CÁC THIẾT BỊ LY TÂM HUYỀN PHÙ 1.2 MỤC ĐÍCH - Các máy ly tâm được ứng dụng rộng rãi để : Tách các tiểu phần ổn định trong dung dịch các chất hoạt hóa sinh học Tách các dung dịch rượu
Trang 1THIẾT BỊ PHÂN CHIA PHA LỎNG VÀ PHA RẮN
1 CÁC THIẾT BỊ LY TÂM HUYỀN PHÙ
1.2 MỤC ĐÍCH
- Các máy ly tâm được ứng dụng rộng rãi để :
Tách các tiểu phần ổn định trong dung dịch các chất hoạt hóa sinh học
Tách các dung dịch rượu khỏi chế phẩm hoạt hóa làm lắng etanol, axeton và các dung môi hữu cơ khác
Tách sinh khối khỏi các dung dịch canh trường
Tách phức hoạt hóa sinh học ( khi kết tủa bằng muối ) từ các dung dịch
Phân chia các hỗn hợp chất lỏng hay các huyền phù
- Phương pháp ly tâm dựa trên cơ sở tác động của trường ly tâm tới hệ không đồng nhất gồm 2 hoặc nhiều pha Ly tâm các hệ chất lỏng không đồng nhất được thực hiện bằng 2 phương pháp :
Lọc ly tâm qua tường đột lỗ của roto, vách lọc được đặt ở phần trong của roto ( máy ly tâm lọc )
Khi tách huyền phù trong các máy ly tâm lọc ở trong roto, dưới tác động của lực ly tâm chất lỏng được lọc qua vải lọc hay lưới kim loại, đồng thời các tiểu phần pha rắn bị lắng xuống; chất lỏng qua sàng sau đó qua lỗ trong roto, xối mạnh vào tường của máy ly tâm, còn cặn được tháo
ra trong thời gian roto quay hoặc là sau khi máy ngừng
Qua roto lắng có đoạn ống liền ( máy ly tâm lắng )
Khi phân chia các huyền phù trong các máy ly tâm lắng, các tiểu phần rắn có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng cấu tử chất lỏng được lắng xuống (dưới tác động của lực ly tâm trong đoạn ống roto) tạo thành lớp vòng khuyên Cấu tử lỏng cũng tạo thành lớp vòng khuyên nhưng nằm gần trục quay hơn, chất lỏng trong được dẫn ra ngoài qua mép tràn hay nhờ ống hút; cặn được tháo ra theo hành trình xả hay sau khi thiết bị ngừng
Đồng thời các máy ly tâm tổng hợp kết hợp cả hai nguyên tắc phân chia lọc – lắng cũng được sử dụng
1.2 PHÂN LOẠI CÁC MÁY LY TÂM
Các máy ly tâm công nghiệp được chia ra :
Theo nguyên tắc phân chia : kết tủa, phân chia (phân ly), lọc và tổng hợp
Theo đặc tính tiến hành quá trình ly tâm : chu kỳ và liên tục
Theo dấu hiệu về kết cấu : nằm ngang (có trục nằm ngang), nghiêng ( có trục nghiêng ) và đứng
Theo phương pháp thải cặn ra khỏi roto
Trang 2Khi lựa chọn các máy ly tâm cần phải dựa vào các đặc tính công nghệ của chúng và các tính chất lý học của vật liệu đem gia công (độ phân tán của pha rắn, độ nhớt của pha lỏng và nồng độ của nó)
1.3 MỘT SỐ THIẾT BỊ LY TÂM
1.3.1 MÁY LY TÂM ỐNG ( MÁY LY TÂM SIÊU TỐC )
1.3.1.1 Cấu tạo:
1.Động cơ
2.Đỉnh dẫn động
3.Phớt chắn
4,7.Bộ phân tháo, nạp chất lỏng
5.Cánh quạt
6.Bộ hãm
8.Bệ
9.Vỏ
10.Con lăn ép
1.3.1.2 Nguyên tắc hoạt động:
Khi máy hoạt động, huyền phù qua vòi phun của ống nạp liệu vào phần dưới của rôto và khi quay cùng rôto huyền phù sẽ chảy theo tường của nó theo hướng dọc trục Theo mức độ chuyển động dọc theo rôto, huyền phù bị phân lớp tương xứng với tỷ trọng của các phần trong thành phần chất lỏng Khi đó tiểu phần rắn trong trạng thái lơ lửng bị tách ra khỏi chất lỏng, và bị lắng trên tường rôto, còn chất lỏng qua lỗ trên ở đầu rôto được đưa vào ngăn rót, và sau đó vào thùng chứa Nhờ không xảy ra biến đổi đáng kể
Trang 3hướng chuyển động của chất lỏng và những dòng xoáy rối, nên loại trừ được khả năng tái xâm nhập của các tiểu phần vào huyền phù
Khi kết thúc sự phân chia , máy được dừng lại nhờ bộ hãm 6, tháo rôto cùng cặn, thiết lập sự an toàn và lặp lại chu kỳ hoạt động
1.3.1.3 Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Gọn, tiện lợi cho thao tác
+ Có số vòng quay lớn
+ Năng suất cao
- Nhược điểm:
+ Tính hoạt động chu kỳ
+ Cần thiết phải tháo và lắp thường xuyên
+ Tháo chất lắng và rửa rôto bằng phương pháp thủ công
1.3.1.4 Ứng dụng:
Làm trong các huyền phù có chứa 1 lượng không đáng kể các tạp chất rắn có
độ phân tán cao, tách các tạp chất rắn có độ phân tán cao và các nhũ tương
1.3.2 MÁY LY TÂM NẰM NGANG CÓ BỘ THÁO CHẤT LỎNG BẰNG VÍT TẢI:
1.3.2.1 Cấu tạo:
Trang 41.3.2.2 Nguyên tắc hoạt động:
Huyền phù nạp theo ống 4 vào khoang trong của vít tải rồi qua cửa tháo 2 để vào roto Dưới tác động của lực ly tâm, huyền phù được phân chia
và các tiểu phần của pha rắn được lắng trên tường của rôto Chất lỏng trong chảy vào cửa rót , tràn qua ngưỡng rót và được tháo ra khỏi roto
1.3.2.3 Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm:
Phân tách triệt để
Cấu tạo đơn giản
- Nhược điểm:
Tốn năng lượng
1.3.2.4 Ứng dụng:
Phân chia huyền phù có hàm lượng có thể tích pha rắn từ 1 đến 40%,
có kích thước tiểu phần lớn hơn 2-5 µm và sai khác giữa tỉ trọng pha rắn và pha lỏng lớn hơn 200kg/m3
1.3.3 MÁY LY TÂM DẠNG Ô
1.3.3.1.Cấu tạo :
Trang 51.3.3.2 Nguyên tắc hoạt động:
Huyền phù được nạp vào roto 17 sau đó đóng kín nắp Khởi động động cơ điện truyền động cho khu dẫn động làm quay trục (trên trục có gắn roto), số vòng quay của roto 333 vòng/ phút Côn khóa hạ xuống và huyền phù được đẩy đến đĩa phân phối để phân bổ đều huyền phù trong roto Dưới tác dụng của lực ly tâm các phần tử pha lỏng sẽ đi qua lỗ lưới và được tháo
ra qua đường tháo chất lỏng Sau khi tháo liệu thì tăng dần số vòng quay của roto Còn bã nằm trên thành roto Kết thúc quá trình vắt và rửa cặn thì cho máy ngừng lại, nâng côn khóa và cặn được tháo ra qua đáy roto
1.3.3.3 Ưu nhược điểm:
-Ưu điểm:
Ổ bi và bộ truyền động không bị chất lỏng ăn mòn
Bã tháo tương đối nhẹ nhàng và nhanh
Làm việc chắc chắn, thùng quay có thể dao động tự do được
- Nhược điểm:
Trang 6 Làm việc gián đoạn
1.3.3.4 Ứng dụng :
Loại này được sử dụng để phân chia các huyền phù mà pha rắn của chúng không thể tách được bằng phương pháp cơ học
1.3.4 MÁY LY TÂM KIỂU CHỐNG NỔ:
Khi sản xuất các chất hoạt hóa sinh học trong các giai đoạn tách, thường sử dụng các dung môi hữu cơ Cho nên sự phân chia các hệ như thế cần phải tiến hành trong các máy ly tâm được sản xuất ở dạng chống nổ Các máy ly tâm thuộc các dạng Ể, Ê và Φ được sử dụng rộng rãi nhất. được sử dụng rộng rãi nhất
1.3.4.1 Cấu tạo:
Máy ly tâm tự động dạng ΦÊ-1254K-7 kiểu chống nổÊ-1254K-7 kiểu chống nổ
1.Ống nạp liệu; 2.Bộ điều chỉnh mức cặn; 3.Phễu tháo; 4.Ống ghép; 5.CƠ cấu tái sinh các lưới lọc; 6.Nắp phía trước; 7.Cơ cấu tháo cặn; 8.Roto; 9.Bàn chải ( chổi); 10 Khoang sau của vỏ
Trang 7Máy ly tâm tự động dạng ΦÂ được sử dụng rộng rãi nhất.Ê-1254K-7 lắp đặt trên bệ ngang và gồm
có vỏ, cụm van chính và động cơ thủy lực Bên trong vỏ có rôto 8, được lắp trên trục chính, trục chuyển động được nhờ động cơ và bộ truyền dẫn đai hình thang, cửa 6 được kẹp chặt bản lề để đóng kín vỏ Ở phần trên của vỏ
có các đoạn ống để xả hơi và thổi khí trơ, còn phần dưới có các đoạn ống để tháo chất lọc và van tháo dung dịch rửa
Trên nắp có gắn dao quay, bộ điều chỉnh tải trọng rôto, các đoạn ống
để rửa cặn và các thiết bị lọc Van nạp liệu và đồng hồ đo chuyển động của huyền phù được nối với ống nạp liệu, còn van rửa máy và van rửa lưới lọc thì nối với ống rửa Số vòng quay của rôto khi rửa bằng 70-80 vòng/phút và được đảm bảo bởi bộ dẫn động phụ, gồm thiết bị dẫn động thủy lực có khớp trục một chiều và trạm bơm dầu Mở dẫn động phụ chỉ sau khi ngừng dẫn động chính
1.3.4.2 Nguyên tắc hoạt động :
Huyền phù nạp vào rôto qua van nạp liệu và được điều chỉnh nhờ bộ điều chỉnh tải trọng Sau khi tách pha lỏng khỏi sản phẩm rắn, có thể tiến hành rửa sản phẩm bằng chất lỏng được đưa qua van và ống rửa Dùng dao
có cơ cấu cắt để cắt cặn và sau đó cho qua máng để vào thùng nhận Thời gian thao tác lọc, vắt, rửa và tái sinh các lưới lọc được xác định nhờ rơle thời gian
1.3.4.3 Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm:
An toàn về cháy nổ, tự động hóa cao
-Nhược điểm:
Cấu tạo phức tạp, khó vệ sinh, bảo dưỡng
1.3.4.4 Ứng dụng:
Máy ly tâm tự động dạng ΦÂ được sử dụng rộng rãi nhất.Ê-1254K-7 được dùng để tách các hoạt hóa sinh học bị kết tủa bởi các dung môi hữu cơ Chúng được dùng để trích
ly huyền phù trong một khoảng rộng của độ phân tán và nồng độ của pha rắn với kích thước khác nhau của các hạt Máy ly tâm hoạt động dưới áp suất 3,8kPa có thổi khí trơ