa)
Từ công thức trên ta có thể chọn:
ωρcp = 0,6 – 1,8 kg/m2.s, n = 1,5 – 5,0 vòng/phút, β = 10 – 15%
Tốc độ làm việc của tác nhân sấy trong thùng sấy được tính dựa vào :
Trang 34Đối với vật liệu hạt có kích thước thường từ 0,2 đến 5mm, và khối lượng rót
ρM = 800 – 1200 kg/m3 thì tốc độ làm việc từ 2 - 5 m/s Trong trường hợp này
kích thước 1 - 2 mm thì mật độ rót là 1200 kg/m3 Ta thừa nhận tốc độ khí trong
tang quay ω = 2,1 m/s Nhiệt độ trung bình tác nhân sấy tcp = (200 + 70)/2 =
1350C
Mật độ không khí ở nhiệt độ đó là:
3 0
Trang 35Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 35
1 -hệ số điều đầy β = 12%, 2-hệ số điền đầy β = 14%, 3 -hệ số điều đầy
β = 20,6%, 4 -hệ số điền đầy β = 27,5%
Ở đây ta chọn hệ số điền đầy β = 12% và áp suất quá trình sấy thực hiện ở
áp suất khí quyển P0 =105 (Pa)
- Áp suất riêng phần của hơi nước vào hay ra máy sấy được tính từ công
thức:
0
(0,025 /18)10
3872( ) 1/ 29 0,025 /18
+
- Áp suất riêng phần của hơi khi ra máy sấy:
5 2
cp o
P v
T x
σ σ
Δ
Δ − Δ
ΔΔ
Δx ’σ = x * l + x ’ l động lực truyền khối ở đầu quá trình sấy (kg/m3)
Trang 36Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 36
Δx ’M = x * 2 + x ’ 2 động lực truyền khối ở cuối quá trình sấy (kg/m3)
x * l , x * 2: hàm ẩm cân bằng đầu vào và đầu ra
- Động lực trung bình ΔPcp (Pa):
M cp
ΔPσ = p*1 – p1 : động lực đầu quá trình sấy, Pa
ΔPM = p*2 – p2 : động lực cuối quá trình sấy, Pa
*
1
p , *
2
p : áp suất hơi bão hòa trên vật liệu ẩm ở đầu và cuối quá trình sấy (Pa)
Xác định nhiệt độ của nhiệt kế ướt ở đầu vá cuối thùng sấy ở nhiệt độ
1
M
t và nhiệt độ t Dựa vào độ thị I – x ta xác định được M2 t M1 =520C, t M2 =510C
dựa vào bảng áp suất hơi nước bão ở nhiệt độ từ 20 – 1000C ta được
Trang 37Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 37
Trong đó:
Qp : tiêu hao nhiệt trong quá trình sấy đến nhiệt độ t M1 (kW)
Kv : hệ số truyền nhiệt theo thể tích (kW/m3.0K)
Δtcp : hiệu số nhiệt độ trung bình tác nhân sấy (0C)
- Tiêu hao nhiệt cho qua trình sấy vật liệu (kW):
Δtcp: hiệu số nhiệt trung bình
tx: nhiệt độ tác nhân sấy phải gia nhiệt để vật liệu đạt nhiệt độ t M1
Qp = Lc.г(1 + x 1).cг.(t1 – tx) (X.24) trang 166 [15]
Nhiệt độ tác nhân sấy: tx = 1630C
- Hiệu số nhiệt độ tác nhân sấy:
Trang 38Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 38
0
(200 20) (163 52)
162, 42
theo công thức sau:
V = 3600W/Av (X.26) trang 166 [15]
Ar: ứng suất thể tích ẩm(kg/m3.h)
Ở nhiệt độ t1 = 150 – 2000C, t2 = 700C đối với muối Av = 7,2 (kg/m3.h)
Khi đó thể tích không gian sấy: V = 151,6 (m3)
Ở nhiệt độ t1 = 2000C, t2 = 150 – 2000C, Av = 7,2 (kg/m3.h)
Khi đó thể tích không gian sấy: V = 151,5 (m3)
Thể tích không gian sấy không thay đổi ở mọi nhiệt độ sấy Vậy thể tích V
= 151,5 ( m3) là tối ưu cho sấy muối
Ta chọn máy sấy thùng quay loại số 7208 từ loại máy này ta tra bảng được
các thông số sau: thể tích không gian sấy V = 86,2 m3, đường kính trong thùng
quay d = 2,8 m, chiều dài thùng quay l = 14m theo bảng 2.3
Trang 39Lớp: DH07TP http://www.ebook.edu.vn Trang 39
Bảng 2.3 Đặc trưng cơ bản của máy sấy thùng quay
7450 7119 6843 6720 7207 7208 Đường kính trong của thùng 1,5 1,8 2,2 2,2 2,8 2,8
Thể tích không gian sấy 14,1 30,5 45,6 53,2 74,0 86,2
Công suất động cơ điện 5,9 10,3 12,5 14,7 20,6 25,8
- Tiêu hao nhiệt do vật liệu sấy qv (kJ/kgẩm)
Trang 40t2: nhiệt độ tác nhân sấy khi ra khỏi thiết bị sấy
r: ẩn nhiệt hóa hơi của nước trong vật liệu sấy ở nhiệt độ vào, r = 2500(kJ/kg)
Ca: nhiệt dung riêng của ẩm
Với ẩm là hơi nước thì Ca = Cpa = 1,842 (kJ/kg0K)