1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các thiết bị lên men nuôi cấy chìm vi sinh vật trong các môi trường dinh dưỡng lỏng

7 4,7K 52

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 140,5 KB

Nội dung

CÁC THIẾT BỊ LÊN MEN NUÔI CẤY CHÌM VI SINH VẬT TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG LỎNG Phần 1: CÁC THIẾT BỊ LÊN MEN NUÔI CẤY VI SINH VẬT TRONG ĐIỀU KIỆN TIỆT TRÙNG: A.. MỞ ĐẦU: Lên men l

Trang 1

CÁC THIẾT BỊ LÊN MEN NUÔI CẤY CHÌM VI SINH VẬT TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG LỎNG

Phần 1: CÁC THIẾT BỊ LÊN MEN NUÔI CẤY VI SINH VẬT

TRONG ĐIỀU KIỆN TIỆT TRÙNG:

A MỞ ĐẦU:

Lên men là quá trình nuôi cấy vi sinh vật trong điều kiện hiếu khí hoặc

kỵ khí nhằm thu một hoặc một vài sản phẩm trao đổi chất của chúng Đây là quá trình có vai trò quan trọng trong ngành công nghệ thực phẩm nói chung

và ngành công nghệ vi sinh nói riêng Các sản phẩm thường gặp như rượu bia, nước trái cây, bánh mì…

Trong công nghiệp, lên men được thực hiện trong các nồi lên men cỡ lớn dung tích có thể đạt tới hàng trăm mét khối

Đối với quá trình lên men vô trùng thì nồi lên men và cả các van, đường ống phải có tính chịu áp suất cao để có thể khử trùng ở áp suất cao và trong thời gian lên men áp suất dư được duy trì suốt cả quá trình để ngăn cản sự xâm nhập củavi sinh vật lạ

Vấn đề chính của việc thiết kế nồi lên men là đảm được sự thông khí để cung cấp sự thông khí để cung cấp oxy đầy đủ cho quá trình sinh trưởng của chủng nuôi cấy và sinh tổng hợp Sự thông khí được thực hiện nhờ việc cung cấp và phân bố không khí và cùng với sự khuấy trộn Các hệ thống thông khí và khuấy trộn rất đa dạng Dưới dây là các thiết bị lên men nuôi cấy vi sinh vật trong điều kiện tiệt trùng và có bộ đảo trộn cơ học dạng sủi bọt

Trang 2

B NỘI DUNG:

1 Thiết bị lên men có bộ đảo trộn cơ học dạng sủi bọt:

Hình 10.1 Thiết bị lên men với bộ đảo trộn cơ học có dạng sủi bọt có sức chứa 63 m 3

* Cấu tạo:

1- động cơ; 2- Hộp giảm tốc; 3- Khớp nối; 4- Ổ bi; 5- Vòng bít kín; 6- Trục; 7- Thành thiết bị; 8- Máy khuấy trộn tuabin; 9- Bộ trao đổi nhiệt dạng ống; 10- Khớp nối; 11- Ống nạp không khí; 12- Máy trộn kiểu cánh quạt; 13- Bộ sủi bọt; 14- Máy khuấy dạng vít; 15- Ổ đỡ; 16- Khớp để tháo; 17- Áo; 18- Khớp nạp liệu; 19- Khớp nạp không khí

* Nguyên tắc hoạt động:

Khi cấp điện cho động cơ, thông qua hộp giảm tốc trục quay điều chỉnh tốc độ các cánh đảo trộn Nguyên liệu được đưa vào thiết bị qua khớp nạp liệu 18 đi từ trên xuống vào thiết bị Không khí tiệt trùng vào ống nạp

Trang 3

không khí số 11 và khớp nạp không khí 19, không khí hòa trộn vào nguyên liệu qua máy đảo trộn 12 Hỗn hợp nhũ tương chất lỏng – không khí được đi vào thiết bị chiếm 5 – 6 m Nhờ bố trí các máy khuấy trộn đều cả trên và dưới mà nguyên liệu luôn được cấp đủ oxy và được đảo trộn liên tục Trong quá trình lên men nhiệt sinh lý sinh ra do hoạt động của vi sinh vật được điều chỉnh nhờ nạp thêm nước vào các ô của áo 17 bên trong có ống xoắn 9 Sản phẩm đạt yêu cầu được tháo ra ở khớp 16

* Ưu điểm:

Thiết bị gọn gàng, việc khuấy trộn tốt

* Nhược điểm:

Các thiết bị lên men có thể tích 63m3 là tốn kém không kinh tế

* Ứng dụng: Dạng thiết bị lên men này được sử dụng rộng rãi cho các

quá trình tiệt trùng để nuôi cấy vi sinh vật – sản sinh ra các hóa chất sinh học Để sản xuất các chất hoạt hóa sinh học bằng tổng hợp vi sinh

2 Sơ đồ chỉ dẫn thao tác của thiết bị lên men:

* Cấu tạo:

1- Hơi vào; 2- Không khí tiệt trùng vào; 3- Không khí tiệt trùng hay hơi vào vùng bít kín; 4- Thoát hơi hay không khí tiệt trùng tới bộ sủi bọt; 5- Hơi hay không khí tiệt trùng vào thiết bị ở phần trên; 6- Thải hơi hay không khí tiệt

Trang 4

trùng tới bộ lấy mẫu thử nghiệm; 7- Thải hơi hay không khí tiệt trùng; 8- Cơ cấu ống nhánh có van điều chỉnh bằng khí động học; 9- Nạp hơi hay không khí tiệt trùng vào thiết bị ở phần dưới; 10- Tháo nước ngưng; 11- Áp kế; 12- Van; 13- Ống tháo; 14- Van khoá; 15- Van lấy mẫu; 16- Nạp hơi hay không khí tiệt trùng khi lấy mẫu; 17- Đoạn ống để nối áp kế kiểm tra; 18, 25- Các áp kế; 19- Van để nạp vật liệu cấy; 20- Nạp canh trường; 21, 23- Nạp dung dịch chuẩn; 22- Thải hơi hay không khí từ vùng bít kín; 24- Ống nhánh để nạp dung dịch chuẩn; 26- Cung cấp khí thải từ thiết bị; 27- Cung cấp nước; 28- Van rót; 29- Van để rót nước từ áo; 30- Van để nạp nước lạnh; 31- Ống nhánh để nạp nước lạnh; 32- Lược; 33- Áp kế; 34- Van an toàn; 35- Cảm biến nhiệt độ; 36, 37- Các dụng cụ thứ cấp để đo nhiệt độ và độ pH; 38- Cảm biến pH met; 39- Thiết bị lên men; 40- Cơ cấu để làm sạch không khí

* Nguyên tắc hoạt động:

Hơi và không khí tiệt trùng được dẫn qua lược số 32, để phân phối hơi

và không khí tiệt trùng đi vào các đường ống qua vùng bịt kín 3, bộ sủi bọt 4, đường ống 5 đi vào phần trên thiết bị Một phần khác không khí được làm sạch ở cơ cấu 40 rồi dẫn vào thiết bị Sau đó nạp canh trường và dung dịch chuẩn độ vào thiết bị Trong quá trình lên men để điều chỉnh nhiệt độ người

ta có thể bổ sung nước lạnh vào các áo

3 Bịt kín trục của thiết bị lên men:

Trang 5

* Cấu tạo:

1- Trục; 2- Đệm vòng kín; 3- Cốc đột lỗ; 4- Vỏ của bộ nút kín; 5- Khớp nối để dẫn không khí tiệt trùng; 6- Ống lót ép; 7- Gugiông; 8- Khớp nối để nạp khí; 9- Khớp nối để thải nước ngưng

* Nguyên tắc hoạt động:

Sơ đồ bịt kín trục nhờ 6 lớp đệm vòng khít được gia công sơ bộ dung dịch 0,5% phenol tinh thể Các lớp ép chặt lại trong ống bọc nhờ các gugiong (vít cấy) Đệm vòng khít 2 chèn lắp giữa trục 1 và cốc đột lỗ 3 Hai khớp nối

8 được dẫn tới các lỗ cốc Hơi nạp theo các khớp nối này để tiệt trùng các vòng bít Tiệt trùng ở nhiệt độ 1350C trong 1h Nước ngưng chảy vào phần dưới và được thải ra qua khớp nối 9 Khi kết thúc quá trình tiệt trùng khớp tháo nước ngưng được đóng lại và không khí tiệt trùng qua khớp 5 vào cơ cấu bít kín Trong thời gian của quá trình nuôi cấy áp suất không khí được giữ ở mức 0,2_0,4 Mpa

Sau khi tiệt trùng thiết bị và hạ áp suất đến áp suất khí quyển thì nạp tự động không khí tiệt trùng để tạo áp suất 0,2Mpa và chỉ có sau đó mới nạp nước lạnh vào thiết bị Tháo chất lỏng canh trường ra khỏi thiết bị nhờ không khí nén đã được tiệt trùng

-Ứng dụng:

Vòng bịt kín thường được lắp vào trục của cơ cấu chuyển đảo để đảm bảo tiệt trùng trong suốt quá trình lên men

2 Các thiết bị lên men có đảo trộn bằng khí động học và thông gió môi trường:

Hình 10.4 Thiết bị lên men dạng xilanh có đảo trộn bằng khí động học và thổi khí môi

trường

Trang 6

* Cấu tạo:

1- Khớp nối để tháo; 2- thiết bị thổi khí; 3- Ống xoắn; 4- Cửa; 5- Khớp nối để nạp không khí; 6- Khớp thải không khí; 7- Khớp nạp liệu; 8- Cầu thang; 9- Ống khuyếch tán; 10- Áo; 11- Thành thiết bị; 12- Ống quá áp

* Nguyên tắc họat động:

Nguyên liệu được nạp vào theo khớp nạp liệu 7, khí nạp vào theo khốp nối 5 Không khí đi từ trên xuống theo máy thông gió 2 được lắp theo đường tâm của thiết bị Nhờ các cánh hướng ở máy thông gió 2 mà không khí có áp suất được đưa vào máy thông gió theo tiếp tuyến đến tán phễu tròn làm cho nhũ tương không khí – chất lỏng chuyển động xoáy Nhũ tương tuần hoàn liên tục theo vòng khép kín bên trong theo mép biên của xilanh , vòng không gian giữa tường trong và tường ngoài thiết bị, sau đó một lần nữa lại lên trên qua miệng loa Việc chuyển đảo và thổi khí mạnh do tạo ra vòng tuần hoàn bên trong Để thải nhiệt sinh lý có kết quả hơn, ngoài áo 10 có nhiều ngăn còn bổ sung bề mặt làm lạnh của ống khuếch tán 9

Kết cấu của thiết bị lên men được tính toán cho hoạt động dưới áp suất dư

* Ưu điểm:

- Thiết bị gọn gàng, dễ sử dụng

- Thiết bị có cấu tạo đơn gản hơn thiết bị lên men với bộ đảo trộn cơ học vì không cần các cánh khuấy

* Nhược điểm:

- Thiết bị có thể tích làm việc nhỏ hơn so với các thiết bị lên men đảo trộn bằng cơ học

- Thiết bị được hoạt động với môi trường lên bọt mạnh

* Ứng dụng:

- Được áp dụng trong những trường hợp khi giống sinh vật không cần phải khuấy trộn mạnh và độ nhớt không lớn

Hình 10.5

Thiết bị lên men dạng trao đổi khối mạnh ϕBO – 40 - 0,6

* Cấu tạo:

1- Ống cung cấp khí để thổi; 2- Bộ dẫn động kín; 3- Nắp; 4- Cơ cấu khử bọt; 5- Miếng đệm; 6- hộp không khí; 7- Khối trụ đứng; 8- Cơ cấu

Trang 7

chuyển đảo; 9- Ống để nạp nước lạnh; 10- Động cơ; 11- Bánh đai; 12- Truyền động bằng đai hình thang; 13- Cơ cấu tháo đỡ; 14- Ống để thải nước; 15- Các ống trao đổi nhiệt; 16- Ống thải không khí; 17- Ống để khử bọt; 18- Cửa quan sát

* Nguyên tăc hoạt động:

Nguyên liệu được dẫn vào thiết bị lên men ở cửa số I,

không khí được đưa vào ở cửa số II và cửa III Người ta nạp không khí nén một cách liên tục qua thiết bị thổi khí 1 vào không gian tường và ống Không khí cuốn hút chất lỏng thành dòng đập vỡ ra thành bọt nhỏ và được khuấy trộn mạnh với môi trường tạo ra hổn hợp đồng hóa giả Nhờ có các cánh định hướng mà chất lỏng chuyển động quay trong ống tuần hoàn và tạo ra vòng xoáy trung tâm có hàm lượng khí cao Nhờ ma sát chất lỏng với phần gờ các ống trong bộ trao đổi nhiệt mà sự chảy rối của các lớp biên được duy trì Không khí thải được tách ra khỏi chất lỏng và được thải ra qua ống lót rỗng của thiết bị khử bọt

Sản phẩm được tháo ra ở cửa 13 Sự tuần hoàn nhiều lần của canh trường trong vòng khép kín với các bề mặt định hình tốt, bảo đảm hiệu suất cao của quá trình và đảm bảo tính đồng nhất của hỗn hợp trong không gian vòng tuần hoàn Buồng trao đổi nhiệt đảm bảo tốt tốc độ chảy của tác nhân lạnh cao làm cho hệ số trao đổi nhiệt lớn

Ngày đăng: 31/08/2014, 18:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 10.1 Thiết bị lên men với bộ đảo trộn cơ học có dạng sủi bọt có sức chứa 63 m 3 - các thiết bị lên men nuôi cấy chìm vi sinh vật trong các môi trường dinh dưỡng lỏng
Hình 10.1 Thiết bị lên men với bộ đảo trộn cơ học có dạng sủi bọt có sức chứa 63 m 3 (Trang 2)
2. Sơ đồ chỉ dẫn thao tác của thiết bị lên men: - các thiết bị lên men nuôi cấy chìm vi sinh vật trong các môi trường dinh dưỡng lỏng
2. Sơ đồ chỉ dẫn thao tác của thiết bị lên men: (Trang 3)
Sơ đồ bịt kín trục nhờ 6 lớp đệm vòng khít được gia công sơ bộ dung  dịch 0,5% phenol tinh thể - các thiết bị lên men nuôi cấy chìm vi sinh vật trong các môi trường dinh dưỡng lỏng
Sơ đồ b ịt kín trục nhờ 6 lớp đệm vòng khít được gia công sơ bộ dung dịch 0,5% phenol tinh thể (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w